Giờ đây, người ta có thể mua bất kỳ thứ gì nhờ vào internet, vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần phải nâng cấp hoặc thay đổi các trải nghiệm bán hàng nhanh để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, loại hình trải nghiệm bán lẻ nào sẽ thật sự có hiệu quả? Dưới đây là 10 loại trải nghiệm bán lẻ có thể giúp thu hút khách hàng quay trở lại vào lần mua sắm tiếp theo. Bài viết liên quan: Unified commerce và 5 lý do nhà bán lẻ cần chuyển trọng tâm sang thương mại hợp nhất Từ bán lẻ đa kênh (Omnichannel) đến thương mại hợp nhất (Unified Commerce): Tại sao lại quan trọng? Các trải nghiệm bán lẻ phù hợp giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng 1. “Săn kho báu” Đa phần khách hàng đều cảm thấy phấn khích và có cảm giác muốn mua ngay khi thấy một sản phẩm có giới hạn nhưng được bày bán với giá ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất định. Tâm lý FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) khiến nhiều người nhanh chóng mua ngay món hàng đó, hệt như khi họ phát hiện ra kho báu và sợ bị người khác lấy mất. Những hình thức bán hàng như vậy được gọi là bán hàng chớp nhoáng, bán hàng nhanh hay flash sale. Ngày nay, hình thức bán hàng này đang trở nên rất thịnh hành. Các doanh nghiệp bán lẻ hoàn toàn có thể áp dụng loại hình trải nghiệm này bằng việc đưa ra những sản phẩm với số lượng có hạn và bán với mức giá ưu đãi trong thời gian ngắn. Chiến dịch flash sale hiệu quả sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu dài Sau khi chiến dịch bán hàng nhanh kết thúc, những món hàng kia sẽ trở về trạng thái giá bình thường, nhưng với các nhà bán lẻ nhạy bén, họ sẽ lại tiếp tục mở ra một đợt flash sale mới dành cho sản phẩm khác. Một yếu tố cần lưu ý khi thực hiện bán hàng nhanh chính là ước tính dự trữ tồn kho. Khi nhu cầu mua tăng cao, hãy chắc chắn bạn luôn có đủ hàng tồn kho và đừng quên sử dụng phần mềm quản lý để có thể kịp thời theo dõi các quá trình xảy ra, số lượng đã bán, số lượng dự trữ... trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch. 2. Tính an toàn và đảm bảo Để đảm bảo khách hàng vẫn sẽ quay lại cửa hàng của bạn trong tất cả thời điểm. Bất kể là trong hay sau đại dịch, hãy tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn, cũng như thể hiện cách mà bạn chung tay với cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sắm tại đây và sẽ có thêm lòng tin để trở lại vào những lần tới. Tuân thủ các quy định phòng dịch sẽ giúp khách hàng an tâm khi mua sắm tại cửa hàng của bạn 3. Dịch vụ khách hàng trực tiếp Với những sản phẩm mà khách hàng chưa bao giờ mua hoặc dùng qua, họ sẽ có xu hướng tìm đến tận nơi để xem, chạm và dùng thử. Tại đây, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm sự tư vấn từ các nhân viên bán hàng, đó cũng là lúc mà dịch vụ khách hàng trực tiếp phát huy sức mạnh. Vì vậy, hãy cố gắng tạo niềm tin với khách hàng khi họ mua hàng trực tiếp, thông qua việc chăm sóc và tư vấn chi tiết, tận tình. Thương mại điện tử đang rất phát triển nhưng vẫn có rất nhiều người ưa thích việc đến tận nơi mua hàng 4. Đổi mới liên tục Một trong những hình thức trải nghiệm bán lẻ thú vị có thể giúp cửa hàng giữ chân khách chính là thay đổi liên tục. Nhà bán lẻ có thể thay đổi ở vài chi tiết nhỏ, bao gồm cách trình bày sản phẩm, trang trí hay liên tục cập nhật các mẫu mã mới… Việc này sẽ gây hứng thú cho những người ghé cửa hàng và khiến họ tò mò về phong cách cho lần đổi mới tiếp theo. Thay đổi cách trình bày sản phẩm cũng là một cách để giữ chân khách hàng 5. Trải nghiệm mua sắm đa kênh Trải nghiệm mua sắm đa kênh hay bán hàng đa kênh là một xu hướng cần thiết trong chiến lược thương mại hợp nhất, hay còn gọi là unified commerce. Một nghiên cứu từ Google cho thấy có đến 98% người dùng chuyển đổi các thiết bị liên tục trong một ngày, và vấn đề của các doanh nghiệp chính là phải bắt kịp tốc độ đó. Vì vậy hãy cố gắng xuất hiện trên các kênh đa dạng nhất có thể để khách hàng dù đang sử dụng phương thức mua sắm nào, họ đều có thể nhìn thấy và mua sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn. Bán hàng đa kênh có thể giúp doanh nghiệp mở rộng đối tượng khách hàng 6. Trải nghiệm không gian cộng đồng Không gian cộng đồng có thể mang mọi người đến gần nhau, điều mà các trang web hoặc ứng dụng di động không thể. Hãy nghĩ về cách xây dựng một cộng đồng cho riêng doanh nghiệp của bạn. Nơi có thể khuyến khích mọi người tụ họp và gặp gỡ nhau. 7. Cá nhân hóa sản phẩm Bất kì ai cũng thích những gì mang tính độc đáo và cá nhân hơn là sự đại trà. Do đó, hãy nghĩ đến việc cung cấp loại hình trải nghiệm giúp khách hàng của bạn có thể sở hữu sản phẩm do bạn kinh doanh nhưng vẫn mang tính cá nhân của riêng họ. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm là xu hướng bán lẻ phổ biến hiện nay 8. Kết hợp sản phẩm và dịch vụ liên quan Việc kết hợp sản phẩm và các dịch vụ liên quan trong bán lẻ đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi của nó. Hãy nghĩ đến việc bạn mua một chiếc máy lạnh thì cửa hàng cũng sẽ đồng thời cung cấp dịch vụ lắp đặt và bạn không cần phải thuê một nơi khác làm. Rất nhiều khách hàng thích những “dịch vụ trọn gói” như vậy. Và đó cũng là một trong những loại hình trải nghiệm bán lẻ mà doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc để áp dụng. “Dịch vụ trọn gói” luôn được ưa thích vì sự tiện lợi 9. Marketing trên mạng xã hội Trong thời đại kỹ thuật số, một khi doanh nghiệp của bạn không có bất kỳ sự liên kết nào với khách hàng thông qua mạng xã hội thì bạn đã đánh mất một lượng lớn doanh thu của mình. Tương tác trên mạng xã hội là một trong những thành tố quan trọng của unified commerce. Sự phổ biến của các mạng xã hội ngày nay là điều không cần bàn cãi. Ngoài việc thu hút thêm những khách hàng tiềm năng thì việc tăng tương tác kết nối còn giúp cửa hàng gây dựng được lòng tin và sự ghi nhớ với những ai đã từng mua hàng. Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ để thu hút và giữ chân khách hàng 10. "Giải trí bán lẻ" Sự kết hợp giữa bán lẻ và giải trí là một loại hình trải nghiệm độc đáo và mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đây lại là một phương thức quen thuộc được các thương hiệu lớn thường xuyên áp dụng để đẩy mạnh doanh thu và tăng độ nhận diện với khách hàng. "Giải trí bán lẻ" là một hình thức trải nghiệm bán lẻ độc đáo Trong thời buổi mà người người đều muốn bán hàng nhanh, doanh thu nhiều, việc liên tục cập nhật các loại hình trải nghiệm là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp vươn lên và trụ vững trên thị trường bán lẻ đầy khắc nghiệt tại Việt Nam.
Người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn về các sản phẩm tốt nhất, công nghệ mới nhất và các thương hiệu thú vị nhất cho hầu hết mọi nhu cầu của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có được trải nghiệm mua sắm tốt và liền mạch, một phần là do các nhà bán lẻ chậm nắm bắt chiến lược thương mại hợp nhất, hay còn gọi là unified commerce. Bài viết này giải thích lý do tại sao thương mại hợp nhất đang được ưa chuộng và cách nó giúp các nhà bán lẻ mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng của mình. Việc tập trung vào unified commerce mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định 1. Thương mại hợp nhất là gì? Mặc dù hoạt động khá hiệu quả trong việc tích hợp các hệ thống, ứng dụng và phần mềm quản lý bán hàng, phương pháp tiếp cận đa kênh vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn những vấn đề xảy ra do một số hạn chế trong mặt kỹ thuật. Và điều này có thể cản trở khả năng mang lại trải nghiệm gắn kết cho khách hàng. Unified commerce đưa trải nghiệm đa kênh đi xa hơn bằng cách sử dụng một nền tảng tập trung duy nhất thay cho tất cả các hệ thống CNTT cũ. Giờ đây, khi mọi dữ liệu đã được tích hợp vào một nền tảng duy nhất, các doanh nghiệp không cần phải sử dụng quá nhiều kênh nội bộ chỉ để cập nhật được thông tin chính xác nhất nữa. Xem thêm: Hoạch định chiến lược quản lý bán lẻ trong tương lai: 5 xu hướng cần xem xét 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Thương mại hợp nhất giúp tối ưu quá trình và trải nghiệm mua sắm của khách hàng 2. Các thành tố cốt lõi của thương mại hợp nhất Để kết hợp được tất cả các kênh với mức dữ liệu lớn mà vẫn hoạt động mượt mà, unified commerce phải tích hợp đầy đủ các thành tố. Những thành tố này bao gồm: tương tác, kênh, hệ thống và sản phẩm. 2.1. Tương tác Khách hàng sẽ tương tác với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp bạn thông qua nhiều kênh khác nhau. Đó có thể là kênh thương mại điện tử, app trên thiết bị di động, hoặc tương tác trực tiếp tại cửa hàng. Do đó, điều quan trọng là bạn phải theo dõi và ghi chép lại hành vi của họ theo một cách thống nhất trên từng kênh. Unified commerce hỗ trợ doanh nghiệp trong tương tác với khách hàng Ngoài ra, việc