Tạo kết nối và liên lạc thường xuyên là những điều cơ bản để doanh nghiệp giữ chân khách hàng. Đối với ngành bán lẻ, chăm sóc khách hàng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh. Do đó, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý bán lẻ là làm thế nào để luôn giữ được mối liên kết với khách hàng của mình. Cùng LBC International tìm hiểu về phương pháp tạo lập, nâng cao kết nối và tăng lượng khách hàng trung thành qua bài viết sau đây. Bài viết liên quan: 10 loại trải nghiệm bán lẻ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng 10 ví dụ về dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt trong bán lẻ và cách áp dụng Bí quyết giúp doanh nghiệp bán lẻ giày dép cải thiện doanh thu và nâng tầm thương hiệu Tạo lập và giữ kết nối với khách hàng là điều quan trọng trong quản lý bán lẻ 1. Lợi ích của việc quản lý và kết nối với khách hàng Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thành công của doanh nghiệp không còn đơn thuần là vấn đề doanh số. Thay vào đó, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của khách hàng. Nói một cách dễ hiểu, nâng cao trải nghiệm là yếu tố cốt lõi để giữ chân khách hàng, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Trong quản lý bán lẻ, thông tin khách hàng có vai trò then chốt đối với doanh số. Do đó, doanh nghiệp phải quản lý tốt thông tin và luôn giữ kết nối với khách hàng của mình. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã phải nhận “trái đắng” do thông tin khách hàng lọt vào tay đối thủ. Quản lý và bảo mật tốt thông tin khách hàng là điều cần thiết trong công tác quản trị Như vậy, việc quản lý tốt thông tin khách hàng sẽ mang đến những lợi ích sau: Có đủ dữ liệu về khách hàng phục vụ cho việc chăm sóc về sau Doanh nghiệp cần nắm rõ mọi dữ liệu cần thiết liên quan đến khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch và thói quen mua hàng. Đây đều là những thông tin quan trọng, hữu ích cho việc chăm sóc khách hàng về sau. Bên cạnh đó, việc này còn tạo thiện cảm lớn đối với khách hàng, khiến họ cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu. Duy trì được độ tin cậy và nhắc nhở về thương hiệu Mục tiêu lớn nhất trong công tác quản trị ngành bán lẻ là khiến khách hàng luôn nhớ về thương hiệu. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải biết đâu là khách hàng tiềm năng, trung thành và có khả năng quay trở lại. Nhớ về thương hiệu, khách hàng sẽ quay lại thêm nhiều lần nữa Quản lý thông tin chính là cách để doanh nghiệp phân loại khách hàng. Sau khi phân loại, doanh nghiệp cần có các đối sách cụ thể để chăm sóc khách hàng, tăng mức độ tin cậy và hài lòng về chất lượng dịch vụ. Phát triển nhiều mối quan hệ và biến khách hàng bình thường thành khách trung thành Có rất nhiều cách để biến một khách hàng bình thường trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo sự hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cần cho họ cảm giác được đối xử đặc biệt. Gửi thông tin sản phẩm mới hay có chính sách ưu đãi riêng cho khách mua hàng thường xuyên là những cách mà nhà quản lý bán lẻ có thể áp dụng. Từ những khách hàng trung thành, doanh nghiệp có thể tạo ra một cộng đồng lớn hơn. Đây là kênh quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả, rất nhiều khách hàng mới, tiềm năng sẽ xuất phát từ cộng đồng này. Ở chiều ngược lại, cộng đồng lớn thì doanh nghiệp càng phải làm tốt khâu quản lý thông tin khách hàng. 2. Nâng cao kết nối với khách hàng là điều tối quan trọng Tạo ra kết nối là điều tối quan trọng trong quy trình chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng cảm nhận được sự kết nối và tôn trọng từ phía doanh nghiệp, họ sẵn sàng trở thành khách hàng trung thành. Muốn hình thành và nâng cao sự kết nối với người mua hàng, doanh nghiệp phải có phương pháp quản trị khách hàng phù hợp, dựa trên các nền tảng sau: Cá nhân hoá thông điệp Như đã nói, khách hàng thích được đối xử một cách đặc biệt, thích nhận những thông điệp quảng cáo hay chăm sóc mang tính cá nhân. Doanh nghiệp có thể bắt đầu chiến dịch cá nhân hoá thông điệp chăm sóc khách hàng bằng những thay đổi nhỏ nhất. Cá nhân hoá thông điệp có thể làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng Cụ thể, hãy sử dụng tên riêng của khách hàng trong các email thông báo hay thiệp cảm ơn và điều chỉnh nội dung thư cho phù hợp với từng người. Việc này khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm, rằng thông điệp mà họ nhận được là duy nhất. Chia sẻ lý do và sứ mệnh Chia sẻ là cách nhanh nhất để kéo gần khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng. Muốn tạo ra lòng tin cho khách hàng, doanh nghiệp phải đặt tiêu chí về lòng trung thực lên hàng đầu. Thông tin về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cần trực quan, chính xác, tránh gây hiểu lầm. Một điều cần lưu ý nữa trong quản lý bán lẻ là doanh nghiệp nên chia sẻ lý do khi áp dụng các chính sách mới, đặc biệt là chính sách về giá hay chế độ bảo hành. Điều này khiến khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng và tính minh bạch. Cung cấp niềm tin và sự đảm bảo Khi chọn mua một sản phẩm bất kỳ, khách hàng luôn kỳ vọng được người bán đảm bảo về chất lượng và hỗ trợ khi có sự cố. Do đó, chế độ bảo hành càng tốt khi niềm tin vào thương hiệu càng cao. Trong nhiều trường hợp, chế bộ bảo hành và hậu mãi chính là chìa khoá cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên thường xuyên kết nối với khách hàng qua các kênh social Luôn nhắc nhở và gắn kết qua các kênh social Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện tại, doanh nghiệp có rất nhiều phương thức để kết nối và giữ mối liên hệ với khách hàng. Bên cạnh các kênh liên lạc quen thuộc như điện thoại và email, doanh nghiệp cần cập nhật các hình thức liên hệ mới. Trong đó, các nền tảng mạng xã hội là kênh có lượt truy cập cao, kết nối dễ dàng và tiết kiệm chi phí. 3. Ứng dụng Retail Pro Prism trong quản lý khách hàng Retail store và phần mềm quản lý khách hàng là 2 công cụ không thể thiếu trong ngành bán lẻ. Với những ưu điểm vượt trội, Retail Pro Prism là giải pháp hữu hiệu mà LBC International mang đến cho các doanh nghiệp. Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt thông tin khách hàng, tình hình kinh doanh và hàng tồn kho, giảm thiểu gánh nặng trong công tác quản trị. Phần mềm Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý khách hàng Thời trang, thể thao, thú cưng và thiết bị điện tử là những ngành hàng nên sử dụng phần mềm Retail Pro Prism. Bởi đặc thù của các ngành kể trên là số lượng khách hàng lớn, cần hỗ trợ sau khi mua hàng, có khả năng quay trở lại và giới thiệu thêm khách hàng mới. Ngoài ra, đây cũng là những ngành bán lẻ có lượng hàng hoá đa dạng, cần một công cụ để kiểm kê nhanh chóng và chính xác. Niềm tin và sự liên kết với khách hàng là những yếu tố cốt lõi cho thành công của một doanh nghiệp. Hy vọng rằng những phương thức được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng trung thành. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Thời gian qua, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều biến động do tình hình chung của thế giới và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Trước sự khởi sắc của thị trường, công tác quản trị ngành bán lẻ cần thay đổi để thích nghi với tình hình mới. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng một trong những giải pháp mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Cùng bài viết sau đây của LBC International cập nhật tình hình 9 tháng đầu năm và dự đoán xu hướng thị trường 3 tháng cuối năm 2022. Bài viết liên quan: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Cách xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả 13 chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động bán lẻ Quản lý ngành bán lẻ theo biến động của thị trường 1. Hoạt động của ngành bán lẻ trong 3 quý vừa qua Theo báo cáo của Vietnam Report, thị trường bán lẻ đã bắt đầu sôi động trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hoá đã đạt hơn 4.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 21%. Như vậy, ngành bán lẻ đã dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước dịch, nhóm bán lẻ hàng hoá cũng có mức tăng trưởng khá tốt. Thị trường bán lẻ bắt đầu khởi sắc sau đại dịch Tháng 8 vừa qua, Vietnam Report đã tiến hành khảo sát một vài doanh nghiệp tại Việt Nam để kiểm chứng hiệu quả quản trị ngành bán lẻ. Theo đó, 53,8% số doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh bằng hoặc vượt mức trước đại dịch. 91,7% tin tưởng vào triển vọng kinh doanh của ngành bán lẻ những tháng cuối năm, dự đoán sẽ khả quan hơn rất nhiều so với các năm trước đó. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào các tháng cuối năm Một tín hiệu vui nữa cho ngành bán lẻ là sức mua sẽ bùng nổ khi Tết Nguyên Đán đến sớm hơn thường lệ. Bên cạnh đó, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như Black Friday, Giáng sinh, năm mới sẽ tạo ra “làn sóng mua sắm” với số lượng đơn hàng lớn. Các ngành hàng được dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nóng vào 3 tháng cuối năm là thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện trang trí nhà cửa, đồ công nghệ, hàng tiêu dùng… 2. Giá cả ngành bán lẻ và chuyển động của ngành Trong và sau đại dịch, thị trường bán lẻ chứng kiến sự biến động liên tục. Giá cả hàng hoá, xăng dầu tăng cao và nguy cơ xảy ra lạm phát khiến ngành bán lẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đặt ra bài toán lớn cho công tác quản lý bán lẻ của các doanh nghiệp khi sức mua giảm và lượng hàng tồn kho tăng. Hàng tồn kho là bài toán khó đối với nhà bán lẻ Tuy nhiên, điều đáng mừng là ngành bán lẻ đang có xu hướng ổn định trở lại hậu đại dịch. Lúc này, giá xăng dầu và các mặt hàng bắt đầu bình ổn, lạm phát bước đầu được kiểm soát, giảm thiểu sự biến động của ngành bán lẻ. Thêm vào đó, sức mua của người tiêu dùng cũng đang có dấu hiệu khởi sắc nhờ giá thành hàng hoá giảm và các chương trình khuyến mãi, kích cầu. Theo khảo sát của PwC tại 25 quốc và vùng lãnh, bao gồm cả Việt Nam, 75% người được hỏi cho biết sẽ duy trì hoặc tăng mức chi tiêu cá nhân trong 6 tháng tới. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy người tiêu dùng đang dần thoải mái hơn với việc chi tiêu, không còn “thắt lưng buộc bụng” như những năm trước. Các doanh nghiệp cần thay đổi ngay từ bây giờ để thích ứng với tình hình thực tế Lượng cầu tăng đòi hỏi nhà quản trị ngành bán lẻ phải có đối sách để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn cung. Để làm được điều này, doanh nghiệp bán lẻ cần lên kế hoạch ngay từ bây giờ, mục tiêu gần là 3 tháng cuối năm và xa hơn nữa năm 2023. Trong kế hoạch của mình, nhà bán lẻ cần lưu ý đến các vấn đề sau: Đảm bảo nguồn cung hàng hoá từ đây đến năm sau. Quan tâm đến nhóm khách hàng tiềm năng là Gen Z và dần tiếp cận với Gen Alpha (những người sinh từ năm 2010 trở về sau). Kết hợp cửa hàng bán lẻ vật lý với các hình thức thương mại điện tử, mạng xã hội, KOL… Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng nhằm tăng tính tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu thực tế. Sử dụng các phần mềm bán lẻ để hỗ trợ cho retail store. 3. Ứng dụng phương pháp quản lý hệ thống vào cửa hàng bán lẻ Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ thông tin mà LBC International mang đến cho các nhà bán lẻ. Thông qua phần mềm quản lý này, doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho và hệ thống cửa hàng một cách dễ dàng. Phần mềm quản lý bán lẻ của LBC International là giải pháp cho mọi doanh nghiệp Sản phẩm sở hữu những ưu điểm vượt trội và đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc quản trị cửa hàng: Quản lý chi tiết thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng. Quản lý số lượng hàng tồn và vị trí hàng hoá trong kho. Bổ sung và chuyển giao tự động. Tùy chỉnh giao diện theo sở thích và quy trình làm việc, giúp việc quản trị ngành bán lẻ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Tương thích trên mọi loại thiết bị và hệ điều hành: Windows, Android, iOS… Hỗ trợ xử lý đơn đặt hàng đa kênh. Có thể tích hợp dữ liệu với bên thứ 3 như ERP, CRM và phần mềm kế toán. Sự khởi sắc trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng là điểm sáng của thị trường bán lẻ 3 tháng cuối năm 2022. Trước tình hình đó, doanh nghiệp cần phát huy các thế mạnh sẵn có và cập nhật thêm nhiều giải pháp mới tăng trưởng doanh số bán hàng. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản trị ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.