#cửa hàng bán lẻ

“Bỏ túi” 4 phương pháp quản lý cửa hàng bán lẻ siêu hiệu quả

17/03/2023 • lbc

Đặc thù của ngành bán lẻ là số lượng hàng hoá lớn và lượng khách hàng gia tăng theo thời gian. Một quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ khoa học sẽ giúp tối ưu hiệu quả vận hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, việc quản lý tốt còn giúp doanh nghiệp phòng tránh được những rủi ro không đáng có. Cùng LBC International tìm hiểu về tầm quan trọng của khâu quản trị cửa hàng và những phương thức quản lý bán lẻ hiệu quả nhất hiện nay. Bài viết liên quan:  Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Quản lý gian hàng và phòng tránh thất thoát hàng hoá vì trộm vặt Ưu điểm vượt trội của RFID trong quản lý bán lẻ và tồn kho Nâng cao hiệu quả vận hành nhờ quản lý cửa hàng bán lẻ khoa học 1. Các khâu quan trọng trong quản lý cửa hàng bán lẻ Quản lý cửa hàng bán lẻ là tổng hợp của nhiều công việc, kỹ năng và nghiệp vụ khác nhau. Muốn đảm bảo hiệu quả, việc quản lý phải được phân thành các đầu mục riêng biệt và có quy trình quản trị cửa hàng bài bản, khoa học. Quản lý sản phẩm Quản lý sản phẩm là việc thống kê, quản lý thông tin sản phẩm theo số lượng, ngày nhập và mã vạch. Nếu quản trị tốt khâu này, nhà bán lẻ sẽ hạn chế được tình trạng thất thoát hàng hoá, tránh hàng lỗi, hàng hết hạn. Làm tốt khâu quản lý sản phẩm sẽ giảm thiểu được tình trạng thất thoát hàng hoá Quản lý kho hàng Quản lý kho hàng là khâu phân loại hàng hoá, sắp xếp kho để thuận tiện cho việc theo dõi, tránh nguy cơ thừa hoặc thiếu hụt hàng. Bên cạnh đó, quản lý kho hàng còn giúp nhà quản trị đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố phát sinh. Quản lý nhân sự Đối với những hệ thống bán lẻ có lượng nhân sự lớn, nhân viên sẽ được phân việc theo ca. Lúc này, người quản lý cửa hàng bán lẻ sẽ có nhiệm vụ phân ca làm việc cho nhân viên, đặt KPI, đánh giá hiệu suất công việc, đào tạo và xây dựng lộ trình phát triển. Nhà bán lẻ cần đầu tư vào khâu quản lý nhân sự để tối ưu hiệu suất làm việc Quản lý khách hàng Quản lý khách hàng là một trong những khâu quan trọng nhất khi quản lý bán lẻ, bao gồm việc quản trị thông tin khách hàng, phân tích và lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông qua việc quản lý dữ liệu khách hàng, nhà bán lẻ có thể theo dõi hoạt động kinh doanh của cửa hàng và xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng. 2. Việc quản lý cửa hàng bán lẻ có tầm quan trọng như thế nào? Quản lý cửa hàng là công việc mang tính hệ thống, ảnh hưởng đến mọi quy trình và công đoạn trong hoạt động kinh doanh. Đối tượng quản trị không chỉ là hàng hoá và nhân sự mà còn là những giá trị vô hình như thương hiệu, nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm, cửa hàng… Nói cách khác, việc quản trị cửa hàng bán lẻ có vai trò cực kỳ quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư đúng mức. Nhà bán lẻ nên đầu tư xây dựng hệ thống quản trị cửa hàng Nếu quản lý tốt, nhà quản trị sẽ tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh, tránh thất thoát hàng hoá, đánh giá đúng năng suất làm việc và mức độ hiệu quả trong phương thức tiếp thị, bán hàng. Ngoài ra, quản trị cửa hàng còn giúp ích cho việc xây dựng định hướng tương lai, tạo giải pháp để giải quyết vấn đề. 3. Bốn phương pháp quản lý