ghi chép lại hành vi khách hàng cùng với những tương tác còn cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về khách hàng và việc mua sắm của họ. Dựa vào những thông tin này, doanh nghiệp có thể thiết kế hành trình mua sắm phù hợp, sắp xếp hành động của các bộ phận phụ trách để mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng. 2.2. Kênh Unified commerce sở hữu tính nhất quán dữ liệu, và đây cũng chính là trọng tâm cốt lõi của nền tảng này. Mọi kênh mà doanh nghiệp cung cấp phải có khả năng mang lại cho khách hàng trải nghiệm thú vị và liền mạch. Nếu khách hàng chuyển sang một kênh khác trong doanh nghiệp, trải nghiệm vẫn phải được duy trì mượt mà và dễ điều hướng. Một ví dụ điển hình về sự áp dụng thành công thương mại hợp nhất có thể kể đến là Amazon. Các chương trình khuyến mại của ông lớn này có mặt ở khắp mọi nơi mà khách hàng tiếp xúc: ở cửa hàng mua trực tiếp, trên nền tảng trực tuyến và cả thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động. Vì vậy, khách hàng của họ không cần phải kiểm tra lại thông tin từ website để có được ưu đãi tốt hơn trước khi thanh toán. Việc thể hiện dữ liệu thống nhất ngay cả trong chiến dịch quảng cáo cũng có thể giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng 2.3. Hệ thống Tất cả các hệ thống trong một tổ chức phải hoạt động gắn kết với nhau. Cho dù đó là phần mềm quản lý bán hàng, giải pháp POS, nền tảng thương mại điện tử hay giải pháp quản lý kênh, mỗi ứng dụng đều quan trọng đối với các chức năng kinh doanh cụ thể và là một phần của hệ sinh thái lớn hơn. 2.4. Sản phẩm Các thông tin sản phẩm phải chính xác và mang tính cập nhật. Bên cạnh hành trình mua hàng, việc thống nhất thông tin sản phẩm của bạn trên tất cả các kênh là không thể thiếu để tạo ra một nền tảng thương mại hợp nhất cung cấp những thông tin phù hợp cho khách hàng và cho cả nhóm bán hàng của bạn. 3. Các lý do doanh nghiệp cần chiến lược thương mại hợp nhất Bên cạnh những khác biệt và đặc điểm có phần vượt trội so với phương pháp bán lẻ đa kênh, sử dụng nền tảng unified commerce cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là năm nguyên nhân nhà bán lẻ nên chuyển từ chiến lược đa kênh sang thương mại hợp nhất. Bây giờ bạn đã có ý tưởng về sự khác biệt giữa trải nghiệm bán lẻ đa kênh và thương mại hợp nhất, đây là năm lý do chiến lược unified commerce cần cho hoạt động của cửa hàng. 3.1 Cải thiện doanh số Đây là điều quan trọng nhất. Với chiến lược thương mại hợp nhất, các công ty có thể tận dụng trải nghiệm để có được khách hàng mới vì nó khiến quá trình mua sắm trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Từ tối ưu trải nghiệm khách hàng, unified commerce giúp bạn tăng doanh số bán hàng Cho dù khách hàng muốn mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng hay bất kỳ hình thức kết hợp trả lại hàng nào khác, unified commerce đều có thể dễ dàng thực hiện được. Sau đó, doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu đó bằng cách cải tiến các chiến dịch tiếp thị và khuyến mại để tăng doanh số bán hàng. 3.2 Giảm lỗi Trải nghiệm đa kênh có thể dẫn đến các lỗi tốn kém do các hệ thống khác biệt không có kết nối mà nó đại diện. Mặt khác, unified commerce tận dụng công nghệ để kết nối hệ sinh thái bán hàng của bạn thành một nguồn thông tin chính xác duy nhất, giúp giảm thiểu sai sót, chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. 3.3 Khả năng dự báo Bởi vì dữ liệu bạn có thông qua nền tảng thương mại hợp nhất là chính xác nhất có thể, nó cho phép công ty của bạn đưa ra các dự đoán và dự báo tốt hơn về hành vi của khách hàng. Các doanh nghiệp có thể thiết kế những chương trình khuyến mãi, bán hàng và các chiến dịch khác nhằm tăng doanh thu dựa trên phương pháp thương mại hợp nhất. Số liệu thống nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các dự đoán chính xác hơn 3.4 Quản lý tồn kho Trải nghiệm thương mại hợp nhất cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng hiển thị trên nhiều kênh và giúp họ nâng cao nhận thức về những gì họ có và không có trong kho hàng của mình. Từ đó, các công ty có thể ngừng việc bán quá nhiều hoặc quá ít sản phẩm, bởi điều này có thể dẫn đến việc tăng thêm chi phí tồn kho, chi phí hậu cần và khoản phạt không đáp ứng thời gian cam kết. 3.5 Tự động hoá kinh doanh Thay vì quản lý các quy trình kinh doanh thủ công và tốn thời gian, unified commerce cho phép các công ty tự động hóa các quy