Tin tức

Quản lý tồn kho là gì và cách sử dụng báo cáo tồn kho trong doanh nghiệp bán lẻ?

05/04/2021 • lbc

Quản lý tồn kho được xem là một trong những giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả nhất dành cho nhà bán lẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều chủ cửa hàng chưa biết đến giải pháp này cũng như cách để tạo và sử dụng báo cáo tồn kho để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thông qua bài viết dưới đây, LBC International sẽ cùng bạn tìm hiểu về quản lý tồn kho cũng như cách tạo và sử dụng báo cáo tồn kho hiệu quả. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Tầm quan trọng của doanh nghiệp bền vững Quản lý tồn kho là một trong những giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả nhất 1. Quản lý tồn kho Mỗi doanh nghiệp đều có nhà kho riêng để dự trữ hàng hóa và chúng sẽ được đưa ra sử dụng khi lượng hàng hiện đang bày bán tại cửa hàng bị vơi bớt. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho, hay quản lý tồn kho, thực ra rất quan trọng đối với doanh nghiệp và còn là một giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả. Doanh nghiệp nào cũng cần biết cách quản lý tồn kho 1.1 Quản lý tồn kho là gì? Quản lý hàng tồn kho đề cập đến việc lưu trữ các sản phẩm sẽ được sử dụng tại thời điểm khủng hoảng, hoặc tại thời điểm mà hàng hóa ở cửa hàng đã hoặc sắp hết. Quá trình quản lý tồn kho có thể được hiểu ngắn gọn là nhà bán lẻ sẽ theo dõi lượng hàng hóa tồn kho và đảm bảo cửa hàng sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng hết hàng. Cũng vì vậy, quản lý tồn kho được xem là một trong những cách quản lý bán hàng hiệu quả mà nhà bán lẻ nào cũng nên biết. Xem thêm: 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất 1.2 Tại sao nên quản lý tồn kho Đã qua rồi cái thời mà khách hàng chỉ có một vài lựa chọn khi mua sắm. Ở thời đại hiện nay, khách hàng sẵn sàng là những người khó tính, và nếu họ không tìm thấy được sản phẩm ưng ý tại cửa hàng, họ sẵn sàng lựa chọn một gian hàng khác. Đó là tình trạng mà một nhà bán lẻ chuyên nghiệp không bao giờ cho phép xảy ra. Ngoài việc đảm bảo khách hàng rời khỏi cửa hàng của mình với nụ cười và sự hài lòng, nhà bán lẻ cần phải tránh tình trạng trống trải trên các kệ hàng của mình. Việc các kệ hàng đầy ắp hàng hóa sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn là những kệ hàng trống trơn với hàng hóa không có sẵn. Ngoài ra, quản lý tồn kho được xem như một giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả do nó có thể giúp nhà bán lẻ xoay sở được trong các tình huống ngoài tầm kiểm soát như đình công vận chuyển, lệnh giới nghiêm… khiến hàng hóa không thể vận chuyển đến kịp thời. Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả? Các kệ hàng đầy ắp hàng hóa lúc nào cũng thu hút khách hàng hơn 2. Sử dụng báo cáo tồn kho trong quản lý tồn kho Báo cáo tồn kho nói ngắn gọn là một bản tóm tắt về số lượng hàng hiện có của nhà bán lẻ. Trong báo cáo này bao gồm các thông tin như số lượng hàng đang có, sản phẩm bán chạy nhất, hiệu suất bán hàng theo từng danh mục hàng hóa cũng như các thông tin khác về trạng thái và hiệu suất của hàng tồn kho. Với những mục đích sử dụng khác nhau, các doanh nghiệp có thể sử dụng các loại báo cáo tồn kho khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng báo cáo tồn kho để quản lý hoạt động kinh doanh của mình 2.1. Tại sao nên tạo báo cáo tồn kho? Nếu quản lý tồn kho được xem là giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả, thì báo cáo tồn kho là thứ không thể thiếu giúp cho việc quản lý tồn kho trở nên dễ dàng hơn. Không đơn giản là để biết được số lượng hàng hóa còn nằm trong kho hàng, báo cáo tồn kho cho nhà bán lẻ cái nhìn tổng quát và chi tiết về hoạt động kinh doanh của họ. 2.2. Cách để tạo một báo cáo tồn kho Bước đầu tiên, nhà bán lẻ cần xây dựng cho mình một danh mục hàng hóa. Danh mục này có thể được xuất dữ liệu từ POS, phần  mềm quản lý tồn kho hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác có chứa thông tin. Danh mục hàng hóa tạo ra yêu cầu phải có đầy đủ các thông tin cơ bản như: số lượng hàng hiện có, vị trí đặt hàng, số seri, SKU, giá cả,... Xem thêm: 3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng Các dữ liệu trong báo cáo tồn kho phải bao gồm danh mục hàng hóa và các thông tin liên quan Tiếp theo, nhà bán lẻ có thể bắt đầu thiết lập khung thời gian. Báo cáo tồn kho sẽ là một giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả nếu như số liệu của nó chính xác. Do đó, tất cả các chỉ số và dữ liệu phải được lấy từ cùng một khung thời gian. Sau khi làm xong hai bước trên, bạn đã có thể bắt đầu chạy báo cáo. Trong số các loại báo cáo, báo cáo tự động được khuyên dùng cho những người mới bắt đầu và chưa quen với việc tạo báo cáo tồn kho. 2.3. Các mốc thời gian nên tạo báo cáo tồn kho Hàng tuần và hàng tháng Thông qua việc theo dõi báo cáo tồn kho thường xuyên, nhà bán lẻ có thể nhận ra sự khác biệt nhỏ nhất như cách đặt vị trí một sản phẩm mới ở đâu thì sẽ thu hút khách hàng được nhiều hơn. Đây cũng được cho là một cách quản lý bán hàng hiệu quả. Sau những mùa bán hàng bận rộn Tạo báo cáo tồn kho sau mỗi kỳ kinh doanh bận rộn thực sự rất quan trọng. Nó không chỉ thể hiện xu hướng bán hàng cho từng kỳ lễ hội hoặc mùa giảm giá, mà còn có thể được sử dụng như dữ liệu so sánh với doanh số cùng kỳ các năm hoặc quý khác. Dựa trên hoạt động kinh doanh của cửa hàng Ngoài ra, báo cáo tồn kho có thể được tạo với một chu kỳ cố định, có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,... Từ đó, nhà bán lẻ có thể xem xét được chi tiết hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình, quản lý sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận của công ty. Báo cáo hàng tồn kho cần được thực hiện liên tục Như vậy, quản lý tồn kho bằng cách sử dụng báo cáo tồn kho thực sự là một giải pháp quản lý bán hàng tốt dành cho các nhà bán lẻ. Hơn nữa, bên cạnh sử dụng báo cáo tồn kho, nhà bán lẻ cũng nên tham khảo thêm về các cách tích hợp dữ liệu của doanh nghiệp mình - từ kho đến cửa hàng, từ quy trình phục vụ khách hàng đến trải nghiệm của khách, từ hoạt động thường kỳ cho đến chương trình khuyến mãi,... để có thể tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng doanh số.

Unified commerce và 5 lý do nhà bán lẻ cần chuyển trọng tâm sang thương mại hợp nhất

04/04/2021 • lbc

Người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn về các sản phẩm tốt nhất, công nghệ mới nhất và các thương hiệu thú vị nhất cho hầu hết mọi nhu cầu của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có được trải nghiệm mua sắm tốt và liền mạch, một phần là do các nhà bán lẻ chậm nắm bắt chiến lược thương mại hợp nhất, hay còn gọi là unified commerce. Bài viết này giải thích lý do tại sao thương mại hợp nhất đang được ưa chuộng và cách nó giúp các nhà bán lẻ mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng của mình. Việc tập trung vào unified commerce mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định 1. Thương mại hợp nhất là gì? Mặc dù hoạt động khá hiệu quả trong việc tích hợp các hệ thống, ứng dụng và phần mềm quản lý bán hàng, phương pháp tiếp cận đa kênh vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn những vấn đề xảy ra do một số hạn chế trong mặt kỹ thuật. Và điều này có thể cản trở khả năng mang lại trải nghiệm gắn kết cho khách hàng. Unified commerce đưa trải nghiệm đa kênh đi xa hơn bằng cách sử dụng một nền tảng tập trung duy nhất thay cho tất cả các hệ thống CNTT cũ. Giờ đây, khi mọi dữ liệu đã được tích hợp vào một nền tảng duy nhất, các doanh nghiệp không cần phải sử dụng quá nhiều kênh nội bộ chỉ để cập nhật được thông tin chính xác nhất nữa. Xem thêm: Hoạch định chiến lược quản lý bán lẻ trong tương lai: 5 xu hướng cần xem xét 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Thương mại hợp nhất giúp tối ưu quá trình và trải nghiệm mua sắm của khách hàng 2. Các thành tố cốt lõi của thương mại hợp nhất Để kết hợp được tất cả các kênh với mức dữ liệu lớn mà vẫn hoạt động mượt mà, unified commerce phải tích hợp đầy đủ các thành tố. Những thành tố này bao gồm: tương tác, kênh, hệ thống và sản phẩm. 2.1. Tương tác Khách hàng sẽ tương tác với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp bạn thông qua nhiều kênh khác nhau. Đó có thể là kênh thương mại điện tử, app trên thiết bị di động, hoặc tương tác trực tiếp tại cửa hàng. Do đó, điều quan trọng là bạn phải theo dõi và ghi chép lại hành vi của họ theo một cách thống nhất trên từng kênh. Unified commerce hỗ trợ doanh nghiệp trong tương tác với khách hàng Ngoài ra, việc ghi chép lại hành vi khách hàng cùng với những tương tác còn cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về khách hàng và việc mua sắm của họ. Dựa vào những thông tin này, doanh nghiệp có thể thiết kế hành trình mua sắm phù hợp, sắp xếp hành động của các bộ phận phụ trách để mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng. 2.2. Kênh Unified commerce sở hữu tính nhất quán dữ liệu, và đây cũng chính là trọng tâm cốt lõi của nền tảng này. Mọi kênh mà doanh nghiệp cung cấp phải có khả năng mang lại cho khách hàng trải nghiệm thú vị và liền mạch. Nếu khách hàng chuyển sang một kênh khác trong doanh nghiệp, trải nghiệm vẫn phải được duy trì mượt mà và dễ điều hướng. Một ví dụ điển hình về sự áp dụng thành công thương mại hợp nhất có thể kể đến là Amazon. Các chương trình khuyến mại của ông lớn này có mặt ở khắp mọi nơi mà khách hàng tiếp xúc: ở cửa hàng mua trực tiếp, trên nền tảng trực tuyến và cả thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động. Vì vậy, khách hàng của họ không cần phải kiểm tra lại thông tin từ website để có được ưu đãi tốt hơn trước khi thanh toán. Việc thể hiện dữ liệu thống nhất ngay cả trong chiến dịch quảng cáo cũng có thể giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng 2.3. Hệ thống Tất cả các hệ thống trong một tổ chức phải hoạt động gắn kết với nhau. Cho dù đó là phần mềm quản lý bán hàng, giải pháp POS, nền tảng thương mại điện tử hay giải pháp quản lý kênh, mỗi ứng dụng đều quan trọng đối với các chức năng kinh doanh cụ thể và là một phần của hệ sinh thái lớn hơn. 2.4. Sản phẩm Các thông tin sản phẩm phải chính xác và mang tính cập nhật. Bên cạnh hành trình mua hàng, việc thống nhất thông tin sản phẩm của bạn trên tất cả các kênh là không thể thiếu để tạo ra một nền tảng thương mại hợp nhất cung cấp những thông tin phù hợp cho khách hàng và cho cả nhóm bán hàng của bạn. 3. Các lý do doanh nghiệp cần chiến lược thương mại hợp nhất Bên cạnh những khác biệt và đặc điểm có phần vượt trội so với phương pháp bán lẻ đa kênh, sử dụng nền tảng unified commerce cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là năm nguyên nhân nhà bán lẻ nên chuyển từ chiến lược đa kênh sang thương mại hợp nhất. Bây giờ bạn đã có ý tưởng về sự khác biệt giữa trải nghiệm bán lẻ đa kênh và thương mại hợp nhất, đây là năm lý do chiến lược unified commerce cần cho hoạt động của cửa hàng. 3.1 Cải thiện doanh số Đây là điều quan trọng nhất. Với chiến lược thương mại hợp nhất, các công ty có thể tận dụng trải nghiệm để có được khách hàng mới vì nó khiến quá trình mua sắm trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Từ tối ưu trải nghiệm khách hàng, unified commerce giúp bạn tăng doanh số bán hàng Cho dù khách hàng muốn mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng hay bất kỳ hình thức kết hợp trả lại hàng nào khác, unified commerce đều có thể dễ dàng thực hiện được. Sau đó, doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu đó bằng cách cải tiến các chiến dịch tiếp thị và khuyến mại để tăng doanh số bán hàng. 3.2 Giảm lỗi Trải nghiệm đa kênh có thể dẫn đến các lỗi tốn kém do các hệ thống khác biệt không có kết nối mà nó đại diện. Mặt khác, unified commerce tận dụng công nghệ để kết nối hệ sinh thái bán hàng của bạn thành một nguồn thông tin chính xác duy nhất, giúp giảm thiểu sai sót, chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. 3.3 Khả năng dự báo Bởi vì dữ liệu bạn có thông qua nền tảng thương mại hợp nhất là chính xác nhất có thể, nó cho phép công ty của bạn đưa ra các dự đoán và dự báo tốt hơn về hành vi của khách hàng. Các doanh nghiệp có thể thiết kế những chương trình khuyến mãi, bán hàng và các chiến dịch khác nhằm tăng doanh thu dựa trên phương pháp thương mại hợp nhất. Số liệu thống nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các dự đoán chính xác hơn 3.4 Quản lý tồn kho Trải nghiệm thương mại hợp nhất cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng hiển thị trên nhiều kênh và giúp họ nâng cao nhận thức về những gì họ có và không có trong kho hàng của mình. Từ đó, các công ty có thể ngừng việc bán quá nhiều hoặc quá ít sản phẩm, bởi điều này có thể dẫn đến việc tăng thêm chi phí tồn kho, chi phí hậu cần và khoản phạt không đáp ứng thời gian cam kết. 3.5 Tự động hoá kinh doanh Thay vì quản lý các quy trình kinh doanh thủ công và tốn thời gian, unified commerce cho phép các công ty tự động hóa các quy trình quan trọng. Nhân viên sẽ dành thời gian cho những nhiệm vụ có giá trị hơn nhằm thúc đẩy doanh thu và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, năng suất cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn. Tích hợp hệ sinh thái kinh doanh là yếu tố cơ bản đối với thương mại hợp nhất. Bởi vì nó thúc đẩy việc thiết kế một nền tảng tập trung duy nhất nhằm tích hợp các hệ thống kinh doanh quan trọng và hợp lý hóa quy trình tương tác với khách hàng. Do đó, nó cho phép doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu tích hợp dữ liệu của bất kỳ hệ thống mới nào, đồng thời giúp cải thiện khả năng vận hành của doanh nghiệp. Với những đặc điểm ưu việt và lợi ích của mình trong việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng trưởng doanh thu, unified commerce sẽ là nhân tố không thể thiếu tiếp theo trong hệ thống quản lý của các doanh nghiệp bán lẻ. Hãy kết nối với LBC International ngay hôm nay để tìm hiểu cách tích hợp hệ sinh thái doanh nghiệp và cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu nhất cho khách hàng!

