#doanh nghiệp bán lẻ

Tầm quan trọng của doanh nghiệp bền vững

12/01/2021 • lbc

Khi doanh nghiệp quan tâm đến phát triển bền vững là đang hướng đến sự thịnh vượng dài hạn trong tương lai đồng thời cố gắng hoàn thành tốt các trách nhiệm xã hội. Điều đó mang đến cho khách hàng lòng tin cũng như thiện cảm về doanh nghiệp. Cùng LBC International tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của một doanh nghiệp bền vững nhé! Chú trọng xây dựng doanh nghiệp bền vững là hướng đến sự thịnh vượng trong dài hạn 1. Doanh nghiệp bền vững là gì? Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp bền vững không còn quá xa lạ. Bền vững là cụm từ chỉ sự kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại của nhưng không để lại hậu quả trong tương lai. Doanh nghiệp bền vững là mang đến lợi ích kinh tế, đảm bảo trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng doanh nghiệp bền vững ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, thậm chí coi đó là một phần trách nhiệm mình cần phải làm trong quá trình kinh doanh. Ba trụ cột lớn nhất để xây dựng một doanh nghiệp bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Khách hàng ngày nay quan tâm nhiều đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Xây dựng doanh nghiệp bền vững là xu hướng và trách nhiệm trong hiện tại và cả tương lai >> Xem thêm: 5 cách giúp doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn 2. Ba trụ cột lớn của phát triển bền vững 2.1. Kinh tế Doanh nghiệp bán lẻ bền vững không phải tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận. Mặc dù mọi sự kinh doanh đều hướng đến mục tiêu có lãi nhưng nó cần cân bằng với vấn đề đạo đức và môi trường. Nhà quản trị không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến khách hàng, xã hội và các đối tác. Trụ cột kinh tế được coi là yếu tố tác động trực tiếp đến cách thức quản trị doanh nghiệp mà cụ thể hơn là quản trị các rủi ro. Mọi sự quyết định của doanh nghiệp đều hướng đến các lợi ích lâu dài về danh tiếng thay vì các mục tiêu kinh tế ngắn hạn trước mắt. Điều đó đòi hỏi nhà quản trị cần có tầm nhìn sâu rộng. Trụ cột này càng được “đào sâu”, càng được quan tâm và thực hiện tốt thì doanh nghiệp càng vững chắc trên thị trường và là nền móng chắc chắn để phát triển doanh nghiệp thịnh vượng. Cân bằng giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội là ưu tiên cốt lõi của doanh nghiệp bền vững 2.2. Xã hội Trụ cột thứ hai mà doanh nghiệp cần quan tâm phát triển là xã hội, chính là nhận được sự đồng thuận ủng hộ từ nhân viên, các bên liên quan và cộng đồng. Nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, họ không chỉ là hình ảnh, không chỉ đóng góp sức lực để tạo nên doanh nghiệp phát triển phồn thịnh mà cũng là một nguồn truyền thông của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán lẻ bền vững quan tâm nhiều đến đối xử công bằng giữa các nhân viên, đãi ngộ nhân viên tốt, tạo điều kiện và khuyến khích họ thể hiện tối đa năng lực của mình. Trách nhiệm xã hội thể hiện ở chỗ: “Khi nâng cao đời sống của mỗi nhân viên, đời sống toàn xã hội sẽ được cải thiện”. Một doanh nghiệp phát triển tốt trụ cột này không những thu hút được nhân tài, phát triển bền vững trên cơ sở con người mà còn tạo dựng được hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng. 2.3. Môi trường Những tác động xấu từ việc sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất khiến chúng ta phải chứng kiến sự nổi giận của mẹ thiên nhiên với tần suất thiên tai ngày càng nhiều. Toàn cầu đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường cần cải thiện: bảo vệ rừng, động vật hoang dã, giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không khí,... Đây được coi là trụ cột quan trọng nhất và là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp ở bối cảnh hiện tại. Các doanh nghiệp bán lẻ bền vững tập trung vào môi trường luôn nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía cộng đồng và gây dựng được hình ảnh, danh tiếng rất tích cực. Họ luôn nỗ lực để sáng tạo các biện pháp, các công nghệ “xanh” hơn, thân thiện hơn với môi trường. Họ cũng nỗ lực giảm thiểu rác thải carbon và túi nilon, vật liệu nhựa,... hay sử dụng nhiên liệu thiên nhiên thay vì dầu mỏ, khí đốt,... Doanh nghiệp bền vững cần quan tâm phát triển cả 3 trụ cột bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường 3. Tại sao tính bền vững của doanh nghiệp lại quan trọng? Đúng như cái tên của nó, sự bền vững tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, mà trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Bởi chúng giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh tích cực và danh tiếng lâu dài mà không tốn quá nhiều chi phí cho quảng cáo, truyền thông. Khách hàng ưa thích những doanh nghiệp bền vững không chỉ vì những đóng góp tích cực mà họ còn nhận thấy được sự quan tâm, trân trọng thật sự mà doanh nghiệp dành cho mình chứ không phải chỉ thông qua những lời quảng cáo nói suông. Sự ủng hộ của khách hàng là cơ sở tối quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Có thể nói, xây dựng doanh nghiệp bền vững hiện nay đang trở thành xu hướng toàn cầu. Không những có tác động tích cực ngay thời điểm hiện tại về hình ảnh, danh tiếng, đảm bảo sự phát triển thịnh vượng của doanh nghiệp mà còn là tác động đến sự phát triển của những thế hệ mai sau. Riêng đối với các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững.

