Thị trường bán lẻ Việt Nam được nhận định là còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, thể hiện qua sự phát triển không ngừng trong 3 quý đầu năm 2022. Tuy nhiên, để tăng trưởng doanh số và có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nhà bán lẻ cần có chiến lược rõ ràng, tích cực chuyển đổi số theo xu hướng chung của ngành. Cùng LBC International tìm hiểu cách mà các doanh nghiệp Việt đang ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ và hiệu quả của nó trong bài viết sau đây. Bài viết liên quan: Chuyển đổi số ngành bán lẻ đã có những thay đổi gì trong năm 2022? Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Xu hướng ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ trong năm mới Ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ để tăng doanh số và lợi thế cạnh tranh 1. Hiểu về khái niệm chuyển đổi số ngành bán lẻ Chuyển đổi số ngành bán lẻ là việc chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo một chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên các dữ liệu. Nói cách khác, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là việc chuyển đổi từ bán lẻ truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số. Chuyển đổi số trở thành xu hướng của ngành bán lẻ Đại dịch Covid – 19 đã góp phần thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ, chuyển đổi số trở thành đường đua mới cho các đơn vị trực thuộc ngành. Nhằm thích ứng với sự chuyển dịch chung của nền kinh tế số, nhiều đơn vị bán lẻ đã bắt đầu đẩy mạnh số hoá doanh nghiệp. Mục tiêu của những đơn vị này là cắt giảm số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống để tập trung phát triển dạng cửa hàng số. Mua sắm trực tuyến lên ngôi, thay thế cho bán lẻ truyền thống Năm 2019, chỉ riêng số cửa hàng đóng cửa tại Mỹ đã lên đến 8.200 cửa hàng. Thay vào đó là sự phát triển bùng nổ của bán hàng trực tuyến với những ông lớn trong ngành như Alibaba hay Amazon. Ở Việt Nam, lượng khách hàng mua sắm tại các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada… ngày càng cao. 2. Những hoạt động và lợi ích mà chuyển đổi số đang mang lại cho ngành bán lẻ Chuyển đổi công nghệ là xu hướng và là tương lai của ngành bán lẻ thế giới. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nắm bắt trải nghiệm khách hàng trên môi trường công nghệ số, lấy đó làm cơ sở để cải thiện dịch vụ, tối ưu hệ thống vận hành và nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, số hoá còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho ngành bán lẻ, chẳng hạn như: Ứng dụng trong thanh toán Chuyển đổi số giúp quy trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ các hình thức thanh toán tự động. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) hay nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa việc thanh toán, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Thanh toán nhanh chóng và đơn giản nhờ công nghệ số Amazon Go là đơn vị bán lẻ đã ứng dụng thành công thanh toán tự động vào hệ thống cửa hàng của mình. Với trí tuệ nhân tạo, học sâu và công nghệ nhiệt hạch cảm biến, khách hàng chỉ cần vào cửa hàng, lựa chọn sản phẩm và rời đi mà không cần xếp hàng chờ thanh toán. Mọi hoạt động thanh toán đều được diễn ra một cách tự động qua ứng dụng Amazon Go. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể số hoá cửa hàng thông qua các ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ. Hệ thống thanh toán tự động của Amazon Go Retail Pro Prism là phần mềm dành riêng cho ngành bán lẻ với các tính năng quản trị ưu việt. Với công cụ này, nhà quản trị có thể giữ và truy xuất hoá đơn tại mọi điểm bán hàng, kiểm tra giá cả, lượng hàng tồn, nhập thông tin sản phẩm bằng mã vạch, tra cứu thông tin khách hàng… Đặc biệt, Retail Pro Prism còn phù hợp cho mọi quy mô hệ thống, tương thích với nhiều ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ và hệ thống thuế khác nhau. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR/ AR) Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) ngày càng cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành bán lẻ. Những công nghệ này thường được ứng dụng vào các ngành hàng như nội thất, ô tô… cho phép khách hàng khám phá sản phẩm một cách trực quan, sinh động ngay cả khi đang ngồi ở nhà. Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường tác động mạnh đến ngành Ứng dụng mã QR Ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm liền mạch và tiện lợi. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR có trên sản phẩm là có thể biết mọi thông tin liên quan. Đồng thời, mã QR còn giúp ích trong việc thanh toán, tiết kiệm thời gian chờ thanh toán hoá đơn cho khách hàng. Công nghệ QR giúp việc mua sắm trở nên tiện lợi và liền mạch 3. Kinh nghiệm và bài học ứng dụng tiếp theo Vận hành một hệ thống bán lẻ với nhiều cửa hàng chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài toán đặt ra cho nhà quản trị là làm thế nào để tối ưu hoá quy trình và quản lý năng suất làm việc của từng nhân sự. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp có thể tham khảo các gợi ý sau: Quy trình quản lý liền mạch Quy trình là yếu tố quan trọng nhất khi quản lý và vận hành một chuỗi bán lẻ. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì quy trình càng phức tạp và có sự tham gia của nhiều bộ phận. Ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ là cách để doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình và nâng cao hiệu suất công việc. Chuẩn hóa quy trình làm việc nhờ chuyển đổi số Chia sẻ thông tin kịp thời Đường dây liên lạc giữa các bộ phận trong hệ thống bán lẻ luôn phải đảm bảo tính xuyên suốt và kịp thời. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đến một hệ thống liên lạc chuyên dụng, các thông tin quan trọng luôn được cập nhật kịp thời và có thể truy xuất ngay khi cần. Quản lý phân luồng công việc Phân luồng công việc giúp nhà quản trị dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện và xử lý khi có sự cố phát sinh. Công việc nên được phân luồng cụ thể từ khâu tiếp nhận, phân công, hiện trạng cho đến kết quả. Phần mềm Retail Pro Prism hỗ trợ doanh nghiệp trong công cuộc số hoá Retail Pro Prism là giải pháp giúp quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia tin dùng. Với phần mềm này, nhà quản trị có thể nắm bắt mọi hoạt động đang diễn ra trong hệ thống, cho phép xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Các chức năng nổi bật của Retail Pro Prism có: kiểm soát số lượng hàng hoá, hàng tồn kho, thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, nhân sự, hỗ trợ lên kế hoạch tiếp thị… Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành bán lẻ, là nền tảng để doanh nghiệp thúc đẩy doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh. Để nắm được ưu thế, nhà quản trị cần có kế hoạch triển khai số hóa ngay từ bây giờ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu các ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Sự kết hợp giữa 2 hình thức mua sắm trực tuyến và trực tiếp được dự đoán sẽ là tương lai của ngành bán lẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng đang phần nào lép vế hơn so với mua hàng trực tuyến. Vậy các nhà bán lẻ phải làm gì để tăng số lượng khách đến cửa hàng? Làm thế nào để quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả trong mùa cao điểm cuối năm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của LBC International. Bài viết liên quan: Ngành quản trị có đang sẵn sàng cho mùa cuối năm đầy sôi nổi 8 ý tưởng marketing và promotion mà doanh nghiệp nhất định phải áp dụng cho mùa cuối năm Lên kế hoạch tăng số lượng thẻ quà tặng bán ra trong mùa cuối năm cho các cửa hàng bán lẻ Quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả để tăng lượng khách mua hàng trực tiếp 1. Nhu cầu mua sắm thời điểm cuối năm Cuối năm là thời điểm diễn ra các ngày lễ lớn, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn để chuẩn bị cho Giáng sinh và Tết Nguyên Đán. Từ sau đại dịch Covid–19 đã hình thành nên một trào lưu mua sắm mới – mua sắm trực tuyến, làm lượng khách đến cửa hàng giảm đi đáng kể. Trước tình trạng này, các nhà bán lẻ cần phải có đối sách để tăng lượt khách ghé thăm gian hàng. Bởi lượng khách mua hàng trực tiếp phần nào thể hiện việc quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả hay không. Lượng khách đến cửa hàng giảm do sự phát triển của mua sắm trực tuyến Muốn thay đổi thói quen của người tiêu dùng, nhà bán lẻ cần cho khách hàng thấy lợi ích của việc mua sắm trực tiếp. Khác với mua sắm trực tuyến, mua hàng trực tiếp cho phép người mua kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giao dịch ở sàn thương mại điện tử và phí vận chuyển. Bên cạnh đó, khi mua hàng tại cửa hàng, khách hàng còn nhận được sự tư vấn từ nhân viên bán hàng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho mùa lễ hội sắp tới Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ cũng cần thay đổi tư duy bán hàng, chú trọng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Thực tế cho thấy, những cửa hàng làm tốt khâu dịch vụ khách hàng luôn có lượt khách quay lại cao hơn. Nói cách khác, đổi mới tư duy là cách để doanh nghiệp tăng doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 2. Gợi ý cách thu hút lượng khách ghé thăm cửa hàng trực tiếp Theo dự đoán, mua sắm trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” trong thời gian sắp tới, ngay cả khi lệnh giãn cách xã hội đã kết thúc. Một điều đáng mừng là bán lẻ trực tiếp vẫn sẽ có một lượng khách hàng ổn định nếu doanh nghiệp biết cách thu hút khách hàng. Ngay từ bây giờ, hệ thống quản lý bán lẻ cần định hình lại cách làm, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và nắm bắt thị trường. Thay đổi cách