Từ bán lẻ đa kênh (Omnichannel) đến thương mại hợp nhất (Unified Commerce): Tại sao lại quan trọng?

03/04/2021 • lbc

Sự xuất hiện của thương mại hợp nhất, hay unified commerce, trở thành cứu cánh cho những lỗ hổng khó sửa chữa của các giải pháp tự phát triển để kết nối những nền tảng và ứng dụng bán hàng. Nó hỗ trợ cho các nhà bán lẻ bằng cách kết nối và hợp nhất thông tin dữ liệu từ cửa hàng, website và ứng dụng bán hàng, mang đến sự tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng doanh số. Bài viết này giới thiệu đến bạn những điểm cần ghi nhớ khi xây dựng chiến lược thương mại hợp nhất. Sử dụng unified commerce là bước quan trọng tiếp theo sau omnichannel trong hành trình tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng 1. Xu hướng dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến Theo khảo sát về unified commerce từ BRP, 41% người tiêu dùng có kế hoạch tăng cường mua sắm trên thiết bị di động và có đến 64% người tiêu dùng lựa chọn nhà bán lẻ dựa trên thông tin sản phẩm và chi tiết có sẵn trên thiết bị di động của họ. Nhìn sâu hơn một chút, có thể thấy được người tiêu dùng đang chủ yếu trải qua hành trình mua sắm của mình trên các thiết bị và ứng dụng mua hàng. Chẳng hạn, họ sẽ sử dụng điện thoại để so sánh giá hoặc tìm chương trình khuyến mãi liên quan ngay cả khi đang ở trong một cửa hàng nào đó. Xem thêm: ACFC: Thành công xây dựng nền tảng bán lẻ đa kênh với Retail Pro Prism trong bối cảnh Covid-19 Khách hàng có thể sử dụng điện thoại của mình để tra cứu thông tin trên nền tảng trực tuyến ngay cả khi đang ở trong cửa hàng Trong trường hợp này, việc hợp nhất các thông tin trên thiết bị, ứng dụng, tại cửa hàng và cả trên phần mềm quản lý bán hàng sẽ cho phép khách hàng có được trải nghiệm liền mạch. Điều này có lợi thế hơn hẳn trong việc tăng trưởng doanh thu thông qua tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách. 2. Không để xảy ra trường hợp hết hàng Việc hợp nhất thông tin trên các nền tảng sẽ khiến nhà bán lẻ chủ động hơn trong quản lý và nắm bắt thông tin kho hàng. Tình trạng hết hàng sẽ không bao giờ xảy ra mà nhà bán lẻ không biết được. Chẳng hạn, trong trường hợp nhà bán lẻ có nhiều cửa hàng khác nhau và kho hàng hiện tại không còn hàng, hệ thống unified commerce cho phép nhà bán lẻ biết được mặt hàng có còn tại địa điểm bán hàng nào khác gần đó không. Nếu người mua đồng ý, mặt hàng có thể được vận chuyển hoặc giữ lại tại điểm đó để người mua hàng đến nhận. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Với unified commerce, tình trạng hết hàng sẽ không bao giờ xảy ra mà nhà bán lẻ không kiểm soát được nữa 3. Đừng để phí vận chuyển tác động đến doanh số Một nghiên cứu từ NRF cho thấy 68% khách hàng cho biết rằng họ mong muốn trải nghiệm giao hàng miễn phí ngay cả khi tổng giá trị hàng hóa mà họ mua chưa đến 50 đô-la (tương đương 1.151.000VND). Ngoài ra, có đến 47% người mua hàng trực tuyến cho biết họ sẽ từ bỏ việc mua hàng nếu nhà bán hàng không cung cấp dịch vụ miễn phí giao hàng. Một số liệu khác cũng cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của phí vận chuyển đến việc bán hàng chính là số liệu về thời hạn mua hàng. Theo nghiên cứu, có khoảng 38% người mua sắm trực tuyến mong muốn nhận được hàng giao miễn phí trong 2 ngày; trong khi 24% mong đợi việc giao hàng miễn phí trong ngày. Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ  Phí vận chuyển cũng ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý và hành vi người mua hàng Các nhà bán lẻ cũng có thể tận dụng mô hình unified commerce với hiệu quả quản lý tồn kho đã thảo luận phía trên để cạnh tranh với các nền tảng sở hữu dịch vụ miễn phí giao hàng. Người dùng sẽ gặp khó khăn khi phải đối mặt với quy trình trả hàng phức tạp và tốn kém. Do đó, cung cấp khả năng mua hàng trực tuyến và trả hàng tại cửa hàng, hoặc tự động hóa quy trình trả hàng sẽ là chìa khóa cạnh tranh cho các nhà bán lẻ. 4. Cần tạo ra trải nghiệm cá nhân hoá cao hơn Cá nhân hóa việc mua sắm của khách hàng thông qua việc tích trữ và phân tích thông tin trên tất cả các nền tảng là điều mà thương mại hợp nhất có thể mang lại. Bởi unified commerce cho phép nhà bán lẻ cập nhật sở thích, khả năng chi tiêu, thời điểm mua sắm,... của khách hàng. Trước đây, khi sử dụng các nền tảng bán lẻ đa kênh nhưng không thể hợp nhất dữ liệu mua hàng của khách hàng, các kênh riêng lẻ sẽ phải dựa vào số liệu cũ để tư vấn. Và điều đó dẫn đến việc  trải nghiệm của khách hàng sẽ kém đi rất nhiều. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Không chỉ miễn phí giao hàng, tối ưu trải nghiệm đổi trả sản phẩm và mua sắm online cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh Việc có được bức tranh tổng thể về hành trình mua sắm của khách hàng, bao gồm cả những hành vi mua hàng trong quá khứ như thời gian mua hàng, kênh ưa thích, việc sử dụng khuyến mãi,... rất có lợi đối với nhà bán lẻ. Nó cho phép nhà bán lẻ cắt giảm các nỗ lực tiếp thị không liên quan và tăng doanh số bán hàng. Các lưu ý trên đây chỉ bao gồm một số điểm nhất định phải có khi nhà bán lẻ muốn triển khai một giải pháp thương mại hợp nhất. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, unified commerce chỉ là một giải pháp; điều cuối cùng mà nhà bán lẻ theo đuổi phải là việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Điều mà nhà bán lẻ cần thực hiện chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng thông qua việc xây dựng một cái nhìn toàn thiện về họ và hành trình mua sắm của họ trong một hệ thống tập trung.