5 làn sóng công nghệ bán lẻ nổi bật nhất 2020

31/10/2020 • lbc

Những công nghệ mới ra đời mở ra những cơ hội trong lĩnh vực bán lẻ. Việc áp dụng công nghệ vào hệ thống quản lý bán lẻ là một việc làm bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn hội nhập vào xu thế toàn cầu. Vậy công nghệ đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bán lẻ thế nào? Những xu hướng nào đang được ưa chuộng? Cùng LBC International tìm hiểu ngay sau đây nhé! Công nghệ tác động tích cực lên hoạt động quản lý bán lẻ 1. Hệ sinh thái bán lẻ Đối với doanh nghiệp bán lẻ, muốn thành công bạn phải xây dựng một hệ sinh thái hiệu quả, bao gồm các phần mềm kế toán, quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), hệ thống thanh toán (POS), hệ thống thương mại điện tử,... Hệ sinh thái càng đa dạng và được đồng bộ tốt thì hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Khi công nghệ phát triển, kỳ vọng của khách hàng tăng lên, hệ sinh thái của bạn sẽ phải tiếp tục phát triển và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bạn cũng cần quan tâm đến sự phối kết hợp các yếu tố này để việc vận hành suôn sẻ và quản lý bán lẻ hiệu quả hơn. Hệ sinh thái bán lẻ hiệu quả sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp 2. Thương mại tự động (A - Commerce) Con người ngày nay luôn muốn tự động hóa mọi thứ, kể cả quá trình mua hàng. Thương mại tự động (A – Commerce) là việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình mua hàng, mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Thương mại tự động đang phát triển mạnh mẽ 2.1. Mua hàng tự động Đối với những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, thật phiền phức cho cá nhân khi họ luôn định kỳ mua sản phẩm nhưng phải mất công đi mua hay thao tác trên các trang thương mại điện tử. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể tận dụng điều này, phát triển mô hình mua hàng tự động để tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình bán hàng dựa trên đăng ký, định kỳ cung ứng sản phẩm cho khách hàng để cuộc sống của họ thoải mái hơn. 2.2. Marketing tự động Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng những công cụ để thu thập, phân tích hành vi của từng khách hàng để marketing tự động đến từng đối tượng đó. Những khách hàng có hành vi khác nhau sẽ nhận được những thông điệp khác nhau. Sự cá nhân hóa khách hàng theo hướng này đang ngày càng tỏ ra hiệu quả và phát huy tác dụng mạnh mẽ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiếp thị đúng theo mong muốn, nhu cầu của từng khách hàng từ đó gia tăng tỷ lệ mua hàng. 2.3. Quy trình tự động Một số quy trình được tự động hóa trong quá trình mua hàng như: tự động xác minh ID khách hàng, tự động đặt lại đơn hàng với mặt hàng lưu trữ kho thấp, tự động cập nhật lượng hàng tồn kho khi khách mua sản phẩm,... Những hoạt động này không chỉ khiến hoạt động kinh doanh và cung ứng sản phẩm diễn ra trơn tru hơn mà còn giúp làm tăng sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp. 3. Nền tảng