cửa hàng siêu hiệu quả Để nâng cao hiệu quả quản trị và đảm bảo các yêu cầu khác nhau, nhà bán lẻ cần tìm cho mình một cách quản lý cửa hàng phù hợp. Hiện nay, có 4 phương pháp quản trị cửa hàng phổ biến sau: Quản lý bằng sổ sách Quản lý bằng sổ sách là cách quản trị cửa hàng truyền thống và được nhiều người áp dụng. Muốn kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của cửa hàng và số lượng hàng hoá, nhà bán lẻ nên ghi chép có quy tắc, phân chia các mục theo từng cột, từng hàng khác nhau và có ký hiệu riêng biệt. Phương pháp quản lý truyền thống bằng sổ sách vẫn được nhiều đơn vị áp dụng Tuy nhiên, việc quản lý cửa hàng bán lẻ bằng sổ sách cũng tồn tại khá nhiều hạn chế. Với cách này, việc thống kê và theo dõi sẽ khó khăn hơn, chi phí lớn và tiềm ẩn nguy cơ thất lạc sổ sách. Đồng thời, nhà bán lẻ sẽ phải kiểm kê sổ sách định kỳ theo từng tuần hoặc từng tháng. Quản lý bằng Excel Excel là công cụ miễn phí, giúp nhà bán lẻ tối ưu khâu quản lý cửa hàng so với sổ sách truyền thống. Excel được trang bị các hàm tính dùng cho việc tính toán, lưu trữ số liệu, nhờ đó rút ngắn thời gian và công sức cho nhà quản trị. Công cụ này có thể dùng cho nhiều quy mô cửa hàng khác nhau, kể cả những chuỗi cửa hàng lớn. Tuy vậy, Excel cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và kiến thức của người nhập liệu. Các hàm tính có sẵn trong Excel giúp việc quản lý dễ dàng và nhanh chóng hơn Quản lý bằng camera Phương pháp quản lý cửa hàng bằng camera phù hợp cho những nhà quản trị không thể ở điểm bán hàng thường xuyên. Với phương pháp này, nhà bán lẻ có thể quản lý cửa hàng và nhân viên từ xa, hạn chế nguy cơ mất cắp hoặc thất thoát hàng hoá. Hiện tại, camera giám sát cửa hàng bán lẻ có mức giá khá đa dạng, tùy theo khả năng tài chính mà bạn có thể chọn cho mình loại thiết bị thích hợp. Lắp đặt camera để giám sát hoạt động tại cửa hàng bán lẻ Quản lý bằng phần mềm So với những phương thức kể trên, quản lý cửa hàng bằng phần mềm bán lẻ chuyên dụng được xem là giải pháp tối ưu cả về mặt hiệu quả và tiện ích. Các phần mềm bán lẻ hiện hành đều được thiết kế với những tính năng ưu việt, đáp ứng nhu cầu và nghiệp vụ quản lý của các cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phần lớn phần mềm đều liên kết được với máy POS, máy in, có thể quản lý từ xa và tránh mất cắp dữ liệu. Lựa chọn phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ Retail Pro Prism để chuyên nghiệp hoá hệ thống quản trị Retail Pro Prism là phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ được cung cấp bởi LBC International, được nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn trên thế giới tin dùng. Với phần mềm này, nhà bán lẻ có thể quản lý mọi hoạt động trong chuỗi cửa hàng, từ danh mục hàng hoá, hàng tồn kho, đơn hàng, lịch sử giao dịch, thông tin khách hàng cho đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Tất cả tính năng được tích hợp trên một nền tảng duy nhất, cho phép nhà quản trị làm việc ở mọi nơi và trên mọi thiết bị. Doanh số, lợi nhuận và khách hàng là những thông số nói lên sự thành công của một chuỗi cửa hàng kinh doanh bán lẻ. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp phải đầu tư vào hệ thống quản lý cửa hàng bán lẻ để tối ưu quy trình và hiệu quả vận hành. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.