Thương mại hợp nhất (Unified Commerce) – Thế hệ tiếp theo của bán lẻ

01/04/2021 • lbc

Nếu thương hiệu của bạn chỉ có 1-2 chi nhánh nhưng khách hàng của bạn trải dài khắp các quốc gia, phải làm sao để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng? Thương mại hợp nhất chính là giải pháp của bạn. Theo đó, bạn có thể sử dụng 1 phần mềm quản lý bán hàng để quản lý toàn bộ hệ thống, dễ dàng tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Cùng tìm hiểu về giải pháp này qua bài viết sau đây. Unified Commerce sẽ trở thành tương lai của ngành công nghiệp bán lẻ 1. Bán ở mọi nơi từ một nền tảng Unified Commerce là một hình thức bán lẻ mang đến giải pháp mới cho các nhà bán lẻ. Từ giờ, bạn có thể bán sản phẩm của mình ở khắp mọi nơi thông qua một nền tảng duy nhất. Ví dụ, khi khách hàng đến du lịch tại Việt Nam và trải nghiệm 1 sản phẩm nào đó của bạn nhưng không mua hàng, sau đó khi họ trở về quốc gia của họ, bạn vẫn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của mình để lọc danh sách khách hàng và gửi các email marketing cho họ. Vì vậy, nhân viên của bạn chỉ cần tập trung vào việc mang đến cho khách hàng của bạn những trải nghiệm tốt nhất thay vì luôn cố gắng để bán được hàng, chốt doanh số. 2. Lợi ích của đồng bộ hoá bán lẻ 2.1. Hành trình mua hàng linh hoạt Khi chọn lựa phương pháp thương mại hợp nhất, trên cùng một phần mềm quản lý bán hàng thống nhất, bạn có thể cung cấp nhiều tùy chọn về hình thức mua hàng và thanh toán cho khách hàng của mình. Khách hàng có thể mua sắm online để nhập mã khuyến mãi, sau đó chọn nhận hàng tại cửa hàng nếu họ thích. Thậm chí cửa hàng của bạn còn có thể tích hợp hệ thống quản lý vận chuyển vào hệ thống bán hàng của mình. Bởi 73% khách hàng muốn theo dõi đơn hàng, bạn có thể mang đến trải nghiệm phù hợp với họ bằng cách cập nhật thông tin chi tiết đơn hàng dù cho khách hàng chọn giao hàng tại nhà hay đến cửa hàng để lấy hàng đi chăng nữa. Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Việc đồng bộ hóa bán lẻ sẽ giúp hành trình mua hàng linh hoạt hơn Nhìn chung, việc đồng nhất phần mềm quản lý bán hàng thông qua mô hình Unified Commerce giúp việc quản lý đơn hàng trở nên đơn giản hơn, hành trình mua hàng của khách hàng cũng linh hoạt hơn rất nhiều. 2.2. Theo dõi chính xác hơn các tương tác của khách hàng với thương hiệu của bạn Trong những kỷ nguyên mua sắm trước khi có internet, việc theo dõi hành vi của khách hàng bị giới hạn trong việc theo dõi những ai đã đến cửa hàng của bạn và họ đã mua những gì. Ngày nay, hành trình của người mua phức tạp hơn, với việc khách hàng sử dụng ngày càng nhiều kênh mua sắm như Facebook, website, kênh thương mại điện tử,... trước khi họ quyết định chọn mua sản phẩm. Với chế độ xem tổng hợp về dữ liệu của khách hàng trên phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể theo dõi hành vi của khách hàng trên mọi kênh bán hàng, từ đó đặt ra những chiến lược tiếp cận, chăm sóc khách hàng phù hợp nhất. 2.3. Trải nghiệm mua sắm phù hợp cho khách hàng Ngày nay, khách hàng mong đợi trải nghiệm mua sắm có tính cá nhân hóa. Họ mong muốn thương hiệu có thể nắm bắt sở thích, hành vi mua sắm, thói quen,... của họ và từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp nhất với từng cá nhân hơn. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đồng nhất để tổng hợp thông tin khách hàng, sau đó phân tích để hiểu hành vi của khách hàng trên các kênh bán hàng chính là ưu điểm của việc đồng bộ hóa bán lẻ. Lúc này, bạn dự đoán chính xác hơn hành vi mua sắm của khách hàng trong tương lai, giới thiệu sản phẩm phù hợp cho đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Điều này cũng giúp bạn xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết phù hợp hơn vì bạn sẽ biết điều gì thu hút khách hàng của mình nhất dựa trên thói quen mua sắm của họ. Cuối cùng, khi nhân viên có quyền truy cập vào hồ sơ khách hàng và phân tích kinh doanh, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng - những người mà họ tiếp cận hằng ngày. Từ đó, họ có thể đưa ra những gợi ý mua sắm hay cung cấp dịch vụ cá nhân phù hợp với từng người. Theo một số khảo sát, các nhà bán lẻ cho phép nhân viên đọc các số liệu phân tích khách hàng có doanh số bán hàng cao hơn tới 106% . 2.4. Cập nhật sản phẩm theo thời gian thực Khi bạn đồng bộ hóa bán lẻ trên cùng một phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể dễ dàng cập nhật sản phẩm theo thời gian thật. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 94% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trung thành với những thương hiệu cung cấp các thông tin một cách minh bạch. Vậy, làm sao để minh bạch hơn? Duy trì số lượng hàng tồn kho chính xác, cập nhật đúng về tình trạng sản phẩm (còn hàng hay hết hàng, giá thành sản phẩm, các khuyến mãi đi kèm) chính là những gì mà các nhà bán lẻ có thể làm. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Đồng bộ hóa bán lẻ giúp bạn dễ dàng cập nhật tình trạng sản phẩm 2.5. Đổi trả hàng thuận tiện Với việc cửa hàng trực tuyến và các địa điểm bán lẻ của bạn hoạt động song song, bạn cần phải đảm bảo rằng khách hàng của mình sẽ thật sự hài lòng sau khi mua hàng. Điều này cho thấy lợi ích của đồng bộ hóa bán lẻ, khi bạn có thể xử lý vấn đề bằng cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp khả năng theo dõi đơn hàng, cho phép đổi - trả ở bất kỳ cửa hàng nào. Ví dụ như khách hàng của bạn mua sản phẩm qua website, khi đổi hàng, họ có thể đến một chi nhánh bất kỳ của thương hiệu để thực hiện việc đổi trả sản phẩm. Việc sử dụng cùng 1 phần mềm quản lý bán hàng cho cả thương hiệu, việc đổi trả hàng sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn 2.6. Quản lý nhân viên hiệu quả hơn Cuối cùng, một lợi ích quan trọng của thương mại hợp nhất chính là nền tảng thống nhất giúp việc đào tạo và quản lý nhân viên dễ dàng hơn. Việc phải học và làm quen với nhiều hệ thống sẽ là một khó khăn với nhân viên mới. Nhưng nếu chỉ cần tìm hiểu về 1 hệ thống duy nhất, nhân viên có thể nhanh chóng thành thạo công việc hơn. Hơn nữa, Unified Commerce còn giúp bạn giảm thiểu các rủi ro do lỗi hệ thống hay lỗi người dùng khi thương hiệu sử dụng quá nhiều hệ thống cùng 1 lúc. 3. Tương lai của bán lẻ Nhìn chung, giá trị cốt lõi của thương mại hợp nhất là tạo ra sự hài hòa giữa các “điểm chạm" với khách hàng bằng cách đồng bộ hóa các kênh bán hàng và hợp nhất các phần mềm quản lý của thương hiệu. Từ đó có thể nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng, giúp khách hàng có thể trải nghiệm nhiều hơn. Khi bạn có thể bán cho tất cả mọi người bng một nền tảng, ranh giới giữa bán hàng online và offline sẽ không còn nữa. Như vậy, khách hàng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng. Có thể nói, Unified Commerce - thương mại hợp nhất sẽ mang đến một tương lai mới cho ngành bán lẻ. Với việc đồng bộ hóa bán lẻ, bạn sẽ dễ dàng giảm thiểu các rủi ro kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng, mang đến mô hình kinh doanh mới, phù hợp với xu hướng hiện tại.  Unified Commerce chính là tương lai của ngành bán lẻ Mô hình thương mại hợp nhất, sử dụng duy nhất một phần mềm quản lý bán hàng cho tất cả các hình thức kinh doanh chính là yếu tố cốt lõi mang đến sự phát triển của ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ có thể bắt đầu tìm hiểu ngay hôm nay về phương thức vận hành này và bắt đầu thay đổi mô hình kinh doanh để bắt kịp xu hướng bán lẻ hiện tại nhé!

