Ngành giày dép Việt Nam hiện nay vô cùng sôi động. Năm 2019 Việt Nam tiêu thụ khoảng 190 triệu đôi giày, xuất khẩu ra thế giới hơn 1 tỷ đôi. Giá trị thẩm mỹ và sự thoải mái khi sử dụng ngày càng được khách hàng yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, phần mềm bán lẻ sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả sản phẩm, thị trường và khách hàng. LBC International sẽ chỉ cho bạn những bí quyết để đạt được doanh thu tối đa và nâng tầm thương hiệu.
Ngành hàng giày dép rất sôi động nhưng cũng đòi hỏi những điều kiện khắt khe
1. Đổi mới kích cỡ giày
Thay đổi kích cỡ giày được coi là “chìa khóa” để các doanh nghiệp bán lẻ giày dép đáp ứng cao hơn mức phục vụ và gia tăng sự hài lòng cho khách hàng. Khách hàng sẽ tìm đến bạn nhiều hơn vì biết chắc rằng sẽ tìm được đôi giày vừa chân.
1.1. Mở rộng phạm vi kích thước giày
Hiện nay, hầu hết các cửa hàng bán lẻ giày dép đều có đủ các size giày tiêu chuẩn từ 35 – 42. Thế nhưng điều đó là chưa đủ. Có rất nhiều khách hàng cần size giày nhỏ hơn hay lớn hơn. Bạn cần phải mở rộng phạm vi kích thước giày để không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng và tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp.
1.2. Cung cấp nhiều loại cỡ giày hơn
Bên cạnh cung cấp các size giày tiêu chuẩn, một số cửa hàng đã bổ sung những sai giày một nửa như 36,5; 37,5,… nhằm đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Ngành hàng giày dép đặt sự thoải mái khi vận động lên hàng đầu, và một trong những cách để đạt được điều đó là cung cấp đa dạng cỡ giày hơn ở cỡ ¼: cỡ 36.25; cỡ 37.75;…
1.3. Cung cấp những đôi giày có kích cỡ khác nhau
Theo một nghiên cứu của Waqas Ali – người sáng lập công ty Atoms đã chỉ ra rằng: Trên 70% bàn chân của con người chúng ta không thật sự cùng kích cỡ, thậm chí nhiều người còn chênh lệch từ 0,25 – 0,5 cỡ giày khiến họ cực kỳ khó khăn trong mua hàng. Việc kết hợp các đôi giày khác cỡ giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng nhưng cũng đòi hỏi một phần mềm bán lẻ rất tiến bộ và chặt chẽ, tránh tình trạng hàng hóa bị nhầm lẫn hay không thể kiểm soát.
Đổi mới kích cỡ giày cho phép khách hàng tin tưởng vào trình độ sản xuất và cung ứng của bạn
1.4. Khách hàng có thể mua một chiếc giày
Nếu có thể triển khai được điều này trong quản lý bán lẻ, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm cùng những đánh giá cao về độ chuyên nghiệp từ khách hàng. Trong rất nhiều trường hợp như: người khuyết tật chân, khách hàng bị thất lạc hay hỏng một bên giày, điều mà họ muốn chính là chỉ mua một chiếc giày để không lãng phí chiếc còn lại.
2. Sử dụng máy POS di động
Đặc thù của ngành hàng giày dép là khách hàng sẽ có nhu cầu thử giày tại cửa hàng. Do đó, để nâng cao trình độ phục vụ khách hàng và sự chuyên nghiệp, sử dụng máy POS di động trong quản lý phần mềm bán lẻ là rất cần thiết.
Nếu không có máy POS di động, khi khách hàng yêu cầu thử một sản phẩm khác, bạn phải rời vị trí tư vấn rồi trở lại. Điều này không những gây mất thời gian, công sức mà còn làm gián đoạn quá trình tư vấn cho khách hàng. Máy POS di động giúp khắc phục được cả hai vấn đề đó.
Để nâng cao nghiệp vụ và trình độ phục vụ khách hàng, bạn có thể sử dụng giải pháp Retail Pro Prism được phân phối bởi LBC International. Chúng tôi có thể giúp bạn cải thiện trải nghiệm khách hàng, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động đồng thời nâng cao năng lực doanh nghiệp và hướng đến phát triển vững bền.
>> Xem thêm: 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất
Máy POS hỗ trợ nâng cao trình độ phục vụ khách hàng
3. Đầu tư vào tính bền vững
Vấn đề môi trường giờ đây trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới và giữ gìn màu xanh cho Trái Đất là trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất. Việc đầu tư vào “sản xuất xanh” trên cơ sở không gây tác động xấu cho môi trường, bạn sẽ có được thiện cảm và sự tin tưởng rất lớn từ phía khách hàng. Hãy đầu tư xây dựng doanh nghiệp bền vững và sử dụng phần mềm bán lẻ để quản lý hiệu quả hơn với các biện pháp như:
- Sử dụng giấy, bìa, vải,… để bao bọc giày dép thay vì sử dụng túi nilon
- Tham gia các chương trình tái thiết lập môi trường xanh: Hậu quả của việc sản xuất là sự ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn,… Với các hoạt động như trồng cây, cải tạo nguồn nước, cải thiện đời sống nhân dân xung quanh,… doanh nghiệp sẽ tạo được thiện cảm và sự tin tưởng từ khách hàng.
- Sản xuất giày dép từ vật liệu tái chế. Đây là hình thức sản xuất giày bền vững, không gây ô nhiễm và có tác động tích cực lên môi trường.
Bao bì xanh là vấn đề được quan tâm toàn cầu
4. Xây dựng cộng đồng khách hàng
Không khó để tập hợp “hội những người yêu giày” khi phỏng vấn ngẫu nhiên một vài người. Các thương hiệu lớn như Nike, Adidas,… đã rất thành công khi tạo lập được cộng đồng những khách hàng trung thành. Nhiệm vụ chính của quản lý bán lẻ là xây dựng và kết nối các thành viên trong cộng đồng như cung cấp thông tin, bí quyết, kinh nghiệm; kêu gọi tương tác; tổ chức cuộc thi; dẫn dắt tổ chức các buổi họp mặt,…
Người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm đến giày dép và thương hiệu đồng thời yêu cầu rất cao. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ nguồn lực, đạt tiêu chuẩn chất lượng và có thương hiệu để triển khai xây dựng cộng đồng khách hàng.
Xây dựng cộng đồng khách hàng giúp bạn củng cố thương hiệu
Bán lẻ giày dép tuy có nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro nếu bạn không thể nắm bắt được thị trường. Bạn hãy nắm rõ những bí quyết được LBC International chia sẻ và căn cứ vào tình hình doanh nghiệp để đưa ra chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần một phần mềm bán lẻ hiệu quả để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất.