#Chuỗi bán lẻ đồ thể thao

8 yếu tố quyết định thành công của chuỗi bán lẻ đồ thể thao trong tương lai

12/03/2023 • lbc

Đồ thể thao là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, là “mảnh đất” đầy tiềm năng cho các đơn vị bán lẻ khai thác. Tuy nhiên, để xây dựng một chuỗi bán lẻ đồ thể thao thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Cùng bài viết sau đây của LBC International điểm qua 8 yếu tố quyết định đến thành công của chuỗi hệ thống kinh doanh đồ thể thao và giải pháp giúp tăng hiệu quả quản trị. Bài viết liên quan:  Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành Doanh nghiệp đã biết cách để kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn? Tái định hình ngành bán lẻ: Từ “bán lẻ" đến “thương mại khách hàng Chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao thành công bởi nhiều yếu tố 1. Tính thể thao trong sản phẩm Nhận thức về sức khỏe tăng và xu hướng tập luyện đã thúc đẩy thị trường đồ thể thao tăng trưởng nhanh chóng. Với tiềm năng cực lớn, nhiều doanh nghiệp may mặc bắt đầu chuyển hướng sản xuất, các “ông lớn” trong ngành cũng xem xét đến việc tự phân phối sản phẩm không qua đơn vị bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất và các chuỗi bán lẻ đồ thể thao ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp. “Tính thể thao" là giá trị cốt lõi của sản phẩm đồ thể thao Để đứng vững trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm – “tính thể thao”. “Tính thể thao” trong sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố như chất liệu, thiết kế, khả năng ứng dụng... Muốn làm khách hàng hài lòng, doanh nghiệp phải luôn cập nhật và đổi mới. 2. Khả năng phối hợp và kết nối So với thời điểm trước đây, mô hình hoạt động thể chất đã có những thay đổi đáng kể. Khoảng cách giữa các nhóm khách hàng tiềm năng cũng lớn dần, một số người ít vận động thể chất hơn sau đại dịch, số khác thì ngược lại. Khuyến khích các hoạt động tập luyện để tăng doanh số trong tương lai  Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của các đơn vị kinh doanh trong ngành hàng đồ thể thao là làm thế nào để giảm thiểu tình trạng lười vận động, đặc biệt là nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp cũng như đảm bảo doanh số trong tương lai. 3. Tăng tính bền vững cho sản phẩm và thương hiệu Ngành bán lẻ đồ thể thao ngày càng chú trọng đến tính bền vững, điều này xuất phát từ chính thị hiếu của người tiêu dùng. Một thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ sản phẩm bền vững trong ngành thể thao tăng khoảng 64% mỗi năm. Các loại chất liệu thân thiện với môi trường, có thể tái chế cũng được nhà sản xuất ưu tiên sử dụng. Các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường được khách hàng ưu tiên lựa chọn 4. Mở rộng mô hình hướng dẫn và đào tạo Bên cạnh sản phẩm thể thao, người tiêu dùng còn quan tâm đến các chương trình hướng dẫn tập luyện. Trên thực tế, doanh số bán hàng của nhiều nhà bán lẻ đã tăng trưởng đáng kể nhờ phát triển mô hình hướng dẫn và đào tạo. Phần đông khách hàng thích một mô hình có sự kết hợp giữa tập luyện trực tuyến và trực tiếp, doanh nghiệp có thể cân nhắc hình thức này. Mở rộng mô hình hướng dẫn tập luyện để tạo hứng thú cho người tiêu dùng 5. Tăng cường kênh bán hàng trực tuyến Bán hàng trực tuyến đã mang về cho các chuỗi bán lẻ đồ thể thao mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với việc chỉ bán tại cửa hàng. Không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, bán hàng trực tuyến còn là cách để đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Muốn tối ưu doanh số, nhà bán lẻ nên tận dụng các nền tảng bán lẻ trực tuyến như website, mạng xã hội hay thương mại điện tử. Kênh bán hàng trực tuyến giúp mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu 6. Tập trung phát triển truyền thông bằng KOL KOL Marketing là việc sử dụng KOL – những người có sức ảnh hưởng, để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp thị qua KOL có thể làm tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó tăng khả năng chuyển đổi. Với hiệu quả đem lại, truyền thông bằng KOL đang rất được ưa chuộng trong ngành bán lẻ và ngành hàng đồ thể thao cũng không phải là ngoại lệ. KOL Marketing giúp tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả 7. Tiếp tục đầu tư vào cửa hàng bán lẻ Sự bùng nổ của mua sắm online đã khiến nhiều nhà bán lẻ tập trung phát triển kênh bán hàng trực tuyến mà bỏ qua chuỗi bán lẻ đồ thể thao truyền thống. Tuy nhiên, đây được xem là chiến lược khá sai lầm, đặc biệt là trong xu hướng phát triển bán lẻ đa kênh như hiện nay. Cửa hàng bán lẻ cho phép khách hàng trải nghiệm thực tế sản phẩm Bán lẻ truyền thống sở hữu những ưu điểm mà bán lẻ trực tuyến không có được, cụ thể là về khả năng trải nghiệm sản phẩm. Chính vì vậy, ngoài các kênh bán hàng trực tuyến, nhà bán lẻ vẫn nên có sự đầu tư cho cửa hàng vật lý. 8. Đa dạng chuỗi cung ứng Trước đây, các cửa hàng bán lẻ thường có chuỗi cung ứng rất ngắn, nhà bán phải dự đoán số lượng sản phẩm bán ra rồi mới đặt hàng nhà cung cấp. Việc này gây ra khá nhiều vấn đề bất cập, đẩy nhà bán vào thế bị động. Muốn nguồn cung ổn định, nhà bán lẻ cần đa dạng chuỗi cung cấp hàng hoá, trở thành một phần hoặc thiết lập chuỗi cung ứng riêng. Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện để quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao, được cung cấp bởi LBC International. Phần mềm được tích hợp các tính năng ưu việt, cho phép nhà quản trị quản lý danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, danh sách khách hàng và hiệu suất làm việc của nhân viên. Retail Pro Prism giúp đồng bộ và chuyên nghiệp hoá hệ thống quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao Retail Pro Prism được tin dùng bởi các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ uy tín trên thế giới, phù hợp cho nhiều quy mô hệ thống và ngành hàng khác nhau. Với những ưu điểm vượt trội, đây là sản phẩm mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi muốn xây dựng hệ thống bán lẻ đồng bộ và chuyên nghiệp. Muốn có được thành công khi kinh doanh chuỗi bán lẻ đồ thể thao, nhà quản trị phải luôn nắm bắt và cập nhật xu thế thị trường. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản trị bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.