Dù xuất phát điểm là một startup hay một công ty đã trụ vững qua nhiều thập kỷ, nhu cầu tiên quyết của một doanh nghiệp bán lẻ vẫn là thu hút thêm khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại. Để làm được điều đó, thực thi các chiến lược marketing (tiếp thị) là bước nên làm và cần được đầu tư. Trong bài viết hôm nay, LBC International sẽ điểm qua danh sách những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất và đào sâu vào từng khía cạnh của mỗi phương thức để bạn dễ dàng hình dung và áp dụng cho doanh nghiệp. Bằng cách truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới 1. Xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà khách hàng có thể tiếp cận (đa kênh) Không chỉ đơn thuần là một chiến dịch được cụ thể hóa, mấu chốt của tiếp thị bán lẻ hiệu quả còn nằm ở hệ thống các kênh và nền tảng phục vụ cho việc lan tỏa các sáng kiến của doanh nghiệp. Bạn cần hiểu rằng ngay cả những chiến thuật tiếp thị được đánh giá cao nhất cũng sẽ không hiệu quả nếu bạn không gặp khách hàng của mình ở nơi họ đang ở. Vì vậy, trước khi nghĩ về khẩu hiệu hoặc những nội dung sắp triển khai, hãy dành chút thời gian để phân tích xem khách hàng tìm đến bạn từ đâu, họ sử dụng thiết bị/nền tảng nào, hiệu suất truyền thông của doanh nghiệp như thế nào... Theo đó, một số kênh thông thường có thể đem đến kết quả khả quan cho doanh nghiệp là hình thức trưng bày tại cửa hàng bán lẻ, công cụ tìm kiếm, tiếp thị kỹ thuật số và truyền miệng. Đánh giá các dữ liệu về người dùng để xác định xem doanh nghiệp nên thực hiện chiến dịch bằng hình thức nào 2. Tối ưu những nguồn lực hiện có Trước khi quan tâm đến những chiến lược tiếp thị về dài hạn, hãy bắt đầu với những nguồn lực có sẵn đang hiện hữu ngay trước mắt. Sau đây là những cách bạn có thể làm để tối ưu hóa những yếu tố này. Bố trí và trưng bày hàng hóa (Visual merchandising) Cách tốt nhất để tạo động lực cho khách mua hàng chính là thu hút được sự chú ý của họ bằng những mặt hàng được trưng bày đẹp mắt. Để có được tỷ lệ chốt đơn cao, bạn nên sắp xếp các sản phẩm mới, đang là xu hướng và được nhiều người dùng quan tâm ở những vị trí dễ thấy phía trước cửa hàng. Ngược lại, hãy đặt những mặt hàng cơ bản hoặc đã qua mùa ở phía sau cửa hàng. Ngoài ra, đa số khách hàng thuận tay phải, vì vậy, hãy bố trí những sản phẩm đang được ưa chuộng ở hướng này. Hãy sắp xếp những mặt hàng bán chạy ở các vị trí dễ tìm, dễ thấy Trưng bày cửa sổ (Window display) Khi trưng bày cửa sổ tại cửa hàng bán lẻ, điều cần làm chính là liên tục thay đổi hình thức trang trí và mặt hàng được trưng bày, ít nhất là một lần một tháng. Bởi lẽ, diện mạo đẹp mắt của những khung cửa sổ này sẽ giúp bạn tăng cơ hội bán được hàng. Hình thức thiết kế và trang trí cửa sổ sẽ tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu, sự kiện hay mùa mua sắm quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kể câu chuyện thương hiệu thông qua những khu trưng bày tại cửa sổ theo những chủ đề phù hợp. Cửa sổ được bày trí theo tông màu đỏ chủ đạo của thương hiệu Coach Tiếp thị thông qua nhân viên (Employee branding) Nhân viên chính là những marketer tốt nhất cho một doanh nghiệp, vì vậy, điều cần làm là luôn truyền động lực, niềm vui và cảm hứng cho họ. Hãy bắt đầu bằng việc thuê đúng người và đối xử tốt với họ. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng sẽ tốt hơn và hài lòng hơn. Nhân viên thân thiện là một trong những yếu tố góp phần làm đẹp hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng 3. Khai thác tối đa lợi ích từ mạng xã hội Khi nhắc đến truyền thông trong ngành bán lẻ, có ba nền tảng doanh nghiệp nên xem xét để đầu tư nghiêm túc là Facebook, Instagram và Pinterest. Đây là những mạng xã hội luôn đặt người dùng ở trung tâm và điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Facebook: tùy theo ngân sách, bạn có thể chọn phương án tiếp thị phù hợp trên nền tảng này. Trong đó, truyền thông qua Facebook group và quảng cáo Facebook Ads là những cách làm hiệu quả nhất. Instagram: với hơn 800 triệu người dùng mỗi tháng, Instagram là kênh quan trọng trong bán lẻ. Để thu hút khách hàng, chọn lọc những hình ảnh thẩm mỹ để đăng tải, tận dụng hashtag và chức năng Story. Pinterest: nền tảng này có lợi thế về mặt hiển thị và tập hợp thông tin để người dùng tiến hành nghiên cứu trước khi mua hàng. Doanh nghiệp có thể tạo ra những nội dung trên Pinterest và điều hướng về trang mua hàng của mình. Các nền tảng mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng thao tác và quyết định mua hàng nhanh chóng 4. Thương mại hợp nhất Thương mại hợp nhất là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc tích hợp các nền tảng đa kênh (Omnichannel) vào một hệ thống phần mềm duy nhất, nơi mà bạn có thể phân tích toàn bộ dữ liệu từ các nguồn, các nền tảng khác nhau để có cái nhìn thống nhất về toàn bộ hoạt động bán hàng, khách hàng và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp một cách tập trung. Nhờ đó, bạn có thể cung cấp trải nghiệm nhất quán và mang tính cá nhân hóa mỗi khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một nền tảng thương mại hợp nhất sẽ cho phép bạn và các bên thứ ba dễ dàng đổi mới và tạo ra sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ mua hàng, thanh toán mới. Các trải nghiệm nhất quán sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng khi mua sắm TÌM HIỂU THÊM VỀ PHẦN MỀM THƯƠNG MẠI HỢP NHẤT RETAIL PRO PRISM Những chiến lược mở rộng tệp khách hàng trên đây đã được ứng dụng thành công với rất nhiều mô hình doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới. Hãy thử áp dụng, phân tích kết quả và rồi bạn sẽ có thể tìm ra hướng đi phù hợp cho riêng mình. Để cập nhật thêm những chiến lược hữu ích khác, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết này nhé! Bài viết liên quan: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 2)
Khi lối sống xanh trở thành tiêu chuẩn mới, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những thương hiệu cùng chia sẻ hệ giá trị bền vững với họ. Không đơn thuần chỉ là chất liệu và đóng gói, sự bền vững trong chuỗi cung ứng đến bộ máy vận hành là những yếu tố quan trọng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bán lẻ nỗ lực thay đổi để trở nên bền vững hơn. Vậy doanh nghiệp bền vững là gì và con đường bước đến mô hình này như thế nào? Mô hình doanh nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng những năm gần đây 1. Xu hướng doanh nghiệp bền vững là gì? Doanh nghiệp bền vững là những thương hiệu tạo ra giá trị tài chính và xã hội thông qua việc bảo vệ môi trường thể hiện trong các hoạt động kinh doanh, vận hành và chuỗi cung ứng. Hiện nay, xu hướng này lan tỏa đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là ngành bán lẻ. Ngày càng nhiều thương hiệu gia nhập đường đua bền vững và nỗ lực tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng. Ví dụ điển hình là Coca Cola với cam kết thu hồi tối thiểu 75% chai nhựa đã sản xuất ra thị trường vào năm 2020 