trình quan trọng. Nhân viên sẽ dành thời gian cho những nhiệm vụ có giá trị hơn nhằm thúc đẩy doanh thu và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, năng suất cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn. Tích hợp hệ sinh thái kinh doanh là yếu tố cơ bản đối với thương mại hợp nhất. Bởi vì nó thúc đẩy việc thiết kế một nền tảng tập trung duy nhất nhằm tích hợp các hệ thống kinh doanh quan trọng và hợp lý hóa quy trình tương tác với khách hàng. Do đó, nó cho phép doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu tích hợp dữ liệu của bất kỳ hệ thống mới nào, đồng thời giúp cải thiện khả năng vận hành của doanh nghiệp. Với những đặc điểm ưu việt và lợi ích của mình trong việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng trưởng doanh thu, unified commerce sẽ là nhân tố không thể thiếu tiếp theo trong hệ thống quản lý của các doanh nghiệp bán lẻ. Hãy kết nối với LBC International ngay hôm nay để tìm hiểu cách tích hợp hệ sinh thái doanh nghiệp và cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu nhất cho khách hàng!
Sự xuất hiện của thương mại hợp nhất, hay unified commerce, trở thành cứu cánh cho những lỗ hổng khó sửa chữa của các giải pháp tự phát triển để kết nối những nền tảng và ứng dụng bán hàng. Nó hỗ trợ cho các nhà bán lẻ bằng cách kết nối và hợp nhất thông tin dữ liệu từ cửa hàng, website và ứng dụng bán hàng, mang đến sự tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng doanh số. Bài viết này giới thiệu đến bạn những điểm cần ghi nhớ khi xây dựng chiến lược thương mại hợp nhất. Sử dụng unified commerce là bước quan trọng tiếp theo sau omnichannel trong hành trình tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng 1. Xu hướng dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến Theo khảo sát về unified commerce từ BRP, 41% người tiêu dùng có kế hoạch tăng cường mua sắm trên thiết bị di động và có đến 64% người tiêu dùng lựa chọn nhà bán lẻ dựa trên thông tin sản phẩm và chi tiết có sẵn trên thiết bị di động của họ. Nhìn sâu hơn một chút, có thể thấy được người tiêu dùng đang chủ yếu trải qua hành trình mua sắm của mình trên các thiết bị và ứng dụng mua hàng. Chẳng hạn, họ sẽ sử dụng điện thoại để so sánh giá hoặc tìm chương trình khuyến mãi liên quan ngay cả khi đang ở trong một cửa hàng nào đó. Xem thêm: ACFC: Thành công xây dựng nền tảng bán lẻ đa kênh với Retail Pro Prism trong bối cảnh Covid-19 Khách hàng có thể sử dụng điện thoại của mình để tra cứu thông tin trên nền tảng trực tuyến ngay cả khi đang ở trong cửa hàng Trong trường hợp này, việc hợp nhất các thông tin trên thiết bị, ứng dụng, tại cửa hàng và cả trên phần mềm quản lý bán hàng sẽ cho phép khách hàng có được trải nghiệm liền mạch. Điều này có lợi thế hơn hẳn trong việc tăng trưởng doanh thu thông qua tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách. 2. Không để xảy ra trường hợp hết hàng Việc hợp nhất thông tin trên các nền tảng sẽ khiến nhà bán lẻ chủ động hơn trong quản lý và nắm bắt thông tin kho hàng. Tình trạng hết hàng sẽ không bao giờ xảy ra mà nhà bán lẻ không biết được. Chẳng hạn, trong trường hợp nhà bán lẻ có nhiều cửa hàng khác nhau và kho hàng hiện tại không còn hàng, hệ thống unified commerce cho phép nhà bán lẻ biết được mặt hàng có còn tại địa điểm bán hàng nào khác gần đó không. Nếu người mua đồng ý, mặt hàng có thể được vận chuyển hoặc giữ lại tại điểm đó để người mua hàng đến nhận. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Với unified commerce, tình trạng hết hàng sẽ không bao giờ xảy ra mà nhà bán lẻ không kiểm soát được nữa 3. Đừng để phí vận chuyển tác động đến doanh số Một nghiên cứu từ NRF cho thấy 68% khách hàng cho biết rằng họ mong muốn trải nghiệm giao hàng miễn phí ngay cả khi tổng giá trị hàng hóa mà họ mua chưa đến 50 đô-la (tương đương 1.151.000VND). Ngoài ra, có đến 47% người mua hàng trực tuyến cho biết họ sẽ từ bỏ việc mua hàng nếu nhà bán hàng không cung cấp dịch vụ miễn phí giao hàng. Một số liệu khác cũng cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của phí vận chuyển đến việc bán hàng chính là số liệu về thời hạn mua hàng. Theo nghiên cứu, có khoảng 38% người mua sắm trực tuyến mong muốn nhận được hàng giao miễn phí trong 2 ngày; trong khi 24% mong đợi việc giao hàng miễn phí trong ngày. Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Phí vận chuyển cũng ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý và hành vi người mua hàng Các nhà bán lẻ cũng có thể tận dụng mô hình unified commerce với hiệu quả quản lý tồn kho đã thảo luận phía trên để cạnh tranh với các nền tảng sở hữu dịch vụ miễn phí giao hàng. Người dùng sẽ gặp khó khăn khi phải đối mặt với quy trình trả hàng phức tạp và tốn kém. Do đó, cung cấp khả năng mua hàng trực tuyến và trả hàng tại cửa hàng, hoặc tự động hóa quy trình trả hàng sẽ là chìa khóa cạnh tranh cho các nhà bán lẻ. 4. Cần tạo ra trải nghiệm cá nhân hoá cao hơn Cá nhân hóa việc mua sắm của khách hàng thông qua việc tích trữ và phân tích thông tin trên tất cả các nền tảng là điều mà thương mại hợp nhất có thể mang lại. Bởi unified commerce cho phép nhà bán lẻ cập nhật sở thích, khả năng chi tiêu, thời điểm mua sắm,... của khách hàng. Trước đây, khi sử dụng các nền tảng bán lẻ đa kênh nhưng không thể hợp nhất dữ liệu mua hàng của khách hàng, các kênh riêng lẻ sẽ phải dựa vào số liệu cũ để tư vấn. Và điều đó dẫn đến việc trải nghiệm của khách hàng sẽ kém đi rất nhiều. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Không chỉ miễn phí giao hàng, tối ưu trải nghiệm đổi trả sản phẩm và mua sắm online cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh Việc có được bức tranh tổng thể về hành trình mua sắm của khách hàng, bao gồm cả những hành vi mua hàng trong quá khứ như thời gian mua hàng, kênh ưa thích, việc sử dụng khuyến mãi,... rất có lợi đối với nhà bán lẻ. Nó cho phép nhà bán lẻ cắt giảm các nỗ lực tiếp thị không liên quan và tăng doanh số bán hàng. Các lưu ý trên đây chỉ bao gồm một số điểm nhất định phải có khi nhà bán lẻ muốn triển khai một giải pháp thương mại hợp nhất. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, unified commerce chỉ là một giải pháp; điều cuối cùng mà nhà bán lẻ theo đuổi phải là việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Điều mà nhà bán lẻ cần thực hiện chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng thông qua việc xây dựng một cái nhìn toàn thiện về họ và hành trình mua sắm của họ trong một hệ thống tập trung.
Nếu thương hiệu của bạn chỉ có 1-2 chi nhánh nhưng khách hàng của bạn trải dài khắp các quốc gia, phải làm sao để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Thương mại hợp nhất chính là giải pháp của bạn. Theo đó, bạn có thể sử dụng 1 phần mềm quản lý bán hàng để quản lý toàn bộ hệ thống, dễ dàng tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cùng tìm hiểu về giải pháp này qua bài viết sau đây. Unified Commerce sẽ trở thành tương lai của ngành công nghiệp bán lẻ 1. Bán ở mọi nơi từ một nền tảng Unified Commerce là một hình thức bán lẻ mang đến giải pháp mới cho các nhà bán lẻ. Từ giờ, bạn có thể bán sản phẩm của mình ở khắp mọi nơi thông qua một nền tảng duy nhất. Ví dụ, khi khách hàng đến du lịch tại Việt Nam và trải nghiệm 1 sản phẩm nào đó của bạn nhưng không mua hàng, sau đó khi họ trở về quốc gia của họ, bạn vẫn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của mình để lọc danh sách khách hàng và gửi các email marketing cho họ. Vì vậy, nhân viên của bạn chỉ cần tập trung vào việc mang đến cho khách hàng của bạn những trải nghiệm tốt nhất thay vì luôn cố gắng để bán được hàng, chốt doanh số. 2. Lợi ích của đồng bộ hoá bán lẻ 2.1. Hành trình mua hàng linh hoạt Khi chọn lựa phương pháp thương mại hợp nhất, trên cùng một phần mềm quản lý bán hàng thống nhất, bạn có thể cung cấp nhiều tùy chọn về hình thức mua hàng và thanh toán cho khách hàng của mình. Khách hàng có thể mua sắm online để nhập mã khuyến mãi, sau đó chọn nhận hàng tại cửa hàng nếu họ thích. Thậm chí cửa hàng của bạn còn có thể tích hợp hệ thống quản lý vận chuyển vào hệ thống bán hàng của mình. Bởi 73% khách hàng muốn theo dõi đơn hàng, bạn có thể mang đến trải nghiệm phù hợp với họ bằng cách cập nhật thông tin chi tiết đơn hàng dù cho khách hàng chọn giao hàng tại nhà hay đến cửa hàng để lấy hàng đi chăng nữa. Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Việc đồng bộ hóa bán lẻ sẽ giúp hành trình mua hàng linh hoạt hơn Nhìn chung, việc đồng nhất phần mềm quản lý bán hàng thông qua mô hình Unified Commerce giúp việc quản lý đơn hàng trở nên đơn giản hơn, hành trình mua hàng của khách hàng cũng linh hoạt hơn rất nhiều. 