10 bí quyết để bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ

Đăng bởi lbc vào 15/01/2021

Bộ kỹ năng kinh doanh cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp một công ty bán lẻ cần có: động lực thúc đẩy bản thân, khả năng làm việc nhiều giờ mỗi ngày, kỹ năng đàm phán tốt, dịch vụ khách hàng tuyệt vời, sự hiểu biết về sản phẩm và hệ thống quản lý bán lẻ hiệu quả. Cùng LBC đi sâu và phân tích 10 yếu tố để bắt đầu kinh doanh bán lẻ và điều hướng thành công thông qua bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công: Hướng dẫn vận hành cùng lúc nhiều cửa hàng

Bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ cần phát triển bộ kỹ năng kinh doanh tốt và đầu tư hệ thống quản lý bán lẻ hiệu quả

Bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ cần phát triển bộ kỹ năng kinh doanh tốt và đầu tư hệ thống quản lý bán lẻ hiệu quả.

1. Biết rõ thị trường của bạn

Điều đầu tiên, cần phải biết rõ thị trường, kỳ vọng của khách hàng tiềm năng, các xu hướng nổi bật trong lĩnh vực mà doanh nghiệp định thực hiện. Bên cạnh đó cần quan tâm đến chuyển dịch kinh tế vĩ mô – yếu tố cực kỳ quan trọng khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ.

Xác định được những vấn đề trên sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn quyết định được mặt hàng sẽ kinh doanh, bán ở đâu và bán với giá bao nhiêu. Đây có thể coi là những bước đầu tiên để hình thành nền móng vững chắc cho việc quản lý bán lẻ hiệu quả sau này.

Hiểu rõ thị trường là kim chỉ nam phát triển cho doanh nghiệp bán lẻ sau này

Hiểu rõ thị trường là kim chỉ nam phát triển cho doanh nghiệp bán lẻ sau này

2. Hiểu đúng những điều cơ bản

Hãy hiểu đúng ngay từ những điều cơ bản trước khi có ý định kinh doanh bán lẻ, cụ thể:

  • Huy động nguồn vốn, tìm được nguồn tài chính phù hợp để bắt đầu kinh doanh.
  • Đặt tên cho doanh nghiệp.
  • Quản lý bán lẻ, quản lý dòng tiền hiệu quả.

Hãy chăm chỉ lên kế hoạch và vạch sẵn đường đi nước bước cho những hoạt động kinh doanh sau này theo đúng cách. Đừng quên tiếp cận những nguồn tài chính có thể đầu tư cho doanh nghiệp của mình và đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu để tiện theo dõi hiệu suất làm việc của bản thân.

>> Xem thêm: Cách quản lý dòng tiền hiệu quả dành cho nhà bán lẻ

3. Tìm mặt bằng phù hợp

Việc hiểu rõ về thị trường giúp bạn xác định được vị trí “đắc địa” để thành lập doanh nghiệp. Nhưng cần phải cân nhắc đến giá thuê mặt bằng, chi phí dịch vụ sao cho hợp lý.

Hãy bắt đầu bằng việc thuê mặt bằng bán lẻ, việc này giúp doanh nghiệp ít bị ràng buộc bởi tiền vốn, không cần quá đầu tư vào xây dựng, bảo trì và linh hoạt trong việc thay đổi địa điểm.

Hoặc địa điểm cũng có thể đặt cạnh các nhà bán lẻ khác, trong nhiều trường hợp nó mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ, của hàng thiệp chúc mừng được mở cạnh cửa hàng bán bánh kẹo, cửa hàng bán đồ lưu niệm,…

Hãy lựa chọn mặt bằng phù hợp với ngân sách và nhu cầu của doanh nghiệp

Hãy lựa chọn mặt bằng phù hợp với ngân sách và nhu cầu của doanh nghiệp

4. Tìm các nhà cung cấp phù hợp

Các nhà cung cấp sẽ đưa ra những điều khoản thanh toán tốt và các phương tiện thanh toán tín dụng cho các doanh nghiệp quản lý bán lẻ tốt, doanh thu ổn định. Tuy nhiên, đây là vấn đề không mấy khả quan đối với những doanh nghiệp bán lẻ mới thành lập.

Chính vì thế, hãy tìm những nhà cung cấp phù hợp cho doanh nghiệp và đàm phán hợp đồng với họ. Nếu được, hãy tìm đến những nhà cung cấp nước ngoài, tuy đây sẽ là thách thức đối với một doanh nghiệp bán lẻ còn “non trẻ” nhưng hiệu quả cạnh tranh mà nó mang lại sẽ giúp ích rất nhiều trong tương lai.

