Blogs

Hoạch định chiến lược quản lý bán lẻ trong tương lai: 5 xu hướng cần xem xét

07/01/2021 • lbc

Có thể nói 2020 là năm đầy biến động của nền kinh tế, đặc biệt là ngành hàng bán lẻ. Khi giãn cách xã hội xảy ra, thương mại điện tử lên ngôi và bán lẻ truyền thống trở thành nạn nhân đau đớn nhất của đại dịch. Để vực dậy ngành hàng bán lẻ, bạn cần xây dựng những chiến lược quản lý bán lẻ hiệu quả dựa vào những thay đổi và xu hướng của thị trường. LBC International sẽ giới thiệu cho bạn những xu hướng bán lẻ mới nhất và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2021. Năm 2021, doanh nghiệp sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong cách thức bán lẻ 1. Xu hướng thanh toán không tiếp xúc Dịch bệnh Covid-19 đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp, do đó, thanh toán không tiếp xúc lên ngôi như một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Một nghiên cứu của Mastercard đã chỉ ra tiềm năng mạnh mẽ của xu hướng thanh toán không tiếp xúc, khi có đến 60% người được phỏng vấn cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng hình thức thanh toán không chạm kể cả khi dịch bệnh kết thúc. 1.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng RFID và sinh trắc vân tay Thẻ tín dụng RFID (tần số sóng vô tuyến) hoạt động trên cơ sở nhận dạng thông tin thẻ trong một khoảng cách nhất định. Khách hàng không rời tay khỏi thẻ nhưng vẫn thanh toán được hàng hóa, đảm bảo nhanh chóng và an toàn. Nhiều các ngân hàng tại Việt Nam phát hành thẻ RFID như Vietinbank, Vietcombank, BIDV,... khiến đây là xu hướng nổi bật nên triển khai trong quản lý bán lẻ. Tương tự vậy, thanh toán không chạm bằng sinh trắc vân tay được lưu trên thẻ tín dụng cũng sẽ phát triển mạnh mẽ trong những thời gian tới. 1.2. Quét mã QR Hình thức thanh toán quét mã QR cũng sẽ phát triển mạnh trong năm tới. Khách hàng có xu hướng quét mã QR vì tính đơn giản, tiện lợi (không cần tiền mặt hay thẻ) và nhận những chương trình khuyến mãi từ đối tác thanh toán. Chi phí để tạo một mã QR không hề cao, bạn có thể đặt tấm biển thanh toán QR trên quầy để tiện lợi cho khách giao dịch. Thanh toán QR hiện đang rất được ưa chuộng tại các thành phố lớn >> Xem thêm: 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid19 2. Tăng cường đổi mới trong phương thức giao hàng Năm 2020 chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, kéo theo đó là các phương thức giao hàng cũng đa dạng hơn. Năm 2021 dù dịch bệnh đã đi qua nhưng theo dự báo, thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Điều đó đòi hỏi bạn phải tăng cường đổi mới phương thức giao hàng để đáp ứng cao hơn yêu cầu của khách hàng trong quản lý bán hàng. “Đón khách ở lề đường” là một phương thức không mới nhưng hiệu quả không thể phủ nhận, tạo sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đặc biệt là bậc cha mẹ. Họ ngần ngại với việc phải đưa cả lũ trẻ vào trung tâm mua sắm rồi trở lại mà chỉ mua ít đồ. 3. Influencer marketing vẫn tiếp tục bùng nổ Sử dụng người ảnh hưởng (influencer) vẫn luôn là phương thức hiệu quả để quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, nếu các nhãn hàng đang quá lạm dụng sức mạnh của những KOLs nổi tiếng thì sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm càng ít hơn. Vì vậy, bạn cần có những chiến thuật phù hợp để khai thác hiệu của của influencer marketing và quản lý bán lẻ hiệu quả. Influencer marketing là hình thức tận dụng sự lan toả của những người có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm 3.1. Sử dụng người có tầm ảnh hưởng nhỏ Đó là những influencer marketing chỉ có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực chuyên môn mà họ hoạt động. Họ có thể là chuyên gia, có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực hoạt động nên tiếng nói của họ cũng trở nên giá trị hơn. 3.2. Tạo video demo bởi influence Sử dụng influencer tạo những video giới thiệu ngắn demo cho sản phẩm thực tế. Không còn những shot phim được xử lý hậu kỳ công phu, những video thực tế khiến khách hàng tin tưởng hơn nhiều vào sản phẩm. 4. Chiến lược tiếp thị trực tiếp đến khách hàng (Direct to customer - DTC) Tiếp thị trực tiếp đến từng khách hàng (DTC) được coi là cách tiếp thị hiệu quả nhưng không tốn kém. So với quảng cáo đại chúng thì tiếp thị trực tiếp có chi phí thấp hơn nhiều. Mạng xã hội được coi là nền tảng hữu hiệu cho chiến lược này. Tạo “cửa hàng” trên mạng xã hội, xây dựng content và sử dụng các công cụ quảng cáo bổ trợ như Facebook Ads, Zalo Ads,... có thể giúp bạn tiếp cận trực tiếp đến từng khách hàng. Mạng xã hội cho phép bạn tiếp cận trực tiếp từng cá nhân một cách dễ dàng Thế nhưng đừng cố gắng thu hút khách hàng mới nếu bạn chưa thể làm hài lòng tất cả các khách hàng hiện tại, bởi khách hàng hiện tại mới thực sự quan trọng với doanh nghiệp. Để làm tốt cả hai điều này, bạn cần một phần mềm bán lẻ hiệu quả. >> Bài viết liên quan: 3 cách giúp giữ kết nối liên tục với khách hàng 5. Đổi mới trong không gian vật lý 5.1. Chia sẻ không gian Chia sẻ không gian với các doanh nghiệp cùng ngành đang trở thành xu thế mới khi không chỉ hỗ trợ các cửa hàng quản lý bán lẻ hiệu quả, tiết kiệm chi phí mà còn tạo không gian để khách hàng tương tác nhiều hơn. Lượng khách hàng ghé thăm đối tác cũng có thể chuyển đổi thành khách hàng của bạn. 5.2. Showroom Xu hướng bán lẻ có thể trở thành chủ đạo trong năm tới là showroom. Showroom cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm và không gian. Với việc bài trí, thiết kế theo phong cách riêng, khách hàng sẽ cảm nhận thương hiệu tốt hơn so với các phương pháp truyền thống. Showroom trưng bày là xu hướng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng nổi bật trong năm 2021 Năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 bị đẩy lùi, thị trường sẽ chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành hàng bán lẻ. Để vượt lên trên hàng triệu đối thủ, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng từ sớm, đón đầu những xu hướng bán lẻ thịnh hành cho năm tới. Bạn cũng có thể sử dụng Retail Pro Prism - giải pháp bán lẻ toàn diện được phân phối bởi LBC International để quản lý bán lẻ hiệu quả hơn.

ACFC: Thành công xây dựng nền tảng bán lẻ đa kênh với Retail Pro Prism trong bối cảnh Covid-19

22/12/2020 • lbc

Về ACFC Vietnam ACFC là nhà phân phối và quản lý các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng tại thị trường Việt Nam, mang sứ mệnh đưa người Việt đến gần hơn với các kinh đô thời trang. ACFC có hơn 200 cửa hàng tại các trung tâm thương mại trên toàn quốc và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng lên 250 cửa hàng vào cuối năm nay. Đây là nhà bán lẻ độc quyền của các thương hiệu nổi tiếng bao gồm Nike, Gap, Banana Republic, Tommy Hilfiger, Calvin Klein, Levi's, Old Navy, Mango, Dune London, Cotton: On, Typo, Owndays, Parfois, Mothercare, Fitflop, OVS và French Connection. ACFC là nhà phân phối bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam Tối ưu hóa hoạt động với Retail Pro Prism Để quản lý hoạt động bán lẻ hiệu quả với một mạng lưới thương hiệu đa dạng, ACFC sử dụng POS và phần mềm quản lý bán lẻ của Retail Pro Prism. Retail Pro Prism là một nền tảng linh hoạt cho phép các nhà bán lẻ xây dựng quy trình hoạt động, quản lý hàng tồn kho và đơn đặt hàng hiệu quả hơn ở mọi kênh và thương hiệu con. “Sử dụng Retail Pro Prism giúp chúng tôi cải thiện độ chính xác và khả năng hiển thị của hàng tồn kho tại mọi điểm bán hàng. Giá cả được cập nhật tự động ở các cửa hàng bán lẻ. Thiết kế và quản lý tập trung các chương trình khuyến mại phức tạp, đồng thời quản lý dữ liệu hoạt động của cửa hàng tốt hơn, hỗ trợ tối đa cho việc mở thêm cửa hàng mới.” Bà Võ Thị Phi Phương, Giám đốc Điều hành ACFC cho biết. >> Tìm hiểu thêm về Retail Pro Prism tại đây. Tích hợp POS và Thương mại điện tử Trên toàn cầu, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã bắt đầu thay đổi để thích nghi với Covid-19. Tại Việt Nam, ngày càng nhiều khách hàng chuyển sang mua sắm trực tuyến và ACFC - với tư cách là công ty dẫn đầu thị trường, đang nỗ lực hết sức để mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn cho khách hàng. Bằng cách ra mắt nền tảng thương mại điện tử riêng và được xem như một phần của chiến dịch bán lẻ kiểu mới. Với sự hỗ trợ tận tâm từ Đối tác kinh doanh chính thức của Retail Pro tại Việt Nam – LBC International, ACFC đã tích hợp thành công Retail Pro Prism vào nền tảng thương mại điện tử riêng của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng- những người thích mua sắm trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng.    Dễ dàng theo dõi hàng tồn kho trực tuyến, hiển thị các mặt hàng đã bán hết hoặc sẵn sàng để giao hàng. Nhờ vậy, giúp đội ngũ nhân sự ít bị xáo trộn và mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Khi khách hàng mua hàng và thanh toán trên trang thương mại điện tử, thông tin đặt hàng đó sẽ tự động được gửi đến Retail Pro Prism tại cửa hàng và hàng hóa sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để khách hàng đến lấy. Dữ liệu giao dịch của khách hàng cũng được thu thập. Do đó, các cửa hàng sẽ dễ dàng thu thập dữ liệu về kiểu dáng phổ biến, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến đơn đặt hàng sản phẩm trong tương lai. Tích hợp giữa Retail Pro Prism và thương mại điện tử mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người mua sắm online Xây dựng hệ thống bán lẻ đa kênh với Retail Pro Prism trong bối cảnh COVID-19 Với sự kết hợp giữa Retail Pro Prism và nền tảng thương mại điện tử, ACFC đang sở hữu giải pháp quản lý bán lẻ đa kênh. Khách hàng có thể mua hàng và thanh toán trên trang web của doanh nghiệp. Dữ liệu về đơn đặt hàng, thanh toán và khuyến mại sẽ được gửi từ Magento tới Retail Pro Prism. Khi hàng hóa đã sẵn sàng để vận chuyển cho khách hàng, thông tin sẽ tự động gửi đến DHL bằng cách sử dụng tích hợp API từ Retail Pro Prism để kích hoạt quá trình giao hàng, đảm bảo khách hàng sẽ nhận được hàng hóa đã mua một cách an toàn và nhanh chóng. Trong nhiều năm tiếp theo, người tiêu dùng được dự đoán sẽ bắt đầu chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, COVID-19 và tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội đã thúc đẩy việc mua sắm từ xa diễn ra sôi nổi hơn. >> Tìm hiểu thêm về Retail Pro Prism tại đây. Retail Pro Prism giúp ACFC xây dựng hệ thống quản lý bán lẻ đa kênh hiệu quả ACFC và các nhà bán lẻ khác trên toàn cầu đã xây dựng được vị thế tốt hơn nhờ vào công nghệ của Retail Pro Prism, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người mua hàng trực tiếp cũng như nhóm khách hàng mua sắm trên trang thương mại điện tử.

