#Quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao

10 xu hướng quan trọng thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao (Phần 2)

15/03/2023 • lbc

Đồ thể thao là ngành bán lẻ có mức tăng trưởng vượt trội trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, ngành hàng này cũng chịu không ít ảnh hưởng từ biến động thị trường và thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Muốn quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng thị trường và xây dựng kế hoạch ứng phó ngay từ hôm nay. Cùng bài viết sau đây của LBC International điểm qua 10 xu hướng quan trọng tác động đến thị trường đồ thể thao và giải pháp để tối ưu hệ thống quản lý bán lẻ. Bài viết liên quan:  Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành Tăng lượng khách ghé thăm gian hàng trực tiếp với các mẹo đơn giản Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Muốn quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao, doanh nghiệp phải hiểu rõ thị trường 1. Mười xu hướng quan trọng thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao 1.5 Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, nhà bán lẻ có thể dễ dàng thu thập các dữ liệu liên quan đến khách hàng. Thông qua việc phân tích dữ liệu, nhà bán sẽ nắm bắt được hành vi, dự đoán xu hướng của người tiêu dùng, từ đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tận dụng nguồn dữ liệu thu thập được để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Không chỉ có được sự hài lòng của khách hàng, thu thập và phân tích dữ liệu còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao. Cụ thể, nhà bán lẻ có thể giảm thiểu được chi phí nhờ cung cấp đúng những gì thị trường đang cần, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho từng khách hàng khác nhau. 1.6 Nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục buộc nhà bán lẻ phải đổi mới Nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, hướng đến những giá trị mang tính cá nhân và khác biệt. Ngày nay, những sản phẩm có thiết kế độc đáo, thời thượng ngày càng được ưa chuộng, đòi hỏi nhà sản xuất và bán lẻ phải đổi mới liên tục để bắt kịp xu hướng. Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm đang ngắn dần và tốc độ đổi mới tăng lên. Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi qua từng ngày, hướng đến tính cá nhân 1.7 Tiếp thị thương hiệu giữ vai trò cốt lõi Tiếp thị thương hiệu là quá trình thiết lập, phát triển mối quan hệ giữa nhãn hàng với người tiêu dùng. Mục tiêu chính của quá trình này là xây dựng giá trị thương hiệu, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Trong ngành bán lẻ đồ thể thao, tiếp thị thương hiệu có vai trò quan trọng, là hạng mục cần được nhà quản trị chú trọng và đầu tư. Bán hàng trực tuyến được dự đoán là tương lai của ngành bán lẻ đồ thể thao Trong tương lai, Gen Z là nhóm khách hàng chính của các doanh nghiệp bán lẻ. Giữa Gen Z và các nhóm khách hàng thuộc thế hệ trước có sự khác biệt lớn trong thói quen mua sắm. Nhóm khách hàng Gen Z gắn liền với sự phát triển của công nghệ, thường mua sắm thông qua các nền tảng trực tuyến. Vì vậy, nhà bán lẻ có thể ưu tiên tiếp thị thương hiệu qua các kênh online như: website, mạng xã hội, trang thương mại điện tử… 1.8 Quan tâm đến các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường Sản phẩm đồ thể thao được sản xuất từ vật liệu thân thiện với môi trường, có thể tái chế được dự đoán sẽ là xu hướng trong năm 2023. Các dòng sản phẩm này rất “được lòng” khách hàng, đặc biệt là nhóm khách thuộc thế hệ Z – những người quan tâm đến môi trường sống. Các sản phẩm thân thiện với môi trường được giới trẻ đặc biệt quan tâm 1.9 Tính ứng dụng và thời trang trong sản phẩm đồ thể thao Muốn quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao, doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng. Giờ đây, đồ thể thao không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích tập luyện, nhiều người chọn chúng làm trang phục hàng ngày vì độ thuận tiện và thoải mái. Nói cách khác, khi ranh giới giữa thời trang phòng tập và phong cách đời thường ngắn lại thì mức độ thời trang của đồ thể thao sẽ tăng lên. Tính thời trang trong trang phục thể thao ngày càng được quan tâm 1.10 Nhà sản xuất cạnh tranh với nhà bán lẻ Các thương hiệu đồ thể thao lớn trên thế giới như Nike, Adidas, The Northface… có chuỗi cửa hàng riêng để trực tiếp bán sản phẩm của họ. Những cửa hàng này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các loại hình bán lẻ đồ thể thao nói chung. Điều đáng nói là nhà sản xuất có nhiều lợi thế khi tự phân phối sản phẩm, họ có thể giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, triển khai các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy doanh số. Nhiều đơn vị sản xuất lớn bắt triển phát triển kênh bán hàng riêng Bên cạnh đó, nhiều hãng sản xuất đồ thể thao còn có chiến lược phát triển bán hàng đa kênh, kết hợp 2 kênh bán hàng trực tuyến và trực tiếp. Đây thực sự là bài toán lớn về cạnh tranh cho các đơn vị bán lẻ. 2. Ứng dụng giải pháp Retail Pro Prism để quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao tốt hơn Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện cho ngành bán lẻ, được cung cấp bởi LBC International. Phần mềm được tích hợp các tính năng ưu việt, giúp quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của Retail Pro Prism là có thể tùy chỉnh để phù hợp với đa dạng quy mô và ngành hàng bán lẻ, cho phép nhà quản trị xử lý công việc ở mọi nơi và trên mọi thiết bị. Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả trong việc quản trị hệ thống bán lẻ đa kênh Bên cạnh đó, Retail Pro Prism còn hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển mô hình bán hàng đa kênh và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Phần mềm có khả năng lưu trữ một lượng dữ liệu lớn về danh mục sản phẩm, thông tin đơn hàng và khách hàng, hữu ích cho nhà quản trị khi xây dựng kế hoạch kinh doanh. Ngành hàng đồ thể thao đầy tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức do sự thay đổi liên tục của thị trường. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho việc quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao của doanh nghiệp. Các đơn vị bán lẻ có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản trị có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.

