Năm 2023, thị trường bán lẻ bắt đầu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trực thuộc ngành. Đồ thể thao là một trong những ngành hàng bán lẻ có bước tiến lớn nhờ xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nhu cầu tăng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải cải tổ hệ thống bán hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường tiêu dùng đồ thể thao và cách quản trị cửa hàng bán lẻ hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh. Bài viết liên quan: Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ cho ngành thời trang 2023 Xu hướng ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ trong năm mới Tăng doanh số với việc áp dụng thanh toán credit card cho cửa hàng bán lẻ Nắm vững xu hướng ngành để quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả hơn 1. Tình hình chung của thị trường bán lẻ trong năm 2022 – 2023 Tình hình kinh doanh của ngành bán lẻ trong năm 2022 đã có nhiều khởi sắc so với năm 2021, chính sự phục hồi chung của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho ngành bán lẻ tăng trưởng trở lại. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hoá cùng doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đã tăng 15% do với năm 2019 – thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid – 19. Thị trường bán lẻ bắt đầu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ Thị trường phục hồi kéo theo nhiều xu hướng trong quản trị cửa hàng bán lẻ. Để đạt được mức doanh thu như mong đợi, các nhà bán lẻ đã áp dụng nhiều phương thức nhằm tăng sức mua, đẩy hàng tồn kho và khai thác tối đa lợi thế kinh doanh. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá và tặng quà, nhà bán còn tích cực mở rộng kênh bán hàng. Thực tế cho thấy, bán hàng đa kênh mang về doanh thu cao hơn so với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay chỉ bán hàng online. Trong số các kênh bán hàng trực tuyến thì sàn thương mại điện tử vẫn được ưa chuộng hơn cả, tiếp đến là Facebook, website và Tiktok Shop. Ngành bán lẻ đồ thể thao hứa hẹn là thị trường đầy tiềm năng Phần lớn nhà bán lẻ có doanh thu tăng trưởng trong năm 2022 thuộc nhóm lĩnh vực thời trang – phụ kiện, tạp hoá – siêu thị mini, mỹ phẩm, thể thao và đồ chơi. Ngược lại, các nhóm ngành đồ sinh hoạt, gia dụng, thuốc, thực phẩm chức năng, đồ mẹ và bé ghi nhận mức doanh thu giảm sút. Có thể thấy, tiềm năng ngành bán lẻ đồ thể thao đang cực kỳ lớn và thị trường bán lẻ vẫn luôn là “mảnh đất màu mỡ” để các doanh nghiệp khai thác. 2. Xu hướng tiêu dùng đồ thể thao Ngày nay, mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, tập luyện trở thành ưu tiên hàng đầu. Mordor Intelligence dự đoán, thị trường sản phẩm thể thao toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm là 6,54 % trong giai đoạn 2022 – 2027. Trước đó, thị trường trang phục và dụng cụ fitness, gym, yoga đã tăng chóng mặt từ năm 2019. Riêng trang phục tập luyện có doanh số cực cao nhờ sự phổ biến của các môn thể thao và nhận thức về sức khoẻ của người tiêu dùng. Ngành hàng đồ thể thao được quan tâm nhiều hơn Với mong muốn nâng cao sức khoẻ, tạo lối sống năng động cùng vẻ ngoài cân đối, người tiêu dùng dần xem tập luyện thể dục – thể thao như một thói quen hàng ngày. Những môn thể thao mới như múa cột, yoga bay hay pilates xuất hiện và khuấy đảo giới trẻ. Điều này đã tạo động lực cho thị trường tăng trưởng, tăng nhu cầu về các sản phẩm thể thao cũng đồng nghĩa với việc cần cải tiến hệ thống quản trị cửa hàng bán lẻ. Thói quen tập luyện và lối sống năng động tạo điều kiện cho thị trường đồ thể thao phát triển Các tính năng nâng cao được tích hợp (kiểm soát nhiệt độ, điều hoà độ ẩm, ngăn chấn thương…) khiến nhiều người tiêu dùng lựa chọn đồ thể thao làm trang phục hàng ngày. Tính thời trang trong trang phục thể thao được chú trọng nhiều hơn, bằng chứng là sự kết hợp của các nhà mốt Adidas x Gucci, Adidas x Balenciaga… Từ đây, thị trường đồ thể thao xa xỉ dần gây sự chú ý, là sự giao thoa của thời trang, tính sang trọng và tinh thần thể thao. Ngoài ra, thị trường tiêu dùng đồ thể thao năm 2023 còn là cuộc chơi của xu hướng mua sắm trực tuyến và bán hàng đa kênh. Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, nhà bán lẻ tiếp tục cập nhật các công nghệ mới trong kinh doanh trực tuyến nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm, thu hút và giữ chân khách hàng. Mua sắm trực tuyến và bán hàng đa kênh tiếp tục “gây bão" trong năm nay Các đơn vị bán đồ thể thao có thể tăng cường các công cụ chuyển đổi số, phân tích dữ liệu để tối ưu trải nghiệm khách hàng trước khi tiến đến bán hàng đa kênh. Ngày nay, live shopping và livestreaming đã trở thành xu hướng, không chỉ để giải trí mà còn phục vụ việc mua sắm, bán hàng, quảng bá, KOLs giới thiệu sản phẩm… Tỷ lệ chuyển đổi trên các nền tảng này có thể cao gấp 3 – 5 lần so với thương mại điện tử. 3. Quản trị cửa hàng kinh doanh bán lẻ đồ thể thao một cách đồng bộ Retail Pro Prism là giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Với các tính năng tiêu biểu như: quản trị hoạt động chuỗi cửa hàng, quản lý danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, hiệu suất làm việc của nhân sự, lịch sử mua hàng, danh sách khách hàng trung thành… Retail Pro Prism là công cụ quản lý bán lẻ toàn diện nhất hiện nay. Retail Pro Prism giúp quản trị cửa hàng bán lẻ toàn diện và đồng bộ Sản phẩm của LBC International được tin dùng bởi các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ uy tín trên thế giới. Những tên tuổi lớn trong ngành như Typo, Piaget, N&M, Nike, Muji hay Mango đã và đang là đối tác chiến lược của chúng tôi. Những giá trị thật mà Retail Pro Prism mang lại hứa hẹn sẽ giúp thương hiệu kết nối tốt hơn với khách hàng của mình. Với những bước tiến lớn, thị trường bán lẻ đồ thể thao là “mảnh đất” đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về xu thế thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm 2023. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về các công cụ quản trị cửa hàng bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Trong kinh doanh, lựa chọn được đối tác phù hợp và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp là điều mà các doanh nghiệp luôn hướng tới. Ngành bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ, đối tác đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm đối tác kinh doanh ngành bán lẻ có phần đặc thù hơn so với các ngành khác. Để hiểu thêm về tiêu chí lựa chọn đối tác win - win của ngành bán lẻ, bạn có thể theo dõi bài viết sau của LBC International. Bài viết liên quan: Cách tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng cho mùa cao điểm cuối năm Tạo động lực cho nhân sự trong mùa cuối năm và khởi động mùa mới Doanh nghiệp đã biết cách kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn? Áp dụng các mẹo nhỏ để tìm kiếm đối tác kinh doanh ngành bán lẻ 1. Xác định đối tác của bạn là ai và như thế nào Đối tác là mối quan hệ làm việc, cộng tác giữa các cá nhân hoặc các tổ chức, cùng tham gia, xây dựng và phát triển nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Việc lựa chọn đối tác kinh doanh ngành bán lẻ phải dựa trên một số tiêu chí nhất định. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là mục tiêu khi hợp tác, bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Việc hợp tác không chỉ dừng ở “đôi bên cùng có lợi” mà doanh nghiệp bạn cũng phải đạt được những lợi ích mang tính chiến lược. Các bên tham gia phải có sự thống nhất về mục tiêu hợp tác Các tiêu chí cơ bản để đánh giá đối tác có phù hợp hay không gồm có: tầm nhìn chiến lược, văn hoá doanh nghiệp, tình hình tài chính, rủi ro tiềm ẩn khi hợp tác… Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra thêm những tiêu chí nhỏ hơn để sàng lọc. Mối quan hệ hợp tác sẽ được ràng buộc bởi một hợp đồng pháp lý, trong đó có những điều khoản liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia. Việc hợp tác có thể tiến hành trên một hay nhiều mảng, tùy vào năng lực Một điều quan trọng nữa khi lựa chọn đối tác hợp tác là phân biệt rõ các nhóm đối tác. Ví dụ, trong hợp tác bán lẻ, 2 doanh nghiệp có thể cùng nhau xây dựng chiến lược bán hàng, quảng cáo sản phẩm, tạo dựng thương hiệu hoặc cả 3. Tuỳ vào năng lực và mục tiêu mà 2 doanh nghiệp sẽ chọn hợp tác trong một hay nhiều mảng. 2. Những mẹo tìm kiếm đối tác win – win cho doanh nghiệp bán lẻ Tìm kiếm đối tác chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là trong ngành bán lẻ. Để tìm được đối tác tiềm năng cho doanh nghiệp mình, bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau: Trở thành khách hàng Đây là phương thức hiệu quả nếu bạn muốn tiếp cập với đối tác là một doanh nghiệp địa phương. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xây dựng mối quan hệ với nhà quản trị, tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của họ. Khi quan hệ đôi bên đủ tốt, việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Sử dụng dịch vụ của đối tác tương lai nhằm xây dựng mối quan hệ Tham gia và tận dụng triệt để các event, workshop đa lĩnh vực Event, workshop là những môi trường tuyệt vời giúp bạn tìm kiếm đối tác kinh doanh ngành bán lẻ. Thông qua những buổi gặp mặt như thế này, bạn có thể làm quen với những cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, có cùng định hướng phát triển với bạn. Gặp gỡ đối tác tiềm năng thông qua các buổi workshop Chuẩn bị sẵn các điều khoản và tiêu chí Việc lựa chọn đối tác sẽ rất khó khăn nếu bạn không biết mình đang cần gì ở người sắp hợp tác. Do đó, trước khi bắt tay vào việc tìm kiếm bạn phải hoạch định rõ những tiêu chí cần có ở đối tác cũng như các nghĩa vụ và trách nhiệm trong quá trình hợp tác. Vạch rõ các tiêu chí cần có ở đối tác Thử nghiệm, so sánh để đưa ra đánh giá Trước khi ký kết hợp đồng hợp tác với đối tác kinh doanh ngành bán lẻ, bạn cần có những thử nghiệm. Kết quả từ cuộc thử nghiệm sẽ giúp bạn đánh giá đối phương có phải là đối tác tiềm năng hay không. Thực hiện các thử nghiệm để chọn ra đối tác phù hợp nhất Trong trường hợp có nhiều sự lựa chọn, bạn có thể so sánh được đơn vị nào mới thực sự phù hợp với doanh nghiệp của mình. Ví dụ, để ký hợp đồng phân phối dài hạn với một cửa hàng, bạn nên cho bán thử nghiệm sản phẩm trước. Tận dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp Các phần mềm quản trị hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý và điều hành doanh nghiệp bán lẻ. Thông qua số liệu thống kê từ phần mềm, bạn có thể biết được tình hình thực tế và triển vọng kinh doanh của một doanh nghiệp hay một cửa hàng. Đồng thời, phần mềm quản trị cũng sẽ theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên và lượng khách hàng thường xuyên tại đó. Đây là những cơ sở quan trọng để lựa chọn đối tác kinh doanh. Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho việc quản trị cửa hàng và tìm kiếm đối tác Retail Pro Prism là công cụ quản trị cửa hàng bán lẻ, được các doanh nghiệp trong ngành tin dùng. Sản phẩm sở hữu các tính năng cần thiết cho ngành bán lẻ, bao gồm: quản lý số lượng sản phẩm, hàng tồn kho, đơn hàng đang vận chuyển, quản lý nhân sự, chăm sóc và giữ chân khách hàng trung thành. Thông qua những tính năng này, doanh nghiệp có thể quản trị hệ thống bán lẻ một cách toàn diện, làm căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển và tìm kiếm đối tác tiềm năng. Một đối tác phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra, phát triển nhanh chóng và bền vững. Mong rằng những mẹo nhỏ được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm được đối tác kinh doanh ngành bán lẻ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản trị bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.