Unified commerce và vai trò trong ngành hàng bán lẻ

30/03/2021 • lbc

Nếu Omnichannel (bán lẻ đa kênh) là xu hướng “thống trị” ngành bán lẻ trong nhiều năm trở lại đây thì bước sang 2020 - 2021, Unified Commerce hay còn gọi là thương mại hợp nhất được dự đoán sẽ “lên ngôi”. Theo thống kê của Boston Retail Partners, có 28% nhà bán lẻ đã áp dụng thương mại hợp nhất vào năm 2018 và hơn 80% các nhà bán lẻ đã lên kế hoạch để áp dụng mô hình này vào cuối năm 2020. Vậy chính xác Unified Commerce là gì và đóng vai trò như thế nào với các doanh nghiệp hiện nay? Ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình 1. Thương mại hợp nhất là gì? Thương mại hợp nhất (Unified Commerce) là giải pháp kết hợp dữ liệu khách hàng và sản phẩm trên một nền tảng tập trung duy nhất để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng. Nền tảng này bao gồm sự kết hợp giữa thương mại điện tử, thương mại di động, quản lý đơn hàng, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý hàng tồn kho và nhiều công nghệ khác. Trong tương lai gần, các nhà tiếp thị sẽ cạnh tranh với nhau gần như hoàn toàn dựa trên cảm xúc của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp những trải nghiệm mượt mà cho người tiêu dùng sẽ mang đến sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp vì trải nghiệm mua sắm liền mạch sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn để đo lường các hoạt động kinh doanh. Do đó, để tạo ra sự liền mạch này, các doanh nghiệp buộc phải tham gia vào quá trình tạo ra một chiến lược thương mại thống nhất. Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Unified Commerce tập hợp mọi dữ liệu tại một nền tảng duy nhất 2. Các yếu tố cấu thành một nền tảng thương mại hợp nhất Một giải pháp thương mại hợp nhất sẽ được cấu thành từ 4 yếu tố: tính tương tác, kênh bán hàng, hệ thống và sản phẩm. Cả 4 đều sẽ bổ trợ lẫn nhau để tạo nên các trải nghiệm thống nhất trên mọi kênh bán hàng của doanh nghiệp. Tương tác Hoạt động mua sắm của khách hàng có thể diễn ra trên nhiều kênh, tại những khoảng thời gian và thiết bị khác nhau. Là một nhà bán lẻ, rất khó để có thể dự đoán hành vi của tất cả người tiêu dùng, đặc biệt nếu bạn đang mơ bán nhiều sản phẩm trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần phải ghi lại hành vi của khách hàng một cách thống nhất trên mỗi kênh bán hàng Với Unified Commerce, bạn không chỉ nắm được cách doanh nghiệp của đang tương tác với khách hàng mà còn biết được các bộ phận nào trong hệ thống của bạn sẽ tương tác và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Kênh Việc đảm bảo khách hàng không gặp phải các hạn chế trên bất kỳ kênh mua sắm nào khi tìm hiểu sản phẩm hay đặt hàng là điều vô cùng quan trọng. Với mô hình Unified Commerce, bài toán này sẽ được giải quyết bởi khách hàng sẽ có được trải nghiệm liền mạch và đồng nhất bất kể họ có thay đổi hay được điều hướng sang một kênh truy cập khác trong quá trình mua sắm hay không. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Khách hàng sẽ có trải nghiệm mua sắm đồng nhất trên mọi kênh mua hàng Hệ thống Khi kinh doanh, tất cả các hệ thống trong một tổ chức phải hoạt động gắn kết với nhau để tạo nên một “hệ sinh thái” thống nhất, từ phần mềm quản lý bán hàng,  bán hàng di động, nền tảng thương mại điện tử cho đến giải pháp quản lý chuỗi cung ứng. Với Unified Commerce, tất cả các hệ thống này phải làm việc cùng nhau để cho phép các công ty theo dõi khách hàng của họ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hành trình  mua sắm của khách hàng. Sản phẩm Cho dù các nhà bán lẻ có áp dụng mô hình Unified Commerce hay không, thông tin sản phẩm chính xác và được cập nhật thường xuyên là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong trải nghiệm khách hàng. Cùng với hành trình mua hàng, việc thống nhất thông tin sản phẩm trên tất cả các kênh và điểm bán hàng là yếu tố không thể thiếu để tạo ra một nền tảng thương mại thống nhất Unified Commerce. Thông tin về sản phẩm được đồng bộ tại mọi cửa hàng 3. Thương mại hợp nhất và bán lẻ đa kênh: Sự khác biệt là gì? Nhắc đến Unified Commerce, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi vì sao lại phải thay đổi phương thức bán lẻ đa kênh truyền thống vốn đang hiệu quả và chuyển sang thương mại hợp nhất? Sự khác nhau giữa hai mô hình này là gì? Có thể hiểu đơn giản như sau, bán lẻ đa kênh là mô hình sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau như website, truyền thông xã hội, ứng dụng di động và email. Vì vậy, nếu chuỗi bán lẻ của bạn có trang web và trang truyền thông xã hội, thì bạn đang mang lại trải nghiệm đa kênh cho khách hàng. Vấn đề chính là mô hình bán lẻ đa kênh không cung cấp tính nhất quán trên tất cả các kênh bán hàng và thiết bị, phần mềm quản lý bán hàng vì mỗi kênh được quản lý thông qua giao diện riêng, điều này vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí và nhân lực. Ngược lại, với mô hình Unified Commerce, nhà bán lẻ chỉ cần dựa  trên một nền tảng tập trung duy nhất để quản lý tất cả các thông tin liên lạc của khách hàng. Hơn nữa, họ cũng có thể dễ dàng tạo ra giao diện và thông điệp giống nhau trên tất cả các kênh và thiết bị của họ. Vì vậy, thay vì có nhiều giao diện, họ chỉ cần tập trung vào một giao diện mà thôi. Xem thêm: 10 bí quyết để bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ Unified Commerce giúp bạn quản lý toàn bộ các phần mềm trong cùng 1 hệ thống 4. Lợi ích của Unified Commerce Có nhiều lý do để các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng Unified Commerce. Trong đó, thời gian, chi phí và trải nghiệm khách hàng là những yếu tố quan trọng nhất. Tiết kiệm thời gian và chi phí tích hợp Khi bạn sử dụng nhiều hệ thống khác nhau để quản lý bán hàng, website, kênh thương mại điện tử…, việc liên kết và giao tiếp giữa các nền tảng khác nhau có thể trở thành một vấn đề lớn. Đồng thời, bạn phải làm việc với nhiều nhà cung cấp để quản trị các hệ thống này. Tuy nhiên, khi sử dụng một hệ thống hợp nhất, bạn có thể giảm thiểu chi phí và thời gian xây dựng nền tảng, liên kết, bảo trì và nâng cấp các hệ thống. Đào tạo nhân viên nhanh hơn Nếu doanh nghiệp đang sử dụng nhiều hệ thống, việc giới thiệu tất cả cho nhân viên mới sẽ mất rất nhiều thời gian. Còn với Unified Commerce, nhân viên chỉ cần được hướng sử dụng một hệ thống duy nhất. Việc thuyên chuyển nhân viên giữa các phòng ban với nhau cũng dễ dàng hơn vì bạn không cần phải mất thời gian đào tạo lại từ đầu. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Hướng dẫn quy trình mới cho nhân viên trở nên đơn giản với Unified Commerce Giảm nguy cơ sai sót Khi doanh nghiệp sử dụng các hệ thống riêng biệt, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến dữ liệu không đồng bộ. Điều này sẽ dẫn đến các sai sót phổ biến như nhân viên tiếp tục bán những mặt hàng vốn đã hết hàng trong kho hay giới thiệu giá sản phẩm sai. Tuy nhiên, mô hình thương mại hợp nhất sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro này nhờ hệ thống dữ liệu đồng bộ tại mọi kênh, mọi điểm bán. Hiểu rõ khách hàng hơn Bằng cách tập trung dữ liệu khách hàng tại một nền tảng duy nhất, Unified Commerce cho phép doanh nghiệp bao quát được toàn bộ các vấn đề xoay quanh khách hàng và nhân viên tại mọi điểm bán đều có thể tiếp cận các thông tin này. Không chỉ hạn chế việc nhập liệu không đầy đủ, Unified Commerce còn hỗ trợ việc thiết kế chương trình khuyến mãi, khách hàng thân thiết… bằng cách phân tích hành vi mua hàng từ kho dữ liệu “khổng lồ” đang có. Thương mại hợp nhất giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khách hàng của mình Chỉ cần làm việc với một nhà cung cấp Khi sử dụng nhiều hệ thống, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc với các nhà cung cấp hệ thống, phần mềm quản lý bán hàng riêng biệt - một yếu tố có thể làm phức tạp hơn các vấn đề của bạn. Tuy nhiên, với Unified Commerce, bạn chỉ cần chọn một nhà cung cấp và điều này sẽ giảm được chi phí lẫn sự phức tạp khi làm việc. Unified commerce là một giải pháp quản lý và bán hàng mang đến sự thuận tiện cho các nhà bán lẻ. Việc thay đổi từ bán lẻ đa kênh sang thương mại hợp nhất là một bước tiến giúp ngành công nghiệp bán lẻ phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu bạn cũng đang băn khoăn tìm giải pháp cho thương hiệu của mình, sao không thử tìm đến mô hình thương mại hợp nhất ngay hôm nay?

Thế nào là bán lẻ độc quyền trong thời đại kỷ nguyên số?

28/03/2021 • lbc

Thời đại kỹ thuật số đã thay đổi mọi khía cạnh của thị trường bán lẻ khi các doanh nghiệp giờ đây bắt đầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hay phân tích chuỗi cung ứng bằng Trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng cho dù cơ chế phân phối có thay đổi đi chăng nữa thì chìa khóa để kinh doanh bền vững trong ngành bán lẻ vẫn không đổi. Đó chính là tập trung bán những gì khách hàng cần và khách hàng thích! Ngành bán lẻ độc quyền phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số 1. Xu hướng FOMO và lợi thế của ngành bán lẻ FOMO (Fear of Missing Out) là hội chứng sợ hãi mình bị bỏ lỡ một điều gì đó, có thể là cơ hội để sở hữu một món đồ chẳng hạn. Sự gia tăng của hội chứng FOMO trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã mang đến cho các nhà bán lẻ một lợi thế đáng kinh ngạc. Những kênh kỹ thuật số chính là phương tiện để hội chứng FOMO của người tiêu dùng bùng nổ. Các kênh mạng xã hội, website bỗng dưng “rò rỉ" thông tin một sản phẩm phiên bản giới hạn được ra đời sẽ kích thích sự tò mò của người tiêu dùng, khiến họ có tâm lý muốn sở hữu sản phẩm đó. Nhà bán lẻ tận dụng FOMO để tạo ra sự khác biệt Từ cơn sốt Cabbage Patch Kid năm 1984 cho đến sự kiện những người yêu thích giày thể thao xếp hàng dài đến 5 ngày để mua Air Jordans mới, có thể thấy, nỗi sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó có thể trở thành “át chủ bài" cho các nhà tiếp thị để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Một sản phẩm trước khi được bày bán có thể được các nhà quảng cáo tiếp thị tung hô những cụm từ như “chỉ có …. sản phẩm", “phiên bản giới hạn", “độc quyền tại…”. Sử dụng tính độc quyền và sự khan hiếm có thể khiến một sản phẩm trở nên khác biệt trên thị trường và trở thành sản phẩm được người tiêu dùng “săn lùng" nhiều hơn. Xem thêm: 10 bí quyết để bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ FOMO tạo động lực cho người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn Lợi thế được tạo ra cho nhà bán lẻ nhờ FOMO Các phiên bản iPhone chính là ví dụ thực tế nhất của hội chứng FOMO. Các phiên bản mới ra mắt đều cháy hàng, người tiêu dùng có thể đứng xếp hàng từ sáng sớm để sở hữu những chiếc iPhone đầu tiên. Có người mua iPhone vì đây thật sự là một dòng điện thoại chất lượng, nhưng cũng có người mua chỉ vì Phản ứng chuỗi (hiệu ứng Domino) từ đám đông những người đã mua sản phẩm. Thêm ví dụ ngành hàng bán lẻ Người tiêu dùng sẵn sàng xếp hàng nhiều giờ để mua iPhone chỉ vì… thấy ai cũng mua! Sự thay đổi hậu đại dịch Khi các thương hiệu bước vào cuộc chiến kinh doanh hậu đại dịch và   sân chơi thương mại điện tử, họ buộc phải điều chỉnh hình thức kinh doanh của mình. Lúc này, họ có thể thông qua các kênh thương mại điện tử, cung cấp một số sản phẩm với số lượng giới hạn thay vì bán một lượng lớn sản phẩm với giá rẻ như trước đây. Phương thức kinh doanh này có thể giúp nhà cung cấp giảm rủi ro khi sản xuất sản phẩm mà còn đúng “điểm chạm" của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng cảm thấy họ thật may mắn vì mua những sản phẩm cuối cùng trước khi cháy hàng! Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Hậu Covid-19, sản phẩm giới hạn vẫn có sức nặng với quyết định mua hàng của người tiêu dùng 2. Nhìn về tương lai của bán lẻ độc quyền thời đại kỹ thuật số Với xu hướng tận dụng tính độc quyền, nỗi sợ bị bỏ lỡ của người tiêu dùng, liệu tương lai của ngành bán lẻ độc quyền thời đại kỹ thuật số sẽ đi về đâu là vấn đề được đặt ra hiện nay. Nhìn chung, các thương hiệu sẽ có cơ hội để khai thác tính độc quyền  sản phẩm thông qua các kênh trực tuyến bằng cách tiếp cận nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như xem xét khả năng đáp ứng để cung cấp cho họ, tạo ra mối quan hệ 1-1, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để họ cảm thấy sản phẩm thật đặc biệt. Và dĩ nhiên, không có đối tượng khách hàng nào tiềm năng cho những dịch vụ này hơn những người mua sắm trung thành nhất của thương hiệu. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Tương lai của ngành bán lẻ độc quyền kỹ thuật số sẽ có tiềm năng phát triển lớn mạnh Các nhà bán lẻ sành sỏi nhất đã tận dụng lợi thế bằng cách tạo ra những dạng quảng cáo về nguồn cung cấp độc quyền của sản phẩm, nhận đơn đặt hàng trước và áp dụng các chiến thuật kỹ thuật số như phòng chờ ảo. Tuy nhiên, họ không lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề như thất vọng của người tiêu dùng khi không thể sở hữu sản phẩm hay việc phân phối hàng ở số lượng lớn. Khi thương mại điện tử trở thành tiêu chuẩn cho các sự kiện bán hàng trên toàn thế giới, các thương hiệu cần những đối tác công nghệ chuyên nghiệp, những người đã từng đáp ứng những thách thức phân phối này trước đây. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Các nhà bán lẻ có thể tận dụng FOMO lẫn công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh Giống như hầu hết các ngành, bán lẻ sẽ thích nghi và tìm cách phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng. Dù kinh doanh thời trang, giày dép, điện thoại hay mặt hàng nào đi chăng nữa thì sự khan hiếm có kế hoạch, tính độc quyền sản phẩm dựa trên hội chứng FOMO của người tiêu dùng có thể trở thành “đặc quyền" để các thương hiệu làm hài lòng khách hàng của họ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