8 yếu tố quyết định thành công của chuỗi bán lẻ đồ thể thao trong tương lai

12/03/2023 • lbc

Đồ thể thao là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, là “mảnh đất” đầy tiềm năng cho các đơn vị bán lẻ khai thác. Tuy nhiên, để xây dựng một chuỗi bán lẻ đồ thể thao thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Cùng bài viết sau đây của LBC International điểm qua 8 yếu tố quyết định đến thành công của chuỗi hệ thống kinh doanh đồ thể thao và giải pháp giúp tăng hiệu quả quản trị. Bài viết liên quan:  Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành Doanh nghiệp đã biết cách để kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn? Tái định hình ngành bán lẻ: Từ “bán lẻ" đến “thương mại khách hàng Chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao thành công bởi nhiều yếu tố 1. Tính thể thao trong sản phẩm Nhận thức về sức khỏe tăng và xu hướng tập luyện đã thúc đẩy thị trường đồ thể thao tăng trưởng nhanh chóng. Với tiềm năng cực lớn, nhiều doanh nghiệp may mặc bắt đầu chuyển hướng sản xuất, các “ông lớn” trong ngành cũng xem xét đến việc tự phân phối sản phẩm không qua đơn vị bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất và các chuỗi bán lẻ đồ thể thao ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp. “Tính thể thao" là giá trị cốt lõi của sản phẩm đồ thể thao Để đứng vững trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm – “tính thể thao”. “Tính thể thao” trong sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố như chất liệu, thiết kế, khả năng ứng dụng... Muốn làm khách hàng hài lòng, doanh nghiệp phải luôn cập nhật và đổi mới. 2. Khả năng phối hợp và kết nối So với thời điểm trước đây, mô hình hoạt động thể chất đã có những thay đổi đáng kể. Khoảng cách giữa các nhóm khách hàng tiềm năng cũng lớn dần, một số người ít vận động thể chất hơn sau đại dịch, số khác thì ngược lại. Khuyến khích các hoạt động tập luyện để tăng doanh số trong tương lai  Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của các đơn vị kinh doanh trong ngành hàng đồ thể thao là làm thế nào để giảm thiểu tình trạng lười vận động, đặc biệt là nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp cũng như đảm bảo doanh số trong tương lai. 3. Tăng tính bền vững cho sản phẩm và thương hiệu Ngành bán lẻ đồ thể thao ngày càng chú trọng đến tính bền vững, điều này xuất phát từ chính thị hiếu của người tiêu dùng. Một thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ sản phẩm bền vững trong ngành thể thao tăng khoảng 64% mỗi năm. Các loại chất liệu thân thiện với môi trường, có thể tái chế cũng được nhà sản xuất ưu tiên sử dụng. Các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường được khách hàng ưu tiên lựa chọn 4. Mở rộng mô hình hướng dẫn và đào tạo Bên cạnh sản phẩm thể thao, người tiêu dùng còn quan tâm đến các chương trình hướng dẫn tập luyện. Trên thực tế, doanh số bán hàng của nhiều nhà bán lẻ đã tăng trưởng đáng kể nhờ phát triển mô hình hướng dẫn và đào tạo. Phần đông khách hàng thích một mô hình có sự kết hợp giữa tập luyện trực tuyến và trực tiếp, doanh nghiệp có thể cân nhắc hình thức này. Mở rộng mô hình hướng dẫn tập luyện để tạo hứng