2.2. Theo dõi chính xác hơn các tương tác của khách hàng với thương hiệu của bạn Trong những kỷ nguyên mua sắm trước khi có internet, việc theo dõi hành vi của khách hàng bị giới hạn trong việc theo dõi những ai đã đến cửa hàng của bạn và họ đã mua những gì. Ngày nay, hành trình của người mua phức tạp hơn, với việc khách hàng sử dụng ngày càng nhiều kênh mua sắm như Facebook, website, kênh thương mại điện tử,... trước khi họ quyết định chọn mua sản phẩm. Với chế độ xem tổng hợp về dữ liệu của khách hàng trên phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể theo dõi hành vi của khách hàng trên mọi kênh bán hàng, từ đó đặt ra những chiến lược tiếp cận, chăm sóc khách hàng phù hợp nhất. 2.3. Trải nghiệm mua sắm phù hợp cho khách hàng Ngày nay, khách hàng mong đợi trải nghiệm mua sắm có tính cá nhân hóa. Họ mong muốn thương hiệu có thể nắm bắt sở thích, hành vi mua sắm, thói quen,... của họ và từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp nhất với từng cá nhân hơn. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đồng nhất để tổng hợp thông tin khách hàng, sau đó phân tích để hiểu hành vi của khách hàng trên các kênh bán hàng chính là ưu điểm của việc đồng bộ hóa bán lẻ. Lúc này, bạn dự đoán chính xác hơn hành vi mua sắm của khách hàng trong tương lai, giới thiệu sản phẩm phù hợp cho đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Điều này cũng giúp bạn xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết phù hợp hơn vì bạn sẽ biết điều gì thu hút khách hàng của mình nhất dựa trên thói quen mua sắm của họ. Cuối cùng, khi nhân viên có quyền truy cập vào hồ sơ khách hàng và phân tích kinh doanh, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng - những người mà họ tiếp cận hằng ngày. Từ đó, họ có thể đưa ra những gợi ý mua sắm hay cung cấp dịch vụ cá nhân phù hợp với từng người. Theo một số khảo sát, các nhà bán lẻ cho phép nhân viên đọc các số liệu phân tích khách hàng có doanh số bán hàng cao hơn tới 106% . 2.4. Cập nhật sản phẩm theo thời gian thực Khi bạn đồng bộ hóa bán lẻ trên cùng một phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể dễ dàng cập nhật sản phẩm theo thời gian thật. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 94% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trung thành với những thương hiệu cung cấp các thông tin một cách minh bạch. Vậy, làm sao để minh bạch hơn? Duy trì số lượng hàng tồn kho chính xác, cập nhật đúng về tình trạng sản phẩm (còn hàng hay hết hàng, giá thành sản phẩm, các khuyến mãi đi kèm) chính là những gì mà các nhà bán lẻ có thể làm. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Đồng bộ hóa bán lẻ giúp bạn dễ dàng cập nhật tình trạng sản phẩm 2.5. Đổi trả hàng thuận tiện Với việc cửa hàng trực tuyến và các địa điểm bán lẻ của bạn hoạt động song song, bạn cần phải đảm bảo rằng khách hàng của mình sẽ thật sự hài lòng sau khi mua hàng. Điều này cho thấy lợi ích của đồng bộ hóa bán lẻ, khi bạn có thể xử lý vấn đề bằng cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp khả năng theo dõi đơn hàng, cho phép đổi - trả ở bất kỳ cửa hàng nào. Ví dụ như khách hàng của bạn mua sản phẩm qua website, khi đổi hàng, họ có thể đến một chi nhánh bất kỳ của thương hiệu để thực hiện việc đổi trả sản phẩm. Việc sử dụng cùng 1 phần mềm quản lý bán hàng cho cả thương hiệu, việc đổi trả hàng sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn 2.6. Quản lý nhân viên hiệu quả hơn Cuối cùng, một lợi ích quan trọng của thương mại hợp nhất chính là nền tảng thống nhất giúp việc đào tạo và quản lý nhân viên dễ dàng hơn. Việc phải học và làm quen với nhiều hệ thống sẽ là một khó khăn với nhân viên mới. Nhưng nếu chỉ cần tìm hiểu về 1 hệ thống duy nhất, nhân viên có thể nhanh chóng thành thạo công việc hơn. Hơn nữa, Unified Commerce còn giúp bạn giảm thiểu các rủi ro do lỗi hệ thống hay lỗi người dùng khi thương hiệu sử dụng quá nhiều hệ thống cùng 1 lúc. 3. Tương lai của bán lẻ Nhìn chung, giá trị cốt lõi của thương mại hợp nhất là tạo ra sự hài hòa giữa các “điểm chạm" với khách hàng bằng cách đồng bộ hóa các kênh bán hàng và hợp nhất các phần mềm quản lý của thương hiệu. Từ đó có thể nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng, giúp khách hàng có thể trải nghiệm nhiều hơn. Khi bạn có thể bán cho tất cả mọi người bng một nền tảng, ranh giới giữa bán hàng online và offline sẽ không còn nữa. Như vậy, khách hàng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng. Có thể nói, Unified Commerce - thương mại hợp nhất sẽ mang đến một tương lai mới cho ngành bán lẻ. Với việc đồng bộ hóa bán lẻ, bạn sẽ dễ dàng giảm thiểu các rủi ro kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng, mang đến mô hình kinh doanh mới, phù hợp với xu hướng hiện tại. Unified Commerce chính là tương lai của ngành bán lẻ Mô hình thương mại hợp nhất, sử dụng duy nhất một phần mềm quản lý bán hàng cho tất cả các hình thức kinh doanh chính là yếu tố cốt lõi mang đến sự phát triển của ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ có thể bắt đầu tìm hiểu ngay hôm nay về phương thức vận hành này và bắt đầu thay đổi mô hình kinh doanh để bắt kịp xu hướng bán lẻ hiện tại nhé!