5. Hiểu về bán hàng và luật pháp

Khi bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ thì phải xác định được trách nhiệm pháp lý khi giao dịch với khách hàng, chẳng hạn như những thông tin về giá cả. Do vậy, trong khâu quản lý bán lẻ hãy lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Giao dịch và đối xử công bằng với khách hàng.
  • Quyền của người tiêu dùng, các đạo luật bảo vệ khách hàng.
  • Chế độ bảo hành, khiếu nại, trả hàng – hoàn tiền.
  • Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.
  • Hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng mua bán doanh nghiệp với doanh nghiệp.
  • Tuân thủ luật pháp khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ, luật an toàn sản phẩm.
  • Và một số vấn đề pháp lý khác.

>> Xem thêm: 3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng

6. Có được nhân viên phù hợp

Đối với doanh nghiệp bán lẻ mới thành lập, việc tuyển và quản lý nhân viên là một thách thức khó khăn. Một số lựa chọn để có được nhân viên phù hợp:

  • Thuê nhân viên ngoài
  • Đào tạo nhân viên hiện tại
  • Tiếp nhận nhân viên mới

Việc tiếp nhận nhân viên mới và đào tạo họ sẽ là một hình thức “đầu tư chất xám”, vì thế hãy cân nhắc giữa những lựa chọn trên để đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Lựa chọn nhân viên phù hợp với tinh thần mà doanh nghiệp muốn truyền tải

Lựa chọn nhân viên phù hợp với tinh thần mà doanh nghiệp muốn truyền tải

7. Quảng cáo thông minh

Doanh nghiệp bán lẻ còn “non trẻ”, vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tiền để thực hiện quảng bá thông qua những biện pháp truyền thống. Hãy thử nghiệm những phương thức quảng cáo thông minh, ví dụ: tận dụng sự phát triển của mạng xã hội facebook, instagram, twitter,….

Nhưng trước hết, hãy đầu tư chỉn chu vào tên doanh nghiệp, thiết kế thương hiệu, cơ sở hạ tầng, giao diện hàng hóa, tương tác với khách hàng để đạt hiệu quả tốt nhất khi quảng cáo và làm tăng lợi nhuận bán lẻ.

8. Bắt đầu mạng lưới kết nối

Thiết lập danh tiếng, xây dựng mối quan hệ với nhóm đồng nghiệp và những người có ảnh hưởng ở địa phương là những điều cần thiết ở một doanh nghiệp bán lẻ mới. Hãy giới thiệu doanh nghiệp của mình, quảng bá những đặc tính kinh doanh bằng cách tham dự hoặc tạo ra những buổi sự kiện tại địa phương. Bên cạnh đó hãy tham gia những tổ chức hỗ trợ kinh doanh.

9. Hướng đến trực tuyến

Ngay cả khi định hướng ban đầu của bạn là xây dựng doanh nghiệp bán lẻ truyền thống thì cũng không nên bỏ qua những lợi ích và tiềm năng của bán lẻ trực tuyến. Hãy thử bán lẻ trực tuyến từ những điều đơn giản, ví dụ: xây dựng trang web đơn giản kiểu danh mục sản phẩm đến một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp.

Một số ưu điểm của bán lẻ trực tuyến:

  • Nhiều cách tiếp cận thị trường nhanh chóng.
  • Giảm chi phí mặt bằng, nhân viên,…
  • Tiềm năng phát triển lớn.
  • Sử dụng công nghệ để phân tích hành vi khách hàng từ đó đưa ra phương hướng quản lý bán lẻ hiệu quả.

Hướng đến bán lẻ trực tuyến bởi những lợi ích mà nó mang lại

Hướng đến bán lẻ trực tuyến bởi những lợi ích mà nó mang lại

10. Tìm sự hỗ trợ phù hợp

Hiện nay có rất nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, ngay cả trong phạm vi một số trường đại học. Bạn cũng có thể liên hệ địa phương để tìm kiếm thông tin, hoặc đăng ký những chương trình dành cho khởi nghiệp, một trong số nổi tiếng hiện nay như Shark Tank,…. Không những nhận được nguồn đầu tư tài chính dồi dào mà còn học hỏi được kinh nghiệm từ những bậc tiền bối đi trước.

Trên đây là 10 bí quyết để chuẩn bị một doanh nghiệp bán lẻ thành công. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn hệ thống quản lý bán lẻ thích hợp để dễ dàng hơn trong việc tối ưu hoá các quy trình của doanh nghiệp.

Retail Pro Prism do LBC International cung cấp là giải pháp tốt nhất cho những doanh nghiệp bán lẻ mới thành lập. Đây là phần mềm giúp quản trị mối quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự, hợp nhất thương mại, quản lý điểm bán hàng, quản lý và kiểm soát hàng hoá.

>> Xem thêm: 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất

Ngoài việc nắm được những “bí kíp” để khởi nghiệp bán lẻ thì lựa chọn phần mềm quản lý bán lẻ hữu hiệu sẽ góp phần thành công cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.