#quản lý bán hàng

Xu hướng mua hàng không tiếp xúc và sự chuyển mình trong ngành bán lẻ

30/06/2021 • lbc

Trong tương lai, công nghệ không tiếp xúc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh và sớm trở thành một yếu tố bắt buộc trong mua sắm toàn cầu. Song song đó, các doanh nghiệp cũng phải tự nâng cấp chính mình thông qua việc cải thiện các giải pháp quản lý bán hàng, bao gồm việc áp dụng các mô hình thương mại hợp nhất, bán hàng và thanh toán không tiếp xúc,… Nếu không, doanh nghiệp rất có thể bị rơi lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ. Bài viết liên quan: Từ bán lẻ đa kênh (Omnichannel) đến thương mại hợp nhất (Unified Commerce): Tại sao lại quan trọng? Unified commerce và vai trò trong ngành hàng bán lẻ Các giải pháp quản lý bán hàng hiện đại đều hướng đến việc sử dụng công nghệ “không tiếp xúc” 1. Sự xuất hiện của xu hướng mua hàng không tiếp xúc Mặc dù công nghệ không tiếp xúc đã xuất hiện hơn một thập kỷ, nhưng đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng và thúc đẩy nó trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành bán lẻ. Các quy định về giãn cách an toàn khiến người tiêu dùng e ngại việc đến tận nơi mua hàng trực tiếp và có xu hướng đặt hàng cũng như thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, với những người trực tiếp mua sắm tại cửa hàng, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán cũng không còn phổ biến như trước đây. Lý giải cho những xu hướng này chính là sự ra đời của công nghệ không tiếp xúc. Có thể thấy, công nghệ không tiếp xúc đã và đang giúp thay đổi định hướng mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời phá vỡ rào cản giữa mua hàng trực tuyến và trực tiếp. Công nghệ không tiếp xúc phá vỡ rào cản giữa mua hàng trực tiếp và trực tuyến 2. Sự thay đổi trong kỳ vọng và hành vi mua hàng của khách hàng Những hình thức thanh toán truyền thống thường gây mất thời gian và kém hiệu quả cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Việc sử dụng tiền mặt dễ dẫn đến sự sai sót cũng như làm giảm sự an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ càng khiến người tiêu dùng kỳ vọng hơn vào việc thanh toán đơn giản, liền mạch chỉ thông qua một cú nhấp chuột, quét mã hoặc chạm trên màn hình. Theo Oracle Retail, có đến 71% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng tốc độ dịch vụ, trải nghiệm thanh toán và các hình thức giao hàng là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự trung thành, ưa thích của họ với các cửa hàng bán lẻ. Để đáp ứng điều đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đổi mới giải pháp quản lý bán hàng của họ thông qua các mô hình thương mại hợp nhất (Unified Commerce) và sử dụng các giải pháp công nghệ không tiếp xúc. Do đó, nếu một doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng này chắc chắn sẽ trở thành kẻ thua cuộc. Để đáp ứng kỳ vọng ngày một cao của khách hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cấp hệ thống công nghệ 3. Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch Dù mua hàng trực tiếp hay mua hàng online, người tiêu dùng đều ưa thích một quá trình liền mạch, không trải qua quá nhiều bước trung gian, cũng như đảm bảo được các yêu cầu về không tiếp xúc thời dịch bệnh. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ nên thực hiện các giải pháp quản lý bán hàng liền mạch để tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Bao gồm đồng bộ dữ liệu bán hàng đa kênh cả trực tiếp lẫn online theo mô hình thương mại hợp nhất (Unified Commerce), triển khai các mô hình mua sắm kết hợp theo hình thức “pick-up” (mua hàng online và nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng) và đảm bảo quá trình không tiếp xúc (từ giao nhận hàng cho đến thanh toán). Việc chuyển đổi sang một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện và liền mạch sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng luân chuyển, lựa chọn qua lại giữa các kênh bán hàng. Từ đó, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số thật sự cho cửa hàng. Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch giúp giữ chân khách hàng 4. Tái định hình lại tương lai của ngành bán lẻ Xã hội càng hiện đại, người tiêu dùng càng đặt kỳ vọng và đòi hỏi nhiều hơn đối với quá trình mua sắm của họ. Do đó, các nhà bán lẻ phải luôn theo sát và nắm rõ những gì khách hàng muốn, cho dù trong thời gian trước, trong hay sau đại dịch. Đặc biệt, khi công nghệ càng phát triển, nhà bán lẻ càng phải nâng cấp các giải pháp quản lý bán hàng của họ, trong đó nên bao gồm các ứng dụng liên quan đến “thanh toán không tiếp xúc” như đổi mới về ví điện tử, thanh toán qua đường dẫn liên kết, quét mã QR... Với hình thức mua sắm tại chỗ, nhà bán lẻ cũng cần tinh gọn, đơn giản hóa quy trình thanh toán thông qua các thiết bị thanh toán, máy POS… vừa đảm bảo nhanh chóng vừa an toàn. Tối ưu hóa giải pháp quản lý bán hàng đóng vai trò quan trọng trong ngành bán lẻ Trong tương lai, nhu cầu mua sắm và thanh toán trực tuyến được dự đoán sẽ ngày càng tăng, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cấp chính mình để không bị bỏ lại phía sau. Một trong các ưu tiên hàng đầu chính là cập nhật giải pháp quản lý bán hàng hiện đại và toàn diện nhất cho mô hình kinh doanh của mình. LBC International là đơn vị cung cấp phần mềm Retail Pro Prism, một giải pháp phần mềm sáng tạo giúp các doanh nghiệp quản lý hệ thống kinh doanh của mình một cách toàn diện và hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi từ bây giờ để nhận được tư vấn sớm nhất.