Cách để mang đến giá trị lớn hơn giá cả trong bán lẻ

05/12/2020 • lbc

Giá cả ngày nay đã không còn là chìa khóa để doanh nghiệp thành công nữa. Nếu không tạo được cho mình giá trị riêng và sự khác biệt riêng, công cụ giá cả có thể đẩy doanh nghiệp vào vòng xoáy của cạnh tranh bằng giá và điều này không hề bền vững. Trong quản lý bán lẻ, doanh nghiệp cần tìm cách nâng cao giá trị và bán giá trị cho khách hàng. Bài viết này từ LBC International sẽ cung cấp cho bạn một số cách để bán giá trị trong bán lẻ. Bài viết liên quan: 5 làn sóng công nghệ bán lẻ nổi bật nhất 2020 Khách hàng nhận được giá trị lớn hơn số tiền mà họ bỏ ra 1. Sự khác nhau giữa giá cả và giá trị Giá cả là số tiền mà khách hàng dùng để đổi lấy một sản phẩm, dịch vụ còn giá trị là những cảm nhận về lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ đó mang lại. Nhiều người thường đánh đồng giá cả và giá trị vì họ cho rằng, khi bỏ ra một số tiền thì ta nhận được một giá trị tương ứng. Điều này không đúng hoàn toàn, bởi nếu giá cả là thứ cố định thì giá trị là thứ được cảm nhận và khác nhau với từng người. Rất ít trường hợp xảy ra sự cân bằng giữa giá cả và giá trị. Giá cả và giá trị của một món hàng thường được xem là một, tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm Khách hàng sẽ có sự cảm nhận được sự khác nhau giữa giá cả và giá trị. Bằng chứng là rất nhiều khi mua hàng, chúng ta cảm thấy lãng phí tiền vì giá trị của nó không xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Đó là lý do vì sao không phải cứ giá thấp thì sẽ bán được hàng. Điều quan trọng trong quản lý bán lẻ chính là coi trọng giá trị hơn giá cả. Cảm nhận của khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất. 2. Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị sản phẩm Không thể phủ nhận ảnh hưởng của giá cả trong bán lẻ nhưng nếu đặt bên cạnh giá trị thì nó nên được xếp thấp hơn. Một sản phẩm giá rẻ nhưng thường xuyên hỏng và phải thay mới sẽ gây mất hài lòng nhiều hơn một sản phẩm giá cao hơn nhưng sử dụng được lâu dài. Trong quản lý bán lẻ, để khách hàng hài lòng hơn thì điều chúng ta cần ưu tiên là giá trị. Giá trị mang đến sự hài lòng cho khách hàng cao hơn giá cả Làm thế nào đưa giá trị vào sản phẩm? Bạn phải cố gắng hiểu khách hàng, hiểu những nhu cầu, trăn trở, niềm đau hay ước mơ nào mà người tiêu dùng cần giải quyết thông qua mặt hàng này. Khi tìm được một mặt hàng có thể giải quyết được hết nhu cầu hoặc tháo gỡ hết những khó khăn của mình, khách hàng sẽ mua nó. Khi đó, bạn đang bán giá trị, chứ không phải thuyết phục khách hàng mua vì giá nữa. Bài viết liên quan: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 1) 3. Cách tách biệt giá trị khỏi giá cả Giá trị càng tách biệt so với giá cả thì thương hiệu đó càng thành công hơn và có doanh thu cao hơn. Các thương hiệu xa xỉ vẫn luôn làm rất tốt điều này để quản lý bán lẻ. Nâng cao chất lượng tuy giúp ích cho việc đưa giá trị vào sản phẩm nhưng chưa thực sự giúp tách biệt giá trị với giá cả. Điều làm nên một chiếc Louis Vuitton đắt giá không phải vì chất lượng vải tuyệt vời mà là sự thời thượng, sang chảnh và đẳng cấp mà nó mang lại. Những nhà bán lẻ thành công rất khéo léo sử dụng câu chuyện để tách biệt giá trị khỏi giá cả. Tất nhiên, điều này không hề dễ. Có 4 mẹo dưới đây có thể giúp bạn kể một câu chuyện hấp dẫn và có tính kết nối. Ngắn gọn: Câu chuyện dù hấp dẫn đến mấy chỉ nên ngắn dưới 1 phút. Chính xác: Kể một câu chuyện có thực, có thể là chính bạn, bạn bè hay khách hàng của bạn đã từng gặp phải. Có liên quan: Câu chuyện cần gắn kết với khách hàng và sản phẩm. Nêu quan điểm: Kết thúc câu chuyện, bạn phải chỉ rõ cho khách những lợi ích và cảm xúc tích cực nào họ sẽ có khi mua sản phẩm. Trong thời trang, giá trị xuất phát từ tính thời thượng, xu hướng và đẳng cấp Đọc thêm: 3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng 4. Cách bán giá trị sản phẩm 4.1. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng Trong quản lý bán lẻ, bạn cần đặc biệt chú trọng huấn luyện nhân viên bán hàng để họ có thể thấu hiểu, lắng nghe, quan sát và tìm ra động cơ sâu kín nhất cho việc mua hàng của khách hàng. Khi đó, nhân viên có thể giữ cho cuộc nói chuyện tập trung vào giá trị thay vì giá cả và hướng đến việc bán giá trị thay vì bán một sản phẩm đơn thuần. 4.2. Làm cho mỗi lần bán hàng trở thành mỗi lần bán giá trị Mỗi khách hàng đều có những quan niệm riêng về giá trị sản phẩm. Nhiều người không muốn mua sản phẩm đắt vì họ không cảm nhận được sự khác biệt lớn về mặt giá trị. Khi đó, để bán giá trị cho khách hàng, nhân viên sẽ cần linh hoạt dựa trên phản hồi của khách, so sánh sản phẩm và sử dụng các chiến thuật xây dựng mối quan hệ để khách hàng nhận ra giá trị khác nhau giữa các mặt hàng. 4.3. Nắm bắt rõ sản phẩm được dùng thế nào trong những trường hợp cụ thể Việc nắm bắt rõ sản phẩm được dùng thế nào trong từng trường hợp cụ thể kết hợp với hiểu khách hàng, hiểu động cơ sâu kín của họ cho phép bạn bán giá trị tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các chiến thuật xây dựng mối quan hệ, kết nối câu chuyện rồi thuyết phục khách mua hàng như một khoản đầu tư thay vì chi phí. Hiểu rõ từng trường hợp sử dụng của sản phẩm giúp bạn bán giá trị tốt hơn Giá cả bắt nguồn từ sản phẩm, còn giá trị bắt nguồn từ khách hàng. Mà những điều bắt nguồn từ khách hàng mới là khiến doanh nghiệp bền vững nhất. Đầu tư xây dựng giá trị về mặt lý tính lẫn cảm tính cho sản phẩm cũng chúng là đầu tư để phát triển trong dài hạn.

Ngành bán lẻ sức khỏe và sắc đẹp đang hướng đến hình ảnh xanh hơn

04/12/2020 • lbc

Nếu như trước đây, các sản phẩm làm đẹp được chiết xuất từ thiên nhiên chỉ chiếm thiểu số, thì nay sự chuyển dịch trong sống xanh trong hành vi tiêu dùng đã khiến xu hướng này ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt là nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Bài viết liên quan: Tương lai của ngành bán lẻ – Các xu hướng mới trong năm 2020 Xu hướng tiêu dùng xanh hơn đòi hỏi một cách quản lý bán lẻ hiệu quả hơn 1. Làm cho từ “sạch” trở nên dễ hiểu Các thương hiệu đang nói nhiều hơn đến từ “sạch”, chúng ta cam kết sản phẩm của mình “sạch” nhưng đó chưa phải những gì người tiêu dùng muốn. Chữ “sạch” quá chung chung và họ muốn biết chính xác là điều gì khiến sản phẩm này “sạch” so với những sản phẩm khác. Đây cũng là nguồn gốc của sự nhầm lẫn khi mua hàng của khách hàng. Nhiệm vụ của nhà quản lý bán lẻ là làm chứ “sạch” trở nên dễ hiểu hơn. Hiện nay, các sản phẩm “sạch” thường được định nghĩa là không chứa các phụ gia hóa học và thành phần cụ thể bị cho là có hại cho sức khỏe. Nhiều thương hiệu cố gắng làm nổi bật mình bằng cách đưa ra những cam kết rằng mình không chứa hóa chất độc hại nào đó. Những cụm từ như “không biến đổi gen”, “không có sulfites”,... rất thường được sử dụng. Để làm được điều này, bạn có thể kết hợp sử dụng bảng hiệu chỉ dẫn và màn hình thông tin để giáo dục khách hàng, kể một câu chuyện cho họ thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các sản phẩm “sạch”, từ đó hướng họ đến việc tiêu dùng các sản phẩm của mình. Để thể hiện rõ từ sạch trong sản phẩm, thương hiệu cần một câu chuyện truyền cảm hứng 2. Truyền cảm hứng bằng việc trưng bày trong cửa hàng Thay vì một danh sách chỉ toàn chữ ghi những thành phần có trong sản phẩm, việc kể chuyện với hình ảnh thông qua màn hình hay bảng hiệu hiệu quả hơn nhiều. Để mô tả một serum có chiết xuất trái cây, một màn hình đầy những hoa quả tươi mát chuyển động sẽ truyền tải thông điệp tốt hơn, cả về tính năng, màu sắc lẫn mùi hương. Điều đó không chỉ thu hút khách hàng mà còn khiến họ ghi nhớ lâu hơn. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, sẽ thật tiếc nếu bạn không ứng dụng màn hình tăng cường kỹ thuật số và thực tế ảo tăng cường (AR) để tăng cơ hội giáo dục khách hàng mà không hề làm mất diện tích trên kệ. Càng được cung cấp nhiều thông tin, người tiêu dùng sẽ càng tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Không gian trưng bày trong cửa hàng cũng quyết định đến sự thành công của thương hiệu Hãy tham khảo cách làm của L’Occitane - nhà bán lẻ các sản phẩm chăm sóc cơ thể hàng đầu tại Pháp. Bằng công nghệ thực tế ảo, họ đưa người dùng đến trực tiếp cánh đồng lavender - nguồn nguyên liệu sản xuất - để họ cảm nhận được sự trong lành và mùi hương của nó. Tại bối cảnh Việt Nam, điều này tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng là một phương pháp hay để các nhà quản lý bán lẻ có thể thực hiện. Xem thêm: 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn 3. Tập trung vào các sản phẩm lành mạnh mang đến lợi ích cho khách hàng Xây dựng một không gian “xanh” với nhiều cây và nguyên liệu tươi là một lời công bố ngầm cho những nguyên liệu bạn sử dụng để sản xuất là hoàn toàn sạch và tươi mát. Các bảng hiệu và màn hình thông tin không nhất thiết lúc nào cũng phải quảng bá sản phẩm. Bạn có thể chạy trên đó những hình ảnh xanh tươi, mát lành để củng cố hình ảnh cũng như cam kết cho những sản phẩm “xanh” mà mình cung cấp. Để thu hút sự chú ý và ghé thăm cửa hàng, bạn có thể làm theo cách của Target - hãng bán lẻ lớn thứ 8 tại Mỹ áp dụng. Bên cạnh những sản phẩm tự nhiên của mình, hãng bổ sung một số nhãn hiệu làm đẹp tự nhiên khác và quảng bá chúng xen kẽ với nhau. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho Target mà còn cho cả khách hàng. Các sản phẩm Target có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn, còn khách hàng thì có nhiều sự lựa chọn hơn. Một không gian mua sắm “xanh” giúp tạo niềm tin về sản phẩm với người tiêu dùng 4. Hãy để thành phần sản phẩm lên tiếng Sẽ chẳng có một phương thức nào thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng việc để họ tự kiểm chứng. Khách hàng ngày nay là những người thông minh, họ có nhu cầu và có quyền biết chính xác nguồn gốc các nguyên liệu đến từ đâu. Để tạo dựng niềm tin với khách hàng, bạn hãy chắc chắn rằng những thông tin đó được thể hiện rõ ràng và minh bạch. Để kiểm tra xem mình có thực sự làm tốt bước này trong quản lý bán lẻ hay không, bạn có thể theo dõi danh sách kiểm tra sau: Truyền thông minh bạch và đầy đủ thông tin sản phẩm qua bảng hiệu và màn hình thông tin. Cân nhắc sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) để mang câu chuyện của thương hiệu vượt ra khỏi 4 bức tường của cửa hàng. Tạo cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm đáng nhớ và thú vị. Minh bạch thông tin về nguồn gốc sản phẩm là yếu tố quan trọng trong truyền thông sản phẩm sạch Cuốn theo sự thay đổi của thời cuộc, bạn và doanh nghiệp cũng cần thật nhanh nhạy bắt kịp xu thế để tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong tương lai, sự dịch chuyển sang xu hướng sống xanh sẽ không dừng lại ở các ngành hàng sức khỏe hay làm đẹp, mà sẽ tiếp tục lan rộng ở nhiều lĩnh vực bán lẻ khác.