Những hình thức khuyến mãi phổ biến trong bán lẻ

30/11/2020 • lbc

Các hình thức khuyến mãi bán lẻ là một phần thiếu yếu của hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ và các chiến lược marketing hỗn hợp. Chúng giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều mục tiêu kinh doanh như nâng cao doanh thu hay giảm thiểu hàng tồn. Nhưng lựa chọn đúng hình thức khuyến mãi và đảm bảo hiệu quả của chương trình khuyến mãi đề ra là không đơn giản. Hãy cùng LBC International tìm hiểu về 8 hình thức khuyến mãi phổ biến trong bán lẻ để có cái nhìn sâu hơn nhé! Xem thêm: 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn Cách quản lý dòng tiền hiệu quả dành cho nhà bán lẻ Các hình thức khuyến mãi bán lẻ giúp cải thiện doanh thu và đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho 1. Các hình thức khuyến mãi trong bán lẻ 1. 1. Giảm phần trăm chiết khấu Giảm phần trăm chiết khấu là hình thức khuyến mãi bán lẻ thường xuyên được sử dụng. Và nhiều chuyên gia trong ngành bán lẻ cũng nhận định rằng đây là hình thức khuyến mãi thu hút và đem lại hiệu quả cao nhất. Mức chiết khấu là 5%, 15%, hay 50% tới 70% là tuỳ thuộc vào mục tiêu doanh số. Nhưng theo nhiều nghiên cứu và ứng dụng thì mức chiết khấu thấp như 5% hay 15% áp dụng cho toàn bộ sản phẩm tại cửa hàng mang lại hiệu quả tốt hơn giảm giá sâu những sản phẩm lỗi mốt - vừa đảm bảo gia tăng tần suất mua hàng, vừa tối ưu về doanh thu. Chọn lựa mức phần trăm chiết khấu tuỳ thuộc vào mục tiêu doanh số và giá vốn 1.2. Giảm số tiền cố định Bên cạnh giảm phần trăm chiết khấu thì giảm số tiền cố định trên giá bán một mặt hàng cũng là hình thức khuyến mãi bán lẻ thường thấy. Tuỳ thuộc vào mức giá, đối tượng khách hàng, và mục tiêu của chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp. Lấy ví dụ, khi mức chiết khấu giữa giảm theo phần trăm và giảm theo số tiền là tương đương, các mặt hàng có giá bán thấp thì áp dụng giảm theo phần trăm sẽ tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt khách hàng. Tương tự, sản phẩm giá cao thì nên áp dụng giảm theo số tiền. 1.3. Mua một tặng một Hình thức khuyến mãi bán lẻ này có thể được áp dụng theo phương thức mua 1 sản phẩm tặng 1 sản phẩm, hoặc mua 1 sản phẩm và mua sản phẩm thứ 2 với mức chiết khấu x%. Khi muốn thúc đẩy hàng tồn ở các cửa hàng bán lẻ thì đây là phương án khả thi nhất. Tuy vậy, sử dụng hình thức này cho hoạt động bán lẻ trực tuyến cần hết sức lưu ý. Khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu nếu doanh nghiệp thực hiện giảm giá x% cho sản phẩm thứ 2 có giá thấp hơn sản phẩm đầu. Nhà bán lẻ nên tính toán mức lợi nhuận và giá sản phẩm để áp dụng mua 1 tặng 1 thay vì mua 1 giảm x%. Áp dụng linh hoạt hình thức mua 1 tặng 1 cho trang bán hàng trực tuyến để đảm bảo thu hút khách hàng 1.4. Khuyến mãi khi mua nhiều Tương tự như hình thức mua 1 tặng 1, khuyến mãi khi mua nhiều có thể áp dụng theo phương thức tặng kèm sản phẩm hay chiết khấu % trên tổng số sản phẩm hoặc các sản phẩm tiếp sau. Thành công của hình thức khuyến mãi bán lẻ này phụ thuộc phần lớn vào loại hình sản phẩm. Các sản phẩm đưa vào chương trình phải tương đồng hoặc liên quan đến nhau, hay bao gồm các sản phẩm thường được người mua hàng lựa chọn cùng nhau. 1.5. Tiết kiệm nhiều lần và khuyến mãi có điều kiện Khuyến mãi tiết kiệm nhiều lần áp dụng tại cửa hàng bán lẻ dưới dạng một số lời chào mời như: chi tiêu ở mức x để tiết kiệm lên tới y% trên tổng hoá đơn; chi tiêu ở mức x để tiết kiệm sản phẩm nào đó hoặc mua số lượng x để trả với