Nếu Omnichannel (bán lẻ đa kênh) là xu hướng “thống trị” ngành bán lẻ trong nhiều năm trở lại đây thì bước sang 2020 - 2021, Unified Commerce hay còn gọi là thương mại hợp nhất được dự đoán sẽ “lên ngôi”. Theo thống kê của Boston Retail Partners, có 28% nhà bán lẻ đã áp dụng thương mại hợp nhất vào năm 2018 và hơn 80% các nhà bán lẻ đã lên kế hoạch để áp dụng mô hình này vào cuối năm 2020. Vậy chính xác Unified Commerce là gì và đóng vai trò như thế nào với các doanh nghiệp hiện nay? Ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình 1. Thương mại hợp nhất là gì? Thương mại hợp nhất (Unified Commerce) là giải pháp kết hợp dữ liệu khách hàng và sản phẩm trên một nền tảng tập trung duy nhất để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng. Nền tảng này bao gồm sự kết hợp giữa thương mại điện tử, thương mại di động, quản lý đơn hàng, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý hàng tồn kho và nhiều công nghệ khác. Trong tương lai gần, các nhà tiếp thị sẽ cạnh tranh với nhau gần như hoàn toàn dựa trên cảm xúc của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp những trải nghiệm mượt mà cho người tiêu dùng sẽ mang đến sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp vì trải nghiệm mua sắm liền mạch sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn để đo lường các hoạt động kinh doanh. Do đó, để tạo ra sự liền mạch này, các doanh nghiệp buộc phải tham gia vào quá trình tạo ra một chiến lược thương mại thống nhất. Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Unified Commerce tập hợp mọi dữ liệu tại một nền tảng duy nhất 2. Các yếu tố cấu thành một nền tảng thương mại hợp nhất Một giải pháp thương mại hợp nhất sẽ được cấu thành từ 4 yếu tố: tính tương tác, kênh bán hàng, hệ thống và sản phẩm. Cả 4 đều sẽ bổ trợ lẫn nhau để tạo nên các trải nghiệm thống nhất trên mọi kênh bán hàng của doanh nghiệp. Tương tác Hoạt động mua sắm của khách hàng có thể diễn ra trên nhiều kênh, tại những khoảng thời gian và thiết bị khác nhau. Là một nhà bán lẻ, rất khó để có thể dự đoán hành vi của tất cả người tiêu dùng, đặc biệt nếu bạn đang mơ bán nhiều sản phẩm trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần phải ghi lại hành vi của khách hàng một cách thống nhất trên mỗi kênh bán hàng Với Unified Commerce, bạn không chỉ nắm được cách doanh nghiệp của đang tương tác với khách hàng mà còn biết được các bộ phận nào trong hệ thống của bạn sẽ tương tác và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Kênh Việc đảm bảo khách hàng không gặp phải các hạn chế trên bất kỳ kênh mua sắm nào khi tìm hiểu sản phẩm hay đặt hàng là điều vô cùng quan trọng. Với mô hình Unified Commerce, bài toán này sẽ được giải quyết bởi khách hàng sẽ có được trải nghiệm liền mạch và đồng nhất bất kể họ có thay đổi hay được điều hướng sang một kênh truy cập khác trong quá trình mua sắm hay không. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Khách hàng sẽ có trải nghiệm mua sắm đồng nhất trên mọi kênh mua hàng Hệ thống Khi kinh doanh, tất cả các hệ thống trong một tổ chức phải hoạt động gắn kết với nhau để tạo nên một “hệ sinh thái” thống nhất, từ phần mềm quản lý bán hàng, bán hàng di động, nền tảng thương mại điện tử cho đến giải pháp quản lý chuỗi cung ứng. Với Unified Commerce, tất cả các hệ thống này phải làm việc cùng nhau để cho phép các công ty theo dõi khách hàng của họ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hành trình mua sắm của khách hàng. Sản phẩm Cho dù các nhà bán lẻ có áp dụng mô hình Unified Commerce hay không, thông tin sản phẩm chính xác và được cập nhật thường xuyên là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong trải nghiệm khách hàng. Cùng với hành trình mua hàng, việc thống nhất thông tin sản phẩm trên tất cả các kênh và điểm bán hàng là yếu tố không thể thiếu để tạo ra một nền tảng thương mại thống nhất