9 cách tăng biên lợi nhuận trong bán lẻ (Phần 2)

03/12/2020 • lbc

Công nghệ ngày càng phát triển, thị trường ngày càng đa dạng thì khách hàng lại càng khó tính hơn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và gia tăng lợi nhuận bán lẻ. Tiếp nối phần 1, LBC International sẽ chia sẻ với bạn những giải pháp thiết thực để cải thiện hiệu quả vận hành và tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết liên quan: Tương lai của ngành hàng bán lẻ - Các xu hướng mới trong năm 2020 Công nghệ ngày càng phát triển và khách hàng cũng trở nên khó tính hơn 1. Thay đổi trong việc nhập hàng sao cho tiết kiệm hơn 1.1. Tính toán mức chi phí cuối cùng Khi nhập hàng, điều bạn cần quan tâm không phải giá trị đơn hàng mà là tổng chi phí bỏ ra cuối cùng. Hãy tính toán cẩn thận xem khi hoàn tất việc mua hàng, bạn phải chi trả bao nhiêu (gồm cả tiền thuế, vận chuyển, chi phí phát sinh khác,...) rồi quyết định có nên mua hay không. Một thiết bị có giá rẻ hơn nhưng cần hai người vận hành sẽ không tối ưu so với thiết bị khác hiện đại hơn, đắt hơn nhưng chỉ cần thuê 1 nhân công. 1.2. Yêu cầu giảm giá từ nhà cung cấp Sẽ chẳng có gì là quá đáng khi yêu cầu nhà cung cấp giảm giá hoặc cung cấp thêm các ưu đãi khác (giao hàng ưu tiên, giao hàng miễn phí,…) cho bạn khi bạn đặt mua số lượng hàng hóa lớn và thường xuyên. 1.3. Hợp tác với các nhà bán lẻ khác Nhiều nhà cung cấp áp dụng chính sách chiết khấu nhiều hơn cho những đơn đặt hàng lớn. Có một cách giúp bạn vừa không phải mua quá nhiều hàng hóa mà vẫn được chiết khấu cao là hợp tác với những nhà bán lẻ khác. Đạt được mức chiết khấu cao giúp bạn gia tăng lợi nhuận bán lẻ. Tiết kiệm từ khâu nhập hàng cũng ảnh hưởng đáng kể lợi nhuận ròng 2. Tăng giá bán Bên cạnh giảm chi phí thì tăng giá bán là cách trực tiếp thứ hai giúp gia tăng lợi nhuận bán lẻ. Thế nhưng nhiều cửa hàng rất chần chừ vì lo sợ sẽ mất khách hàng. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự cạnh tranh của ngành hàng, sự khác biệt hóa sản phẩm, mức độ nhạy cảm về giá của mặt hàng,... Rủi ro khi tăng giá bán có thể xảy ra, nên bạn hãy thử nghiệm ở một vài sản phẩm trước khi quyết định tăng giá hàng loạt. 2.1. Tăng giá bán bằng cách tăng chất lượng dịch vụ “Giá bán đi kèm với chất lượng”. Nếu sở hữu một sản phẩm chất lượng thì bạn hãy cứ tăng giá bán, khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ bạn. Xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển theo hướng quan tâm đến chất lượng nhiều hơn giá cả. Mà đôi khi, một sản phẩm giá rẻ sẽ bị đánh đồng với “kém chất lượng”. Bạn cũng có thể tự tạo “chất lượng” cho mình bằng việc cải thiện điểm bán: giảm thời gian thanh toán, đưa nhiều tiện ích vào cửa hàng, thiết kế không gian đẹp hơn, cung cách phục vụ tốt hơn,... Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ đang rất được ưa chuộng và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. 2.2. Hãy sáng tạo trong chiến lược giá Trong quản lý bán lẻ, việc định giá không nên cứng nhắc mà cũng cần linh hoạt và sáng tạo. Với việc áp dụng các chiến lược tâm lý, bạn có thể tác động đến sự cảm nhận về giá của khách hàng. Ví dụ như: sử dụng giá có đuôi 9, bán theo combo tiện ích, neo giá,... Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp định giá theo cấp. Bán sản phẩm “cao cấp” với giá cao hơn hẳn các sản phẩm khác giúp bạn gây được sự chú ý và tham vọng sở hữu với tập khách hàng sành điệu. Tăng giá bán là hình thức tăng lợi nhuận bằng cách lấy nhiều tiền hơn từ khách hàng 3. Xây dựng chương trình giảm giá thông minh 3.1. Cá nhân hóa phiếu giảm giá Mặc dù giảm giá là cách xúc tiến chuyển đổi mua hàng nhanh nhất nhưng không phải khách hàng nào cũng cần đến chúng mới mua hàng. Do đó, để tối ưu lợi nhuận, bạn nên xây dựng chính sách giảm giá thông minh, tùy từng khách hàng mà đưa ra những chính sách giảm giá phù hợp. Có thể làm điều này dựa trên phân tích hành vi khách hàng qua những lần mua trước, lịch sử ra vào website của khách hàng,... 3.2. Thử nghiệm nhiều loại khuyến mãi khác nhau Mua một tặng một tốt hơn hay giảm giá 50% tốt hơn? Giảm giá trực tiếp sản phẩm miễn phí vận chuyển sẽ giúp tăng lợi nhuận bán lẻ tốt hơn? Thông báo qua email hay chạy các chiến dịch quảng cáo thì truyền thông hiệu quả hơn? Hãy thử nghiệm và tìm ra phương án hiệu quả nhất. Chiến lược giá và khuyến mãi thông minh giúp bạn gia tăng lợi nhuận bán lẻ 4. Truyền cảm hứng để nhân viên làm việc hiệu quả Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng trong quản lý bán lẻ. Nhân viên làm việc không hiệu quả khiến doanh nghiệp đi xuống và làm giảm lợi nhuận. Những quy tắc ép buộc sẽ không hiệu quả bằng việc truyền cảm hứng cho nhân viên vì không phải lúc nào bạn cũng ở cửa hàng để giám sát. Một số cách để tăng hiệu quả nhân viên như: Đặt ra những mục tiêu phù hợp và mang tính thúc đẩy. Thực hiện đào tạo nhân viên thường kỳ về kiến thức sản phẩm cũng như kỹ năng bán hàng. Đưa ra mức thu nhập, đặc biệt là chế độ thưởng hấp dẫn nếu nhân viên làm tốt. Nhìn nhận được và phát huy điểm mạnh của từng nhân viên. Hãy coi nhân viên là những cộng sự của mình, cố gắng truyền cảm hứng đến họ để có được chất lượng làm việc hiệu quả nhất 5. Xác định và loại bỏ lãng phí Lãng phí là yếu tố luôn cần loại bỏ trong doanh nghiệp. Một số loại lãng phí điển hình được viết tắt là DOWNTIME. Loại bỏ lãng phí là cách hiệu quả nhất để tăng lợi nhuận bán lẻ. D - Defects: Sản phẩm bị lỗi O - Overproduction: Mua hàng quá nhiều W - Waiting: Thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch, khối lượng công việc không hợp lý N - Not utilizing talent: Không tận dụng hết nguồn lực T - Transportation: Vận chuyển không cần thiết I - Inventory excess: Hàng hóa ứ đọng M - Motion waste: Sự di chuyển của con người không hiệu quả E - Excess processing: Xử lý đơn hàng bị trả do không đáp ứng được khách hàng Lãng phí là nguồn chi phí không đáng có nhất của doanh nghiệp, bạn cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt Và cuối cùng, để tăng lợi nhuận bán lẻ, bạn cần một phần mềm quản lý thông minh để quản lý hiệu quả khối lượng công việc khổng lồ trong cửa hàng bán lẻ. Giải pháp Retail Pro Prism sẽ giúp bạn vận hành doanh nghiệp trơn tru hơn, hỗ trợ bạn: Hợp nhất thương mại: Kết nối các điểm bán hàng để thực hiện quản lý tập trung, mang đến trải nghiệm đồng nhất tại mọi điểm bán. Quản lý và kiểm soát hàng hóa: Quản lý, kiểm soát hàng hóa trong cả vòng đời của nó từ lúc nhận hàng, di chuyển, nhập kho, trưng bày cho đến khi đến tay khách hàng. Quản trị mối quan hệ khách hàng: Lưu giữ, sắp xếp dữ liệu khách hàng, phân tích hành vi khách hàng, tích hợp các chương trình khách hàng thân thiết, đổi điểm thưởng,... Quản lý nhân sự: Theo dõi hiệu suất bán hàng và đảm bảo mức hoa hồng, mức thưởng cho nhân sự công bằng, chính xác. Quản lý điểm bán: Quản lý tích hợp giữa các điểm bán, liên kết các điểm bán và kho hàng trong cùng một hệ thống thống nhất,... Các giải pháp công nghệ hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả bán lẻ Đứng trước những thách thức của thị trường và đối thủ, doanh nghiệp cần thực sự nhanh nhạy với xu hướng mới và phải được tổ chức, vận hành một cách chuyên nghiệp. Dữ liệu về hàng hóa, khách hàng, nhân sự,... càng nhiều đòi hỏi bạn phải có một phần mềm quản lý hiệu quả. Giải pháp Retail Pro Prism dành riêng cho ngành bán lẻ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để doanh nghiệp quản lý và gia tăng lợi nhuận bán lẻ cho mình.

9 cách tăng biên lợi nhuận trong bán lẻ (Phần 1)

02/12/2020 • lbc

Gia tăng lợi nhuận luôn là đích đến cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý bán lẻ hiệu quả. Bài viết dưới đây từ LBC International sẽ tổng hợp 9 cách giúp bạn nâng cao năng lực quản lý trong bán lẻ và gia tăng lợi nhuận biên. Bài viết liên quan: 5 cách xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn 9 chiến lược bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 1) Xây dựng mô hình quản lý bán lẻ chặt chẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận 1. Cải thiện khả năng quản lý hàng tồn kho Trong quản lý bán lẻ, quản lý tốt hàng tồn kho là điều tối quan trọng. Hàng tồn còn quá ít, bạn sẽ không thể đủ sản phẩm để cung ứng khi nhu cầu người tiêu dùng tăng đột biến. Hàng tồn quá nhiều không những gia tăng chi phí lưu kho mà còn gây sức ép lên quá trình tiêu thụ. Để quản lý tồn kho tốt, điều đầu tiên bạn cần làm là nắm rõ mọi thông tin về nó. Hãy chắc chắn mọi dữ liệu về xuất - nhập kho hàng hóa đều được cập nhật trên phần mềm quản lý và bạn có thể nhìn thấy hàng tồn kho được hiển thị 100%. Từ đó, bạn sẽ nắm rõ những gì mình còn, nhiều hay ít, mức độ di chuyển nhanh chậm của mọi loại hàng hóa để đưa ra những quyết định nhập hàng hóa phù hợp. Cải thiện hàng tồn kho giúp quản lý bán lẻ được tốt hơn 2. Nâng cao giá trị thương hiệu, tăng giá trị cảm tính của hàng hóa Bạn có bao giờ tự hỏi: “Vì sao chiếc túi Louis Vuitton giá cao ngất mà không lúc nào không cháy hàng?” Đó là bởi giá trị thương hiệu và sự kết nối cảm xúc với người dùng cực kỳ tốt mà hãng này xây dựng được. Đặc biệt trong bán lẻ, khi các sản phẩm không có sự khác biệt quá lớn về các công dụng vật lý thì thương hiệu và giá trị cảm tính là yếu tố quyết định thành công. Một phương pháp quản lý bán lẻ giúp tăng doanh số là nâng cao giá trị thương hiệu và tăng cường kết nối cảm xúc với khách hàng. Điều này không dễ nhưng hiệu quả của nó mang lại thì lớn vô cùng. Để làm được, bạn hãy bỏ qua những công dụng, tính năng vật lý đi và tập trung vào cảm xúc, trạng thái và phong cách sống của khách hàng mục tiêu. Bạn có nhận thấy điều đó trong chiếc Louis Vuitton không? Họ đâu có nói sản phẩm của họ tốt ra sao, vải đẹp thế nào, dùng bền ra làm sao. Họ chỉ nói rằng: “Dùng Louis Vuitton trông bạn sành điệu, sang chảnh và quý tộc. Ai ai cũng đang ngước nhìn bạn”. Hãy cố gắng tìm hiểu những băn khoăn, niềm đau hay ước mơ của tập khách hàng mục tiêu và dùng nó để kết nối với họ. Giá trị thương hiệu và kết nối cảm xúc ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu trong quản lý bán lẻ 3. Tối ưu quy trình vận hành, giảm chi phí hoạt động Một trong những tiêu chí hàng đầu của quản trị chất lượng là giảm những lãng phí không cần thiết. Bạn có thể áp dụng điều này trong quản lý bán lẻ của mình. Những lãng phí trong doanh nghiệp bao giờ cũng có: bao bì, in ấn, điện nước,có quá nhiều nhân viên hay nhân viên làm việc không hiệu quả, những điểm bán kém hiệu quả,... Hãy cải thiện những điều đó đầu tiên. Tìm kiếm nguồn cung cấp thấp hơn sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận bán lẻ. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là lựa chọn chất lượng kém hơn, nếu làm vậy thì bạn sẽ thất bại nhanh chóng. Hoặc bạn cũng có thể đàm phán với đối tác hiện tại để giảm giá đầu vào. Đầu tư cho công nghệ tuy đắt đỏ nhưng sẽ giúp bạn giảm được nhiều lãng phí, đặc biệt là nhân công và thời gian. Một chu trình tự động hóa sẽ giúp bạn thao tác chính xác những hoạt động lặp đi lặp lại, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân công và các chi phí phát sinh khác. Một quy trình vận hành trơn tru đòi hỏi bạn phải áp dụng những hệ thống tự động, đặc biệt là quản lý bán lẻ. Sử dụng phần mềm quản lý thông minh (ví dụ như Retail Pro Prism) không những giúp bạn vận hành, quản lý bộ máy doanh nghiệp trơn tru, chuyên nghiệp hơn mà còn giúp giảm những chi phí do lãng phí hay sai sót gây nên. Tối ưu quy trình hoạt động giúp tiết kiệm chi phí, tối đa lợi nhuận và quản lý bán lẻ hiệu quả 4. Tăng giá trị đơn hàng trung bình Theo nghiên cứu, chi phí để bán một mặt hàng cho người mới cao hơn gấp 6 lần chi phí bán cùng mặt hàng đó cho khách quen. Do đó, để tăng lợi nhuận bán lẻ, bạn đừng bỏ qua tập khách hàng cũ, đơn giản là hãy tăng kích thước đơn hàng của họ một cách tự nhiên. Trong quản lý bán lẻ với tập khách hàng này, chúng ta có nhiều cách để làm điều đó. Một số phương cách như: Bán kèm sản phẩm giảm giá khi mua một mặt hàng nào đó. Gợi ý những mặt hàng liên quan (thường được mua kèm) với sản phẩm đã chọn. Giảm giá khi mua nhiều, mua theo combo,... Bài trí trong cửa hàng, siêu thị: ví dụ như bánh mì luôn được đặt ở trong cùng, đồ chơi trẻ em luôn ở kệ dưới và nhiều sản phẩm như kẹo cao su, bao cao su,... luôn đặt ở quầy chờ thanh toán. Tăng kích thước đơn hàng giúp gia tăng lợi nhuận trong quản lý bán lẻ Tăng lợi nhuận và quản lý bán lẻ không phải vấn đề dễ. Nó yêu cầu bạn phải thật sự có tư duy, tầm nhìn và kinh nghiệm quản lý để đưa ra những chiến lược hiệu quả. Mà đôi khi, với khối lượng công việc khổng lồ, bạn cũng khó lòng cáng đáng hết và rất dễ xảy ra sai sót. Nhu cầu sử dụng một phần mềm quản lý thông minh là cần thiết. Sử dụng phần mềm quản lý bán lẻ Retail Pro Prism là sự lựa chọn tối ưu cho bạn. Với việc tích hợp đầy đủ các chức năng trong bán lẻ: Hợp nhất thương mại; quản lý và kiểm soát hàng hóa; quản trị mối quan hệ khách hàng; quản lý nhân sự và quản lý điểm bán giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn, cải thiện trải nghiệm khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động và hướng đến phát triển bền vững. Sử dụng phần mềm quản lý bán lẻ thông minh Retail Pro Prism giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành Ngành hàng bán lẻ hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt và khách hàng thì ngày càng có những nhu cầu cao hơn. Nếu không tổ chức quản lý bán lẻ hiệu quả, bạn sẽ rất khó khăn trong việc cung ứng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng và từ đó dễ làm mất khách hàng vào tay đối thủ. Nếu đang gặp khó khăn trong quản lý và vận hành, Retail Pro Prism từ LBC International chính là giải pháp dành cho doanh nghiệp của bạn.