vận hành cửa hàng để thu hút khách hàng Để tăng lượng khách đến cửa hàng trực tiếp trong mùa lễ hội sắp tới, doanh nghiệp có thể tham khảo các gợi ý sau đây: Trang trí cửa hàng theo chủ đề Tạo ra không khí lễ hội bằng đồ trang trí, âm nhạc và hình ảnh là những chiêu thức hiệu quả để lôi kéo sự chú ý của khách hàng, kích thích họ đến cửa hàng để mua sắm. Mặt khác, thiết kế cửa hàng lộng lẫy hơn ngày thường còn cho thấy sự chuyên nghiệp và sáng tạo của chủ nhân. Cân nhắc các sự kiện gần đây và văn hoá truyền thông đại chúng Diện mạo cửa hàng luôn phải bắt kịp với sự kiện đang diễn ra để tránh “lạc quẻ” với các cửa hiệu gần đó. Đồng thời, các ấn phẩm truyền thông như áp phích, tờ rơi hay nội dung trên social media cũng cần có sự đồng bộ. Tạo không khí lễ hội cho cửa hàng để thu hút sự chú ý Sử dụng biển báo bắt mắt Những tấm biển đầy màu sắc có tác dụng tạo sự nổi bật, giúp cửa hàng dễ nhận biết hơn. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, thiết kế và màu sắc biển hiệu phải phù hợp với thiết kế chung của cửa hàng và chủ đề lễ hội. Mời KOL và người nổi tiếng truyền thông Việc quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả khi nhà quản trị đưa ra các chiến dịch truyền thông hợp lý. Hiện nay, KOL marketing là lựa chọn của nhiều đơn vị bán lẻ nhờ những thành công mà nó đem lại. Để tạo sự uy tín cho sản phẩm và cửa hàng, doanh nghiệp có thể mời những người có tầm ảnh hưởng lớn thực hiện các video giới thiệu, viết bài review hoặc giao lưu trực tiếp với khách hàng. Mời KOL để quảng cáo cho sản phẩm và cửa hàng Tiếp cận nhóm khách hàng hiện tại của thương hiệu Khách hàng ngành bán lẻ được chia thành 3 nhóm chính: khách hàng mới, khách hàng cũ và khách hàng trung thành. Vì insight khác nhau nên mỗi nhóm khách hàng sẽ cần đến một cách tiếp cận riêng. Bên cạnh việc chăm sóc tốt lượng khách hàng hiện có, doanh nghiệp phải có kế hoạch điều hướng nhóm khách hàng trực tuyến sang mua hàng trực tiếp. Quan tâm đến các dịch vụ ngoài sản phẩm Mùa lễ hội là dịp mọi người thường tặng quà cho nhau. Do đó, bên cạnh sản phẩm chính, cửa hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm như gói quà hay giao quà tận nơi để tối ưu trải nghiệm khách hàng. Mặt khác, những dịch vụ kèm theo này còn giúp cửa hàng có thêm một khoản lợi nhuận. Cung cấp các dịch vụ kèm theo như gói quà hay giao quà tận nơi Biến cửa hàng thành một nơi trải nghiệm mua sắm độc đáo Nâng cao trải nghiệm mua sắm cũng là công việc cần làm để quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả. Chỉ khi tạo ra trải nghiệm khác biệt với các gian hàng trực tuyến thì cửa hàng truyền thống mới thu hút được khách hàng. Nhà bán lẻ có thể thiết kế một khu vực riêng để khách hàng selfie, tổ chức sự kiện, tặng quà, phiếu giảm giá… Đây là những cách thức đơn giản nhưng hiệu quả đem lại thì cực kỳ cao. Tận dụng kênh truyền thông và check – in địa điểm Ngày nay, khách hàng có rất nhiều cách để tiếp cận với thông tin, doanh nghiệp càng tận dụng được nhiều kênh truyền thông thì sức lan toả càng lớn. Để đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt cả 2 kênh truyền thông online và offline. Ngoài ra, nhà bán lẻ cũng nên khuyến khích khách hàng check – in địa chỉ cửa hàng để tăng khả năng tiếp cận. Khuyến khích khách hàng check - in tại cửa hàng Lựa chọn hệ thống quản trị cửa hàng bán lẻ phù hợp Các phần mềm bán lẻ chuyên dụng có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong việc quản trị hệ thống cửa hàng. Những phần mềm này thường được tích hợp các tính năng quan trọng như: quản lý hàng hoá, hàng tồn kho, hoạt động cửa hàng, lịch sử giao dịch, vận chuyển… Doanh nghiệp nên lựa chọn hệ thống quản lý bán lẻ phù hợp với quy mô và ngành hàng kinh doanh của mình. 3. Retail Pro Prism – giải pháp của LBC International cho ngành bán lẻ Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ, được phân phối bởi LBC International. Với sản phẩm này, doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động của cửa hàng, từ số lượng hàng hoá, nhân viên cho đến thông tin khách hàng. Quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả hơn nhờ Retail Pro Prism Đặc biệt, Retail Pro Prism còn là công cụ giúp quản lý và giữ chân khách hàng trung thành. Nhà quản trị có thể lên chiến dịch quảng cáo, tiếp thị cho từng nhóm khách hàng nhờ dữ liệu thu thập được. Phần mềm phù hợp cho mọi quy mô cửa hàng, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ và hệ thống thuế khác nhau. Tăng lượng khách mua sắm trực tiếp tại cửa hàng là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà bán lẻ trong mùa cao điểm cuối năm này. Mong rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp nhà quản trị quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả hơn. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về các phần mềm bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.