Đại dịch COVID-19 đã tác động và làm thay đổi hành vi khách hàng khi mua sắm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến bán lẻ truyền thống. Nhưng đây cũng tạo tiền đề cho bán lẻ trực tuyến bùng nổ nhanh chóng, khi mà người tiêu dùng lựa chọn cách mua sắm an toàn và tiện lợi. Cùng LBC International điểm qua 5 xu hướng bán lẻ nổi bật nhất trong năm 2021 nhé!
>> Xem thêm: 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu COVID-19
Đâu là những xu hướng bán lẻ nổi bật trong năm 2021?
1. Omnichannel – Trực tuyến là ngoại tuyến, ngoại tuyến là trực tuyến
Omni-Channel – Bán lẻ đa kênh hay thương mại đa kênh là cách tiếp cận đa kênh tập trung chủ yếu vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến liền mạch cho khách hàng từ thiết bị di động, laptop hay từ một cửa hàng truyền thống.
Omni-Channel được kết hợp bởi nhiều xu hướng khác nhau như AI, robot, IoT, thực tế mở rộng (XR), thực tế ảo/thực tế tăng cường (AR). Việc kết hợp công nghệ giúp mang tiện ích hiện đại của thương mại điện tử đến các cửa hàng ngoại tuyến. Đồng thời cung cấp trải nghiệm phong phú khi khách hàng mua sắm trực tuyến, tương tự như mua đồ tại các cửa hàng truyền thống.
Hiện nay, một số sáng kiến nổi bật trong việc áp dụng Omni-Channel trong quản lý bán lẻ của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: cửa hàng không thu ngân sử dụng công nghệ Just Walk Out của Amazon. Hay Walmart – đối thủ của Amazon cho phép khách hàng đặt hàng, thanh toán tại cửa hàng và giao hàng đến tận nhà.
Khi hành vi khách hàng thay đổi, họ lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều hơn thì AR cũng được các nhà bán lẻ trực tuyến tận dụng để cung cấp trải nghiệm mua sắm phong phú. Không những thế, AR cũng được triển khai ở những nhà bán lẻ ngoại tuyến nhằm cho phép khách hàng truy vấn thông tin trực tiếp với những món đồ họ thấy trên kệ hàng.
Trong tình hình đại dịch vẫn tiếp diễn, các nhà bán lẻ đang áp dụng các giải pháp công nghệ để giải quyết những vấn đề mua sắm của khách hàng. Có nghĩa là, bán lẻ trực tuyến hay ngoại tuyến đều được hưởng lợi từ sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự thay đổi mô hình hành vi khách hàng hiện nay.
Omni Channel – Xu hướng bán lẻ nổi bật nhất 2021
2. Công nghệ AI ngày càng hỗ trợ khách hàng trong ngành bán lẻ
Bán lẻ big-data do AI điều khiển đã phát triển trong vài năm gần đây. Các nhà bán lẻ dựa vào phân tích số liệu nâng cao để hiểu hành vi khách hàng hơn, từ đó chuẩn bị dự trữ nguồn hàng và thúc đẩy hậu cần hiệu quả. Cùng với sự phát triển, chatbot và trợ lý ảo cũng được sử dụng để tăng cường trải nghiệm của khách hàng.
Trong tình hình đại dịch, các lệnh giãn cách xã hội khiến nhiều người “mắc kẹt” ở nhà, các nhà bán lẻ không thể tìm được khách hàng mới bằng cách lôi kéo họ đến cửa hàng. Đây là lúc các nhà bán lẻ ngoại tuyến nên áp dụng “Tiếp thị AI” để cải thiện tình trạng trên.
Công nghệ AI được sử dụng để xác định lượng thời gian mà khách hàng dành cho các trang mạng xã hội Facebook, Netflix, Zoom,… từ đó chỉ định ngân sách dành cho quảng cáo phù hợp. Tương tự như việc tìm kiếm giọng nói ngày càng phổ biến, AI cũng được sử dụng để thu thập thông tin. Và dựa vào đó, các nhà bán lẻ sẽ thực hiện những thay đổi để phù hợp với hành vi khách hàng.