thú cho người tiêu dùng 5. Tăng cường kênh bán hàng trực tuyến Bán hàng trực tuyến đã mang về cho các chuỗi bán lẻ đồ thể thao mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với việc chỉ bán tại cửa hàng. Không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, bán hàng trực tuyến còn là cách để đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Muốn tối ưu doanh số, nhà bán lẻ nên tận dụng các nền tảng bán lẻ trực tuyến như website, mạng xã hội hay thương mại điện tử. Kênh bán hàng trực tuyến giúp mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu 6. Tập trung phát triển truyền thông bằng KOL KOL Marketing là việc sử dụng KOL – những người có sức ảnh hưởng, để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp thị qua KOL có thể làm tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó tăng khả năng chuyển đổi. Với hiệu quả đem lại, truyền thông bằng KOL đang rất được ưa chuộng trong ngành bán lẻ và ngành hàng đồ thể thao cũng không phải là ngoại lệ. KOL Marketing giúp tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả 7. Tiếp tục đầu tư vào cửa hàng bán lẻ Sự bùng nổ của mua sắm online đã khiến nhiều nhà bán lẻ tập trung phát triển kênh bán hàng trực tuyến mà bỏ qua chuỗi bán lẻ đồ thể thao truyền thống. Tuy nhiên, đây được xem là chiến lược khá sai lầm, đặc biệt là trong xu hướng phát triển bán lẻ đa kênh như hiện nay. Cửa hàng bán lẻ cho phép khách hàng trải nghiệm thực tế sản phẩm Bán lẻ truyền thống sở hữu những ưu điểm mà bán lẻ trực tuyến không có được, cụ thể là về khả năng trải nghiệm sản phẩm. Chính vì vậy, ngoài các kênh bán hàng trực tuyến, nhà bán lẻ vẫn nên có sự đầu tư cho cửa hàng vật lý. 8. Đa dạng chuỗi cung ứng Trước đây, các cửa hàng bán lẻ thường có chuỗi cung ứng rất ngắn, nhà bán phải dự đoán số lượng sản phẩm bán ra rồi mới đặt hàng nhà cung cấp. Việc này gây ra khá nhiều vấn đề bất cập, đẩy nhà bán vào thế bị động. Muốn nguồn cung ổn định, nhà bán lẻ cần đa dạng chuỗi cung cấp hàng hoá, trở thành một phần hoặc thiết lập chuỗi cung ứng riêng. Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện để quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao, được cung cấp bởi LBC International. Phần mềm được tích hợp các tính năng ưu việt, cho phép nhà quản trị quản lý danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, danh sách khách hàng và hiệu suất làm việc của nhân viên. Retail Pro Prism giúp đồng bộ và chuyên nghiệp hoá hệ thống quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao Retail Pro Prism được tin dùng bởi các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ uy tín trên thế giới, phù hợp cho nhiều quy mô hệ thống và ngành hàng khác nhau. Với những ưu điểm vượt trội, đây là sản phẩm mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi muốn xây dựng hệ thống bán lẻ đồng bộ và chuyên nghiệp. Muốn có được thành công khi kinh doanh chuỗi bán lẻ đồ thể thao, nhà quản trị phải luôn nắm bắt và cập nhật xu thế thị trường. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản trị bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.

10 xu hướng quan trọng thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao (Phần 1)