7 loại khách hàng phổ biến trong bán lẻ và cách tiếp cận họ

01/12/2020 • lbc

Khi ngày càng có nhiều nhà bán lẻ hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn thì khách hàng sẽ ngày càng có nhiều sự chọn lựa và trở nên khó tính hơn. Người tiêu dùng mua sắm không đơn thuần chỉ vì “tôi cần” mà họ còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nắm rõ đặc điểm và cách tiếp cận khách hàng sẽ giúp ích cho bạn tối đa hoá hiệu quả bán lẻ. Bài viết liên quan: 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn Ngành bán lẻ ngày càng có nhiều sự cạnh tranh và người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn 1. Người mua sắm đã có đầy đủ thông tin Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà việc tiếp cận các nguồn thông tin vô cùng dễ dàng thì người tiêu dùng càng trở nên thông minh hơn và hành vi mua hàng khó đoán hơn. Họ hiểu biết nhiều hơn cả về sản phẩm lẫn thị trường. Họ tìm thông tin trên trang web của bạn, trên các trang so sánh đánh giá để so sánh bạn với đối thủ hoặc hỏi bạn bè, những người đã sử dụng sản phẩm của bạn. Thời đại công nghệ số bùng nổ cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm và tra cứu thông tin Làm sao để bán hàng cho nhóm khách hàng này? Tập khách hàng này cần thông tin, do đó, bạn hãy cung cấp thật nhiều thông tin đến họ, nhưng phải trước khi họ đến cửa hàng. Tăng cường tần suất xuất hiện của bạn, đơn giản nhất là thực thi các chiến dịch quảng cáo trực tuyến đang phát triển rất mạnh hiện nay. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn cần chuẩn bị website thật đầy đủ thông tin và thân thiện với người dùng. Các chương trình PR hay xuất hiện tích cực trên các trang web so sánh cũng được đánh giá là một điểm cộng đáng giá. Bạn cũng cần chăm sóc tốt khách hàng cũ và dùng họ như một kênh marketing không đồng để tiếp cận khách hàng mới. 2. Người đến xem cửa hàng trưng bày Đặc điểm của loại khách hàng này là họ xem sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng nhưng lại thường quyết định mua sắm online. Sở dĩ vì thương mại điện tử rất phát triển và khi đặt mua online, khách hàng thường nhận được ưu đãi hay mã giảm giá. Làm sao để bán hàng cho khách hàng này? Tập khách hàng này muốn tìm một sản phẩm chất lượng nhưng giá cả phải chăng và họ thích sử dụng công nghệ trong mua hàng. Để tiếp cận khách hàng này, bạn có thể hướng họ đến các lợi ích mà chỉ mua offline hay chỉ cửa hàng của bạn cung cấp để kích thích mua sắm tại cửa hàng. Ngoài ra, trưng bày cửa hàng, sử dụng âm nhạc, mùi hương,.. Để kích thích khách hàng thường xuyên ghé thăm và mua hàng trực tiếp. Để tiếp cận nhóm khách hàng đến xem trưng bày, hãy đưa đến họ những chương trình khuyến mãi chỉ có khi mua tại cửa hàng 3. Người chỉ nhìn quanh Đây là những người “lang thang” trong cửa hàng vì họ không hề có ý định mua hàng cụ thể và vào cửa hàng chỉ để dạo chơi hoặc giết thời gian. Đây là những người thường không mang lại doanh thu cho cửa hàng. Làm sao để bán hàng cho khách hàng này? Nghe thật lạ nhưng đối với tập khách hàng này, bạn không nên cố bán bất cứ thứ gì cho họ vì họ sẽ cảm thấy bị làm phiền. Bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng cách yêu cầu giúp đỡ và chỉ dừng ở mức đó thôi. Một câu hỏi lịch sự như: “Nếu cần, bạn hãy liên hệ tôi nhé và tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ” của nhân viên cửa hàng sẽ là một gợi ý tuyệt vời. Bạn không nên cố tiếp cận nhóm khách hàng chỉ muốn nhìn quanh 4. Người có sẵn ý định mua hàng Những khách hàng này có sẵn ý định mua những gì khi bước vào cửa hàng của bạn rồi và thường không có nhiều thời gian để mua sắm. Họ muốn mua nhanh chóng để ra khỏi cửa hàng và tiếp tục công việc của mình. Làm sao để bán hàng cho khách hàng này? Chính vì thiếu thời gian nên điều tốt nhất bạn có thể làm cho họ là giảm thiểu những thời gian thừa thãi trong quá trình mua hàng. Đừng vòng vo mà hãy giới thiệu trực tiếp vào sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tối đa thời gian lãng phí như chờ thanh toán, tìm hàng hóa,... Chính điều đó sẽ biến họ trở thành khách hàng trung thành. Giảm thiểu thời gian thừa là cách tiếp cận khách hàng tốt nhất đối với những vị khách bận rộn Xem thêm: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 1) 5. Người thiếu quyết đoán Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nhóm hành vi mua hàng này là họ thường chần chừ, họ phân vân không biết có nên mua hàng hay không và nên mua loại nào. Họ không có ý định mua hàng cụ thể, cảm thấy mình bị thiếu các thông tin mua hàng hay bị choáng ngợp vì có quá nhiều sự lựa chọn. Làm sao để bán hàng cho khách hàng này? Đây là tập khách hàng bạn có thể tác động mạnh mẽ nhất. Chính vì thế, bạn cần thật trung thực và cung cấp những thông tin khách quan để giúp họ đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất. Hãy cố gắng đặt câu hỏi để hiểu nhu cầu thật sự của họ là gì, từ đó giúp đỡ họ tìm được sản phẩm phù hợp nhất. 6. Người săn giảm giá Điều quan trọng nhất đối với nhóm khách hàng này là giá cả. Họ đặc biệt thích những mặt hàng giảm giá vì cảm giác mình được “hời”. Nhóm khách hàng này không trung thành với thương hiệu. Họ chấp nhận đánh đổi thời gian để tìm được mặt hàng có giá lý tưởng nhất. Làm sao để bán hàng cho khách hàng này? Họ là những người “săn giảm giá” thì hãy đưa “giảm giá” đến họ. Tiếp cận khách hàng này bằng cách giới thiệu họ đến với những chương trình khuyến mãi đang có hoặc sắp có tại cửa hàng.  Hoặc không, bạn hãy chỉ ra những lý do vì sao mua hàng của bạn lại giúp họ tiết kiệm hơn. Nhóm khách hàng săn giảm giá có thể được tiếp cận bằng cách chứng minh rằng họ sẽ tiết kiệm hơn khi họ mua hàng của bạn 7. Khách hàng trung thành Đối với một thương hiệu hay cửa hàng, nhóm khách hàng trung thành chỉ chiếm 20% nhưng họ mang về đến 80% doanh thu và là tập khách hàng luôn được ưu tiên nhất. Đây là mẫu khách hàng lý tưởng. Khi quyết định mua sắm, cái tên đầu tiên họ nghĩ đến chính là thương hiệu của bạn. Đối với khách hàng trung thành, bạn không cần cố gắng tiếp cận họ nhưng phải cho thấy bạn thật sự trân trọng họ Làm sao để bán hàng cho khách hàng này? Quản lý bán lẻ với tập khách hàng này rất quan trọng. Bạn không cần giới thiệu nhiều nhưng phải để họ thấy được sự trân trọng mà bạn dành cho họ. Hãy thiết kế những chương trình dành riêng cho họ như các sự kiện, các quà tặng,... trong các dịp đặc biệt hay sinh nhật, thường xuyên quan tâm, chăm sóc và thông báo đến họ đầu tiên các chương trình của cửa hàng. Bạn cũng hãy nên tìm hiểu xem điều gì đã giúp họ yêu thích  bạn và tăng cường điều đó đến họ. Điều đó cũng giúp bạn phần nào tìm ra được điểm mạnh của mình và cố gắng phát huy nó. Điều đó yêu cầu bạn cần có một giải pháp quản lý bán lẻ toàn diện khi ngành hàng này luôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Giải pháp quản lý  bán lẻ Retail Pro Prism được cung cấp bởi LBC International sẽ giúp bạn quản lý toàn diện về các mặt: thương mại hợp nhất; kiểm soát hàng hóa; quản trị mối quan hệ khách hàng; quản lý nhân sự và quản lý điểm bán hàng (POS). Hiểu thật rõ khách hàng gần như là điều không tưởng vì khách hàng luôn thất thường và thay đổi từng ngày. Thế nhưng nếu không hiểu được họ bạn sẽ chẳng bán hàng được cho ai. Khách hàng thực sự rất nhạy cảm. Thành công của bạn đôi khi đến từ những điều rất nhỏ như cung cách phục vụ, cách trưng bày, âm nhạc, mùi hương,... Tiếp cận khách hàng trong thời đại này không dễ. Nó đòi hỏi rất nhiều tư duy và kỹ năng cùng hệ thống quản lý toàn diện. Retail Pro Prism có thể giúp bạn nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm khách hàng từ đó hướng đến phát triển bền vững.