Công nghệ AI được ứng dụng rộng rãi hơn trong năm 2021
Xem thêm: Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng?
3. Giao hàng tự động
Giao hàng tự động bằng phương tiện tự lái hoặc máy bay không người lái đã được Amazon và Walmart triển khai được một thời gian. Cùng với tình hình đại dịch diễn biến ngày càng phức tạp khiến xu hướng này sẽ phát triển nhiều hơn trong năm 2021.
Mặc dù đặt hàng và giao hàng trực tuyến sẽ hạn chế được sự tiếp xúc, nhưng an toàn vệ sinh tại các đơn vị vận chuyển và mạng lưới giao hàng lại là vấn đề còn lo ngại. Việc sử dụng giao hàng tự động sẽ giảm thiểu những rủi ro trên lại phù hợp với hành vi khách hàng trong đại dịch lẫn hậu dịch, từ đó khiến nhiều nhà bán lẻ chấp nhận và áp dụng những công nghệ mới này.
Trong năm 2021, có thể giao hàng tự động vẫn tập trung vào các giải pháp phương tiện tự lái và máy bay không người lái. Và AI tiếp tục “góp mặt” để tham gia quản lý bán lẻ, định tuyến – di chuyển từ cửa hàng đến nhà người tiêu dùng.
4. Xem, thích và mua
Mua hàng chính hãng thông qua liên kết của những người nổi tiếng, quảng cáo thậm chí là chương trình truyền hình có khả năng sẽ nổi bật hơn trong bối cảnh bán lẻ 2021. Các nhà bán lẻ từ lâu đã khuyến khích những người nổi tiếng hay blogger chia sẻ liên kết hoặc quảng cáo sản phẩm, từ đó các thương hiệu có thể cắt bỏ người trung gian truyền thống và bán hàng trực tiếp cho khách hàng.
Điều này được kích hoạt nhờ sự đổi mới chuỗi cung ứng theo xu hướng áp dụng công nghệ, giúp sản phẩm có thể giao tận nơi, trực tiếp từ nhà sản xuất thông qua đại lý, người có ảnh hưởng, trang web nổi tiếng. Điều này giúp điều hành doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng hơn mà không gặp rắc rối khi mua cổ phiếu hoặc hoàn thành đơn hàng. Ví dụ, thương hiệu Body Shop đã hợp tác thành công mô hình bán hàng trực tiếp do Avon tiên phong.
Xu hướng mới giúp khách hàng mua sản phẩm trực tiếp mà không cần đến trung gian
5. Mua sắm cá nhân hoá
Những “khách quen” khi mua sắm tại các cửa hàng cao cấp sẽ nhận được nhiều ưu đãi và phục vụ mang tính cá nhân hơn những khách hàng thông thường. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ đã giúp mở ra kỷ nguyên cá nhân hoá hoàn toàn mới, cho phép thực hiện trên quy mô lớn, nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.
Công nghệ sẽ được các nhà bán lẻ áp dụng để ghi nhớ thông tin khách hàng, những lần mua hàng trước đây từ đó cung cấp cho nhân viên hành vi khách hàng trước khi họ đến mua sắm. Theo các nhà phân tích tại McKinsey, điều này làm giảm đến 20% chi phí tiếp thị cho các nhà bán lẻ.
Bài viết liên quan: 7 loại khách hàng phổ biến trong bán lẻ và cách tiếp cận họ
Hành vi khách hàng thay đổi, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc đòi hỏi các nhà bán lẻ cũng phải thay đổi để “đón đầu” xu hướng 2021. Lựa chọn công cụ quản lý bán lẻ hiệu quả cũng là nhân tố giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời buổi hậu Covid-19.