Xu hướng ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ trong năm mới

Đăng bởi lbc vào 10/11/2022

Ở kỷ nguyên công nghệ 4.0, quyền lực đã dần đổi ngôi từ nhà bán lẻ sang cho khách hàng. Mọi sự chuyển đổi hay số hoá trong quy trình hoạt động đều hướng đến mục tiêu lớn nhất là nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nói cách khác, ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ đã trở thành yếu tố sống còn của một doanh nghiệp hay hệ thống cửa hàng, tạo ra lợi thế to lớn trước các đối thủ cạnh tranh.

Cùng LBC International cập nhật các xu hướng ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ trong năm tới.

Bài viết liên quan: 

Ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ để tạo lợi thế cạnh tranh

Ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ để tạo lợi thế cạnh tranh

1. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giai đoạn hiện tại

Chuyển đổi số” (Digital transformation) là khái niệm phổ biến trong thời đại internet, mô tả việc ứng dụng công nghệ vào nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Mục đích chính của việc số hoá là thay đổi toàn diện cách thức hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả hợp tác và nâng cao hiệu suất làm việc.

Chuyển đổi số là xu thế chung trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

Chuyển đổi số là xu thế chung trong kỷ nguyên công nghệ 4.0

Từ trước đến nay, hoạt động của ngành bán lẻ tập trung chủ yếu vào quá trình chuyển dịch hàng hoá vật chất đến tay người tiêu dùng. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành cho rằng không cần ứng dụng công nghệ vẫn có thể thể bán được hàng. Tuy nhiên, trước cơn bão số hoá, suy nghĩ của họ buộc phải thay đổi.

Trả lời tạp chí Forbes, bà Nikki Braid – phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ của Aptos đã đưa ra một định nghĩa mang tính cách mạng về việc ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ. Theo đó, việc áp dụng công nghệ sẽ giúp chuyển đổi từ mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain) tập trung vào sản phẩm sang mô hình chuỗi giá trị số (Digital Value Chain) tập trung vào khách hàng.

Công nghệ trở thành nền tảng cho mọi hoạt động thuộc ngành

Công nghệ trở thành nền tảng cho mọi hoạt động thuộc ngành

Với sự chuyển đổi này, công nghệ số sẽ trở thành nền tảng cho toàn bộ quá trình, từ quản lý, vận hành cho đến cung ứng sản phẩm ra thị trường. Đây được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Digital transformation giúp nhà bán lẻ dễ dàng quản lý hệ thống, tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, quá trình này còn mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp ngành bán lẻ. Trong đó, thiếu hụt nguồn lực, dữ liệu, tầm nhìn và rào cản văn hoá là những vấn đề thường gặp nhất. Chuyển đổi số đòi hỏi một khoản đầu tư cực kỳ lớn cho máy móc, công nghệ và đào tạo nhân sự. Đồng thời, sự thiếu hụt thông tin, dữ liệu khách hàng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi.

Amazon Go - cửa hàng bán lẻ không có nhân viên, vận hành bằng trí tuệ nhân tạo

Amazon Go – cửa hàng bán lẻ không có nhân viên, vận hành bằng trí tuệ nhân tạo

Dù vậy, các doanh nghiệp cũng có quyền lạc quan khi nhiều mô hình bán lẻ trên thế giới đã số hoá thành công. Điển hình phải kể đến Amazon Go – chuỗi cửa hàng tiện ích “giải phóng” khách hàng khỏi cảnh chờ đợi mua hàng và thanh toán. Hay hệ thống siêu thị bán lẻ Hema tại Trung Quốc với “công nghệ bán lẻ kiểu mới”.

2. Những bước chuyển mình hiện tại

Ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ mang đến những lợi ích thiết thực, bao gồm: tăng tính liên kết hệ thống, giảm chi phí vận hành, tăng lượng tiếp cận và ổn định hệ thống phân phối. Thành công của quá trình số hoá ngành bán lẻ được ghi nhận qua những bước chuyển mình sau:

  • Xu hướng áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện trải nghiệm khách hàng

Với xu hướng mua sắm trực tuyến như hiện nay, việc doanh nghiệp có đa kênh bán hàng sẽ là một lợi thế rất lớn. Kết hợp đồng thời giữa kênh vật lý (cửa hàng vật lý) và kỹ thuật số (thương mại điện tử) là giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Sự kết hợp này mang đến trải nghiệm tốt và liền mạch hơn khi mua sắm.

Các công nghệ mới được tích hợp vào hệ thống bán lẻ

Các công nghệ mới được tích hợp vào hệ thống bán lẻ

Nhiều nhà bán lẻ đã hợp nhất việc trải nghiệm tại cửa hàng với các nền tảng trực tuyến. Các công nghệ mới bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành bán lẻ, bao gồm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Internet vạn vật (IoT), robot bán lẻ, kệ thông minh và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được dự đoán là xu hướng đáng chú ý của ngành trong năm tới.

Với các tính năng cơ bản như quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, thông tin khách hàng, quá trình mua và vận chuyển… Retail Pro Prism là công cụ quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả nhất. Phần mềm được cung ứng với LBC International, là giải pháp công nghệ thông tin cho quá trình số hoá doanh nghiệp bán lẻ. Phần mềm có chức năng quản lý dữ liệu vượt trội, đồng bộ giữa giữa online và offline, đảm bảo cho công việc vận hành trơn tru.

  • Chuyển đổi số trong vận hành của doanh nghiệp bán lẻ

Các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn thường phải phải vận hành những quy trình phức tạp như quản lý nguyên liệu, vật tư, quản lý bán hàng, marketing, kế toán và giao vận. Ứng dụng công nghệ là cách để giảm thiểu áp lực cho nhân sự, chuẩn hóa quy trình và nâng cao hiệu quả công việc.

Retail Pro Prism cập nhật nhanh chóng và chính xác từng đơn hàng

Retail Pro Prism cập nhật nhanh chóng và chính xác từng đơn hàng

Retail Pro Prism được tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc vận hành một doanh nghiệp bán lẻ. Phần mềm có thể tích hợp với nhiều hệ thống thuộc các lĩnh vực kế toán, phân tích kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng, ERP… Đây thực sự là ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ nên có để tối ưu hoá hệ thống vận hành.

  • Quản lý và tuyển dụng nhân sự

Hệ thống bán lẻ càng lớn thì số lượng nhân sự và đầu việc càng nhiều. Đối với các cấp quản lý nhân sự, số hoá là cách giúp nhà quản lý đánh giá chất lượng và hiệu suất công việc của nhân viên dễ dàng hơn. Đồng thời, công nghệ còn giúp đơn giản hoá quy trình tuyển dụng và kiểm soát tỷ lệ biến động nhân sự ở các cửa hàng trong hệ thống.

Công nghệ số hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự

Công nghệ số hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự

Thay vì giám sát thủ công, nhà quản trị có thể sử dụng phần mềm Retail Pro Prism để theo dõi lịch sử giao dịch và hiệu quả làm việc của từng nhân viên tại từng cửa hàng. Bên cạnh đó, phần mềm còn cho phép nhà quản trị thiết lập chỉ tiêu doanh số của cửa hàng, nhân sự và đối chiếu với hiệu suất hoạt động thực tế.

Ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số 4.0. Để không bị bỏ lại giữa dòng chảy của nền kinh tế hiện đại và hoàn thiện mô hình hoạt động, các doanh nghiệp cần số hóa ngay từ bây giờ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản lý ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.