5 dự đoán đầy thu hút về ngành bán lẻ trong năm 2021

26/03/2021 • lbc

Xuất phát từ ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều biến động và thay đổi mới không thể lường trước được. Riêng trong lĩnh vực bán lẻ, năm 2021 đã mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp khi ngành công nghiệp này đạt tốc độ tăng trưởng dự kiến của 10 năm chỉ trong 3 tháng. Theo đó, khi thương mại điện tử có phát triển mạnh mẽ thì nhiều “ông lớn” trên thế giới sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất và đặc biệt là phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả tại chuỗi các cửa hàng. Trong bài viết hôm nay, LBC International giới thiệu đến độc giả 5 dự đoán đầy hứa hẹn về ngành bán lẻ trong năm 2021. Đừng bỏ qua bài viết ngay dưới đây nhé! Dự đoán nào về tương lai ngành bán lẻ sẽ trở thành hiện thực trong năm 2021? 1. Khả năng tăng tốc của thị trường bị tiết chế Do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 2020 quả là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, hầu hết doanh nghiệp đều quan tâm đến việc làm thế nào để đẩy nhanh hoạt động của ngành bán lẻ, đặc biệt là chú trọng đến thương mại điện tử. Có nhiều ý kiến cho rằng hầu hết các nhà bán lẻ đã trải qua 10 năm tăng trưởng thương mại điện tử trong khoảng thời gian vài tuần ngắn ngủi. Tuy nhiên, đây là nhận định hoàn toàn sai lầm bởi con số này chỉ dừng ở mức 2-3 năm ở hầu hết các ngách. Vào 4 tháng đầu năm ngoái, thị trường đã chứng kiến sự gia tăng đột biến trong nhu cầu mua sắm thông qua thương mại điện tử của người tiêu dùng. Song song đó, ảnh hưởng của Covid-19 và kỳ vọng giảm bớt sức ép đến từ đại dịch cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng khi xét đến khía cạnh tài chính. Các tháng cuối năm 2020 là giai đoạn  phát triển vượt bậc của ngành bán lẻ 2. Bán lẻ vật lý vẫn tồn tại Dù thương mại điện tử đang tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thì ngành bán lẻ truyền thống cũng chưa thể bị khai tử. Bất chấp số lượng lớn các cửa hàng ngừng hoạt động và doanh nghiệp phá sản, hàng chục thương hiệu nổi tiếng trên thế giới vẫn mở cửa hơn 4000 địa điểm kinh doanh vào năm 2020. Trong đó, Walmart, Five Below FIVE +0.4%, Tractor Supply TSCO -0.9%, Ulta… là một số cái tên điển hình nhất. Do vậy sở hữu một phần mềm quản lý bán hàng tối ưu vẫn là nước đi khôn ngoan của các doanh nghiệp bán lẻ trong thời điểm này. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Các cửa hàng bán lẻ vẫn tồn tại và nhiều thương hiệu đầu tư mở rộng quy mô 3. Sự kết hợp trong bán lẻ chiếm ưu thế Như đã nói ở trên, các cửa hàng truyền thống vẫn còn tồn tại và chúng sẽ hoạt động song song với hình thức mua sắm trực tuyến. Chính vì doanh thu vẫn được tạo ra từ cả hai kênh này nên khái niệm các cửa hàng bán lẻ kết hợp đã được ra đời. Đây là một thuật ngữ mới dùng để mô tả sự hợp tác giữa thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống. Việc xây dựng doanh nghiệp bán lẻ kết hợp mang lại nhiều lợi ích hơn là phân tách độc lập từng mảng. Nếu nhà bán lẻ thiết lập được cầu nối liên kết giữa trực tuyến và ngoại tuyến, điều này sẽ mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm liền mạch. Hay nói cách khác, bán lẻ kết hợp muốn thành công thì phải cân bằng hài hoà được hai yếu tố trực tuyến và ngoại tuyến. Và để làm được điều này, lựa chọn một phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả sẽ là cánh tay trái đắc lực cho doanh nghiệp của bạn. Kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người tiêu dùng 4. Làm việc từ xa tác động đến chiến lược bán lẻ Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, làm việc tại nhà đã trở nên phổ biến rộng khắp toàn cầu và các khách hàng của ngành bán lẻ cũng dịch chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng bán lẻ khi ngân sách cho tất cả các sản phẩm (từ đồ dùng văn phòng, đồ nội thất gia đình cho đến thiết bị thể thao) đều bị cắt giảm. Tuy rằng chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình hình kinh tế hậu Covid nhưng một điều có thể dự đoán được chính là làm việc từ xa sẽ định hình lại không gian sống và mô hình tiêu dùng tổng thể của mọi khách hàng. Trong bối cảnh đó, câu chuyện được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là mua ở đâu thay vì mua món gì như trước đây. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến vấn đề này, chuẩn bị phần mềm quản lý bán lẻ phù hợp đẻ quản trị tốt chi tiêu ngân sách của các chi nhánh. Xem thêm: Hoạch định chiến lược quản lý bán lẻ trong tương lai: 5 xu hướng cần xem xét Làm việc tại nhà cũng ảnh hưởng khá nhiều đến ngành bán lẻ trong tương lai 5. Thời trang cao cấp phụ thuộc nhiều niềm vui của người tiêu dùng 2020 được xem là một năm đầy biến động đối với ngành may mặc, đặc biệt là thời trang cao cấp. Các đạo luật giãn cách xã hội, cấm tiếp xúc gần được được áp dụng hàng ngày trên thế giới và điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu ngành thời trang. Người tiêu dùng không còn chi tiêu nhiều như trước đây khi họ không thể ra khỏi nhà thì không có lý do gì để mua sắm thêm quần áo mới. Điều này cũng diễn biến tượng tự với ngành thời trang cao cấp khi những sự kiện hay lễ hội đều bị hạn chế. Dù thu nhập của những khách hàng xa xỉ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng sự biến động của bối cảnh xã hội khiến họ không mấy mặn mà với việc mua sắm áo quần cao cấp. Chính vì vậy, dù mọi chuyện có trở lại bình thường thì họ cũng không thể mua sắm một cách thoải mái và thú vị như trước kia. Ngành thời trang xa xỉ bị ảnh ảnh hưởng do không có “dịp’ để sử dụng Trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn gì về tình hình kinh tế hậu đại dịch. Thông qua bài viết trên, LBC International chia sẻ đến bạn đọc 5 dự đoán đáng chú ý nhất về ngành bán lẻ toàn cầu trong năm 2021. Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ tìm thấy hướng phát triển đúng đắn ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.

Lập kế hoạch phân loại trong bán lẻ: Cách tối đa khả năng sinh lời cho cửa hàng của bạn