tập trung vào tương tác ảo với khách hàng Các chiến lược tương tác ảo giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng tốt hơn Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng mặt của các nền tảng tương tác ảo trong mùa đại dịch cho chúng ta thấy nhu cầu tương tác của con người luôn mạnh mẽ. Con người hiện đại ngày càng ưa thích sự nhanh chóng, tiện lợi. Điều này đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ cần tìm cách tăng cường tương tác với khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh. Tập trung vào tương tác ảo với khách hàng cho phép doanh nghiệp tăng thời gian tiếp xúc với khách hàng, dễ dàng tạo được thiện cảm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Hơn nữa, khi khách hàng được thỏa mãn tốt, khả năng rất cao họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 4. Thanh toán không tiếp xúc (một chạm) Thanh toán không tiếp xúc hiện nay không còn xa lạ nữa. Nhiều mô hình được triển khai như ví điện tử, quét QR code,… mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Một số cái tên điển hình ở Việt Nam như Momo, Zalo Pay, VNpay, Airpay, Viettel Pay hay các ứng dụng Smart Banking của ngân hàng. Đại dịch vừa qua đã đẩy nhanh sự phát triển của thanh toán không tiếp xúc vì tính an toàn mà nó mang lại. Doanh nghiệp bán lẻ muốn phát triển trong thời kỳ mới không thể bỏ qua xu hướng này. Chưa kể tại Việt Nam, khi sử dụng các ví điện tử, quét mã QR, khách hàng nhận được khá nhiều ưu đãi, từ đó họ trở nên ưa thích loại hình thanh toán này hơn. Thanh toán không chạm đang trở thành xu hướng toàn cầu 5. Nền tảng quản lý và thực hiện đơn hàng Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, nền tảng quản lý và thực hiện đơn hàng là yếu tố quan trọng tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, đặc biệt là các mặt hàng đặc thù như đồ tươi sống, hoa quả, gas,… Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán ngày càng được cải thiện và đồng đều, thì yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp bán lẻ chính là tốc độ và tính linh hoạt trong việc thực hiện đơn hàng. Điều này liên quan chặt chẽ đến hoạt động logistics của doanh nghiệp, bao gồm năng lực quản lý kho hàng và thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng. Việc tự triển khai hoạt động logistics cho phép bạn chủ động hơn và khả năng thỏa mãn khách hàng cũng cao hơn, thế nhưng lại tốn kém nhiều chi phí và nguồn lực quản lý. Dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc nên tự triển khai logistics hay thuê ngoài và nếu thuê thì thuê những đơn vị nào để tối ưu cả về chi phí và khả năng đáp ứng khách hàng thông qua thực hiện đơn hàng hiệu quả nhất. Nền tảng quản lý và thực hiện đơn hàng cần gắn liền với logistics Trong tương lai sẽ có thêm nhiều xu hướng công nghệ bán lẻ được phát triển. Tuy nhiên, để lựa chọn và áp dụng đúng xu hướng vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ cần phải nhìn thực tế vào tình hình doanh nghiệp để có thể khai thác tối đa hiệu quả công nghệ mang lại.