11/03/2023 • lbc

Đồ thể thao là ngành hàng bán lẻ đầy tiềm năng với dư địa thị trường lớn và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong đó, tăng trưởng nhanh chóng và mức độ cạnh tranh cao những điểm đáng chú ý của ngành. Với sự thay đổi trong xu hướng thị trường, các đơn vị bán lẻ đồ thể thao cần thay đổi ngay từ hôm nay để thích nghi và vượt lên trên đối thủ. Cùng LBC International tìm hiểu về ngành hàng đồ thể thao và những xu hướng đang tác động lên thị trường qua bài viết sau đây. Bài viết liên quan:  Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành Dự báo tăng trưởng ngành bán lẻ sau Tết Quý Mão Xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công đón đầu năm 2023 Thị trường bán lẻ đồ thể thao chịu tác động bởi nhiều xu hướng 1. Bối cảnh bán lẻ đồ thể thao đang thay đổi Thị trường bán lẻ đồ thể thao được đánh giá là cực kỳ tiềm năng nhờ nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chi tiêu bình quân đầu người tăng và sự phát triển của các hoạt động tập luyện cũng góp phần thúc đẩy ngành hàng đồ thể thao tăng trưởng. Theo ước tính, thị trường đồ thể thao thế giới có thể đạt mốc 400 tỷ USD vào năm 2025. Ngành hàng đồ thể thao còn nhiều tiềm năng để phát triển Tại Việt Nam, kinh doanh các sản phẩm thể thao (quần áo, giày dép…) được ví von là “gà đẻ trứng vàng”. So với các mảng kinh doanh khác trong ngành bán lẻ, thị trường đồ thể thao có dư địa lớn, còn khả năng mở rộng trong tương lai. Các thương hiệu quốc tế nhận định Việt Nam là thị trường béo bở, từ chỗ chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất dần chuyển sang tập trung bán sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp nội bắt đầu nhen nhóm kế hoạch trở thành đơn vị phân phối độc quyền cho các thương hiệu lớn. Nói tóm lại, ngành bán lẻ đồ thể thao Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành miếng bánh thị phần đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, nhất là khi có sự tham gia của các “ông lớn” trong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Bán hàng trực tuyến là tương lai của ngành bán lẻ Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn về phương thức mua hàng. Ngoài việc đến trực tiếp cửa hàng, khách hàng có thể mua hàng trên các nền tảng bán hàng trực tuyến như: website, mạng xã hội, thương mại điện tử… Thực tế cho thấy, doanh thu của các nhà bán bán hàng đa kênh cao hơn đáng kể so với những đơn vị bán lẻ truyền thống. Từ sự chuyển dịch của thị trường và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng thể thao cần thay đổi ngay hôm nay để thích ứng và tạo lợi thế cạnh tranh. 2. 10 xu hướng quan trọng thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao (phần đầu) Ngành hàng bán lẻ đồ thể thao bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có 10 xu hướng ảnh hưởng sâu rộng và làm thay đổi thị trường. 2.1 Quá trình chuyển dịch từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến Theo dự đoán, mua sắm trực tuyến sẽ là xu hướng của ngành bán lẻ, chiếm tỷ trọng lớn hơn so với mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Trong lĩnh vực đồ thể thao, ước tính có khoảng 40% khách mua hàng thông qua các nền tảng trực tuyến vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Do đó, nhà bán lẻ cần quan tâm đến việc phát triển kênh bán hàng online và thương mại điện tử. Nhà bán lẻ nên đầu tư vào các kênh bán hàng trực tuyến để tăng doanh thu 2.2 Chuyển trọng tâm từ bán hàng sang giải trí và trải nghiệm Giờ đây, cửa hàng bán lẻ không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày và bán sản phẩm, nó sẽ trở thành địa điểm để khách hàng trải nghiệm. Nói cách khác, trọng tâm của bán lẻ sẽ chuyển dịch từ POS (điểm bán hàng) sang POE (điểm tham gia). Như vậy, trong tương lai, mục tiêu chính của cửa hàng bán lẻ đồ thể thao không phải là doanh số mà là nâng cao trải nghiệm khách hàng để tăng doanh số. Cửa hàng vừa là nơi mua sắm vừa là nơi để khách hàng trải nghiệm sản phẩm 2.3 Công nghệ làm chủ cuộc chơi Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống quản trị cửa hàng là những điểm sáng trong ngành bán lẻ. Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo, Robotics, VR, AR, chatbot, nhận diện khuôn mặt sẽ giúp khách hàng mua sắm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Về phía nhà bán lẻ, công nghệ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý cửa hàng, danh mục sản phẩm, đơn hàng… Với tầm quan trọng kể trên, đầu tư vào công nghệ là điều mà bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng nên làm. Công nghệ hiện đại hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống bán lẻ 2.4 Lấy khách hàng làm tâm điểm Nâng cao dịch vụ và trải nghiệm khách hàng là điều mà các nhà bán lẻ luôn hướng tới. Bên cạnh việc hoàn thiện sản phẩm, nhà bán lẻ cần mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, tối ưu dịch vụ chăm sóc khách hàng, quan tâm đến các chính sách hậu mãi. Retail Pro Prism là giải pháp quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao được cung cấp bởi LBC International. Với các tính năng ưu việt về quản lý hàng hoá, hàng tồn kho, danh sách khách hàng và hiệu suất nhân viên, phần mềm sẽ giúp việc quản trị trở nên đơn giản hơn. Retail Pro Prism là công cụ toàn diện để quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao Chất lượng của phần mềm đã được khẳng định bởi những đơn vị, doanh nghiệp và tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Với những gì đã làm được, Retail Pro Prism là lựa chọn không thể bỏ qua cho những doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống quản trị bán lẻ đồng bộ và chuyên nghiệp. Nắm rõ các xu hướng làm thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ hữu ích cho các đơn vị đang kinh doanh trong ngành. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản trị ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.