hay Johnson Johnson đóng góp 35% nhu cầu năng lượng từ những nguồn tái tạo. Coca Cola đặt mục tiêu thu hồi 75% chai nhựa từng tung ra thị trường vào năm 2020 2. Tại sao doanh nghiệp bán lẻ nên quan tâm đến sự bền vững Nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đưa yếu tố bền vững vào mô hình kinh doanh xuất phát từ việc đây là điều người tiêu dùng muốn, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ. So với trước đây, các vấn đề như biến đổi khí hậu, chất thải dư thừa và sử dụng lao động phi nhân đạo đang nổi cộm hơn bao giờ hết. Những điều này đều ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen và quyết định mua hàng của tệp khách hàng hiện đại. Theo kết quả nghiên cứu năm 2017 của Cone Communications, 87% người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng mua sản phẩm từ những doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường, trong khi đó, 76% sẽ tẩy chay những thương hiệu đi ngược lại với giá trị này. Vì vậy, các thương hiệu hiện nay cần chứng minh rằng họ thật sự nỗ lực để trở nên bền vững hơn, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện điều đó bằng bề nổi của marketing. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ quy mô nhỏ đang phải vật lộn để tìm cách giảm dấu chân carbon. Khách hàng ngày càng quan tâm đến tính bền vững khi mua sắm 3. 5 cách giúp xây dựng doanh nghiệp bền vững Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến bền vững đủ mạnh để có thể áp dụng với mọi mô hình doanh nghiệp. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý 5 cách thức biến thương hiệu của bạn trở nên “xanh” hơn. Bền vững trong các hoạt động hàng ngày Điều đầu tiên doanh nghiệp có thể làm là chọn những thiết bị tiết kiệm năng lượng như hệ thống thắp sáng, làm mát, in ấn,... Bạn có thể thay thế bóng đèn sợi đốt trong thành đèn LED hay CFL, lắp đặt máy lạnh chất lượng tốt,… Những lựa chọn này không chỉ giảm thiểu điện năng tiêu thụ, giảm lượng khí thải nhà kính mà còn tiết kiệm chi phí vì tuổi thọ sử dụng lâu dài. Tiếp theo, hãy bắt đầu giảm thiểu lượng giấy tại doanh nghiệp. Thay vì làm các tác vụ bằng giấy, hãy “số hóa” mọi quy trình và thực hiện trên laptop, điện thoại... Ngoài ra, hãy cắt giảm các hóa đơn, chứng từ giấy... càng nhiều càng tốt. Khi thanh toán cho khách hàng, bạn nên đưa ra tùy chọn gửi hóa đơn qua email thay vì in hóa đơn giấy bởi theo một nghiên cứu, có đến 89% người tiêu dùng thích nhận hóa đơn điện tử khi mua sắm. Một cách hữu hiệu khác chính là xử lý rác thải đúng cách. Bước cơ bản nhất chính là tái sử dụng những vật có thể dùng lại được hay cho tặng những thứ không cần dùng tới. Ngoài ra, hãy phân loại rác thải đúng nơi đúng chỗ. Xử lý các công việc bằng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp giảm lượng rác thải giấy hàng ngày Sử dụng bao bì thân thiện với môi trường Bao bì đóng vai trò là một yếu tố cần thiết cho mọi doanh nghiệp bán lẻ, tuy nhiên, nhiều vật liệu tạo nên bao bì lại cực kỳ nguy hại đến môi trường, đặc biệt là nhựa. Vì vậy, bao bì thân thiện với môi trường là một trong những bằng chứng đáng tin cậy nhất về tiềm năng phát triển bền vững của một công ty. Theo Coleman Parkes Research, có đến 88% người tiêu dùng muốn bao bì sản phẩm hiển thị các thông tin về tính bền vững và 92% người tiêu dùng sẽ chọn bao bì làm từ giấy thay vì bao bì nhựa. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng bao bì và tính thân thiện với môi trường để bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển và làm hài lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, bao bì cũng là một cơ hội tiếp thị thương hiệu quan trọng đối với doanh nghiệp. Bao bì làm từ chất liệu thân thiện với môi trường giúp giảm thiểu dấu chân carbon của doanh nghiệp Giúp khách hàng bù đắp tác động của họ đến môi trường Một nghịch lý trong ngành bán lẻ là có đến 88% người tiêu dùng duy trì thói quen mua sắm nhưng lại muốn các thương hiệu giúp họ giải “bài toán” bền vững và dấu chân carbon. Do đó, việc giúp khách hàng của bạn “bù đắp” những tác động tới môi trường sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm. Bằng cách giúp người tiêu dùng cảm thấy được “trao quyền”, bạn sẽ mang lại cho họ niềm tin rằng doanh nghiệp đang tạo ra sự khác biệt trong dài hạn. Một ví dụ điển hình cho hình thức này chính là H&M với chiến dịch thu gom quần áo cũ và tặng voucher mua hàng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, Keep Cup cũng là một thương hiệu nổi bật khi cho ra đời ly, ống hút, túi đựng tái sử dụng cùng cam kết đóng góp 1% lợi nhuận cho việc bảo vệ môi trường. H&M khuyến khích khách hàng đổi áo quần cũ lấy voucher mua hàng Biến yếu tố bền vững thành một phần câu chuyện thương hiệu Những nỗ lực của doanh nghiệp sẽ tiến xa hơn nữa nếu bạn công khai sự tham gia của mình vào các sáng kiến bền vững. Bạn cần cho người tiêu dùng biết họ có thể đạt được những gì khi đồng hành hay mua hàng từ doanh nghiệp của bạn. Để làm điều này, bạn cần kết hợp tính bền vững với cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng và chứng minh rằng sự bền vững nằm trong bản sắc doanh nghiệp. Lúc này, tiếp thị nội dung sẽ đóng vai trò tối quan trọng. Thông qua những nội dung trên kênh trực tuyến, câu chuyện bền vững và giá trị lâu dài trong những nỗ lực của thương hiệu sẽ được lan tỏa hiệu quả hơn. Để kể được câu chuyện có ý nghĩa, hãy xem xét những điều sau: Doanh nghiệp của bạn có lợi cho ai và vì sao? Làm thế nào để tạo ra trải nghiệm sản phẩm/khách hàng tốt hơn? Làm thế nào để những nỗ lực của bạn liên kết trở lại với tính cách thương hiệu? Bạn kỳ vọng đạt được điều gì trong dài hạn bằng cách trở nên bền vững hơn? Hãy kể câu chuyện bền vững của thương hiệu thông qua truyền thông Xây dựng chiến lược bền vững trong dài hạn Mặt trái của kinh doanh ”xanh” chính là ngày càng nhiều doanh nghiệp đưa ra những tuyên bố sai lệch về sự bền vững trong mô hình kinh doanh hay sản phẩm của họ. Bởi lẽ, họ xem sống xanh như một xu thế thay vì một chiến lược dài hạn chỉ để tạo hình ảnh thương hiệu tốt hơn và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, yếu tố bền vững không thể giả mạo hay tự xưng mà cần đến những bằng chứng và việc làm thật. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp được đóng gói bao bì cẩn thận và hiển thị thông tin minh bạch để tránh việc gây hiểu nhầm đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, chứng nhận từ bên thứ 3 (cơ quan có thẩm quyền) cũng là một cách hữu hiệu để tạo niềm tin với khách hàng về sự quan tâm tới môi trường, chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp. Chiến lược “xanh” trong dài hạn là điều nhiều doanh nghiệp đang hướng tới Trở thành một doanh nghiệp bền vững không hề dễ dàng, tuy nhiên, nếu làm được điều đó, bạn đang trở thành một mảnh ghép trong lời giải cho vấn đề môi trường và xã hội. Với những gợi ý được LBC International đề cập trong bài viết trên, hy vọng rằng bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết và tìm được hướng đi riêng cho doanh nghiệp trên con đường giảm thiểu dấu chân carbon.
