Các khía cạnh trong quản lý nhà thuốc bạn cần biết

Đăng bởi lbc vào 18/03/2023

Ngành dược phẩm đang trên đà tăng trưởng cực nhanh nhờ nhu cầu thị trường lớn. Muốn có chỗ đứng trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp trực thuộc ngành phải có kế hoạch quản trị phù hợp và bài bản. Trong đó, quản lý hàng hoá nhà thuốc là khâu quan trọng hơn cả, quyết định đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là khi vận hành chuỗi.

Cùng bài viết sau đây của LBC International tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản lý hàng hóa khi kinh doanh chuỗi nhà thuốc.

Bài viết liên quan: 

Quản lý hàng hoá nhà thuốc là mối quan tâm của nhiều đơn vị kinh doanh ngành dược phẩm

Quản lý hàng hoá nhà thuốc là mối quan tâm của nhiều đơn vị kinh doanh ngành dược phẩm

1. Tầm quan trọng của quản lý hàng hóa trong nhà thuốc

Chuỗi nhà thuốc là hệ thống bán lẻ gồm nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc do doanh nghiệp thành lập và trực tiếp kinh doanh. Chuyên môn của cơ sở bán lẻ dược phẩm là cung cấp, bán thuốc trực tiếp đến tay người sử dụng, bao gồm cả việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn.

Quản lý hàng hoá và hàng tồn kho có vai trò quan trọng trong vận hành chuỗi nhà thuốc

Quản lý hàng hoá và hàng tồn kho có vai trò quan trọng trong vận hành chuỗi nhà thuốc

Trong cuộc đua quản lý hàng hoá nhà thuốc tại Việt Nam có 3 cái tên nổi bật hơn cả là Pharmacity, Long Châu và An Khang. Hiện nay, Long Châu có hơn 12.000 SKU trên phạm vi toàn quốc với mức doanh thu bán lẻ cao. Chuỗi nhà thuốc An Khang hiện có khoảng 600 cửa hàng, phủ khắp 33 tỉnh thành trên cả nước. Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam, đặc biệt là về số lượng cửa hàng. Tham vọng của Pharmacity là đạt mục tiêu 5.000 cửa hàng vào năm 2025.

Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc lớn tại Việt Nam

Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc lớn tại Việt Nam

Quản lý hàng hoá và hàng tồn kho có vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà thuốc, nhất là khi vận hành chuỗi. Nếu quản lý tốt, doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng thất thoát hàng hoá, tiết kiệm chi phí lưu kho và mua hàng, tăng doanh thu cũng như hiệu quả vốn lưu động.

2. Cần làm gì để quản lý hàng hoá nhà thuốc hiệu quả

Trong bán lẻ thuốc, quản lý hàng hoá không chỉ đơn thuần là bán hàng. Nhà quản trị phải có kỹ năng về quản lý bán lẻ, lên chiến lược kinh doanh và các hoạt động liên quan. Muốn quản lý hàng hoá hiệu quả, nhà bán lẻ cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Lên kế hoạch bán hàng chi tiết

Kế hoạch bán hàng là lộ trình thực hiện chuỗi hoạt động tiếp thị, bán hàng dựa theo tình hình thực tế của doanh nghiệp. Nhà quản trị chịu trách nhiệm lập dự báo doanh số, quản lý hàng tồn kho, phân tích xu hướng khách hàng và nhà cung cấp, xây dựng kế hoạch bán hàng cụ thể, sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng thuốc theo từng mùa.

Nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết cho từng cửa hàng và từng thời điểm

Nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết cho từng cửa hàng và từng thời điểm

  • Lập ngân sách hàng hoá

Quản lý hàng hoá nhà thuốc chưa bao bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng bởi chúng phụ thuộc rất lớn vào ngân sách của cửa hàng. Quy trình lập ngân sách hàng hoá yêu cầu nhà quản trị phải dự đoán được nhu cầu của khách hàng, mức doanh số bán ra và những chi phí cần phân bổ (giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển, chi phí do thất thoát hoặc hư hỏng hàng hóa…). Ngân sách dự tính có thể cố định hoặc không, tuỳ thuộc vào danh mục hàng hoá kinh doanh, mức giảm và mua hàng ước tính.

Lập ngân sách hàng hoá dựa trên nhu cầu thị trường và doanh số dự kiến

Lập ngân sách hàng hoá dựa trên nhu cầu thị trường và doanh số dự kiến

  • Lập kế hoạch hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là quy trình xử lý các vấn đề liên quan đến nhập hàng, đơn đặt hàng, lưu trữ và quản lý hàng hoá. Một kế hoạch quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền, tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu nguy cơ thất thoát hàng hoá và mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.

Quản lý tốt hàng tồn kho để cửa hàng vận hành ổn định

Quản lý tốt hàng tồn kho để cửa hàng vận hành ổn định

Người chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá nhà thuốc phải luôn duy trì một lượng hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, người quản lý sẽ lập ngân sách cho chi phí hàng tồn kho theo định kỳ, xác định lượng vốn khả dụng tại thời điểm đó. Phần ngân sách này được gọi là OTB.

  • Chiến lược phân loại hàng hoá

Chiến lược phân loại hàng hoá trong ngành bán lẻ liên quan đến loại và số lượng sản phẩm trưng bày tại cửa hàng. Đây là công cụ chiến lược được các đơn vị bán lẻ sử dụng để quản lý và tăng doanh số bán hàng. Chiến lược phân loại gồm 2 thành phần: phân loại theo chiều dọc (số biến thể của một sản phẩm mà cửa hàng có thể trưng bày), phân loại theo chiều ngang (số loại sản phẩm mà cửa hàng có thể trưng bày).

Chiến lược phân loại là công cụ giúp quản lý và doanh số bán hàng

Chiến lược phân loại là công cụ giúp quản lý và doanh số bán hàng

Nhà quản trị sẽ là người lập kế hoạch, lên danh sách loại sản phẩm và biến thể của sản phẩm. Muốn xây dựng chiến lược phân loại hàng hóa trong bán lẻ thuốc, người quản trị phải có sự am hiểu nhất định về xu hướng khách hàng, năng lực hoạt động của cửa hàng và năng lực bán hàng của nhân viên.

  • Ứng dụng công nghệ trong quản lý hàng hoá

Công nghệ ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực bán lẻ. Ứng dụng công nghệ không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm, tăng mức độ hài lòng của khách hàng mà còn hỗ trợ hiệu quả cho nhà quản trị trong việc quản lý hàng hoá, hàng tồn kho và hoạt động của cửa hàng.

Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị bán lẻ ngành dược trong quản trị hàng hoá

Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị bán lẻ ngành dược trong quản trị hàng hoá

Retail Pro Prism là phần mềm quản lý hàng hoá dành riêng cho ngành bán lẻ, đặc biệt phù hợp cho các đơn vị kinh doanh trong ngành dược phẩm. Với các tính năng ưu việt về quản trị, doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động của nhà thuốc một cách dễ dàng. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến chức năng quản lý danh mục và số lượng thuốc tại cửa hàng, thuốc tồn kho, lịch sử giao dịch, vận chuyển đơn hàng và hiệu suất làm việc của nhân viên. Ngoài ra, Retail Pro Prism còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lưu trữ thông tin và chăm sóc khách hàng.

Quản lý hàng hoá nhà thuốc hiệu quả là chìa khóa thành công cho các đơn vị kinh doanh trong ngành dược phẩm. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình quản trị. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.