giá cố định y,... Đối với hình thức khuyến mãi có điều kiện, các phương thức thường được sử dụng gồm: chi tiêu ở mức nhất định để được tặng kèm hay giảm giá 1 hoặc nhiều sản phẩm; mua/chi tiêu ở mức nhất định để được tham gia chương trình khách hàng thân thiết,... Cả hai hình thức khuyến mãi bán lẻ trên đều giúp kích cầu mua sắm mà không làm ảnh hưởng tới doanh thu hay giá trị đơn hàng. Chúng khuyến khích người mua hàng chọn lựa nhiều sản phẩm hơn thay vì chỉ nhắm tới những sản phẩm được giảm giá. 1.6. Miễn phí vận chuyển Đây là phương thức hữu hiệu và nên áp dụng đối với những doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trực tuyến. Miễn phí vận chuyển được đánh giá là hình thức khuyến mãi hấp dẫn, có khả năng thu hút khách hàng tốt nhất. Miễn phí vận chuyển là hình thức khuyến mãi hữu hiệu đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trực tuyến Mặc dù vậy, doanh nghiệp nên đề ra những yêu cầu nhất định cho chương trình miễn phí vận chuyển như: giảm một phần phí ship, miễn phí ship cho đơn hàng trên xxx đồng,... để tránh những lỗ hổng không đáng có gây thất thoát lợi nhuận. 1.7. Dùng thử trước khi mua Một trong những thách thức của bán lẻ trực tuyến là khách hàng không được trực tiếp xem và đánh giá sản phẩm, họ dễ sinh tâm lý e ngại không dám mua. Bởi thế, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ đưa hình thức “thử trước khi mua" vào chương trình bán hàng của mình. Với chương trình này, sản phẩm sẽ được gửi tới tay người mua (người mua chỉ phải thanh toán phí vận chuyển). Sau thời gian dùng thử (có thể từ 1 tới vài tuần), người mua hàng sẽ quyết định có giữ lại sản phẩm hay không, để tiến hành thanh toán hoặc gửi trả sản phẩm. Tuy vậy, phương thức này chỉ nên áp dụng cho những sản phẩm có tỉ lệ hài lòng cao ngay trong lần đầu sử dụng, tránh trường hợp hàng hoá đã qua sử dụng bị gửi trả lại gây khó khăn cho việc tiêu thụ. 1.8. Khuyến mãi theo Hot Trend Đây là một trong những hình thức khuyến mãi bán lẻ thu hút, được nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ áp dụng thời gian gần đây. Ví dụ: Mùa dịch covid-19, doanh nghiệp đưa ra chương trình tri ân: giảm giá hoặc tặng quà cho tất cả những khách hàng là y, bác sĩ. Giảm giá cho khách hàng nữ vào ngày 8/3 hoặc 20/10. Quang Hải vừa ghi bàn trong trận đấu quan trọng: giảm giá cho tất cả những người tên Hải… Tìm ra các “hot trend" để tạo các chương trình khuyến mãi thu hút Một số phần mềm quản lý bán lẻ có chức năng phân tích các tiêu chí liên quan tới thông tin hoặc thuộc tính của khách hàng hay sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các chương trình ưu đãi linh hoạt, theo từng thời điểm nhất định. 2. Cách lựa chọn chương trình khuyến mãi phù hợp Trên đây là 8 hình thức khuyến mãi bán lẻ hữu hiệu, thường được các doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Nhưng với từng bối cảnh kinh doanh bán lẻ, trong từng giai đoạn, doanh nghiệp phải chọn lựa hình thức khuyến mãi phù hợp nhất. Để xây dựng được kế hoạch khuyến mãi thành công, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau: Xác định rõ mục tiêu Trước khi cân nhắc chọn lựa một hình thức khuyến mãi bán lẻ, doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu mà mình muốn hướng tới với chương trình khuyến mãi này là gì. Xác định rõ mục tiêu là cách tốt nhất để xây dựng chương trình khuyến mãi thành công. Các mục tiêu đó có thể là: tăng lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng bán lẻ, thúc đẩy hàng tồn kho, gia tăng lợi nhuận,... Thử nghiệm