Bán lẻ thông minh với công nghệ RFID

24/06/2021 • lbc

Thị trường bán lẻ luôn mang đầy yếu tố cạnh tranh và thách thức. Đặc biệt, với các nhà bán lẻ truyền thống, để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn khác, họ đòi hỏi phải liên tục có sự cập nhật và đổi mới rất nhiều yếu tố. Một trong những giải pháp đưa ra cho vấn đề này chính là quản lý bán hàng bằng phần mềm quản lý dựa trên công nghệ RFID. Thông qua bài viết dưới đây, LBC International sẽ cùng bạn tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về việc ứng dụng các phần mềm quản lý dựa trên RFID vào hệ thống kinh doanh nói chung và mô hình bán lẻ nói riêng. Xem thêm: Quản lý tồn kho là gì và cách sử dụng báo cáo tồn kho trong doanh nghiệp bán lẻ? Lập kế hoạch phân loại trong bán lẻ: Cách tối đa khả năng sinh lời cho cửa hàng của bạn Quản lý bán hàng thông qua các giải pháp phần mềm đang là một xu thế toàn cầu 1. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với công nghệ thông minh Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng tăng đòi hỏi các cửa hàng kinh doanh luôn phải cập nhật và đổi mới không ngừng. Nhất là trong thời đại chỉ cần mở điện thoại hoặc click chuột là đã có thể mua sắm một mặt hàng nào đó. Chính vì thế, không chỉ ở những trung tâm thương mại lớn, mà ngay cả các cửa hàng bán lẻ truyền thống đều đã và đang bắt đầu ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống kinh doanh của mình. Sự phát triển của công nghệ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng Đặc biệt, với sự phát triển của internet vạn vật - IoT (Internet of Things), việc cá nhân hóa hành trình mua hàng và đồng nhất dữ liệu khách hàng trong thời gian thực càng trở nên dễ dàng hơn. Cùng lúc đó, sự xuất hiện của RFID đã thật sự mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực quản lý bán hàng với những lợi ích đi kèm gần như vô tận. 2. Khả năng của RFID trong ngành bán lẻ Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) hay còn được gọi là công nghệ “nhận dạng qua tần số vô tuyến”. Công nghệ này dựa vào kỹ thuật quét đọc thông tin thông qua hệ thống thu - phát sóng vô tuyến từ xa và không cần bất kỳ sự tiếp xúc vật lý hay cơ học nào. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công công nghệ này vào hệ thống bán lẻ của mình, điển hình có thể kể đến 3 trường hợp dưới đây. 2.1 Kệ thông minh Với những tiện ích từ kệ thông minh, các nhà bán lẻ có thể dễ dàng kiểm tra và theo dõi hàng hóa tồn kho theo thời gian thực. Đồng thời, bạn cũng có thể lập kế hoạch dự trữ hàng một cách hợp lý và khoa học dựa theo những dữ liệu mà kệ thông minh lưu trữ. Nói cách khác, kệ thông minh hỗ trợ các nhà bán lẻ trong quản lý bán hàng, giúp họ tiết kiệm được nhân lực lẫn thời gian. Kệ thông minh giúp các nhà bán lẻ tiết kiệm được nhân lực lẫn thời gian Những tính năng mà kệ thông minh mang lại bao gồm: Theo dõi khách hàng tốt hơn: Dựa vào tần số tương tác của khách hàng với các sản phẩm trên kệ mà các cửa hàng có thể biết được tiềm năng tiêu thụ của một loại mặt hàng. Điều chỉnh giá theo thời gian thực: Giá cả luôn là một yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong kinh doanh. Việc linh hoạt điều chỉnh giá cả khi có sự biến động về thị trường, sai sót của con người hoặc dựa trên hành vi mua hàng của khách hàng sẽ giúp các cửa hàng tạo ra được những “đòn bẩy” cần thiết đối với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng: Tương tự khi mua sắm trực tuyến, nhờ vào ứng dụng của RFID thông qua kệ thông minh, khách hàng hoàn toàn có thể biết được các thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm: nơi sản xuất, ngày sản xuất, thành phần, xuất xứ… mà không cần phải tốn công hoặc e ngại việc hỏi nhân viên bán hàng. 2.2 Gương thông minh Nhờ vào công nghệ RFID, gương thông minh giúp khách hàng có thể biết được tất cả các kích thước, màu sắc hoặc chủng loại của một mặt hàng nhất định. Thông qua việc cá nhân hóa dữ liệu, gương thông minh có thể so sánh hoặc đề xuất thêm các loại sản phẩm tương tự mà khách hàng có thể quan tâm, cũng như đưa ra một số phản hồi khi khách hàng đang dùng thử, mua hàng hoặc bỏ qua sản phẩm đó. Cá nhân hóa dữ liệu mang lại nhiều trải nghiệm đa dạng 2.3 Những ứng dụng khác Bên cạnh những tiện ích từ kệ thông minh thì RFID còn được ứng dụng trong công nghệ phát hiện và cảm biến vị trí cũng như phân tích video dựa trên việc kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), bluetooth hoặc WiFi… Tất cả những ứng dụng trên đều hướng vào mục tiêu chính là phát triển phần mềm quản lý dựa trên dữ liệu cá nhân hóa các trải nghiệm của người dùng tại các cửa hàng hoặc bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Công nghệ RFID được ứng dụng trong quản lý kho hàng 3. Thách thức Trên thực tế, dù sử dụng bất kì phương pháp công nghệ nào thì việc thu thập dữ liệu luôn mang lại những rủi ro nhất định về quyền riêng tư. Các doanh nghiệp thực hiện thu thập hoặc sở hữu dữ liệu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của nước sở tại hoặc thế giới về bảo mật thông tin. Dù vậy, với nhiều doanh nghiệp, lợi ích có được từ việc thu thập và quản lý dữ liệu người dùng rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với rủi ro mà nó mang lại. Ngoài ra, việc nắm một lượng lớn dữ liệu đòi hỏi các công ty phải đối mặt với việc gia tăng chi phí cũng như thời gian để xử lý nguồn dữ liệu đó. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì những vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết một cách dễ dàng trong tương lai. Áp dụng công nghệ vào quản lý bán hàng vẫn có một số rủi ro nhất định Thị trường bán lẻ tại Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng và sôi động. Đặc biệt, thị trường này ngày càng trở nên cạnh tranh và thử thách hơn khi hành vi mua sắm của người dùng đang dần thay đổi theo hướng công nghệ hóa. Đứng trong bối cảnh đó, để doanh nghiệp hoặc cửa hàng không nằm ngoài “dòng chảy công nghệ”, các nhà bán lẻ phải linh hoạt và chủ động cập nhật các ứng dụng công nghệ vào hệ thống quản lý bán hàng của mình. LBC International là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp toàn diện Retail Pro Prism dành riêng cho các doanh nghiệp bán lẻ.  Để hiểu thêm về giải pháp bán lẻ sáng tạo và hiệu quả này, hãy liên hệ với LBC International ngay từ bây giờ!

Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh

17/01/2021 • lbc

Theo “Khảo sát tương lai về công nghệ bán lẻ 2018” của Jabil thì 77% chủ doanh nghiệp bán lẻ quan tâm đến việc áp dụng công nghệ vào các mô hình kinh doanh mới. Tuy rằng người tiêu dùng sẽ không bỏ qua hình thức bán lẻ truyền thống, nhưng các nhà bán lẻ bắt buộc phải thay đổi để bắt kịp thị trường đang phát triển và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc 4 thành tố quan trọng để quản lý bán lẻ hiệu quả và xây dựng một mô hình bán lẻ vững mạnh. Xem thêm: Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng? Doanh nghiệp bán lẻ ngày càng quan tâm hơn đến việc áp dụng công nghệ vào quản lý 1. Xây dựng nền tảng vững mạnh với dữ liệu Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả bán lẻ. Cùng với việc xu hướng cá nhân hóa ngày càng được chú trọng khiến dữ liệu đã trở thành yếu tố then chốt giúp quản lý bán lẻ thành công. Việc thu thập dữ liệu giúp nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa đến tay khách hàng bằng những quảng cáo và đề xuất mua hàng dựa trên lịch sử mua sắm trước đây. Các nhà bán lẻ trực tuyến và doanh nghiệp thương mại điện tử cũng nhận ra được tầm quan trọng của việc phân tích hành vi khách hàng thông qua thói quen lướt web của họ. Từ đó đưa ra cách điều hướng thích hợp và tìm hiểu được nhu cầu khách hàng đối với nhà bán lẻ. Dữ liệu đóng vai trò trụ cột trong hoạt động quản lý bán lẻ Những dữ liệu này cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với các cửa hàng truyền thống. Dựa vào đó, các nhà bán lẻ có thể xác định được những trở ngại mà khách hàng gặp phải khi mua hàng. Ví dụ: khách hàng sẽ phải di chuyển khó khăn đến cửa hàng do vấn đề đường xá giao thông, từ thông tin này các nhà bán lẻ phải xác định vị trí chiến lược để đặt cửa hàng của mình. Việc kết hợp dữ liệu trực tuyến với những thông tin tại cửa hàng ngoại tuyến giúp nhà bán lẻ có cái nhìn toàn diện nhất về khách hàng. Thông qua đó có thể nắm bắt toàn bộ thông tin như: sở thích, ngân sách, thương hiệu, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,.... Những thông tin này được sử dụng để phân khúc các nhóm người tiêu dùng. Từ đó giúp chuyển tỷ suất lợi nhuận cao hơn và gia tăng doanh thu và quản lý bán hàng hiệu quả. 2. Mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn Các nhà bán lẻ đang cố gắng mang sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Họ không cần phải đi xa để mua đồ mà chỉ cần đặt qua điện thoại hoặc app là được giao hàng tận nhà. Điều này sẽ khiến các nhà bán lẻ truyền thống trở nên thuận tiện như thương mại trực tuyến. Trong vài năm tới, dịch vụ auto-replenishment (bổ sung tự động) được dự đoán sẽ bùng nổ. Nếu sử dụng auto-replenishment trong quản lý bán lẻ sẽ hạn chế được tình trạng hết hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất bán hàng. Bởi khi bạn hết một sản phẩm, đây sẽ là nguy cơ khiến khách hàng có ý định chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ. Auto-replenishment (bổ sung tự động) cũng làm giảm đáng kể chi phí tồn kho - vấn đề nan giải trong quản lý bán lẻ hiện nay. Hãng Giorgio Armani đã cho triển khai mô hình này bằng cách cung cấp tùy chọn bổ sung tự động với một số loại mỹ phẩm và nước hoa. Các thiết bị sử dụng trợ lý giọng nói cũng được sử dụng để mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn. Khi sự phổ biến của Siri, Alexa, Bixby tăng lên giúp việc đặt hàng và phân phối hàng hoá thông qua các trợ lý giọng nói đơn giản hơn. Điển hình như việc Google đã hợp tác với Walmart để cho ra