Những hình thức khuyến mãi phổ biến trong bán lẻ

30/11/2020 • lbc

Các hình thức khuyến mãi bán lẻ là một phần thiếu yếu của hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng bán lẻ và các chiến lược marketing hỗn hợp. Chúng giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều mục tiêu kinh doanh như nâng cao doanh thu hay giảm thiểu hàng tồn. Nhưng lựa chọn đúng hình thức khuyến mãi và đảm bảo hiệu quả của chương trình khuyến mãi đề ra là không đơn giản. Hãy cùng LBC International tìm hiểu về 8 hình thức khuyến mãi phổ biến trong bán lẻ để có cái nhìn sâu hơn nhé! Xem thêm: 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn Cách quản lý dòng tiền hiệu quả dành cho nhà bán lẻ Các hình thức khuyến mãi bán lẻ giúp cải thiện doanh thu và đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho 1. Các hình thức khuyến mãi trong bán lẻ 1. 1. Giảm phần trăm chiết khấu Giảm phần trăm chiết khấu là hình thức khuyến mãi bán lẻ thường xuyên được sử dụng. Và nhiều chuyên gia trong ngành bán lẻ cũng nhận định rằng đây là hình thức khuyến mãi thu hút và đem lại hiệu quả cao nhất. Mức chiết khấu là 5%, 15%, hay 50% tới 70% là tuỳ thuộc vào mục tiêu doanh số. Nhưng theo nhiều nghiên cứu và ứng dụng thì mức chiết khấu thấp như 5% hay 15% áp dụng cho toàn bộ sản phẩm tại cửa hàng mang lại hiệu quả tốt hơn giảm giá sâu những sản phẩm lỗi mốt - vừa đảm bảo gia tăng tần suất mua hàng, vừa tối ưu về doanh thu. Chọn lựa mức phần trăm chiết khấu tuỳ thuộc vào mục tiêu doanh số và giá vốn 1.2. Giảm số tiền cố định Bên cạnh giảm phần trăm chiết khấu thì giảm số tiền cố định trên giá bán một mặt hàng cũng là hình thức khuyến mãi bán lẻ thường thấy. Tuỳ thuộc vào mức giá, đối tượng khách hàng, và mục tiêu của chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp. Lấy ví dụ, khi mức chiết khấu giữa giảm theo phần trăm và giảm theo số tiền là tương đương, các mặt hàng có giá bán thấp thì áp dụng giảm theo phần trăm sẽ tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt khách hàng. Tương tự, sản phẩm giá cao thì nên áp dụng giảm theo số tiền. 1.3. Mua một tặng một Hình thức khuyến mãi bán lẻ này có thể được áp dụng theo phương thức mua 1 sản phẩm tặng 1 sản phẩm, hoặc mua 1 sản phẩm và mua sản phẩm thứ 2 với mức chiết khấu x%. Khi muốn thúc đẩy hàng tồn ở các cửa hàng bán lẻ thì đây là phương án khả thi nhất. Tuy vậy, sử dụng hình thức này cho hoạt động bán lẻ trực tuyến cần hết sức lưu ý. Khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu nếu doanh nghiệp thực hiện giảm giá x% cho sản phẩm thứ 2 có giá thấp hơn sản phẩm đầu. Nhà bán lẻ nên tính toán mức lợi nhuận và giá sản phẩm để áp dụng mua 1 tặng 1 thay vì mua 1 giảm x%. Áp dụng linh hoạt hình thức mua 1 tặng 1 cho trang bán hàng trực tuyến để đảm bảo thu hút khách hàng 1.4. Khuyến mãi khi mua nhiều Tương tự như hình thức mua 1 tặng 1, khuyến mãi khi mua nhiều có thể áp dụng theo phương thức tặng kèm sản phẩm hay chiết khấu % trên tổng số sản phẩm hoặc các sản phẩm tiếp sau. Thành công của hình thức khuyến mãi bán lẻ này phụ thuộc phần lớn vào loại hình sản phẩm. Các sản phẩm đưa vào chương trình phải tương đồng hoặc liên quan đến nhau, hay bao gồm các sản phẩm thường được người mua hàng lựa chọn cùng nhau. 1.5. Tiết kiệm nhiều lần và khuyến mãi có điều kiện Khuyến mãi tiết kiệm nhiều lần áp dụng tại cửa hàng bán lẻ dưới dạng một số lời chào mời như: chi tiêu ở mức x để tiết kiệm lên tới y% trên tổng hoá đơn; chi tiêu ở mức x để tiết kiệm sản phẩm nào đó hoặc mua số lượng x để trả với giá cố định y,... Đối với hình thức khuyến mãi có điều kiện, các phương thức thường được sử dụng gồm: chi tiêu ở mức nhất định để được tặng kèm hay giảm giá 1 hoặc nhiều sản phẩm; mua/chi tiêu ở mức nhất định để được tham gia chương trình khách hàng thân thiết,... Cả hai hình thức khuyến mãi bán lẻ trên đều giúp kích cầu mua sắm mà không làm ảnh hưởng tới doanh thu hay giá trị đơn hàng. Chúng khuyến khích người mua hàng chọn lựa nhiều sản phẩm hơn thay vì chỉ nhắm tới những sản phẩm được giảm giá. 1.6. Miễn phí vận chuyển Đây là phương thức hữu hiệu và nên áp dụng đối với những doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trực tuyến. Miễn phí vận chuyển được đánh giá là hình thức khuyến mãi hấp dẫn, có khả năng thu hút khách hàng tốt nhất. Miễn phí vận chuyển là hình thức khuyến mãi hữu hiệu đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trực tuyến Mặc dù vậy, doanh nghiệp nên đề ra những yêu cầu nhất định cho chương trình miễn phí vận chuyển như: giảm một phần phí ship, miễn phí ship cho đơn hàng trên xxx đồng,... để tránh những lỗ hổng không đáng có gây thất thoát lợi nhuận. 1.7. Dùng thử trước khi mua Một trong những thách thức của bán lẻ trực tuyến là khách hàng không được trực tiếp xem và đánh giá sản phẩm, họ dễ sinh tâm lý e ngại không dám mua. Bởi thế, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ đưa hình thức “thử trước khi mua" vào chương trình bán hàng của mình. Với chương trình này, sản phẩm sẽ được gửi tới tay người mua (người mua chỉ phải thanh toán phí vận chuyển). Sau thời gian dùng thử (có thể từ 1 tới vài tuần), người mua hàng sẽ quyết định có giữ lại sản phẩm hay không, để tiến hành thanh toán hoặc gửi trả sản phẩm. Tuy vậy, phương thức này chỉ nên áp dụng cho những sản phẩm có tỉ lệ hài lòng cao ngay trong lần đầu sử dụng, tránh trường hợp hàng hoá đã qua sử dụng bị gửi trả lại gây khó khăn cho việc tiêu thụ. 1.8. Khuyến mãi theo Hot Trend Đây là một trong những hình thức khuyến mãi bán lẻ thu hút, được nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ áp dụng thời gian gần đây. Ví dụ: Mùa dịch covid-19, doanh nghiệp đưa ra chương trình tri ân: giảm giá hoặc tặng quà cho tất cả những khách hàng là y, bác sĩ. Giảm giá cho khách hàng nữ vào ngày 8/3 hoặc 20/10. Quang Hải vừa ghi bàn trong trận đấu quan trọng: giảm giá cho tất cả những người tên Hải… Tìm ra các “hot trend" để tạo các chương trình khuyến mãi thu hút Một số phần mềm quản lý bán lẻ có chức năng phân tích các tiêu chí liên quan tới thông tin hoặc thuộc tính của khách hàng hay sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các chương trình ưu đãi linh hoạt, theo từng thời điểm nhất định. 2. Cách lựa chọn chương trình khuyến mãi phù hợp Trên đây là 8 hình thức khuyến mãi bán lẻ hữu hiệu, thường được các doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Nhưng với từng bối cảnh kinh doanh bán lẻ, trong từng giai đoạn, doanh nghiệp phải chọn lựa hình thức khuyến mãi phù hợp nhất. Để xây dựng được kế hoạch khuyến mãi thành công, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau: Xác định rõ mục tiêu Trước khi cân nhắc chọn lựa một hình thức khuyến mãi bán lẻ, doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu mà mình muốn hướng tới với chương trình khuyến mãi này là gì. Xác định rõ mục tiêu là cách tốt nhất để xây dựng chương trình khuyến mãi thành công. Các mục tiêu đó có thể là: tăng lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng bán lẻ, thúc đẩy hàng tồn kho, gia tăng lợi nhuận,... Thử nghiệm nhiều chương trình để tìm ra kế hoạch tối ưu. Nếu không vận hành thử, doanh nghiệp khó có thể đánh giá hiệu quả, cũng như tác động của các chương trình khuyến mãi tới hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình. Bởi vậy, thử nghiệm nhiều chương trình mới giúp doanh nghiệp tìm ra những hình thức khuyến mãi tối ưu và phù hợp nhất với bối cảnh doanh nghiệp mình. Đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình khuyến mãi Như đã nói trong phần phân tích các hình thức khuyến mãi bán lẻ ở trên, với mỗi hình thức, doanh nghiệp đều phải có các điều chỉnh và yêu cầu cụ thể. Doanh nghiệp cần đặt ra giới hạn về loại sản phẩm, mức chiết khấu, các khách hàng được nhận khuyến mãi,... đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Nhưng những giới hạn hay yêu cầu này cũng cần đơn giản, để không gây khó dễ hay ngăn cản khách hàng ra quyết định mua hàng. 3. Bí quyết cải thiện hiệu quả chương trình khuyến mãi Giới hạn thời gian cho từng chương trình để thúc đẩy khách hàng Một chương trình khuyến mãi áp dụng trong thời gian quá dài có thể khiến khách hàng trì hoãn, rồi quên đi ý định mua hàng. Mỗi chương trình đều cần những mốc thời gian cụ thể làm yếu tố thúc đẩy người mua. Đó là lý do tại sao các chương trình flash-sale tỏ ra có hiệu quả. Hãy giới hạn thời gian cho chương trình khuyến mãi để thúc đẩy khách hàng tìm tới cửa hàng sớm nhất Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% đơn hàng trong một chương trình flash-sale phát sinh ngay trong giờ đầu tiên áp dụng. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu Xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn hình thức và xây dựng kế hoạch khuyến mãi cụ thể hơn. Tốt nhất là doanh nghiệp nên có phương thức lưu trữ thông tin và phân tích thông tin khách hàng để dễ dàng sàng lọc khi cần lên kế hoạch khuyến mãi. Chọn lựa một chủ đề cho chương trình khuyến mãi Hãy luôn có một chủ đề rõ ràng và phù hợp cho chương trình khuyến mãi. Điều này không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng, mà còn nhắm tới các khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Một chương trình khuyến mãi theo Hot Trend là ví dụ rõ nhất cho bí quyết này. Chương trình khuyến mãi luôn phải có chủ đề để gây ấn tượng với khách hàng Gắn chương trình khuyến mãi với chương trình khách hàng thân thiết Đây vừa là cách đảm bảo hiệu quả của chương trình khuyến mãi, vừa có tác dụng tri ân và giữ chân những khách hàng thường xuyên của cửa hàng. Kết hợp nhiều hình thức khuyến mãi Đừng chỉ bó hẹp các ưu đãi, mà hãy mang tới cho khách hàng nhiều lựa chọn đa dạng, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm đối tượng. Việc kết hợp khéo léo nhiều hình thức sẽ giúp tăng hiệu quả của chương trình. Sử dụng phần mềm quản lý hữu hiệu để theo dõi tốt tiến trình khuyến mãi Việc nắm rõ tiến trình và hiệu quả vận hành của chương trình khuyến mãi là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần một giải pháp công nghệ thông minh, như một phần mềm quản lý bán lẻ giúp theo dõi và cập nhật liên tục các thông tin liên quan tới chương trình khuyến mãi áp dụng tại từng cửa hàng bán lẻ. Tám hình thức khuyến mãi bán lẻ kể trên nếu được áp dụng tốt chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh bán lẻ của doanh nghiệp. Nhà bán lẻ cần lên mục tiêu rõ ràng, xác định nhóm khách hàng, chọn lựa hình thức, từ đó đề ra một chương trình khuyến mãi phù hợp. Chúng tôi hy vọng những thông tin chi tiết trên đây sẽ giúp doanh nghiệp định hình và xây dựng các kế hoạch khuyến mãi thành công.