nhiều chương trình để tìm ra kế hoạch tối ưu. Nếu không vận hành thử, doanh nghiệp khó có thể đánh giá hiệu quả, cũng như tác động của các chương trình khuyến mãi tới hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình. Bởi vậy, thử nghiệm nhiều chương trình mới giúp doanh nghiệp tìm ra những hình thức khuyến mãi tối ưu và phù hợp nhất với bối cảnh doanh nghiệp mình. Đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình khuyến mãi Như đã nói trong phần phân tích các hình thức khuyến mãi bán lẻ ở trên, với mỗi hình thức, doanh nghiệp đều phải có các điều chỉnh và yêu cầu cụ thể. Doanh nghiệp cần đặt ra giới hạn về loại sản phẩm, mức chiết khấu, các khách hàng được nhận khuyến mãi,... đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Nhưng những giới hạn hay yêu cầu này cũng cần đơn giản, để không gây khó dễ hay ngăn cản khách hàng ra quyết định mua hàng. 3. Bí quyết cải thiện hiệu quả chương trình khuyến mãi Giới hạn thời gian cho từng chương trình để thúc đẩy khách hàng Một chương trình khuyến mãi áp dụng trong thời gian quá dài có thể khiến khách hàng trì hoãn, rồi quên đi ý định mua hàng. Mỗi chương trình đều cần những mốc thời gian cụ thể làm yếu tố thúc đẩy người mua. Đó là lý do tại sao các chương trình flash-sale tỏ ra có hiệu quả. Hãy giới hạn thời gian cho chương trình khuyến mãi để thúc đẩy khách hàng tìm tới cửa hàng sớm nhất Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% đơn hàng trong một chương trình flash-sale phát sinh ngay trong giờ đầu tiên áp dụng. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu Xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn hình thức và xây dựng kế hoạch khuyến mãi cụ thể hơn. Tốt nhất là doanh nghiệp nên có phương thức lưu trữ thông tin và phân tích thông tin khách hàng để dễ dàng sàng lọc khi cần lên kế hoạch khuyến mãi. Chọn lựa một chủ đề cho chương trình khuyến mãi Hãy luôn có một chủ đề rõ ràng và phù hợp cho chương trình khuyến mãi. Điều này không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng, mà còn nhắm tới các khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Một chương trình khuyến mãi theo Hot Trend là ví dụ rõ nhất cho bí quyết này. Chương trình khuyến mãi luôn phải có chủ đề để gây ấn tượng với khách hàng Gắn chương trình khuyến mãi với chương trình khách hàng thân thiết Đây vừa là cách đảm bảo hiệu quả của chương trình khuyến mãi, vừa có tác dụng tri ân và giữ chân những khách hàng thường xuyên của cửa hàng. Kết hợp nhiều hình thức khuyến mãi Đừng chỉ bó hẹp các ưu đãi, mà hãy mang tới cho khách hàng nhiều lựa chọn đa dạng, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm đối tượng. Việc kết hợp khéo léo nhiều hình thức sẽ giúp tăng hiệu quả của chương trình. Sử dụng phần mềm quản lý hữu hiệu để theo dõi tốt tiến trình khuyến mãi Việc nắm rõ tiến trình và hiệu quả vận hành của chương trình khuyến mãi là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần một giải pháp công nghệ thông minh, như một phần mềm quản lý bán lẻ giúp theo dõi và cập nhật liên tục các thông tin liên quan tới chương trình khuyến mãi áp dụng tại từng cửa hàng bán lẻ. Tám hình thức khuyến mãi bán lẻ kể trên nếu được áp dụng tốt chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của doanh nghiệp. Nhà bán lẻ cần lên mục tiêu rõ ràng, xác định nhóm khách hàng, chọn lựa hình thức, từ đó đề ra một chương trình khuyến mãi phù hợp. Chúng tôi hy vọng những thông tin chi tiết trên đây sẽ giúp doanh nghiệp định hình và xây dựng các kế hoạch khuyến mãi thành công.