tính năng “Easy  Re-order - Đặt hàng dễ dàng” thông qua Google Home. >> Xem thêm: 7 loại khách hàng phổ biến trong bán lẻ và cách tiếp cận họ 3. Tăng cường sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại Trong bối cảnh hiện tại, những cửa hàng trực tuyến có nhiều lợi thế hơn so với những cửa hàng truyền thống. Mua sắm trực tuyến cung cấp khả năng hiển thị tốt hơn cho cả nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Nhà bán lẻ có thể dễ dàng theo dõi hành vi của khách hàng thông qua thao tác trên trang web, đồng thời khách hàng cũng có thể lựa chọn sản phẩm bằng vài cú nhấp chuột. Theo khảo sát của Jabil, gần 100% nhà bán lẻ đầu tư vào công nghệ trực tuyến và tại cửa hàng, 47% quyết định đầu tư tương đương cả hai yếu tố, 60% đầu tư cả hai như một giải pháp đa kênh tích hợp. Qua những con số trên, các nhà bán lẻ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì song hành cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Mấu chốt của vấn đề là phải đưa ra thông điệp để gắn kết hai nền tảng lại với nhau giúp chúng có mối liên kết chặt chẽ. Duy trì song hành bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến giúp khai thác tối đa cơ hội bán hàng Theo nghiên cứu của Bazaarvoice, 82% người dùng di động tham khảo sản phẩm thông qua chiếc điện thoại của họ trước khi mua hàng. Thêm một thách thức mà các nhà bán lẻ phải đối mặt là sự so sánh trải nghiệm mua sắm trên hai nền tảng của khách hàng. Những cửa hàng truyền thống không thể bắt kịp trải nghiệm của mua sắm trực tuyến. Do đó các nhà bán lẻ cần kết hợp công nghệ hiện đại để quản lý bán lẻ hiệu quả, tạo ra trải nghiệm khách hàng lý tưởng và tối ưu toàn bộ hoạt động của cửa hàng. 4. Tự động hóa quy trình Tự động hóa quy trình bằng các ki-ốt tự phục vụ có thể là biện pháp “cứu cánh” giúp các nhà bán lẻ truyền thống bắt kịp sự tiện lợi của thương mại điện tử. Những ki-ốt này có hai mục đích: cung cấp thông tin cho khách hàng và giao dịch mua bán sản phẩm. Những người đã quen với công nghệ thông tin thường có xu hướng lựa chọn các ki-ốt tự động hoá thay vì phải xếp hàng và tương tác với nhân viên. Nhất là trong bối cảnh đại dịch, cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc gần. Trong tương lai, khi mà mọi người càng phụ thuộc vào công nghệ thì xu hướng này dự đoán sẽ bùng nổ mãnh liệt. Hiện nay, McDonalds đã cho triển khai mô hình này bằng cách trao quyền cho người tiêu dùng đặt hàng qua các ki-ốt tự động, nhân viên của McDonald's sẽ tập trung vào giao hàng hoặc một số hoạt động khác. Những ki-ốt tự phục vụ của McDonalds Những ki-ốt này cũng có sự cải tiến đáng kể về hình thức, giao diện, thao tác dễ sử dụng. Đặc biệt, các ki-ốt tự phục vụ có thể linh hoạt địa điểm để mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Phương pháp này cũng giúp quản lý bán lẻ tốt hơn khi mà kiểm soát được lượng hàng tồn kho - trở ngại lớn nhất của các nhà bán lẻ chúng tôi đề cập ở trên. Thông qua những lợi ích trên, nhân viên của nhà bán lẻ có thể trở thành những nhà tư vấn chuyên môn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà còn mở ra cơ hội làm việc mới cho nhân viên. Bài viết liên quan: Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công: Hướng dẫn vận hành cùng lúc nhiều cửa hàng Theo guồng quay phát triển của khoa học công nghệ các nhà bán lẻ phải thay đổi dần mô hình kinh doanh để bắt kịp các xu thế. Cách tốt nhất là áp dụng công nghệ và kết hợp với bán lẻ truyền thống để đạt được hiệu quả cao. Để được tư vấn về quản lý bán lẻ hiệu quả, hãy liên hệ ngay với LBC International.