13 chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động bán lẻ

29/11/2020 • lbc

Chỉ số hiệu suất KPI là khái niệm quen thuộc trong kinh doanh nói chung, và ngành hàng bán lẻ nói riêng. Đó được coi là bộ công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý bán lẻ đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó hoạch định các kế hoạch bán lẻ hiệu quả. Làm thế nào để lựa chọn các KPI phù hợp và sử dụng bộ công cụ này một cách tốt nhất? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi trên bằng việc phân tích 13 chỉ số đo lường được các doanh nghiệp bán lẻ áp dụng thường xuyên nhất. Xem thêm: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid-19 Làm sao để ứng dụng bộ chỉ số KPI vào quản lý bán lẻ hiệu quả? 1. Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động bán lẻ là gì? KPI - Key Performance Indicator là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá xem doanh nghiệp có hoàn thành được mục tiêu đề ra hay không. Số liệu này giữ vai trò cốt lõi trong quản lý bán lẻ và điều hành hoạt động kinh doanh. Bằng việc liên tục giám sát các chỉ số này, doanh nghiệp có thể nhận định các kế hoạch kinh doanh triển khai tốt hay xấu, và đưa ra các thay đổi hay những đường hướng mới hiệu quả hơn. Các KPI tạo thành hệ chỉ số đo lường rõ ràng, chính xác, và khách quan. 2. Cách sử dụng chỉ số đo lường hoạt động bán lẻ Các chỉ số KPI rất đa dạng và trải đều trên mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đo lường hiệu quả tài chính, giám sát lưu lượng hàng tồn kho, tới đánh giá sự hài lòng của khách hàng, kiểm tra mức độ vận hành các quy trình... Để đánh giá hoạt động bán lẻ hiệu quả hay không, tùy thuộc vào từng bối cảnh và từng giai đoạn mà doanh nghiệp thiết lập bộ chỉ số đo lường phù hợp. Doanh nghiệp cần dựa trên mục tiêu kinh doanh để chọn lọc các chỉ số KPI và thay đổi các chỉ số khi mục tiêu thay đổi. Doanh nghiệp cần xây dựng bộ chỉ số phù hợp với mục tiêu kinh doanh 3. 13 chỉ số đo lường bán lẻ phổ biến 3.1. Doanh thu trên mỗi mét vuông (Sales per Square Meters - SPSM) Chỉ số doanh thu trên mỗi mét vuông (SPSM) cho doanh nghiệp biết năng suất của từng điểm bán hàng. Nó là chỉ số nhằm đo lường hiệu quả bài trí và sử dụng không gian bán lẻ. SPSM được tính theo công thức: SPSM = Tổng doanh thu / Tổng diện tích (m2) Một số doanh nghiệp công khai chỉ số doanh thu trên mỗi mét vuông và các nhà bán lẻ có thể tận dụng nguồn dữ liệu đó để so sánh và đánh giá hiệu quả quản lý bán lẻ tại hệ thống của mình. Phân tích SPSM giúp doanh nghiệp: Thay đổi bài trí và sắp xếp quầy kệ Tối ưu các chương trình khuyến mãi Điều tiết lại cơ cấu hàng hoá Tiến hành các kế hoạch đào tạo nhân viên để thúc đẩy doanh số... 3.2. Doanh thu trên mỗi nhân viên (Sale per Employee) Doanh thu trên mỗi nhân viên = Tổng doanh thu / Số lượng nhân viên Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong khâu tuyển dụng, điều phối, và lên kế hoạch đào tạo nhân viên. Nhà quản lý bán lẻ thường đánh giá chỉ số doanh thu trên mỗi nhân viên và doanh thu cụ thể của từng nhân viên, so sánh với doanh thu mục tiêu, để đưa ra các quyết định về nhân sự. Chỉ số này cũng cho phép doanh nghiệp phân tích và lên kế hoạch: Điều chỉnh mức doanh thu mục tiêu hợp lý Đào tạo nhân viên bán hàng Thúc đẩy nhân viên đạt kết quả tốt hơn... 3.3. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng (Conversion Rate) Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng (Conversion Rate) cho biết tỉ lệ của số người mua hàng trên tổng số khách hàng tới cửa hàng. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng = Số khách mua hàng / Tổng khách hàng tới cửa hàng Đây là chỉ số KPI bán lẻ quan trọng bậc nhất, đánh giá hiệu quả bán lẻ của điểm bán hàng. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng giúp nhà quản lý bán lẻ kiểm định năng lực của cửa hàng ở các khía cạnh: Năng lực nhân viên: nhân viên có am hiểu và tư vấn sản phẩm tốt để khách quyết định mua hàng hay không? Nhân viên có nhiệt tình và tạo cho khách hàng sự thoải mái không? Dịch vụ khách hàng: chất lượng chăm sóc khách hàng đã tốt chưa? Các tiêu chuẩn về chăm sóc khách hàng có được thực hiện đầy đủ không? Trưng bày và trang trí: cửa hàng có triển khai bài trí theo đúng tiêu chuẩn không? Kế hoạch bài trí có đủ thu hút và thúc đẩy khách mua hàng không? Trải nghiệm mua hàng: thiết kế trải nghiệm khách hàng tại điểm bán đã hợp lý chưa? Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng giúp kiểm định năng lực cửa hàng ở nhiều khía cạnh 3.4. Lợi nhuận gộp (Gross Profit) Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng hoá Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu Lợi nhuận gộp (Gross Profit) cho biết số tiền còn lại từ doanh thu sau khi đã trừ đi số vốn hàng hoá, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá mô hình kinh doanh và năng lực tài chính của mình. Cụ thể hơn: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, lãi ròng là các lớp lợi nhuận mà doanh nghiệp dựa vào để đánh giá hoạt động bán lẻ. Lợi nhuận gộp là mức lợi nhuận đầu tiên, là con số để nhìn vào khi đánh giá một doanh nghiệp bán lẻ hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số không thể thiếu để so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành. 3.5. Lợi nhuận biên (Profit Margin - PM) PM = Tổng lãi / Tổng doanh thu So sánh chỉ số này qua các tháng, nhà quản lý bán lẻ có thể đánh giá: Lợi nhuận có tăng theo nhịp của doanh thu không Chi phí hoạt động tại cửa hàng đã hợp lý chưa, có ảnh hưởng tới mức lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp không Mức giá sản phẩm, cơ cấu hàng hoá của cửa hàng đã hợp lý chưa 3.6. Giá trị giao dịch trung bình (Average Sale Per Transaction - AST) Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp bán lẻ nhận định rõ ràng về khoản ngân sách mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm của cửa hàng. AST = Tổng doanh thu / Tổng số hoá đơn Chỉ số này giúp nhà quản lý bán lẻ đánh giá hiệu quả của các hoạt động liên quan tới: Chính sách giá. AST thấp thể hiện rằng các hoạt động upsell, cross-sell, bán bundle chưa tốt, hoặc cửa hàng chưa có biện pháp hữu hiệu để thuyết phục khách hàng chi trả cao hơn so với mức ngân sách dự kiến của họ. Chính sách phát triển sản phẩm. AST cho phép doanh nghiệp nhận định về thói quen mua sắm của khách hàng: mua 1 lần nhiều hay ít sản phẩm? Tập trung vào các sản phẩm giá trị thấp hay cao? Giá trị giao dịch trung bình giúp doanh nghiệp điều tiết chính sách giá và chính sách phát triển sản phẩm 3.7. Tỷ trọng bán hàng trực tuyến so với bán trực tiếp tại cửa hàng (Online sales relative to brick-and-mortar locations) Đây là một chỉ số mới, dành cho những doanh nghiệp áp dụng bán hàng tại cả hai kênh trực tiếp và trực tuyến. Bằng cách theo dõi những phân tích số liệu trên kênh bán hàng trực tuyến, nhà quản lý bán lẻ có thể nhận định được lượng khách hàng và lượng giao dịch phát sinh trực tuyến tại những khu vực có đặt cửa hàng bán lẻ; từ đó đánh giá về tỷ trọng bán hàng giữa hai kênh. Tỷ trọng này giúp doanh nghiệp điều tiết cả hai kênh bán hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và xu thế của thị trường. Theo dõi tỷ trọng bán hàng trực tuyến là việc cần làm đối với các doanh nghiệp áp dụng nhiều kênh bán hàng 3.8. Tăng trưởng bình quân mỗi năm (Year Over Year Growth - YOY) Cách tốt nhất để biết được mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp bán lẻ là so sánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm nay với các năm trước đó. Chỉ số này cho phép doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp. YOY = (Doanh thu năm nay - Doanh thu năm trước) / Doanh thu năm trước x 100 3.9. Số vòng quay hàng hoá (Stock Turn) Số vòng quay hàng hoá = Tổng giá vốn hàng hóa / Chi phí hàng tồn kho trung bình Chỉ số này cho phép nhà quản lý bán lẻ nhận định về số lần hàng hóa trong kho được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Với chỉ số này, doanh nghiệp có thể cân nhắc tốt các kế hoạch nhập hàng (bao lâu có thể bổ sung hàng), và đánh giá lượng hàng trong kho (dư thừa hay vừa đủ), vòng đời sản phẩm,... 3.10. Lãi dự kiến trên mức đầu tư (Gross Margin Return on Investment – GMROI) Chỉ số này là cơ sở đánh giá tổng quan nhất toàn bộ hoạt động của cửa hàng theo từng kỳ. Nó cho doanh nghiệp biết về mức lợi nhuận mình thu được trên từng khoản đầu tư bỏ ra để nhập hàng. Nó giúp đưa ra những quyết định về tối ưu hóa hàng tồn kho và hàng trưng bày, hay điều chỉnh về giá mua và giá bán các sản phẩm. GMROI = Tổng lãi / Chi phí hàng tồn trung bình 3.11. Tỷ lệ co rút (Sell Through) Tỷ lệ co rút (Sell Through) là tỉ số giữa số lượng hàng bán ra trên tổng số hàng có sẵn. Đây là cách tốt nhất để đánh giá hoạt động bán lẻ hiệu quả hay không, cho phép quản lý bán lẻ nắm được tốc độ lưu thông hàng để lên kế hoạch bổ sung hàng hóa thích hợp. Tỷ lệ co rút = Số hàng bán ra / Tổng lượng hàng ban đầu x100 Tỷ lệ co rút cao tức là doanh nghiệp cần bổ sung hàng vào kho (trừ phi doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược đẩy hàng tồn). Tỷ suất co rút thấp nghĩa là các kế hoạch thúc đẩy bán hàng đang hoạt động không tốt, cần thay đổi và cải thiện. Theo dõi tỷ lệ co rút để có phương án bổ sung hàng hoặc thúc đẩy bán hàng phù hợp 3.12. Lưu lượng khách hàng (People Counting System) Đây là chỉ số mà nhiều doanh nghiệp bán lẻ quan tâm, liên quan mật thiết tới việc đánh giá tiềm năng bán hàng. Tuy vậy, đây là chỉ số khó đo đếm, và các doanh nghiệp thường thuê các công ty chuyên thực hiện đánh giá lưu lượng khách hàng. Với chỉ số lưu lượng khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án nâng cao hoạt động quản lý bán lẻ tại các điểm bán hàng, bao gồm: đánh giá hoạt động truyền thông và quảng cáo, tối ưu thiết kế mặt bằng cửa hàng, điều phối nhân viên hợp lý để đáp ứng từng khung giờ cao điểm. 3.13. Tỷ lệ khách hàng quay lại (Customer Retention) Chỉ số này giúp nhà quản lý bán lẻ nắm được số lượng khách hàng quay lại với cửa hàng trong từng khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ số đặc biệt hữu ích trong đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm, và mức độ trung thành của khách hàng với cửa hàng. Tỷ lệ khách hàng quay lại = ( (Lượng khách hàng cuối kỳ - Lượng khách hàng mới mục tiêu) / Lượng khách hàng đầu kỳ ) x100 Một số cách thức mà doanh nghiệp có thể thực hiện để nâng cao tỷ lệ khách hàng quay lại gồm có: Theo dõi đơn hàng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng Xây dựng các chiến lược chăm sóc khách hàng đặc biệt hiệu quả Áp dụng các chương trình khách hàng thân thiết Đánh giá tỷ lệ khách hàng quay lại giúp doanh nghiệp xây dựng các phương án nâng cao trải nghiệm khách hàng 13 chỉ số đo lường trên đem tới cho doanh nghiệp bán lẻ cái nhìn tổng quan và khách quan nhất về hiệu quả hoạt động của mình. Chúng đưa ra những số liệu thiết thực, giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược thay đổi và cải thiện hoạt động quản lý bán lẻ, đảm bảo nâng cao lợi nhuận, dịch vụ khách hàng, chất lượng nhân viên,... Doanh nghiệp muốn đo lường hoạt động bán lẻ hiệu quả và thành công hay không rất cần một bộ công cụ hợp lý và phù hợp. LBC International hy vọng các thông tin trên đây về 13 chỉ số KPI đã phần nào giúp doanh nghiệp thiết lập được bộ chỉ số cho riêng mình.

Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công: Hướng dẫn vận hành cùng lúc nhiều cửa hàng

28/11/2020 • lbc

Quản lý bán lẻ có lẽ là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Một nhà quản lý bán lẻ vừa phải có tầm nhìn vĩ mô để bao quát hoạt động của toàn bộ hệ thống các điểm bán lẻ, vừa phải sâu sát vào từng hoạt động và chia sẻ mối quan tâm của mình tới  từng nhân sự. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của một quản lý bán lẻ và những cách thức giúp nhà quản lý bán lẻ điều phối và vận hành thành công hệ thống các cửa hàng. Xem thêm: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn Quản lý bán lẻ có lẽ là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm 1. Vai trò của nhà quản lý bán lẻ Công việc và nhiệm vụ cụ thể của một quản lý bán lẻ tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp, tính chất từng ngành hàng. Nhưng về cơ bản, nhà quản lý bán lẻ chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành hoạt động của hệ thống các cửa hàng, và liên kết với các bộ phận để đảm bảo cửa hàng vận hành trơn tru, đúng mục tiêu và quy trình. Mối quan tâm lớn nhất của một nhà quản lý bán lẻ là tối đa hoá lợi nhuận. Nhà quản lý bán lẻ phải đảm bảo các cửa hàng trong hệ thống đạt được chỉ tiêu đề ra, trong khung ngân sách cho phép. Nhiệm vụ đó bao gồm cả việc giám sát bài trí, sắp xếp quầy kệ, trưng bày hàng hóa,... theo đúng quy chuẩn của doanh nghiệp. Nhà quản lý bán lẻ còn thực hiện các công việc liên quan tới nhân sự như tuyển dụng, điều phối, xây dựng các kế hoạch đào tạo. Một quản lý bán lẻ không chỉ cần đầu óc kinh doanh mà còn cần các kỹ năng mềm đảm bảo liên kết và quản lý tốt tất cả các hoạt động. Nhà quản lý bán lẻ cần cả đầu óc kinh doanh và các kỹ năng mềm để quản trị tốt các công việc 2. Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công Với một lượng lớn các đầu việc phải thực hiện và sự đòi hỏi một tầm nhìn bao quát không chỉ về doanh số mà còn về con người, một quản lý bán lẻ sẽ cần trang bị cho mình các bí quyết và chiến lược để thành công. Hãy tham khảo một số cách thức dưới đây. 2.1. Đưa ra định hướng phát triển và phản hồi cho nhân viên Nắm bắt và điều hành nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ then chốt của nhà quản lý bán lẻ. Một quản lý bán lẻ thành công là người thấu hiểu nhân sự của mình để điều hướng và thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu và công việc đặt ra. Điều quan trọng nhất là tạo ra được hệ thống các mục tiêu và đảm bảo nhân viên hiểu rõ giá trị từng mục tiêu. Từ đó, nhà quản lý định hướng cho nhân viên và tạo điều kiện tốt nhất (phản hồi và đánh giá, các khoá học, cơ hội khen thưởng,...) để họ đạt được các mục tiêu này. 2.2. Tạo kết nối với nhân viên Nhân viên ở đây không chỉ bao hàm các quản lý cửa hàng dưới quyền của quản lý bán lẻ. Nhà quản lý bán lẻ muốn thành công còn phải sâu sát tới tận những nhân viên ở cấp thấp nhất, như một nhân viên bán hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng. Mặc dù không thể có mặt ở mọi lúc mọi nơi và giải quyết mọi vấn đề nhỏ nhặt, nhưng nhà quản lý bán lẻ nên mở rộng giao tiếp và cho tất cả nhân viên thấy được sự quan tâm của mình tới cá nhân họ và công việc họ đang thực hiện. Hãy thiết lập kênh giao tiếp mở như các nhóm trò chuyện hay một địa chỉ email để tạo ra cơ hội để trò chuyện và lắng nghe nhân viên dưới quyền, đồng thời giải quyết các khúc mắc của họ tốt nhất có thể. Kết nối tốt với nhân viên cũng giúp nhà quản lý bán lẻ nắm bắt và điều hành nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Lắng nghe và kết nối với nhân viên giúp quản lý và điều hành nhân sự hiệu quả hơn 2.3. Tự động hóa quy trình sắp xếp lịch làm việc Một nhà quản lý bán lẻ phải kiểm soát được lịch làm việc của nhân viên ở tất cả các cửa hàng. Điều này liên quan mật thiết tới hiệu quả quản lý. Bởi chỉ khi nắm vững thời gian biểu của hệ thống nhân sự, nhà quản lý mới đưa ra được các kế hoạch điều động, đào tạo, hay thay thế hợp lý. Công việc này sẽ tiêu tốn thời gian và công sức nếu thực hiện một cách thủ công. Đây là lúc nhà quản lý cần tìm tới các giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác hơn. Hãy sử dụng một phần mềm bán lẻ cho phép thống kê có hệ thống tình trạng ca làm,  thông báo ngay lập tức các trường hợp vắng mặt hay nghỉ đột xuất, và đề xuất nhân sự thay thế thích hợp. 2.4. Luôn sẵn sàng cho mọi việc Cách tốt nhất để kết nối và thúc đẩy nhân viên là cho họ thấy người quản lý cũng làm việc và không nề hà bất cứ công việc gì. Hãy là nguồn động lực và cảm hứng cho toàn bộ hệ thống nhân sự, từ quản lý cửa hàng tới nhân viên bán hàng. Một nhà quản lý vượt trội là người sẵn sàng cho mọi việc, bất kể là lên kế hoạch tài chính hay làm yên lòng một khách hàng khó tính, tham gia trang trí cửa hàng hay đối thoại cùng một nhân viên đang không hài lòng với công việc. Nhà quản lý phải luôn sẵn sàng với mọi nhiệm vụ dù là nhỏ nhặt nhất 2.5. Luôn cập nhật tình trạng hàng trong hệ thống kho Quản lý hàng tồn kho là nhiệm vụ cốt lõi, ảnh hưởng tới mọi mặt của hoạt động bán lẻ như lên kế hoạch tài chính, hoàn thành mục tiêu doanh số, hay làm hài lòng khách hàng. Nhà quản lý bán lẻ phải đảm bảo kiểm soát được lượng hàng tồn kho, cập nhật và điều tiết kịp thời các mặt hàng, cân bằng giữa chi phí tồn kho và nhu cầu thị trường… Cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ phức tạp này là sử dụng một phần mềm bán lẻ thông minh, đưa ra giải pháp hợp nhất giải quyết tất cả các đầu việc. Bao gồm: cập nhật lượng hàng, tra cứu thông tin hàng tồn kho, theo dõi vòng đời sản phẩm, tối ưu kế hoạch bổ sung hàng hóa, cùng nhiều công việc liên quan khác. Retail Pro Prism là một trong những phần mềm linh hoạt nhất hiện nay, cung cấp hệ thống các chức năng quản trị hàng tồn kho ưu việt. Ngoài ra, nó còn tích hợp đầy đủ các tính năng cho phép nhà quản lý quản trị nhân sự, điểm bán hàng, quan hệ khách hàng,... 2.6. Luôn dựa vào dữ liệu và phân tích Bất cứ quyết định nào của quản lý bán lẻ nói riêng, hay doanh nghiệp nói chung, đều phải dựa trên cơ sở dữ liệu và phân tích. Nắm rõ các số liệu liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh cho phép nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và đưa ra hướng đi đúng đắn. Nhiệm vụ này cũng đòi hỏi một giải pháp công nghệ cho phép lưu trữ chính xác và kịp thời mọi số liệu đo lường được, vừa đảm bảo dễ dàng tra cứu vừa hỗ trợ đưa ra các phân tích về viễn cảnh và giải pháp tối ưu. Nhà quản lý phải cân nhắc lựa chọn một phần mềm bán lẻ thích hợp. Sử dụng một phần mềm bán lẻ thông minh để lưu trữ và phân tích dữ liệu 2.7. Giám sát cửa hàng thông qua KPI Là người giám sát toàn bộ hệ thống điểm bán lẻ, một quản lý bán lẻ không thể thường xuyên có mặt ở tất cả các cửa hàng, nhưng vẫn cần đảm bảo công việc vận hành trơn tru và chính xác. Bí quyết là hãy xây dựng một bộ chỉ số KPI cụ thể, và truyền tải chúng tới từng quản lý cửa hàng và phối hợp chặt chẽ với họ để đảm bảo thực hiện tốt KPI đề ra. Bộ chỉ số này có thể bao gồm cả chỉ số về doanh thu hoặc các công việc liên quan tới trang trí và vệ sinh cửa hàng. Tựu trung lại, bí quyết của một quản lý bán lẻ thành công không chỉ nằm ở việc thấu hiểu và kết nối nhân sự, từ quản lý cửa hàng tới nhân viên bán hàng, điều phối hoạt động của cửa hàng theo KPI, mà còn phải luôn sẵn sàng trước mọi nhiệm vụ, nắm bắt kịp thời thông tin về con người và hàng hoá, đồng thời đưa ra các quyết định chính xác dựa trên dữ liệu. Có thể thấy, nhiệm vụ của nhà quản lý bán lẻ là không hề đơn giản. Nhưng nếu biết vận dụng tốt các bí quyết trên, LBC International tin rằng nhà quản lý bán lẻ sẽ hoàn thành tốt vai trò “nhạc trưởng" của mình và giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc.

3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất

27/11/2020 • lbc

Điều hành một doanh nghiệp bán lẻ chưa bao giờ là công việc đơn giản. Bài toán trong quản lý bán lẻ luôn làm đau đầu nhiều doanh nghiệp, bởi số lượng đầu việc và mối quan tâm là rất lớn, từ khâu hàng hóa tới chăm sóc khách hàng. Làm thế nào để quản lý bán lẻ một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và gia tăng năng suất? Chúng ta hãy cùng điểm qua 3 cách thức dưới đây để có bức tranh rõ nét hơn trong điều hành thành công các hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ. Xem thêm: 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid-19 Quản lý bán lẻ hiệu quả là cách để gia tăng năng suất của doanh nghiệp 1. Tự động hóa công việc thủ công Thực hiện các công việc một cách thủ công ảnh hưởng tới năng suất của doanh nghiệp. Việc đó không chỉ tốn thời gian, mà còn tiềm ẩn nguy cơ sai sót mang yếu tố con người, gây nên những hệ luỵ xấu. Vận hành thủ công vừa tốn kém, vừa ít hiệu quả. Công nghệ là giải pháp tối ưu cho vấn đề này. Ứng dụng máy móc và công nghệ vào quản lý bán lẻ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả quản lý và kinh doanh. Nói cách khác, tự động hoá là câu trả lời đầu tiên cho bài toán năng suất. Lấy ví dụ, thay vì thuê một lượng lớn nhân công để sắp xếp hàng hóa vào kho, doanh nghiệp có thể sử dụng một phần mềm bán lẻ giúp đưa ra phương án thiết kế không gian kho bãi tối ưu và các robot để thực hiện công việc bốc dỡ hàng hoá. Máy móc có thể thay thế con người trong các công việc kho bãi tốn nhiều thời gian và sức lực Nhà bán lẻ nên đánh giá toàn bộ quy trình vận hành và xem xét tự động hóa những quy trình mang tính lặp lại, tốn thời gian và nhân lực. Tuy vậy, tự động hóa quy trình nào, hay đưa công nghệ vào bước nào của hoạt động quản lý bán lẻ tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng doanh nghiệp và từng ngành hàng. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bắt đầu với những công việc tiêu tốn thời gian nhiều nhất (như quản lý dữ liệu hàng hoá, xuất nhập kho, lưu trữ sổ sách…). Kế đó, hãy đưa công nghệ vào các quy trình ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm khách hàng (như thanh toán, lưu trữ thông tin khách hàng, cập nhật tình trạng hàng,...) Nếu đã sử dụng công nghệ và máy móc trong một số quy trình vận hành, doanh nghiệp nên thực hiện việc liên kết các hệ thống máy móc và công nghệ này với nhau. Tốt nhất là tạo nên một môi trường vận hành liên kết và thống nhất. Phương án tối ưu là sử dụng một phần mềm bán lẻ tạo nên nền tảng quản lý thông minh, bao quát mọi hoạt động từ kiểm soát hàng hoá, quản trị quan hệ khách hàng, tới quản lý điểm bán hàng, quản lý nhân sự. Retail Pro Prism là phần mềm bán lẻ thông minh do LBC International cung cấp - đem tới giải pháp quản lý bán lẻ toàn diện, gồm đầy đủ các hệ chức năng cho phép xử lý khối lượng công việc cho cả hệ thống. Phần mềm bán lẻ hỗ trợ quản lý toàn diện đem tới phương án tự động hoá tối ưu 2. Ra quyết định dựa trên dữ liệu Chọn lựa đầu tư và mức độ ưu tiên cho từng hạng mục kinh doanh cũng ảnh hưởng tới năng suất. Điều này chỉ được thực hiện tốt nhất bằng cách dựa vào dữ liệu. Doanh nghiệp cần lưu trữ và phân tích tốt các số liệu đo lường được, từ đó đưa ra các quyết định liên quan tới quản lý bán lẻ và kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ của quản trị và phân tích dữ liệu giúp tối ưu hoá quyết định của doanh nghiệp: Nắm rõ doanh số bán hàng và số lượng hàng tồn kho để có được các quyết định kinh doanh tốt hơn. Hiểu rõ hiệu quả bán hàng, mức tiêu thụ hay tồn kho của từng mặt hàng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể nắm bắt được vấn đề này, và thực hiện các kế hoạch chi tiêu hợp lý trên cơ sở dữ liệu chính xác và đầy đủ. Dữ liệu phải được lưu trữ và tổ chức một cách khoa học, thuận tiện cho tra cứu. Thêm vào đó, quy trình này cần phải được tự động hoá. Việc sử dụng các phần mềm bán lẻ cho phép doanh nghiệp lưu trữ tốt hơn và quản lý tốt hơn. Chúng cũng giúp đưa ra những phân tích chuyên sâu, các viễn cảnh và các giải pháp tối ưu. Chú ý đến các báo cáo thanh toán. Ở phần 1, chúng ta có nói tới việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nếu doanh nghiệp muốn tích hợp thêm các tiện ích thanh toán, cải thiện hệ thống thanh toán để tạo thuận tiện nhất cho khách hàng thì sao? Đó là khi doanh nghiệp cần chú ý tới các báo cáo thanh toán. Dữ liệu về báo cáo thanh toán cho doanh nghiệp biết khách hàng thường xuyên chi trả bằng phương thức gì, khách hàng nào ưa chuộng loại hình thanh toán nào,… để có thay đổi phù hợp. Báo cáo thanh toán cho phép doanh nghiệp cải thiện hệ thống thanh toán và trải nghiệm của người dùng Hệ thống POS nên được kết nối với một phần mềm quản lý bán lẻ để các báo cáo thanh toán được lưu trữ chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể dễ dàng chiết xuất thông tin khi cần. Nhận biết giờ cao điểm và tối ưu hóa lịch trình của nhân viên cho phù hợp. Sắp xếp hợp lý lịch làm việc của nhân viên giúp giải quyết nhiều vấn đề tại các điểm bán hàng. Nhà bán lẻ cần phân tích dữ liệu trong hệ thống quản lý bán lẻ hoặc hệ thống POS để nắm được các khung giờ cao điểm, những khoảng thời gian cần điều động thêm hoặc bớt nhân viên trong các cửa hàng. 3. Tập trung vào kết quả Nâng cao năng suất và cải thiện hiệu quả quản lý bán lẻ không chỉ là câu chuyện về tự động hóa quy trình và tối ưu hoá các quyết định. Nó còn phụ thuộc lớn vào việc thiết lập tư duy doanh nghiệp. Đó phải là tư duy tập trung vào mục tiêu và kết quả, chứ không phải hoàn thành một danh sách các đầu việc. Muốn tăng năng suất, doanh nghiệp phải đưa ra các mục tiêu, từ đó điều hướng các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra. Nếu mục tiêu trong giai đoạn này của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận bán hàng, thì các đầu việc phải tập trung tối đa vào việc hoàn thành mục tiêu ấy. Để xác định mục tiêu và điều tiết nhiệm vụ chính xác lại cần quay về với dữ liệu và thực hiện ra quyết định dựa trên dữ liệu. Muốn có dữ liệu tốt, cần phải ứng dụng công nghệ hay các phần mềm bán lẻ giúp quản lý tối ưu. Tư duy tập trung vào kết quả là yếu tố cuối cùng làm nên thành công Nói ngắn gọn, 3 cách thức giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất bao gồm: tự động hoá - đưa máy móc và công nghệ vào các quy trình hoạt động; quản lý và xây dựng tốt cơ sở dữ liệu để từ đó phân tích và đưa ra các quyết định tối ưu; cuối cùng, doanh nghiệp phải có tầm nhìn tập trung vào kết quả, thay vì từng hạng mục công việc riêng lẻ. Xem thêm: 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 1) 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 2) Những nhiệm vụ này có được thực hiện thành công hay không phụ thuộc nhiều vào việc chọn ra một phần mềm bán lẻ thông minh, cho phép doanh nghiệp xử lý công việc một cách toàn diện. LBC International hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được những chiến lược giúp hoạt động kinh doanh của mình tăng trưởng và bứt phá.

Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng?

26/11/2020 • lbc

Tự động hoá đã trở thành cụm từ quen thuộc trong hoạt động quản lý bán lẻ những năm gần đây. Đặc biệt là trước bối cảnh công nghệ chiếm lĩnh đời sống ngày một mạnh mẽ. Đồng thời, những chuyển dịch không ngừng của tình hình kinh tế và xã hội cũng thay đổi bộ mặt tiêu dùng. Đón đầu xu thế tự động hoá là việc làm thiết yếu của các doanh nghiệp bán lẻ. Vậy, lợi ích mà tự động hóa mang lại là gì? Nó có những ứng dụng như thế nào trong quản lý bán lẻ? Và doanh nghiệp cần làm gì để hội nhập tự động hoá? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi này. Xem thêm: Tương lai của ngành bán lẻ – Các xu hướng mới trong năm 2020 Xu thế tự động hóa đang ngày càng trở nên quen thuộc và là một phần của hoạt động quản lý bán lẻ 1. Tự động hoá bán lẻ là gì? Tự động hoá là việc ứng dụng máy tính và công nghệ vào sắp đặt các hệ thống, quy trình và luồng công việc, đảm bảo việc kinh doanh hoạt động độc lập, giảm sự can thiệp của con người xuống mức tối thiểu. Tự động hoá bán lẻ sử dụng các công nghệ như học máy (machine learning) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết các đầu việc. Đồng thời, chúng còn dựa vào cơ sở dữ liệu để phân tích và dự đoán các viễn cảnh, hỗ trợ nhà bán lẻ đưa ra giải pháp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh. Tự động hoá là đưa máy tính và công nghệ vào thay thế con người trong các quy trình công việc Tự động hoá quản lý bán lẻ có thể bao hàm nhiều khái niệm: Tự động hoá bán lẻ thủ công: tự động hoá các quy trình như quản trị hàng tồn kho, kế toán và ghi chép giao dịch tài chính, báo cáo phân tích, hoạt động thu mua, cùng nhiều nhiệm vụ mang tính lặp lại tương tự. Thương mại tự động: bao gồm tự động thu mua, đăng ký, thanh toán định kỳ, và các hoạt động khác. Tự động hoá tiếp thị: phần mềm công nghệ cho phép tiến hành các thủ thuật marketing như sắp xếp hay thay đổi trình tự email (Email Sequences), chiến dịch đeo bám quảng cáo (Retargeting),... một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 2. Lợi ích của tự động hóa trong quản lý bán lẻ Tăng độ chính xác Dữ liệu xấu có thể hình thành bởi sai sót của con người trong những công việc đòi hỏi nhiều cẩn trọng, như quản lý và kiểm soát hàng hoá, kế toán và lưu trữ giao dịch,... Điều này dẫn tới nhiều hệ luỵ to lớn trong hoạt động bán lẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Tự động hóa sẽ giúp loại bỏ mọi sai sót không đáng có. Nhiều nghiên cứu của McKinsey & Company (công ty tư vấn quản lý và chiến lược doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, có trụ sở tại Việt Nam) cũng chỉ ra rằng: ứng dụng công nghệ là giải pháp tối ưu để đảm bảo tính chính xác trong mọi mặt của hoạt động kinh doanh. Giải pháp công nghệ đảm bảo tính chính xác trong quá trình vận hành và giảm thiểu các sai sót thuộc về con người Giảm chi phí lao động Báo cáo mới nhất của Cục thống kê Lao động Mỹ (đưa ra vào tháng 7 năm 2020) cho thấy năng suất lao động trong bán lẻ ở thị trường Mỹ đang trên đà tăng. Và chính công nghệ cùng tự động hoá hỗ trợ đắc lực vào đà tăng trưởng này. Máy móc và công nghệ đảm nhận nhiều tác vụ hơn, nghĩa là nhà bán lẻ sẽ cần ít nhân lực hơn để hoàn thành một đầu việc. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được chi phí nhân sự, khi chỉ cần thuê một lượng nhỏ nhân công chuyên trách, và công nghệ phụ trách các phần việc còn lại. Xem thêm: 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid-19 Tiết kiệm thời gian Tương tự như bài toán về tính chính xác và giảm thiểu nhân lực. Khi máy móc đảm trách các công việc phức tạp với độ chính xác cao gấp nhiều lần con người (McKinsey & Company, 2017), thời gian để hoàn thành các công việc đó sẽ được rút ngắn. Cũng theo McKinsey & Company, một nửa trong số các quy trình bán lẻ hiện nay có thể được tự động hoá. Và nếu một doanh nghiệp áp dụng tự động hoá cho toàn bộ các quy trình đó, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thực hiện công việc từ 55 đến 65%. Cải thiện trải nghiệm khách hàng Đảm bảo tính chính xác trong quy trình vận hành, giảm thiểu thời gian vận hành và nhân lực, những điều này góp phần tối ưu hóa mọi hoạt động quản lý bán lẻ. Mà kết quả cuối cùng không chỉ là nâng cao hiệu quả kinh doanh, mà còn cải thiện trải nghiệm khách hàng. Nhờ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và không ngừng cập nhật, nhà bán lẻ nắm vững lượng hàng hóa để cung cấp tới người tiêu dùng, đồng thời hiểu biết nhu cầu và thói quen của khách hàng để phục vụ họ tốt nhất. Quy trình bán, tiếp thị và chăm sóc khách hàng được cá nhân hoá và cải thiện tối đa. Tự động hoá giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng Bảo vệ doanh nghiệp Tự động hoá giúp giải quyết vấn đề hóc búa trong bảo mật thông tin và ứng phó trước các chiêu trò lừa đảo. Tự động hoá cho phép doanh nghiệp lưu trữ, kiểm soát và quản lý chặt chẽ hệ thống dữ liệu. Đồng thời, máy tính cũng giúp phân tích và ngăn chặn các giao dịch tiềm ẩn nguy cơ, bảo vệ doanh nghiệp trước bất kỳ mối đe dọa nào. Xem thêm: 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn 3. Kết hợp tự động hóa vào quản lý bán lẻ Công nghệ tự thanh toán (Self-checkout) Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lo ngại cảnh đứng chờ thanh toán tại những hàng dài trong siêu thị hay cửa hàng bán lẻ. Khảo sát tại thị trường Anh cho thấy, 90% khách hàng có ý tránh né các cửa hàng phải xếp hàng khi thanh toán (Box Technologies, 2019). Self-checkout là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tự động hoá trong quản lý bán lẻ. Mô hình mới nhất có thể kể tới Amazon Go - hệ thống cửa hàng không cần thu ngân ở Mỹ. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã áp dụng self-checkout như Scan & Go của Vinmart hay các cây xăng tự động của Petrolimex. Self-checkout là mô hình tự động hóa phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Sử dụng robot trong cửa hàng Hiện nay, robot được sử dụng để thực hiện các hoạt động như sắp xếp quầy hàng, hỗ trợ khách hàng, phát hiện trộm cắp trong cửa hàng… Ngoài ra, robot cũng có thể thay thế con người trong công việc lau chùi, dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo cửa hàng sạch sẽ trong bối cảnh covid-19. ABI Research dự đoán, tới năm 2025, lượng robot được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ sẽ lên tới con số 150.000. Quản lý hàng tồn kho Tự động hóa quy trình quản lý hàng tồn kho bao gồm các hoạt động: dự đoán nhu cầu, báo cáo tình trạng hàng trong kho, thu mua tự động, kiểm kê hàng, cảnh báo về tình trạng thiếu hàng hoặc hàng hóa tồn kho lâu ngày... Quản lý kho hàng Hệ thống robot hoặc các nền tảng công nghệ có thể được sử dụng vào các hoạt động quản lý kho hàng. Nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới đang ứng dụng tự động hoá để kiểm soát hàng hóa trong kho, sắp xếp hàng vào kho, tối ưu không gian kho bãi,... Theo nghiên cứu của Zebra Technologies, tới năm 2024, 61% các kho hàng sẽ tích hợp tự động hoá vào hoạt động vận hành. Và hơn 1/4 trong số đó sẽ là các kho hàng hoàn toàn tự động, không có sự can thiệp của con người. Công nghệ sẽ dần thay thế con người trong vận hành kho bãi Tiếp thị bán lẻ Đưa tự động hoá vào quản lý bán lẻ cũng giúp doanh nghiệp tối ưu các giải pháp marketing. Tự động hoá giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Nhà bán lẻ sẽ tìm thấy nhiều lợi ích của tự động hoá trong marketing, bao gồm: Lưu trữ dữ liệu, phân tích hành vi khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng. Phân nhóm khách hàng, tra cứu thông tin linh hoạt,... Sắp xếp, lọc danh sách khách hàng phục vụ các hoạt động SMS hoặc email marketing.   Tuyển dụng nhân sự Vấn đề về nhân sự cũng có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua các nền tảng công nghệ. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng ứng dụng thông minh hoặc nền tảng web để thông báo thông tin tuyển dụng, thu thập thông tin ứng viên, lọc ứng viên tiềm năng,... Công nghệ cũng giúp nâng cao quy trình tuyển dụng nhân sự 4. Cần chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng bán lẻ Tự động hoá bán lẻ là xu thế tất yếu. Câu hỏi hiện nay không còn là khi nào nó diễn ra hay diễn ra như thế nào. Bởi tự động hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi phương diện. Giờ đây, nhà bán lẻ phải tìm ra giải pháp để có thể đón đầu xu thế và theo kịp thị trường. Sử dụng các hệ thống quản lý bán lẻ là một giải pháp như vậy. Và một trong số các hệ thống quản lý phù hợp nhất cho doanh nghiệp bán lẻ hiện nay chính là phần mềm quản lý bán lẻ thông minh Retail Pro Prism do LBC International cung cấp. Retail Pro Prism đưa ra bộ công cụ toàn diện, tạo thành giải pháp thương mại hợp nhất. Phần mềm giúp doanh nghiệp tối ưu hoá các quy trình gồm quản lý và kiểm soát hàng hoá, quản trị quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự, và quản lý điểm bán hàng. Có thể thấy, tự động hóa trong quản lý bán lẻ mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về vận hành, tiết kiệm chi phí nhân sự và thời gian, cải thiện trải nghiệm khách hàng, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp trước các nguy cơ. Tự động hoá ứng dụng trong nhiều mặt, từ thanh toán, phục vụ khách hàng, quản lý kho hàng, tới tiếp thị và nhân sự. Tìm ra một giải pháp công nghệ hợp lý và trang bị cho mình bộ công cụ vượt trội giúp tối ưu hoạt động quản lý bán lẻ là điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện ngay, để đủ sức theo kịp xu thế của thị trường.