Unified Commerce. Thông tin về sản phẩm được đồng bộ tại mọi cửa hàng 3. Thương mại hợp nhất và bán lẻ đa kênh: Sự khác biệt là gì? Nhắc đến Unified Commerce, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi vì sao lại phải thay đổi phương thức bán lẻ đa kênh truyền thống vốn đang hiệu quả và chuyển sang thương mại hợp nhất? Sự khác nhau giữa hai mô hình này là gì? Có thể hiểu đơn giản như sau, bán lẻ đa kênh là mô hình sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau như website, truyền thông xã hội, ứng dụng di động và email. Vì vậy, nếu chuỗi bán lẻ của bạn có trang web và trang truyền thông xã hội, thì bạn đang mang lại trải nghiệm đa kênh cho khách hàng. Vấn đề chính là mô hình bán lẻ đa kênh không cung cấp tính nhất quán trên tất cả các kênh bán hàng và thiết bị, phần mềm quản lý bán hàng vì mỗi kênh được quản lý thông qua giao diện riêng, điều này vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí và nhân lực. Ngược lại, với mô hình Unified Commerce, nhà bán lẻ chỉ cần dựa trên một nền tảng tập trung duy nhất để quản lý tất cả các thông tin liên lạc của khách hàng. Hơn nữa, họ cũng có thể dễ dàng tạo ra giao diện và thông điệp giống nhau trên tất cả các kênh và thiết bị của họ. Vì vậy, thay vì có nhiều giao diện, họ chỉ cần tập trung vào một giao diện mà thôi. Xem thêm: 10 bí quyết để bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ Unified Commerce giúp bạn quản lý toàn bộ các phần mềm trong cùng 1 hệ thống 4. Lợi ích của Unified Commerce Có nhiều lý do để các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng Unified Commerce. Trong đó, thời gian, chi phí và trải nghiệm khách hàng là những yếu tố quan trọng nhất. Tiết kiệm thời gian và chi phí tích hợp Khi bạn sử dụng nhiều hệ thống khác nhau để quản lý bán hàng, website, kênh thương mại điện tử…, việc liên kết và giao tiếp giữa các nền tảng khác nhau có thể trở thành một vấn đề lớn. Đồng thời, bạn phải làm việc với nhiều nhà cung cấp để quản trị các hệ thống này. Tuy nhiên, khi sử dụng một hệ thống hợp nhất, bạn có thể giảm thiểu chi phí và thời gian xây dựng nền tảng, liên kết, bảo trì và nâng cấp các hệ thống. Đào tạo nhân viên nhanh hơn Nếu doanh nghiệp đang sử dụng nhiều hệ thống, việc giới thiệu tất cả cho nhân viên mới sẽ mất rất nhiều thời gian. Còn với Unified Commerce, nhân viên chỉ cần được hướng sử dụng một hệ thống duy nhất. Việc thuyên chuyển nhân viên giữa các phòng ban với nhau cũng dễ dàng hơn vì bạn không cần phải mất thời gian đào tạo lại từ đầu. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Hướng dẫn quy trình mới cho nhân viên trở nên đơn giản với Unified Commerce Giảm nguy cơ sai sót Khi doanh nghiệp sử dụng các hệ thống riêng biệt, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến dữ liệu không đồng bộ. Điều này sẽ dẫn đến các sai sót phổ biến như nhân viên tiếp tục bán những mặt hàng vốn đã hết hàng trong kho hay giới thiệu giá sản phẩm sai. Tuy nhiên, mô hình thương mại hợp nhất sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro này nhờ hệ thống dữ liệu đồng bộ tại mọi kênh, mọi điểm bán. Hiểu rõ khách hàng hơn Bằng cách tập trung dữ liệu khách hàng tại một nền tảng duy nhất, Unified Commerce cho phép doanh nghiệp bao quát được toàn bộ các vấn đề xoay quanh khách hàng và nhân viên tại mọi điểm bán đều có thể tiếp cận các thông tin này. Không chỉ hạn chế việc nhập liệu không đầy đủ, Unified Commerce còn hỗ trợ việc thiết kế chương trình khuyến mãi, khách hàng thân thiết… bằng cách phân tích hành vi mua hàng từ kho dữ liệu “khổng lồ” đang có. Thương mại hợp nhất giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khách hàng của mình Chỉ cần làm việc với một nhà cung cấp Khi sử dụng nhiều hệ thống, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc với các nhà cung cấp hệ thống, phần mềm quản lý bán hàng riêng biệt - một yếu tố có thể làm phức tạp hơn các vấn đề của bạn. Tuy nhiên, với Unified Commerce, bạn chỉ cần chọn một nhà cung cấp và điều này sẽ giảm được chi phí lẫn sự phức tạp khi làm việc. Unified commerce là một giải pháp quản lý và bán hàng mang đến sự thuận tiện cho các nhà bán lẻ. Việc thay đổi từ bán lẻ đa kênh sang thương mại hợp nhất là một bước tiến giúp ngành công nghiệp bán lẻ phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu bạn cũng đang băn khoăn tìm giải pháp cho thương hiệu của mình, sao không thử tìm đến mô hình thương mại hợp nhất ngay hôm nay?