Visual Merchandising: 12 bí quyết giúp trưng bày cửa hàng hiệu quả

10/01/2021 • lbc

Tại các cửa hàng bán lẻ, khách hàng ngày nay quan tâm nhiều đến trải nghiệm mua hàng. Bởi nếu chỉ cần hàng hóa, các sàn thương mại điện tử đã giải quyết được vấn đề cho họ. Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và bán được hàng hóa nhiều hơn, các cửa hàng bán lẻ vật lý cần chú trọng vào trưng bày sao cho hấp dẫn, bắt mắt thu hút và xây dựng hệ thống để quản lý bán hàng hiệu quả. Các doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng trưng bày hấp dẫn, thu hút 1. Visual Merchandising là gì? Visual Merchandising (bán hàng trực quan) là việc trưng bày, sắp xếp sản phẩm trên quầy hàng, kệ hàng để thúc đẩy khách mua hàng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong bán hàng vật lý, giúp thu hút khách hàng ghé thăm lần đầu và kéo họ quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo. Tất nhiên, để việc trưng bày thúc đẩy chuyển đổi từ người xem thành người mua đòi hỏi phải thử nghiệm và tối ưu liên tục. Hãy suy nghĩ về câu chuyện bạn muốn kể, những giá trị bạn muốn mang lại và đưa nó đến gần khách hàng hơn thông qua visual merchandising. Bài viết liên quan: 3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng? 2. Tổng hợp 12 bí quyết để trưng bày cửa hàng bán lẻ hiệu quả 2.1. Thay đổi hàng tháng Sẽ thật nhàm chán nếu khách hàng ghé thăm cửa hàng mà không cảm nhận được điều gì mới mẻ. Thay đổi việc trưng bày hàng hóa rất cần thiết trong quản lý bán lẻ, bởi khách hàng không chỉ tìm mua sản phẩm mà còn cả trải nghiệm mua hàng. Bên cạnh những món đồ khuyến mãi kích cầu, hãy làm nổi bật các sản phẩm mới, những món sản phẩm đi kèm thì phải đặt cạnh nhau. 2.2. Làm nổi bật những gì khách hàng muốn chứ không phải những gì họ cần Mua những thứ khách hàng cần là nhiệm vụ mà họ đặt ra khi đến cửa hàng. Để tăng doanh thu, bạn cần tìm cách bán thêm hàng cho khách. Hãy hiểu rõ tâm lý, những gì khách thực sự muốn và làm nổi bật chúng trước mắt họ. Giả sử khách ghé thăm cửa hàng vì muốn mua một bộ váy dự tiệc. Điều họ muốn không phải chỉ 1 cái váy mà là một vẻ ngoài chỉn chu. Do đó, nếu bạn bán thêm phụ kiện như giày, túi xách, bông tai, mũ,… thì khả năng khách mua thêm là rất cao. Tạo thành từng “bộ” sản phẩm tạo sự tiện lợi cho khách hàng 2.3. Tạo nên một nhóm sản phẩm Tạo các combo sản phẩm hay đặt những món hàng liên quan cạnh nhau giúp gia tăng hiệu quả trong bán lẻ. Khi mua một bộ ấm chén, khách hàng sẽ mua thêm chiếc khay nếu chúng làm nên một chỉnh thể hoàn hảo. Do đó, khi trưng bày nhóm sản phẩm, bạn hãy chú ý đến màu sắc, kiểu dáng sao cho phù hợp với nhau và thu hút sự chú ý của khách hàng. 2.4. Chú trọng mặt tiền cửa hàng Đặt những món hàng có tính thẩm mỹ, có giá trị cao ngay mặt tiền cửa hàng một cách nghệ thuật, bắt mắt là một cách quản lý bán hàng hiệu quả giúp thu hút khách hàng. Bạn cần đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và không gây khó khăn cho khách hàng nếu muốn cầm lên xem thử. 2.5. Tạo sự thu hút và tò mò Hãy vận dụng sự sáng tạo cùng đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo nên sự hứng thú, tò mò cho khách hàng. Những vật trang trí đôi khi chẳng liên quan đến sản phẩm nhưng lại rất hữu ích để thu hút khách hàng tiềm năng. Ví dụ, đặt một chú gấu bông thật lớn tại shop quần áo nữ sẽ thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng này - những người yêu thích sự dễ thương và đáng yêu. 2.6. Thêm ánh sáng để làm nổi bật hàng hóa Thiết kế ánh sáng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý bán lẻ, đặc biệt với ngành hàng thời trang hay các ngành hàng cần sự quan sát tỉ mỉ như công nghệ, gốm sứ. Ánh sáng trắng tạo nên sự sạch sẽ và chuyên nghiệp trong khi ánh sáng vàng tạo nên sự ấm cúng và nghệ thuật. Sử dụng ánh sáng phù hợp có tác dụng kích thích khách hàng mua hàng. 2.7. Thêm bảng chỉ dẫn Các bảng chỉ dẫn giúp khách hàng không bị lúng túng trong cửa hàng và tìm được đúng sản phẩm cần thiết một cách nhanh chóng. Tại không gian sang trọng, bạn hãy ưu tiên những font chữ có chân, những nơi thân mật hơn có thể sử dụng font chữ không chân hoặc cách điệu. Dù dùng font nào thì hãy lưu ý cần dễ đọc, màu sắc thu hút sự chú ý như đen, đỏ,... và quan trọng là phải dễ hiểu. >> Xem thêm: Tại sao các biển hiệu bên trong cửa hàng lại quan trọng? 2.8. Thay đổi vị trí trưng bày nhưng không thay đổi cấu trúc cố định Bạn có thể linh động thay đổi vị trí các mặt hàng, ưu tiên làm nổi bật các mặt hàng mới nhưng chỉ trong phạm vi gian hàng của chúng. Đừng đặt sai lệch vị trí hoặc thay đổi quá nhiều, bởi nó sẽ không chỉ khiến cửa hàng khó kiểm soát đối với nhân viên bán hàng mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Linh động vị trí nhưng không thay đổi cấu trúc hàng hóa 2.9. Theo dõi doanh số theo SKUs Quản lý bán hàng bằng cách theo dõi thường xuyên SKUs (đơn vị lưu kho) cho phép bạn biết tình trạng mọi loại sản phẩm. Bạn hãy trưng bày những sản phẩm bán chạy nhất cho đến khi không còn hàng thì thay đổi sang những món bán được nhiều. Với những sản phẩm bán kém hiệu quả, hãy thử đặt bảng chỉ dẫn, thay đổi vị trí, phối hợp hay đặt cạnh các sản phẩm bán chạy hoặc liên quan trước khi quyết định loại bỏ chúng. 2.10. Đảm bảo mọi sản phẩm đều có giá Trong bán lẻ, khách hàng thực sự rất ngại khi hỏi giá, đặc biệt khi có họ mua nhiều hay muốn so sánh các nhãn hiệu. Do đó, một trong những cách quản lý bán hàng tốt cho cửa hàng bán lẻ là cung cấp giá ngay trên sản phẩm. 2.11. Thu hút nhiều hơn một giác quan Theo nhiều nghiên cứu, âm nhạc và mùi hương dễ chịu có tác động tích cực và kích thích khách hàng mua hàng hóa nhiều hơn. Điều đó cũng giúp giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và xác suất để họ tìm được và mua thêm những sản phẩm mong muốn là cao hơn rất nhiều. 2.12. Thêm các yếu tố chuyển động Sử dụng và kiểm soát tốt các yếu tố chuyển động trong phần mềm bán hàng như đèn nhấp nháy, màn hình LCD chuyển động trong cửa hàng, hệ thống quạt tạo nên sự “bay bổng” cho những bộ quần áo,... khiến khách hàng rất dễ chú ý. Điều đó cũng giúp cửa hàng trở nên chuyên nghiệp và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Sự chuyển động thu hút sự chú ý của khách hàng Visual Merchandising luôn có tầm quan trọng nhất định trong trải nghiệm khách hàng. Điều khó khăn là bạn cần nhanh nhạy và sáng tạo những cách trưng bày mới lạ để thu hút khách hàng nhưng không cản trở họ trong quá trình mua hàng. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo giải pháp quản lý bán hàng Retail Pro Prism do LBC International phân phối, để hiểu hơn về nhóm khách hàng mục tiêu và tối ưu cửa hàng theo nhu cầu của họ.