24/03/2021 • lbc

Có rất nhiều cách để tăng lợi nhuận bán lẻ cho cửa hàng, từ tổ chức các sự kiện giảm giá, chạy các chiến dịch tiếp thị  cho đến tận dụng những người có sức ảnh hưởng. Trong đó, chiến thuật lập kế hoạch phân loại là một trong những phương pháp ít người biết đến giúp thương hiệu tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời, đây cũng được xem là cách quản lý bán hàng hiệu quả giúp tăng trải nghiệm của người tiêu dùng, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong phạm vi bài viết hôm nay, LBC International sẽ chia sẻ đến bạn đọc định nghĩa và tầm quan trọng của chiến lược này! Lập kế hoạch phân loại bán lẻ là cách quản lý bán hàng hiệu quả 1. Lập kế hoạch phân loại bán lẻ là gì? Lập kế hoạch phân loại trong lĩnh vực bán lẻ được hiểu là khi một cửa hàng được tối ưu hoá về mặt bán hàng trực quan. Hay nói cách khác, cửa hàng được bày trí, sắp xếp và sắp đặt vị trí sản phẩm phù hợp nhằm tạo thiện cảm với khách hàng, từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu được lợi nhuận nhiều hơn. 1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch phân loại Với các doanh nghiệp bán lẻ, việc lập kế hoạch phân loại diễn ra khác nhau tùy thuộc vào vị trí cửa hàng và thời gian bán hàng. Cụ thể như sau: Thời gian bán hàng Lập kế hoạch phân loại được thực hiện theo thời gian, tuỳ thuộc theo tần suất mà được chia ra: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,.... Khi xây dựng kế hoạch, thương hiệu bán lẻ sẽ xem xét nên cho lên kệ sản phẩm nào, ở đâu trong khoảng thời gian định trước. Ví dụ, cửa hàng sẽ tập trung làm nổi bật vị trí của đồ tắm nếu đó là mùa xuân hoặc mùa hè thay vì mùa đông. Vị trí cửa hàng Việc lập kế hoạch phân loại cũng phụ thuộc không nhỏ vào vị trí của cửa hàng. Nhà bán lẻ buộc phải đưa ra ra kế hoạch khác nhau cho cửa hàng mặt tiền A hay cửa hàng trong ngõ B,... Hoặc sự khác biệt về địa lý, khí hậu vùng miền cũng khiến bạn phải đưa ra những cách quản lý bán hàng hiệu quả sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Ví dụ, một cửa hàng thời trang tại bang Florida, Mỹ sẽ trưng bày áo tắm quanh năm trong khi mặt hàng này chỉ bán ra theo mùa nhất định tại tiểu bang Montana. Tuỳ thuộc và thời gian mà cửa hàng nến lập kế hoạch phân loại hàng hoá sao cho phù hợp 1.3. Các nhà bán lẻ cần cân nhắc gì khi lập kế hoạch phân loại Trong khi lập kế hoạch, nhà bán lẻ cần xem xét nhiều hơn về sản phẩm. Hãy chú ý đến kích thước, màu sắc, giá cả và các đặc điểm khác trong danh mục và phân khúc sản phẩm. Sự đa dạng của các danh mục giúp bạn phác thảo “khung sườn” của bản kế hoạch một cách dễ dàng. Trong khi đó, những biến thể trong danh mục cũng giúp bạn có được kế hoạch hoàn mỹ nhất. Các yếu tố cần cân nhắc bao gồm: Price Point - Điểm giá Thời hạn sử dụng. Tỷ lệ danh mục. Thương mại ảo. Bài trí cửa hàng. Khuyến mãi. Mục tiêu tăng trưởng. Reorder Point - Điểm đặt hàng lại. Thời gian sản xuất. Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Không gian bày trí cửa hàng là một trong những yếu tố quan trọng của lên kế hoạch phân loại 2. Tại sao việc lập kế hoạch phân loại lại quan trọng Khi giao dịch tại cửa hàng, người tiêu dùng có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm và họ sẽ có nhiều cơ hội để mua hàng trực tiếp hơn. Không những thế còn được hỗ trợ trực tiếp bởi nhân viên trong quá trình mua sắm, đồng thời khám phá những sản phẩm khác một cách không chủ ý. Theo FirstInsigns, những người mua sắm tại cửa hàng chi tiêu nhiều hơn so với mua sắm trực tuyến. Còn theo Globe NewSwire, 40% khách hàng tại cửa hàng chi tiêu vượt kế hoạch, trong khi chỉ 25% số người mua hàng trực tuyến làm điều này. Do đó, lập kế hoạch phân loại là cách quản lý bán hàng hiệu quả để tối ưu hoá lợi nhuận thu về cho nhà bán lẻ. Khách hàng sẽ được trải nghiệm cá nhân hoá nhiều hơn khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng 3. Mẹo để lập kế hoạch phân loại thành công Dưới đây là 7 kinh nghiệm quản lý bán hàng và lên kế hoạch phân loại mà LBC International đã tổng hợp và sẽ chia sẻ đến bạn đọc: 3.1. Khởi đầu bằng cách đặt mục tiêu Xác định mục tiêu là điều tất yếu phải làm trước khi nhà bán lẻ muốn lập kế hoạch phân loại. Hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân xem doanh nghiệp cần đạt được gì. Việc lập mục tiêu sẽ giúp các thành viên luôn có trách nhiệm và đo lường tiến độ thực hiện. Mục tiêu có thể là tỷ lệ chuyển đổi lý tưởng, mục tiêu “chốt đơn” hay định rõ ràng con số lợi nhuận. 3.2. Tham khảo số liệu bán lẻ từ những năm trước Nếu chưa quen với việc lập mục tiêu, hãy xem xét đến việc tìm hiểu những số liệu bán lẻ của cửa hàng từ những năm trước. Đây sẽ là cơ sở tuyệt vời để bạn có thể xác định mức “điểm chuẩn” và dự đoán xu hướng tăng trưởng. Nó cũng là một điểm khởi đầu tốt để bạn có thể lập mục tiêu và cung cấp những thông tin giá trị cho chiến lược phân loại sắp tới. 3.3. Hiểu về hệ thống phân cấp sản phẩm Phân cấp sản phẩm là quá trình khách hàng sử dụng để đánh giá các sản phẩm cùng loại. Ví dụ, khách mua một chiếc áo len mới ở cửa hàng của bạn, họ sẽ đến vị trí đặt sản phẩm và duyệt qua các tùy chọn. Đầu tiên là xem xét về chất liệu, sau đó là màu sắc và cuối cùng là kích thước. Việc lên kế hoạch phân loại phải phần nào phản ánh được hệ thống phân cấp sản phẩm ở trên. Đồng thời nhân viên có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng của mình trong suốt quá trình mua sắm. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, khách hàng chắc chắn sẽ có hệ thống phân cấp khác nhau cho cùng một sản phẩm. Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả? Mỗi khách hàng sẽ có cách phân cấp sản phẩm khác nhau 3.4. Sử dụng “cụm” cửa hàng Khái niệm này được dùng khi bạn sở hữu chuỗi cửa hàng có đặc điểm chung. Đó có thể là vị trí, quy mô, loại mặt tiền, nhân khẩu học khách hàng, hiệu suất,... Dựa trên những điểm chung này, bạn có thể tiến hành lập kế hoạch phân loại theo từng “cụm”, có thể là giống nhau hoặc tương tự nhau. 3.5. Bán hàng chéo Bán hàng chéo là việc quảng cáo đan xen các sản phẩm có liên quan trong cùng một danh mục. Đây là một kinh nghiệm quản lý bán hàng nên áp dụng vì nó có thể nhắm được mục tiêu dựa trên mức độ quan tâm của sản phẩm. Hãy tham khảo dữ liệu từ máy bán hàng (POS) để kiểm tra xem những sản phẩm nào  được mua trong cùng một hóa đơn. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh. Doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu mua hàng của khách hàng để phát triển kế hoạch phân loại 3.6. Tận dụng 'mua sắm tùy hứng' Việc mua sắm tùy hứng làm tăng giá trị giao dịch trung bình (ATV) mà không cần những nỗ lực đến từ nhà bán lẻ. Những việc bạn cần làm là xúc tiến chiến lược và lập kế hoạch phân loại bằng cách đặt những hàng hoá có kích thước nhỏ, giá thấp ở vị trí thanh toán, hoặc ở nơi buôn bán “nhộn nhịp” nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số cách như: khuyến mãi, sản phẩm có giới hạn thời gian bán, xu hướng thời trang, sự giới thiệu đến từ nhân viên,... 3.7. Tìm sự cân bằng phù hợp Lập kế hoạch phân loại không chỉ để thúc đẩy doanh số bán hàng, điều cốt yếu là nhà bán lẻ phải thay đổi dịch vụ và sản phẩm theo danh mục, chủng loại, màu sắc, mức giá, thậm chí là xu hướng. Tức là bạn không nên chỉ tập trung vào tích trữ sản phẩm “best seller” hay hàng hoá bổ sung (những loại mặt hàng được tiêu dùng cùng nhau). Hãy tìm điểm cân bằng phù hợp, đấy mới là cách quản lý bán hàng hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Bằng cách lập kế hoạch phân loại, thương hiệu của bạn đang từng bước tạo ra những thay đổi trong mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hoá lợi nhuận. Mong rằng bài viết trên của LBC International đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích nhất và giúp bạn nắm bắt được cách quản lý bán hàng hiệu quả với chiến lược đặc biệt này.

2021 sẽ là năm phát triển vượt bậc của ngành bán lẻ toàn cầu

22/03/2021 • lbc

Khi nền kinh tế đang dần đi vào quỹ đạo “bình thường mới”, ngành bán lẻ năm 2021 sẽ được mở ra với hai trạng thái ở nửa đầu và nửa cuối năm. Theo đó, những tháng đầu năm là câu chuyện duy trì viễn cảnh hiện tại trước tác động của dịch bệnh gây trì trệ hàng loạt các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, nửa cuối năm 2021 được dự đoán là sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có của ngành hàng này. Lúc này, doanh nghiệp cần trang bị phần mềm quản lý bán lẻ phù hợp nắm bắt cơ hội phát triển đồng thời đương đầu với những thách thức một cách thuận lợi hơn. Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Nửa cuối năm 2021 dự đoán sự tăng trưởng vượt bậc ngành bán lẻ toàn cầu 1. Nửa đầu năm 2021 Nửa đầu năm 2021, ngành bán lẻ vẫn phải đối mặt với sức ép đến từ đại dịch như đóng cửa các cửa hàng, hành vi người tiêu dùng thay đổi, sự hoạt động mạnh mẽ của thương mại điện tử,... Đồng thời, một số cơ hội vẫn xuất hiện trong bối cảnh này bất chấp tình hình dịch bệnh. 1.1. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ Theo số liệu từ McKinsey, ngành thương mại điện tử đã có sự phát triển vượt bậc trong năm 2020 khi mức tăng trưởng dự kiến của ngành trong 10 năm đã đạt được chỉ trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bán lẻ nào cũng “sống sót” qua thời kỳ cao điểm nhất của đại dịch. Bởi lẽ, nếu không tự tạo ra những thay đổi bắt kịp xu hướng ngành, việc phá sản là câu chuyện hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các cửa hàng sang mô hình kinh doanh trực tuyến thực sự là điều trước nay chưa hề có. Trong thời điểm dịch kéo dài, các nhà bán lẻ đa kênh đã tận dụng tối đa sức mua của người tiêu dùng vào các dịp lễ tết. Thậm chí, họ còn áp dụng cả việc mua bán trực tuyến, dịch vụ nhận sản phẩm tại cửa hàng khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Các cửa hàng truyền thống “chật vật” trong nửa đầu năm 2021 Các nhà bán lẻ không chỉ nhìn thấy tương lai của thương mại điện tử, họ cũng dự đoán được kết cục của những cửa hàng truyền thống nếu như không thực hiện cải cách mang tính đột phá. Thêm một đơn hàng trực tuyến được khởi tạo đồng nghĩa với việc bớt đi một lượt khách đến mua sắm tại cửa hàng. Vào thời điểm hiện tại, cái lợi của thương mại trực tuyến đó là không cần lo về lượng hàng dự trữ và sở thích riêng của người tiêu dùng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chuẩn bị phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả nhằm quản trị mối quan hệ khách hàng và quản lý kiểm soát được số lượng hàng hoá. 1.2. Nhà bán lẻ tấp trung thu hút người dùng kỹ thuật số Điều dễ dàng nhận thấy là doanh thu của các cửa hàng bán lẻ mở cửa trở lại sau đại dịch sẽ không thể đạt được như giai đoạn trước. Chính vì thế, doanh nghiệp bán lẻ bắt buộc phải sáng tạo hơn trong việc thu hút người dùng kỹ thuật số. Trong đó, livestream trực tuyến hoặc sắp xếp các cuộc hẹn “ảo” với khách hàng bằng nhiều hình thức như gọi thoại, facetime... là hai trong số nhiều giải pháp tiếp cận người tiêu dùng hiện đại. Và trong thời buổi hiện nay, người dùng càng cần đến mô hình mua sắm kết hợp này hơn so với các hình thức mua bán truyền thống. Song hành với nó, doanh nghiệp phải chịu thêm các khoản chi phí về băng thông, phần mềm quản lý bán hàng, đào tạo nhân lực... Tất cả điều này dùng để hỗ trợ sự tương tác kỹ thuật số giữa người tiêu dùng với thương hiệu. Tuy nhiên, đây không phải là cách dùng để tăng trưởng doanh thu hay mở rộng những hoạt động kinh doanh mới mà đây chỉ là một động thái cần thiết để duy trì doanh số bán hàng hiện có. Đầu tư vào công nghệ để thu hút nguồn khách hàng kỹ thuật số 2. Nửa cuối năm 2021 Khi mối đe dọa của đại dịch giảm đi đáng kể, người tiêu dùng sẽ quay lại mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng. Đối với những doanh nghiệp tổn thất nặng nề trong thời gian dịch bệnh thì đây là cơ hội rất tốt để bù đắp lại khoản lỗ “khổng lồ” của năm ngoái. Tuy nhiên, việc thực hiện được hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian khá dài cũng khiến việc này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tương tự nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều khoản chi phí để thúc đẩy hoạt động của các cửa hàng. Trong đó, 3 khoản đầu tư dưới đây sẽ tiếp tục được duy trì bất kể trong thời gian dịch bệnh hay bối cảnh “bình thường mới”: : Contactless Payments: Thanh toán không tiếp xúc. Alternative Payments: Thanh toán thay thế. BOPIS - buy online pickup in store: Mua sắm trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng. Cả ba đều xuất phát từ những xu hướng tiêu dùng đã trở thành xu hướng phổ biến kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nhận thức được sự tiện lợi của các hình thức trên khi cả họ và các nhà bán lẻ đều được hưởng lợi từ nó. Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021 Cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ các hình thức thanh toán tiện lợi 3. Bí quyết phát triển trong năm 2021 Sau khi thời gian mua sắm bùng nổ hậu đại dịch qua đi, doanh nghiệp bán lẻ cần suy nghĩ nghiêm túc để đầu tư cho những chiến lược dài hạn hơn trong tương lai. 3.1. Đầu tư phát triển đa kênh Nhiều doanh nghiệp không sẵn sàng đánh cược sẽ duy trì mức đầu tư cho omnichannel - bán hàng đa kênh. Bởi nếu kết thúc đại dịch, khách hàng trở lại với các cửa hàng trực tiếp, nhu cầu về đa kênh có thể giảm xuống một nửa. Tuy nhiên, omnichannel không những mang về lợi nhuận trong thời gian đại dịch, nó còn giúp doanh nghiệp bán lẻ thu được nhiều hơn thế sau thời gian khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại mức độ dịch vụ thấp hơn cho người tiêu dùng. Bán hàng đa kênh hứa hẹn vẫn đem lại nhiều lợi nhuận sau dịch cho các nhà bán lẻ Vấn đề quan trọng hơn, các nhà bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thay đổi số lượng hàng tồn kho sao cho phù hợp. Một phần nguyên nhân là do sự thay đổi mắt xích trong một chuỗi cung ứng khá tốn kém và mất thời gian. Do đó, chuẩn bị phần mềm quản lý bán lẻ để kiểm soát được lượng hàng tồn kho là việc cấp thiết mà các doanh nghiệp bán lẻ nên làm. 3.2. Lập kế hoạch Để phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2021 thì doanh nghiệp bán lẻ cần phải có kế hoạch cụ thể. Thế nhưng do sự ảnh hưởng của đại dịch, chúng ta không thể lấy số liệu của năm 2020 để làm căn cứ cho năm 2021. Và cũng không thể dựa vào năm 2021 để lên kế hoạch cho 2022. Đây là một nan đề khá hóc búa dành cho các nhà bán lẻ vào thời điểm hiện tại. Để hỗ trợ, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình phần mềm quản lý bán lẻ có đầy đủ các tính năng như: Quản lý và kiểm soát lượng hàng hoá tồn kho. Quản lý dữ liệu thông minh. Quản trị các mối quan hệ với khách hàng. Quản lý nhân sự, theo dõi hiệu suất bán hàng. Quản lý chuỗi cửa hàng Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ Sử dụng các phần mềm quản lý bán lẻ sẽ giúp bạn quản lý tốt lượng hàng tồn kho Khi kiểm soát được đại dịch nhất, ngành bán lẻ toàn cầu nhất định sẽ bùng nổ. Lúc này, các doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển đa kênh và xác định chiến lược thích hợp cho cuộc chiến dài hơi trong tương lai. Và để hiệu quả hơn, hãy dùng đến sự trợ giúp của phần mềm quản lý bán lẻ. Để được tư vấn thêm về phần mềm, hãy liên hệ ngay với LBC International nhé!

Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả?

18/01/2021 • lbc

Trong bối cảnh công nghệ số đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới, muốn phát triển chiến lược tiếp thị bán lẻ hiệu quả thì phải tập trung vào những yếu tố khác biệt để thu hút khách hàng và xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu. Nhưng trước khi thực hiện, hãy luôn ghi nhớ các mục tiêu kinh doanh ban đầu làm định hướng giúp doanh nghiệp đạt được kết quả tổng thể và quản lý bán lẻ hiệu quả hơn. Xem thêm: 9 cách tăng biên lợi nhuận bán lẻ (Phần 1) 9 cách tăng biên lợi nhuận bán lẻ (Phần 2) Muốn phát triển chiến lược tiếp thị bán lẻ hiệu quả thì phải tập trung vào những yếu tố khác biệt để thu hút khách hàng 1. Định vị doanh nghiệp của bạn Trong kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả thì định vị doanh nghiệp là yếu tố đặt lên hàng đầu. Hãy xác định rõ ràng ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp so với đối thủ - đây là khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị và quản lý bán lẻ hiệu quả trong tương lai. Ví dụ, cửa hàng bán lẻ của bạn chuyên bán đồ cao cấp hoặc chuyên hàng giảm giá thì hãy tập trung làm thật tốt lĩnh vực của mình. Tập trung vào thế mạnh và điểm khác biệt để định vị doanh nghiệp trên các kênh truyền thông Hoặc bạn có thể khảo sát khách hàng để tìm hiểu cảm nhận của họ trước khi xây dựng chiến lược. Ví dụ, tìm hiểu xem phối cảnh, bài trí ánh sáng của cửa hàng có đủ để níu chân khách hàng hay không, hay họ sẽ lựa chọn nơi khác vì ánh sáng quá “lố” hoặc nơi trưng bày hàng hóa không được đẹp mắt. 2. Xác định thị trường mục tiêu Xác định thị trường mục tiêu là bước tiếp theo khi xây dựng chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp bán lẻ. Ngay từ bây giờ, hãy tìm hiểu về khách hàng của mình, ví dụ như: độ tuổi, nơi sống, chi tiêu trung bình, feedback của họ về sản phẩm và nhà bán lẻ,... Đây là những thông tin hữu ích nhất giúp bạn tiếp thị đúng nhu cầu của họ và quản lý bán lẻ tốt hơn. Ví dụ, bạn có thể sử dụng quảng cáo trên các ứng dụng di động cho những người mua sắm trẻ tuổi, đồng thời tiếp thị email và phát tờ rơi cho những đối tượng lớn tuổi. Bởi những người trẻ tuổi sử dụng internet và thiết bị di động để tìm hiểu về sản phẩm họ định mua nhiều hơn những người lớn tuổi. Tiếp thị email là phương pháp tiếp cận hiệu quả cho nhóm khách hàng mục tiêu 3. Xác định lợi ích và kỳ vọng Tại sao khách hàng lại lựa chọn thương hiệu của bạn mà không phải là đối thủ? Hãy trả lời câu hỏi này để xác định thông điệp tiếp thị mà nhà bán lẻ cần truyền đạt với người tiêu dùng. Một số lý do có thể như chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm,... hay đơn giản như không gian cửa hàng mang lại thiện cảm cho khách - sự tổng hòa giữa bài trí ánh sáng hợp lý, trưng bày sản phẩm khoa học,.... Trong khâu quản lý bán lẻ, hãy thường xuyên giới thiệu sản phẩm mới hoặc thay đổi cách trưng bày hàng hóa đẹp mắt. Đây có thể là lý do khiến khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn nhiều hơn. 4. Lựa chọn chiến thuật Tung ra những khuyến mãi offline hay voucher online hấp dẫn luôn là chiến thuật hiệu quả để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng trong quản lý bán lẻ. Đồng thời phải làm cách nào để từ những khuyến mãi này người tiêu dùng sẽ tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số muốn đạt kết quả tốt thì phải thu hút được nhiều thị trường mục tiêu. Chiến thuật khuyến mãi hợp lý luôn đạt hiệu quả thu hút khách hàng rất tốt Theo Forbes, để hoàn thiện các chiến thuật này các nhà bán lẻ phải xây dựng và tối ưu hoá trang web. Để qua đó người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và truy vấn các thông tin về cửa hàng của bạn trên internet. Ngoài ra cần áp dụng thêm một số chiến thuật khác như quảng cáo khuyến mãi trên báo đài địa phương hoặc gửi mail trực tiếp đến khách hàng để tiếp cận các thị trường mục tiêu. 5. Xác định ngân sách và thời gian Để tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả thì đòi hỏi phải có một khoản ngân sách hợp lý để chi trả cho tất cả các nhiệm vụ. Theo như những tiết lộ của Cơ quan quản lý doanh nghiệp quy mô nhỏ thì việc xác định ngân sách được tuân theo nguyên tắc chung như sau: Nếu cửa hàng của bạn có tổng doanh thu nhỏ hơn 5 triệu đô la/năm thì nên dành 7-8% doanh thu dự kiến cho việc tiếp thị. Cuối cùng, để hoàn thiện một chiến lược tiếp thị hoàn hảo cần sắp xếp lịch trình phù hợp và phân công người chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ sao cho thích hợp với năng lực. Người được giao trọng trách cần chịu trách nhiệm thực hiện thật tốt để đảm bảo cửa hàng gặt hái được thành công nhờ chiến lược tiếp thị bán lẻ đã đề ra. Xây dựng quỹ ngân sách phù hợp với chiến lược tiếp thị đã đề ra Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển, chiến lược tiếp thị bán lẻ hiệu quả phải thu hút được khách hàng và xây dựng lòng trung thành của họ, chứ không phải mua một lần rồi bỏ. Mong rằng với những kinh nghiệm quý báu mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho việc xây dựng chiến lược tiếp thị bán lẻ hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó doanh nghiệp bán lẻ có thể tham khảo phần mềm quản lý bán lẻ thông minh Retail Pro Prism do LBC International cung cấp. Retail Pro Prism đưa ra bộ công cụ tối ưu hoá các quy trình như quản lý kiểm soát hàng hoá, quản trị quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự và quản lý địa điểm bán hàng. Đây sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh

17/01/2021 • lbc

Theo “Khảo sát tương lai về công nghệ bán lẻ 2018” của Jabil thì 77% chủ doanh nghiệp bán lẻ quan tâm đến việc áp dụng công nghệ vào các mô hình kinh doanh mới. Tuy rằng người tiêu dùng sẽ không bỏ qua hình thức bán lẻ truyền thống, nhưng các nhà bán lẻ bắt buộc phải thay đổi để bắt kịp thị trường đang phát triển và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc 4 thành tố quan trọng để quản lý bán lẻ hiệu quả và xây dựng một mô hình bán lẻ vững mạnh. Xem thêm: Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng? Doanh nghiệp bán lẻ ngày càng quan tâm hơn đến việc áp dụng công nghệ vào quản lý 1. Xây dựng nền tảng vững mạnh với dữ liệu Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả bán lẻ. Cùng với việc xu hướng cá nhân hóa ngày càng được chú trọng khiến dữ liệu đã trở thành yếu tố then chốt giúp quản lý bán lẻ thành công. Việc thu thập dữ liệu giúp nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa đến tay khách hàng bằng những quảng cáo và đề xuất mua hàng dựa trên lịch sử mua sắm trước đây. Các nhà bán lẻ trực tuyến và doanh nghiệp thương mại điện tử cũng nhận ra được tầm quan trọng của việc phân tích hành vi khách hàng thông qua thói quen lướt web của họ. Từ đó đưa ra cách điều hướng thích hợp và tìm hiểu được nhu cầu khách hàng đối với nhà bán lẻ. Dữ liệu đóng vai trò trụ cột trong hoạt động quản lý bán lẻ Những dữ liệu này cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với các cửa hàng truyền thống. Dựa vào đó, các nhà bán lẻ có thể xác định được những trở ngại mà khách hàng gặp phải khi mua hàng. Ví dụ: khách hàng sẽ phải di chuyển khó khăn đến cửa hàng do vấn đề đường xá giao thông, từ thông tin này các nhà bán lẻ phải xác định vị trí chiến lược để đặt cửa hàng của mình. Việc kết hợp dữ liệu trực tuyến với những thông tin tại cửa hàng ngoại tuyến giúp nhà bán lẻ có cái nhìn toàn diện nhất về khách hàng. Thông qua đó có thể nắm bắt toàn bộ thông tin như: sở thích, ngân sách, thương hiệu, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,.... Những thông tin này được sử dụng để phân khúc các nhóm người tiêu dùng. Từ đó giúp chuyển tỷ suất lợi nhuận cao hơn và gia tăng doanh thu và quản lý bán hàng hiệu quả. 2. Mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn Các nhà bán lẻ đang cố gắng mang sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Họ không cần phải đi xa để mua đồ mà chỉ cần đặt qua điện thoại hoặc app là được giao hàng tận nhà. Điều này sẽ khiến các nhà bán lẻ truyền thống trở nên thuận tiện như thương mại trực tuyến. Trong vài năm tới, dịch vụ auto-replenishment (bổ sung tự động) được dự đoán sẽ bùng nổ. Nếu sử dụng auto-replenishment trong quản lý bán lẻ sẽ hạn chế được tình trạng hết hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất bán hàng. Bởi khi bạn hết một sản phẩm, đây sẽ là nguy cơ khiến khách hàng có ý định chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ. Auto-replenishment (bổ sung tự động) cũng làm giảm đáng kể chi phí tồn kho - vấn đề nan giải trong quản lý bán lẻ hiện nay. Hãng Giorgio Armani đã cho triển khai mô hình này bằng cách cung cấp tùy chọn bổ sung tự động với một số loại mỹ phẩm và nước hoa. Các thiết bị sử dụng trợ lý giọng nói cũng được sử dụng để mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn. Khi sự phổ biến của Siri, Alexa, Bixby tăng lên giúp việc đặt hàng và phân phối hàng hoá thông qua các trợ lý giọng nói đơn giản hơn. Điển hình như việc Google đã hợp tác với Walmart để cho ra tính năng “Easy  Re-order - Đặt hàng dễ dàng” thông qua Google Home. >> Xem thêm: 7 loại khách hàng phổ biến trong bán lẻ và cách tiếp cận họ 3. Tăng cường sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại Trong bối cảnh hiện tại, những cửa hàng trực tuyến có nhiều lợi thế hơn so với những cửa hàng truyền thống. Mua sắm trực tuyến cung cấp khả năng hiển thị tốt hơn cho cả nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Nhà bán lẻ có thể dễ dàng theo dõi hành vi của khách hàng thông qua thao tác trên trang web, đồng thời khách hàng cũng có thể lựa chọn sản phẩm bằng vài cú nhấp chuột. Theo khảo sát của Jabil, gần 100% nhà bán lẻ đầu tư vào công nghệ trực tuyến và tại cửa hàng, 47% quyết định đầu tư tương đương cả hai yếu tố, 60% đầu tư cả hai như một giải pháp đa kênh tích hợp. Qua những con số trên, các nhà bán lẻ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì song hành cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Mấu chốt của vấn đề là phải đưa ra thông điệp để gắn kết hai nền tảng lại với nhau giúp chúng có mối liên kết chặt chẽ. Duy trì song hành bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến giúp khai thác tối đa cơ hội bán hàng Theo nghiên cứu của Bazaarvoice, 82% người dùng di động tham khảo sản phẩm thông qua chiếc điện thoại của họ trước khi mua hàng. Thêm một thách thức mà các nhà bán lẻ phải đối mặt là sự so sánh trải nghiệm mua sắm trên hai nền tảng của khách hàng. Những cửa hàng truyền thống không thể bắt kịp trải nghiệm của mua sắm trực tuyến. Do đó các nhà bán lẻ cần kết hợp công nghệ hiện đại để quản lý bán lẻ hiệu quả, tạo ra trải nghiệm khách hàng lý tưởng và tối ưu toàn bộ hoạt động của cửa hàng. 4. Tự động hóa quy trình Tự động hóa quy trình bằng các ki-ốt tự phục vụ có thể là biện pháp “cứu cánh” giúp các nhà bán lẻ truyền thống bắt kịp sự tiện lợi của thương mại điện tử. Những ki-ốt này có hai mục đích: cung cấp thông tin cho khách hàng và giao dịch mua bán sản phẩm. Những người đã quen với công nghệ thông tin thường có xu hướng lựa chọn các ki-ốt tự động hoá thay vì phải xếp hàng và tương tác với nhân viên. Nhất là trong bối cảnh đại dịch, cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc gần. Trong tương lai, khi mà mọi người càng phụ thuộc vào công nghệ thì xu hướng này dự đoán sẽ bùng nổ mãnh liệt. Hiện nay, McDonalds đã cho triển khai mô hình này bằng cách trao quyền cho người tiêu dùng đặt hàng qua các ki-ốt tự động, nhân viên của McDonald's sẽ tập trung vào giao hàng hoặc một số hoạt động khác. Những ki-ốt tự phục vụ của McDonalds Những ki-ốt này cũng có sự cải tiến đáng kể về hình thức, giao diện, thao tác dễ sử dụng. Đặc biệt, các ki-ốt tự phục vụ có thể linh hoạt địa điểm để mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Phương pháp này cũng giúp quản lý bán lẻ tốt hơn khi mà kiểm soát được lượng hàng tồn kho - trở ngại lớn nhất của các nhà bán lẻ chúng tôi đề cập ở trên. Thông qua những lợi ích trên, nhân viên của nhà bán lẻ có thể trở thành những nhà tư vấn chuyên môn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà còn mở ra cơ hội làm việc mới cho nhân viên. Bài viết liên quan: Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công: Hướng dẫn vận hành cùng lúc nhiều cửa hàng Theo guồng quay phát triển của khoa học công nghệ các nhà bán lẻ phải thay đổi dần mô hình kinh doanh để bắt kịp các xu thế. Cách tốt nhất là áp dụng công nghệ và kết hợp với bán lẻ truyền thống để đạt được hiệu quả cao. Để được tư vấn về quản lý bán lẻ hiệu quả, hãy liên hệ ngay với LBC International.

5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ

16/01/2021 • lbc

Không khó để nhận thấy sự thay đổi của ngành bán lẻ trong những năm gần đây, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của mua sắm trực tuyến. Chính vì thế doanh nghiệp của bạn cần phải áp dụng những chiến lược phù hợp đón đầu xu thế, sử dụng phần mềm quản lý bán lẻ tối ưu để có thể thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Theo số liệu của Liên đoàn bán lẻ Hoa Kỳ - National Retail Federation, doanh số bán lẻ truyền thống vẫn tăng mạnh kể từ tháng 2/2020. Nhưng theo số liệu của Digital Commerce 360 đối với thế hệ Millennials và PRNewswire đối với thế hệ gen X thì họ lại ưu ái mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân bắt buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi. Cùng LBC International phân tích 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ trong bài viết dưới đây! Xem thêm: 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn Doanh nghiệp bán lẻ cần thích ứng nhanh với các xu hướng mới trong tiêu dùng 1. Hiểu rõ thế mạnh doanh nghiệp và ngành hàng Hiểu rõ thế mạnh doanh nghiệp và ngành hàng là yếu tố cần đặt lên hàng đầu, thậm chí nó còn quan trọng hơn việc thích nghi với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Hãy là người có hiểu biết sâu sắc về ngành hàng của mình, cập nhật các xu hướng thường xuyên và quản lý bán lẻ hiệu quả. Nếu làm tốt những điều này, doanh nghiệp bán lẻ của bạn sẽ phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn và đây là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. 2. Ra mắt sản phẩm mới Ra mắt những sản phẩm mới phù hợp với mục đích, hình ảnh thương hiệu và nhu cầu người tiêu dùng là một chiến thuật thông minh làm tăng lợi nhuận bán lẻ hiệu quả. Tuy nhiên, để khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm mới lại không phải là vấn đề dễ dàng. Nhưng nếu doanh nghiệp bán lẻ “gãi đúng chỗ ngứa” thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tất cả vấn đề phụ thuộc vào ngành hàng mà bạn đang hoạt động. Hãy chú ý đến nhu cầu của khách hàng khi doanh nghiệp bán lẻ có ý định ra mắt dòng sản phẩm mới Ví dụ, bạn kinh doanh bán lẻ rượu vang thì hãy xem xét mở rộng sản phẩm sang đồ giải rượu, thuốc chống say,... Hoặc bạn kinh doanh cửa hàng quần áo, khách hàng chủ yếu sử dụng sản phẩm của bạn cho mục đích tập luyện. Hay cân nhắc đưa ra những sản phẩm mới như quần áo thông thoáng khí, khăn lau mồ hôi,... Hãy hiểu rõ khách hàng tìm kiếm điều gì sau khi sử dụng sản phẩm của bạn và tiếp thị cho chính nhu cầu đó. Trong mọi lĩnh vực, ngoài quản lý bán lẻ hiệu quả thì sáng tạo và hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng sản phẩm mới thành công hơn. 3. Đầu tư vào marketing Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp bán lẻ của bạn cần nắm bắt những phương pháp tiếp thị hiện đại - quảng bá hình ảnh sản phẩm trên mạng Internet thông qua các trang mạng xã hội và truyền thông kỹ thuật số. Những biện pháp quảng cáo truyền thống - sử dụng TVC trên truyền hình không mang lại hiệu quả đủ tốt và thiếu tính cá nhân hoá. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp trực tuyến tương đương. Hãy bắt đầu bằng cách xây dựng một trang web tuyệt vời, thân thiện với khách hàng. Điều quan trọng là giúp người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm, giá cả một cách dễ dàng. Để làm được điều này, hãy tối ưu SEO khi thiết kế giúp trang web của bạn tăng khả năng hiển thị, cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google. Ngoài ra, hãy xem xét tiếp thị qua email và quảng cáo trả phí. Bên cạnh quản lý bán lẻ hiệu quả thì đây là hai biện pháp bạn nên sử dụng để dẫn đầu cuộc đua cạnh tranh truyền thông trực tuyến. Tiếp thị qua email là biện pháp giúp khách hàng biết đến sự hiện diện của bạn và tạo hứng thú khi họ ghé thăm cửa hàng. Thậm chí qua đây, bạn có thể cung cấp voucher, coupon cho những đối tượng khách hàng đặc biệt. Đầu tư vào tiếp thị qua online là điều kiện cần để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Quảng cáo trả phí sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, biện pháp này giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mới. Hoặc có thể xem xét hợp tác với những người nổi tiếng có ảnh hưởng, blogger,... để họ chia sẻ lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của bạn. >> Xem thêm: Những hình thức khuyến mãi phổ biến trong bán lẻ 4. Tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng Mua sắm trực tuyến giúp khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm, xem xét dịch vụ một cách dễ dàng chỉ với vài cú nhấp chuột. Các cửa hàng bán lẻ ngoại tuyến nếu muốn đạt được điều này thì cách duy nhất là tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Hãy bắt đầu bằng cách cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Để làm được điều này, hãy đào tạo nhân viên để họ có thể hiểu được mong muốn của bạn và đưa ra kết quả tốt nhất trong tất cả các giờ làm việc. Và sử dụng phần mềm quản lý bán lẻ thông minh sẽ là cánh tay đắc lực giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, hãy cung cấp những dịch vụ đủ để níu chân khách hàng trở thành những người tiêu dùng trung thành cho doanh nghiệp. Đơn giản từ việc tạo không gian thư giãn khi họ mua hàng hoặc cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách tăng chất lượng phục vụ của nhân viên 5. Hợp tác với các doanh nghiệp địa phương khác Đa số các cửa hàng bán lẻ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi “làn sóng” mua sắm trực tuyến. Do đó, hợp tác với các nhà bán lẻ khác tại địa phương để mở rộng dịch vụ và chia sẻ tệp khách hàng là một chiến lược nên thử áp dụng. Nhưng trước tiên vẫn phải đảm bảo khâu quản lý bán lẻ tại doanh nghiệp của bạn vẫn hoạt động tốt. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn kinh doanh bán lẻ đồ trẻ em, hãy xem xét việc hợp tác với cửa hàng bán đồ người lớn. Có thể quảng cáo chéo tại cửa hàng của nhau và tham gia hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh việc áp dụng những chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả thì sử dụng phần mềm quản lý bán lẻ thông minh sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai. Một trong những giải pháp chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hiện nay là Retail Pro Prism do LBC International cung cấp. Retail Pro Prism là giải pháp quản lý bán lẻ toàn diện dành cho các lĩnh vực đặc thù, được tích hợp đầy đủ các tính năng ưu việt: quản lý và kiểm soát hàng hoá, quản lý nhân sự, quản lý điểm bán hàng, hợp nhất thương mại, quản trị mối quan hệ khách hàng. Trên đây là 5 chiến lược giúp doanh nghiệp bán lẻ hiệu quả mà LBC International chia sẻ đến bạn đọc. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý bán lẻ thông minh để doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế vận hành của thị trường.