#Kinh doanh sản phẩm thể thao

Tăng cường trải nghiệm khi truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao

16/03/2023 • lbc

Ngành bán lẻ đang đứng trước những thay đổi trong nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ngành hàng đồ thể thao cũng không phải là ngoại lệ, khách hàng không chỉ trả tiền để mua sản phẩm vật chất thông thường, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua trải nghiệm. Muốn đứng vững trên thị trường, truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao trong tương lai cần hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng. Cùng bài viết sau đây của LBC International tìm hiểu về xu hướng truyền thông trải nghiệm trong ngành bán lẻ đồ thể thao. Bài viết liên quan:  Xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công đón đầu năm 2023 Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành 10 loại trải nghiệm bán lẻ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng Truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao bằng cách tăng trải nghiệm khách hàng 1. Xu hướng truyền thông trải nghiệm cho khách hàng Nhu cầu và thói quen mua sắm đồ thể thao đã thay đổi, đặc biệt là ở nhóm tiêu dùng trẻ. Giờ đây, việc mua hàng trực tuyến hay tại cửa hàng thực không còn quá quan trọng, khách hàng chỉ cần mua được sản phẩm mà mình cần. Nói cách khác, các nhà bán lẻ đang tiếp cận với một thế hệ khách hàng thích trải nghiệm và muốn chia sẻ trải nghiệm cùng cộng đồng. Khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà họ còn mua cả trải nghiệm Trước sự thay đổi nói trên, truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao bắt buộc phải chuyển dịch, người tiêu dùng trở thành chủ thể truyền thông. Một khái niệm hoàn toàn mới ra đời, mang tên là “marketing trải nghiệm”. Trong đó, mọi hình thức và kênh marketing chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nhà bán lẻ nắm bắt được động lực tiêu dùng của khách hàng, đáp ứng và cải thiện nhu cầu trải nghiệm của họ. Truyền thông trải nghiệm chú trọng đến việc xây dựng trải nghiệm khách hàng, khuyến khích khách hàng bày tỏ ý kiến, bình luận và chia sẻ. Đồng thời, các nhà bán lẻ cũng mong muốn khách hàng tham gia cá nhân hoá sản phẩm để nâng cao cảm xúc cá nhân và trải nghiệm khi mua hàng. Nói một cách dễ hiểu, truyền thông trải nghiệm là chiến dịch đề cao tương tác của cá nhân, đưa khách thành vào thế chủ động. Tăng tính cá nhân và khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm Các đơn vị kinh doanh sản phẩm thể thao cần tạo ra các trải nghiệm tích cực để khách hàng nhớ đến thương hiệu và tạo động lực mua hàng sau này. Doanh nghiệp có thể tham khảo 4 hình thức sự kiện phổ biến để thu thập dữ liệu và kết nối với khách hàng dưới đây: Lớp học Nhà bán lẻ nên tổ chức các lớp học nhỏ ngay trong chính khuôn viên cửa hàng. Tại đây, khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm, nhận hướng dẫn sử dụng hoặc các kỹ năng liên quan. Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng thông qua các buổi gặp mặt nhỏ Cửa hàng pop – up Cửa hàng pop – up là mô hình cửa hàng bán lẻ được mở tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, bày bán các sản phẩm liên quan đến một dịp đặc biệt nào đó. Điểm thu hút lớn nhất của loại hình cửa hàng này là tính mới lạ của sản phẩm bày bán. Ngày nay, các cửa hàng pop – up cũng tận dụng tối đa công nghệ hiện đại để thu thập thông tin, phân tích hành vi mua sắm và cá nhân hoá thông điệp của thương hiệu. Sự kiện cộng đồng Sự kiện cộng đồng là một trong những hình thức truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao cực kỳ hiệu quả. Nhà bán lẻ có thể tài trợ cho các sự kiện thể thao mang tính cộng đồng, đặt gian hàng và cho khách hàng dùng thử sản phẩm. Thông qua cách này, nhà bán sẽ tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tài trợ cho các sự kiện thể thao cộng đồng để tăng độ nhận diện thương hiệu Chuỗi sự kiện Chuỗi sự kiện trải nghiệm được tổ chức hàng tuần và hàng tháng sẽ là cơ hội để thương hiệu đến gần hơn với khách hàng của mình. Doanh nghiệp có thể mời diễn giả đến và nói về các chủ đề liên quan đến ngành hàng đang kinh doanh hoặc những vấn đề mà công chúng đang quan tâm. 2. Phân tích chiến lược truyền thông trải nghiệm của Nike Nike là thương hiệu hàng đầu thế giới về thiết kế, sản xuất và kinh doanh các phẩm giày dép, quần áo, phụ kiện thể thao. Các sản phẩm của Nike được phân phối tại nhiều cửa hàng bán lẻ đồ thể thao và được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Để có được thành công này, thương hiệu đã triển khai rất nhiều chiến lược marketing sáng tạo. Những chiến dịch truyền thông mang đậm dấu ấn cảm xúc của Nike Cụ thể, Nike đã thực hiện đầy đủ các chiến lược về sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Trong đó, nổi bật nhật phải kể đến chiến lược marketing cảm xúc (Emotional Marketing): dùng hình ảnh người nổi tiếng, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội và quảng cáo truyền cảm hứng. Thông qua marketing cảm xúc, Nike đã tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó thuyết phục khách ra quyết định mua hàng. Quảng cáo là phần được Nike đầu tư nhiều nhất, hãng tài trợ cho các câu lạc bộ, vận động viên nhằm tạo mức độ phủ sóng rộng khắp. TVC của Nike thường đánh vào yếu tố cảm xúc, động viên mọi người không ngừng cố gắng, vượt qua nghịch cảnh để vươn đến thành công. Nhãn hàng còn kết hợp với những vận động viên xuất sắc trong bộ môn thể thao mà họ đại diện, chẳng hạn như LeBron James (bóng rổ), Cristiano Ronaldo (bóng đá), Rafael Nadal (quần vợt)… Kết hợp cùng những tên tuổi lớn trong giới thể thao Để tăng hiệu quả truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao và quảng cáo, Nike đã dần cắt giảm ngân sách cho quảng cáo truyền thống, thử nghiệm việc hiện diện trên mạng xã hội. Đến nay, Nike nằm trong top doanh nghiệp xã hội lớn nhất thế giới, vượt cả Google, Instagram và Pinterest. Ngoài ra, thương hiệu đồ thể thao này còn tích cực tài trợ cho các giải thi đấu thể thao lớn để gia tăng độ nhận diện. 3. Kết hợp quản lý hiệu quả bằng Retail Pro Prism từ LBC International Retail Pro Prism là giải pháp quản trị toàn diện cho ngành bán lẻ, phù hợp cho nhiều quy mô và ngành hàng khác nhau. Phần mềm của LBC International được trang bị các tính năng ưu việt, giúp quản trị chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao dễ dàng và hiệu quả hơn. Retail Pro Prism giúp quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao nhanh chóng và hiệu quả Với Retail Pro Prism, nhà quản trị có thể quản lý điểm bán hàng (POS), danh mục sản phẩm, số lượng hàng tồn kho, danh sách khách hàng và hiệu suất nhân viên trên cùng một nền tảng. Đặc biệt, phần mềm còn hỗ trợ nhà bán lẻ xây dựng chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng thông qua dữ liệu thu thập được. Ứng dụng marketing trải nghiệm trong truyền thông chuỗi bán lẻ đồ thể thao là chiến lược phù hợp với xu hướng hiện nay. Muốn có được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuyển đổi ngay từ bây giờ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về về phần mềm quản trị ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.