Hoạch định chiến lược quản lý bán lẻ trong tương lai: 5 xu hướng cần xem xét

07/01/2021 • lbc

Có thể nói 2020 là năm đầy biến động của nền kinh tế, đặc biệt là ngành hàng bán lẻ. Khi giãn cách xã hội xảy ra, thương mại điện tử lên ngôi và bán lẻ truyền thống trở thành nạn nhân đau đớn nhất của đại dịch. Để vực dậy ngành hàng bán lẻ, bạn cần xây dựng những chiến lược quản lý bán lẻ hiệu quả dựa vào những thay đổi và xu hướng của thị trường. LBC International sẽ giới thiệu cho bạn những xu hướng bán lẻ mới nhất và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2021. Năm 2021, doanh nghiệp sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong cách thức bán lẻ 1. Xu hướng thanh toán không tiếp xúc Dịch bệnh Covid-19 đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp, do đó, thanh toán không tiếp xúc lên ngôi như một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Một nghiên cứu của Mastercard đã chỉ ra tiềm năng mạnh mẽ của xu hướng thanh toán không tiếp xúc, khi có đến 60% người được phỏng vấn cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng hình thức thanh toán không chạm kể cả khi dịch bệnh kết thúc. 1.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng RFID và sinh trắc vân tay Thẻ tín dụng RFID (tần số sóng vô tuyến) hoạt động trên cơ sở nhận dạng thông tin thẻ trong một khoảng cách nhất định. Khách hàng không rời tay khỏi thẻ nhưng vẫn thanh toán được hàng hóa, đảm bảo nhanh chóng và an toàn. Nhiều các ngân hàng tại Việt Nam phát hành thẻ RFID như Vietinbank, Vietcombank, BIDV,... khiến đây là xu hướng nổi bật nên triển khai trong quản lý bán lẻ. Tương tự vậy, thanh toán không chạm bằng sinh trắc vân tay được lưu trên thẻ tín dụng cũng sẽ phát triển mạnh mẽ trong những thời gian tới. 1.2. Quét mã QR Hình thức thanh toán quét mã QR cũng sẽ phát triển mạnh trong năm tới. Khách hàng có xu hướng quét mã QR vì tính đơn giản, tiện lợi (không cần tiền mặt hay thẻ) và nhận những chương trình khuyến mãi từ đối tác thanh toán. Chi phí để tạo một mã QR không hề cao, bạn có thể đặt tấm biển thanh toán QR trên quầy để tiện lợi cho khách giao dịch. Thanh toán QR hiện đang rất được ưa chuộng tại các thành phố lớn >> Xem thêm: 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid19 2. Tăng cường đổi mới trong phương thức giao hàng Năm 2020 chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, kéo theo đó là các phương thức giao hàng cũng đa dạng hơn. Năm 2021 dù dịch bệnh đã đi qua nhưng theo dự báo, thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Điều đó đòi hỏi bạn phải tăng cường đổi mới phương thức giao hàng để đáp ứng cao hơn yêu cầu của khách hàng trong quản lý bán hàng. “Đón khách ở lề đường” là một phương thức không mới nhưng hiệu quả không thể phủ nhận, tạo sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đặc biệt là bậc cha mẹ. Họ ngần ngại với việc phải đưa cả lũ trẻ vào trung tâm mua sắm rồi trở lại mà chỉ mua ít đồ. 3. Influencer marketing vẫn tiếp tục bùng nổ Sử dụng người ảnh hưởng (influencer) vẫn luôn là phương thức hiệu quả để quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, nếu các nhãn hàng đang quá lạm dụng sức mạnh của những KOLs nổi tiếng thì sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm càng ít hơn. Vì vậy, bạn cần có những chiến thuật phù hợp để khai thác hiệu của của influencer marketing và quản lý bán lẻ hiệu quả. Influencer marketing là hình thức tận dụng sự lan toả của những người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm 3.1. Sử dụng người có tầm ảnh hưởng nhỏ Đó là những influencer marketing chỉ có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực chuyên môn mà họ hoạt động. Họ có thể là chuyên gia, có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực hoạt động nên tiếng nói của họ cũng trở nên giá trị hơn. 3.2. Tạo video demo bởi influence Sử dụng influencer tạo những video giới thiệu ngắn demo cho sản phẩm thực tế. Không còn những shot phim được xử lý hậu kỳ công phu, những video thực tế khiến khách hàng tin tưởng hơn nhiều vào sản phẩm. 4. Chiến lược tiếp thị trực tiếp đến khách hàng (Direct to customer - DTC) Tiếp thị trực tiếp đến từng khách hàng (DTC) được coi là cách tiếp thị hiệu quả nhưng không tốn kém. So với quảng cáo đại chúng thì tiếp thị trực tiếp có chi phí thấp hơn nhiều. Mạng xã hội được coi là nền tảng hữu hiệu cho chiến lược này. Tạo “cửa hàng” trên mạng xã hội, xây dựng content và sử dụng các công cụ quảng cáo bổ trợ như Facebook Ads, Zalo Ads,... có thể giúp bạn tiếp cận trực tiếp đến từng khách hàng. Mạng xã hội cho phép bạn tiếp cận trực tiếp từng cá nhân một cách dễ dàng Thế nhưng đừng cố gắng thu hút khách hàng mới nếu bạn chưa thể làm hài lòng tất cả các khách hàng hiện tại, bởi khách hàng hiện tại mới thực sự quan trọng với doanh nghiệp. Để làm tốt cả hai điều này, bạn cần một phần mềm bán lẻ hiệu quả. >> Bài viết liên quan: 3 cách giúp giữ kết nối liên tục với khách hàng 5. Đổi mới trong không gian vật lý 5.1. Chia sẻ không gian Chia sẻ không gian với các doanh nghiệp cùng ngành đang trở thành xu thế mới khi không chỉ hỗ trợ các cửa hàng quản lý bán lẻ hiệu quả, tiết kiệm chi phí mà còn tạo không gian để khách hàng tương tác nhiều hơn. Lượng khách hàng ghé thăm đối tác cũng có thể chuyển đổi thành khách hàng của bạn. 5.2. Showroom Xu hướng bán lẻ có thể trở thành chủ đạo trong năm tới là showroom. Showroom cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm và không gian. Với việc bài trí, thiết kế theo phong cách riêng, khách hàng sẽ cảm nhận thương hiệu tốt hơn so với các phương pháp truyền thống. Showroom trưng bày là xu hướng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng nổi bật trong năm 2021 Năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 bị đẩy lùi, thị trường sẽ chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành hàng bán lẻ. Để vượt lên trên hàng triệu đối thủ, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng từ sớm, đón đầu những xu hướng bán lẻ thịnh hành cho năm tới. Bạn cũng có thể sử dụng Retail Pro Prism - giải pháp bán lẻ toàn diện được phân phối bởi LBC International để quản lý bán lẻ hiệu quả hơn.