Trong bối cảnh Covid-19 lan rộng nửa đầu năm 2020, ngành bán lẻ phải đối mặt với nhiều thách thức khi mọi hoạt động đều “đóng băng”. Tổng doanh thu trong tháng 3 (2020) giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi những dấu hiệu khả quan trong doanh số bán lẻ và thương mại điện tử đang dần trở lại, đây chính là thời điểm thích hợp để các nhà bán lẻ tập trung vào việc tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất bán hàng và lợi nhuận. Để giúp bạn hoàn thành những mục tiêu trên, bài viết ngay sau đây của chúng tôi sẽ điểm qua 5 phương pháp hiệu quả tối ưu hoạt động bán lẻ cho doanh nghiệp. Các mục tiêu kinh doanh sẽ dễ dàng đạt được với 5 phương pháp tối ưu hoạt động bán lẻ 1. Xác định các chỉ số đo lường hiệu suất chính Trước khi cải thiện hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ những gì đang đo lường. Các chỉ số hiệu suất chính (hay còn được gọi là KPIs) sẽ giúp bạn thiết lập các con số cơ bản cho doanh nghiệp, đồng thời, cung cấp cho bạn định hướng và mục tiêu chính xác để xây dựng và cải thiện. Cách đơn giản nhất để xác lập KPIs chính là sử dụng các công cụ báo cáo và phân tích bởi chúng sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và giám sát hiệu suất công việc, từ đó ra quyết định về hàng tồn kho, bán hàng và tiếp thị. Dưới đây là một vài KPIs mẫu bạn nên tham khảo: Tổng doanh số Tỷ suất lợi nhuận gộp trên vốn đầu tư các mặt hàng bán chạy nhất Các mặt hàng bán chạy nhất Doanh số trung bình trên mỗi nhân viên Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho Tỷ lệ chuyển đổi Giá vốn hàng bán Biên lợi nhuận Các KPI giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh 2. Cải thiện quản lý hàng tồn kho Bằng cách giảm lượng hàng hóa dư thừa, doanh nghiệp có thể giảm tổng chi phí hàng tồn kho xuống khoảng 10%. Theo đó, cách tốt nhất để tối ưu hóa quy trình kiểm kê chính là ứng dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho. Điểm mấu chốt của phần mềm này là cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ số quan trọng nhất như tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho và hiệu suất bán hàng. Các báo cáo toàn diện từ phần mềm này cũng giúp doanh nghiệp xác định mặt hàng nào bán được và không bán được, từ đó, dự báo xu hướng tiêu dùng và đưa ra quyết định nên nhập thêm hay cắt bỏ sản phẩm nào. Bên cạnh đó, quản lý hàng tồn kho đúng cách cũng góp phần giảm thiểu lượng hàng “chết” - các mặt hàng không nhất thiết phải có ngày hết hạn, nhưng sẽ nhanh chóng hết mùa hoặc không còn là xu hướng. Ngoài ra, nếu bạn có quá nhiều món hàng cùng trữ lại một lần hoặc có một sản phẩm nào đó không bán được, chi phí lưu kho sẽ tăng cao. Vì vậy, quản lý hàng tồn kho là cách hiệu quả để giảm bớt khoản phí này và luân chuyển dòng tiền cho những hạng mục kinh doanh cần ưu tiên hơn. Phần mềm quản lý hàng tồn kho giúp tối ưu hóa các tác vụ liên quan đến kho và hàng hóa 3. Cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh Với sự thông dụng của smartphone, người tiêu dùng hiện đại không chỉ mua hàng bằng cách truyền thống mà còn có tìm hiểu về mặt hàng từ kênh online trước khi đặt chân tới cửa hàng. Thậm chí, ngay khi trực tiếp trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng, người dùng có thể tìm kiếm mặt hàng tương tự trên mạng và làm phép so sánh rồi mới quyết định mua hàng. Dù trong trường hợp nào, điều tối quan trọng chính là tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm đa kênh của khách hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ xây dựng chiến lược đa kênh vững chắc có tỷ lệ giữ chân khách hàng qua từng năm cao hơn 91% so với các doanh nghiệp không thực hiện. Để làm được điều này, doanh nghiệp của bạn cần đảm bảo 3 yếu tố sau: Nâng cao chất lượng trải nghiệm trên nền tảng điện thoại: đảm bảo thời gian tải web nhanh, giao diện thân thiện, dễ điều hướng và địa chỉ dễ truy cập là những giải pháp giúp bạn ghi điểm. Cải thiện thời gian phản hồi lại khách hàng trên mạng xã hội: hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn cung cấp các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả cho khách hàng. Phương pháp hiệu quả nhất chính là trả lời trực tuyến ngay tức thời. Vì nếu khách hàng có thể nhanh chóng nhận được sự giải đáp cho thắc mắc, họ sẽ giảm bớt sự cân nhắc, đồng thời, tăng khả năng thúc đẩy doanh số. Đảm bảo rằng khách hàng đang có được trải nghiệm nhất quán, cho dù họ đang tương tác với bạn trực tiếp hay trực tuyến. Nhân viên chăm sóc khách hàng cần phản hồi các thắc mắc của người dùng trực tuyến nhanh chóng nhất có thể 4. Tự động hóa quy trình Những hạng mục công việc được chọn để đưa vào quy trình tự động hóa sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và đặc thù của mỗi công ty. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất chính là theo dõi những gì bạn làm trong một tuần để tính toán xem bạn cần bao nhiêu thời gian cho mỗi tác vụ. Điều này sẽ giúp bạn phân loại đâu là công việc nên đầu tư thời gian - công sức và đâu là việc nên được tự động hóa. Ví dụ, thay vì tự giám sát thời gian làm việc của nhân viên theo cách thủ công, bạn có thể sử dụng hệ thống POS để theo dõi tiến trình. Trong trường hợp quản lý kho, ứng dụng những phần mềm quản lý hàng tồn kho có tính năng tự động lấp đầy hàng để giảm thiểu chi phí lưu kho và hàng luôn có sẵn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến nhân viên. Vì họ tiếp xúc với những công việc tương tự mỗi ngày, nên có thể sẽ nảy sinh ý tưởng đề xuất hiệu quả. Theo đó, để lựa chọn tự động hóa, những câu hỏi sau có thể giúp bạn: Nhiệm vụ này có lặp lại không? Quy trình có đơn giản và dễ tự động hóa không? Tự động hóa có tiết kiệm thời gian và tiền bạc không? Thay vì làm việc thủ công, bạn có thể chuyển đổi các tác vụ sang tự động hóa để tối ưu công việc 5. Sử dụng hệ thống quản lý bán lẻ hiện đại Ứng dụng hệ thống quản lý bán lẻ cũng là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu công việc. Trong đó, hệ thống POS của Retail Pro Prism là một lựa chọn phù hợp. POS của Retail Pro Prism cung cấp cho các nhà bán lẻ những công cụ cần thiết để hợp lý hóa quy trình, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và hỗ trợ mọi việc từ báo cáo bán hàng đến quản lý nhân viên và khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống này còn có thể: Quản lý số lượng hàng tồn kho Cung cấp báo cáo tùy chỉnh để giúp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu Cải thiện đào tạo nhân viên Kiểm tra mức tồn kho ở nhiều địa điểm Quản lý trả hàng Nhận thông tin chi tiết về khách hàng và sản phẩm Tích hợp với hệ thống thương mại điện tử Đưa ra quyết định về nhân sự Triển khai và quản lý các chương trình khách hàng thân thiết [caption id="attachment_613" align="aligncenter" width="700"] Happy couple shopping at a clothing store and paying at the cashier - lifestyle concepts[/caption] Hệ thống POS hỗ trợ tối đa cho hoạt động bán lẻ của các doanh nghiệp Với 5 phương pháp được chia sẻ trong bài viết, LBC International hy vọng rằng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích và có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình để tận dụng thời gian và dòng tiền hiệu quả. Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, việc tối ưu hóa hoạt động bán lẻ thành công sẽ đem những cơ hội phát triển doanh nghiệp gần bạn hơn nữa.
Xuôi theo dòng chảy tiến bộ của các phát kiến và công nghệ mới, ngành bán lẻ đang bước vào giai đoạn “thay da đổi thịt” . Sự dịch chuyển này càng được nhấn mạnh khi đặt trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến mọi chủ thể trong nền kinh tế. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bức tranh thị trường, bài viết sau đây của LBC International sẽ phân tích những điểm mới này, đồng thời, tổng hợp các xu hướng bán lẻ sẽ chi phối ngành này trong tương lai. Bộ mặt ngành bán lẻ sẽ thay đổi như thế nào kể từ năm 2020? 1. Ngày tận thế của mô hình bán lẻ truyền thống đang đến gần Sau một thời gian dài phân tán, thị trường bán lẻ đang có dấu hiệu hướng đến một mô hình đồng nhất hơn. Theo dự đoán của Pieter Lammens - Giám đốc Lafayette Plug and Play (một trong những nền tảng bán lẻ hàng đầu châu Âu), trong vòng một năm nữa, chỉ những doanh nghiệp nhạy bén với xu hướng bán lẻ mới nhất có thể tồn tại và phát triển. Trong đó, mục tiêu trước mắt cần được tập trung xây dựng chính là chuỗi cung ứng và tối ưu hàng hóa tồn kho. Ngành bán lẻ hiện đại đặt ra các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng mới mà các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải thích nghi như giao hàng nhanh, đặt hàng trực tuyến bằng một cú nhấp chuột, vận chuyển đơn hàng, dễ dàng đổi trả. Chỉ cần một cú nhấp, người tiêu dùng có thể dễ dàng giao dịch thành công Dù vậy, các cửa hàng truyền thống vẫn sẽ tồn tại, nhưng chức năng chính của chúng sẽ là tối đa hóa trải nghiệm khách hàng. Các công việc đơn giản như hậu cần sẽ chuyển dần sang tự động hóa, tuy nhiên, vai trò của con người sẽ không thể bị thay thế hoàn toàn. Bằng chứng là vẫn chưa có robot hay công cụ cá nhân hóa nào có thể biểu hiện tốt hơn một trợ lý bán hàng vững chuyên môn. Các cửa hàng truyền thống được duy trì để nâng cao trải nghiệm khách hàng 2. Khai thác dữ liệu khách hàng ngày càng quan trọng Song song với sự thoái trào của các cửa hàng truyền thống, khai thác dữ liệu khách hàng hay cá nhân hóa trải nghiệm cũng là một cơ hội phát triển dành cho các nhà bán lẻ - những doanh nghiệp nằm ở hạ nguồn của chuỗi giá trị. Định nghĩa một cách dễ hiểu, cá nhân hóa là giải pháp nhằm gia tăng sự gần gũi và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Theo Amelie Poisson, Giám đốc Tiếp thị Thương hiệu và Trải nghiệm khách hàng tại La Redoute, có 3 xu hướng bán lẻ chính sẽ định hình ngành này trong tương lai: Sự phát triển của tiêu dùng có trách nhiệm: xuất phát từ ngành tiêu dùng thực phẩm, xu hướng này sẽ lan rộng trên tất cả các lĩnh vực khác. Đề cao sự bền vững là điều các thương hiệu phải sẵn sàng đáp ứng cho những kỳ vọng đến từ phía khách hàng. Kinh doanh bán lẻ mới: hay nói cách khác là sự kết hợp giữa trải nghiệm vật lý và kỹ thuật số. Với xu hướng bán lẻ này, khách hàng có thể chọn phương thức mua hàng đa kênh bất kỳ mà họ muốn (ứng dụng riêng của cửa hàng, thanh toán không sử dụng tiền mặt,...). Tiếp thị và tương tác với khách hàng theo phương thức mới: tin nhắn, mạng xã hội, các nền tảng toàn cầu như Tmall ở Trung Quốc. Hệ thống dữ liệu khách hàng của các thương hiệu bán lẻ mang đến những trải nghiệm mua sắm kết hợp kỹ thuật số cho người mua hàng 3. Sự nhanh nhạy với xu hướng bán lẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Trong hơn 3 năm qua, ngành bán lẻ nói riêng và các ngành hàng khác của nền kinh tế đều trải qua nhiều biến động với quy mô khác nhau. Vì vậy, các thương hiệu cần có lập trường chủ động, đồng thời, nhanh chóng giải quyết những thách thức mà họ đang và sẽ gặp phải trước mắt. Sự nhanh nhạy và phối hợp hiệu quả của toàn bộ nhân sự sẽ là chìa khóa phát triển cho các nhà bán lẻ nếu họ muốn chiếm ưu thế trên thị trường đang bị “thống trị” bởi những thương hiệu có nền tảng kỹ thuật số như Amazon hay Alibaba. Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ lớn đang trải qua quá trình tái cấu trúc nội bộ, cụ thể là tối ưu hóa tiếp thị và trao quyền cho nhân viên bán hàng, để họ có thể linh hoạt đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Đây cũng là điểm mấu chốt trong tính nhanh nhạy của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cửa hàng được dự đoán sẽ là nhân tố tạo ra sự khác biệt giữa nhà bán lẻ truyền thống và những thương hiệu khác. Thay vì chỉ đơn giản là nơi trưng bày và điểm mua hàng cho các sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ trong tương lai cũng có thể trở thành không gian tích hợp đa kênh để tạo ra những trải nghiệm trọn vẹn. Trải nghiệm tại cửa hàng truyền thống sẽ là điểm chạm tạo nên sự khác biệt cho nhiều thương hiệu 4. Những trải nghiệm mua sắm mới Từ cuối năm 2017, ngành bán lẻ đã trải qua một cuộc cách mạng mới với việc ứng dụng công nghệ để biến mô hình kinh doanh trở nên hữu hình và đem lại những trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng. Một ví dụ điển hình là công ty Amazon “thâu tóm” Whole Foods và cho ra đời Amazon Go. Trong đó, điện toán đám mây và AI là những công nghệ được nhắc đến nhiều nhất. Với sự hỗ trợ của các công cụ này, trải nghiệm mua sắm của người dùng sẽ trở nên mới mẻ và thông minh hơn khi các tính năng như nhận diện hình ảnh, định giá, định vị vị trí cửa hàng… được ra đời. Nhiều thương hiệu bán lẻ bắt đầu áp dụng AI trong quy trình mua sắm của khách hàng tại cửa hàng 5. Tính bền vững không chỉ dừng lại ở góc độ marketing Tương đồng với người tiêu dùng, các công ty đã nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường và Trái Đất. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bền vững như thay thế chất liệu nhựa bằng vật liệu tái chế hoặc ứng dụng công nghệ tự động hóa sẽ hạn chế khí thải ra môi trường trong dây chuyền sản xuất... Trong bối cảnh khuynh hướng tiêu dùng đại chúng đang bị lên án, các nhà bán lẻ ý thức rõ việc sản xuất theo cách bền vững sẽ giúp họ tương tác tốt với khách hàng hiện tại và tiếp cận khách hàng tiềm năng quan tâm đến môi trường. Việc áp dụng những bước tiến mới này sẽ sớm trở thành điều kiện cần và đủ của mỗi “người chơi” khi gia nhập thị trường này. Yếu tố bền vững đang xâm nhập sâu vào quy trình tạo ra sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Bắt đầu từ năm 2020, ngành bán lẻ sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi trong cách vận hành và mối quan hệ với khách hàng. Không chỉ nằm ở bề nổi, những thay đổi này sẽ ăn sâu vào mọi quy trình của ngành hành này. Hy vọng rằng, bài viết này của LBC International đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những biến chuyển trong tương lai gần cũng như các xu hướng bán lẻ trong giai đoạn tới.