Đồ thể thao là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, là “mảnh đất” đầy tiềm năng cho các đơn vị bán lẻ khai thác. Tuy nhiên, để xây dựng một chuỗi bán lẻ đồ thể thao thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Cùng bài viết sau đây của LBC International điểm qua 8 yếu tố quyết định đến thành công của chuỗi hệ thống kinh doanh đồ thể thao và giải pháp giúp tăng hiệu quả quản trị. Bài viết liên quan: Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành Doanh nghiệp đã biết cách để kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn? Tái định hình ngành bán lẻ: Từ “bán lẻ" đến “thương mại khách hàng Chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thể thao thành công bởi nhiều yếu tố 1. Tính thể thao trong sản phẩm Nhận thức về sức khỏe tăng và xu hướng tập luyện đã thúc đẩy thị trường đồ thể thao tăng trưởng nhanh chóng. Với tiềm năng cực lớn, nhiều doanh nghiệp may mặc bắt đầu chuyển hướng sản xuất, các “ông lớn” trong ngành cũng xem xét đến việc tự phân phối sản phẩm không qua đơn vị bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất và các chuỗi bán lẻ đồ thể thao ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp. “Tính thể thao" là giá trị cốt lõi của sản phẩm đồ thể thao Để đứng vững trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm – “tính thể thao”. “Tính thể thao” trong sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố như chất liệu, thiết kế, khả năng ứng dụng... Muốn làm khách hàng hài lòng, doanh nghiệp phải luôn cập nhật và đổi mới. 2. Khả năng phối hợp và kết nối So với thời điểm trước đây, mô hình hoạt động thể chất đã có những thay đổi đáng kể. Khoảng cách giữa các nhóm khách hàng tiềm năng cũng lớn dần, một số người ít vận động thể chất hơn sau đại dịch, số khác thì ngược lại. Khuyến khích các hoạt động tập luyện để tăng doanh số trong tương lai Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của các đơn vị kinh doanh trong ngành hàng đồ thể thao là làm thế nào để giảm thiểu tình trạng lười vận động, đặc biệt là nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp cũng như đảm bảo doanh số trong tương lai. 3. Tăng tính bền vững cho sản phẩm và thương hiệu Ngành bán lẻ đồ thể thao ngày càng chú trọng đến tính bền vững, điều này xuất phát từ chính thị hiếu của người tiêu dùng. Một thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ sản phẩm bền vững trong ngành thể thao tăng khoảng 64% mỗi năm. Các loại chất liệu thân thiện với môi trường, có thể tái chế cũng được nhà sản xuất ưu tiên sử dụng. Các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường được khách hàng ưu tiên lựa chọn 4. Mở rộng mô hình hướng dẫn và đào tạo Bên cạnh sản phẩm thể thao, người tiêu dùng còn quan tâm đến các chương trình hướng dẫn tập luyện. Trên thực tế, doanh số bán hàng của nhiều nhà bán lẻ đã tăng trưởng đáng kể nhờ phát triển mô hình hướng dẫn và đào tạo. Phần đông khách hàng thích một mô hình có sự kết hợp giữa tập luyện trực tuyến và trực tiếp, doanh nghiệp có thể cân nhắc hình thức này. Mở rộng mô hình hướng dẫn tập luyện để tạo hứng thú cho người tiêu dùng 5. Tăng cường kênh bán hàng trực tuyến Bán hàng trực tuyến đã mang về cho các chuỗi bán lẻ đồ thể thao mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với việc chỉ bán tại cửa hàng. Không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, bán hàng trực tuyến còn là cách để đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Muốn tối ưu doanh số, nhà bán lẻ nên tận dụng các nền tảng bán lẻ trực tuyến như website, mạng xã hội hay thương mại điện tử. Kênh bán hàng trực tuyến giúp mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu 6. Tập trung phát triển truyền thông bằng KOL KOL Marketing là việc sử dụng KOL – những người có sức ảnh hưởng, để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp thị qua KOL có thể làm tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó tăng khả năng chuyển đổi. Với hiệu quả đem lại, truyền thông bằng KOL đang rất được ưa chuộng trong ngành bán lẻ và ngành hàng đồ thể thao cũng không phải là ngoại lệ. KOL Marketing giúp tăng khả năng chuyển đổi hiệu quả 7. Tiếp tục đầu tư vào cửa hàng bán lẻ Sự bùng nổ của mua sắm online đã khiến nhiều nhà bán lẻ tập trung phát triển kênh bán hàng trực tuyến mà bỏ qua chuỗi bán lẻ đồ thể thao truyền thống. Tuy nhiên, đây được xem là chiến lược khá sai lầm, đặc biệt là trong xu hướng phát triển bán lẻ đa kênh như hiện nay. Cửa hàng bán lẻ cho phép khách hàng trải nghiệm thực tế sản phẩm Bán lẻ truyền thống sở hữu những ưu điểm mà bán lẻ trực tuyến không có được, cụ thể là về khả năng trải nghiệm sản phẩm. Chính vì vậy, ngoài các kênh bán hàng trực tuyến, nhà bán lẻ vẫn nên có sự đầu tư cho cửa hàng vật lý. 8. Đa dạng chuỗi cung ứng Trước đây, các cửa hàng bán lẻ thường có chuỗi cung ứng rất ngắn, nhà bán phải dự đoán số lượng sản phẩm bán ra rồi mới đặt hàng nhà cung cấp. Việc này gây ra khá nhiều vấn đề bất cập, đẩy nhà bán vào thế bị động. Muốn nguồn cung ổn định, nhà bán lẻ cần đa dạng chuỗi cung cấp hàng hoá, trở thành một phần hoặc thiết lập chuỗi cung ứng riêng. Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện để quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao, được cung cấp bởi LBC International. Phần mềm được tích hợp các tính năng ưu việt, cho phép nhà quản trị quản lý danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, danh sách khách hàng và hiệu suất làm việc của nhân viên. Retail Pro Prism giúp đồng bộ và chuyên nghiệp hoá hệ thống quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao Retail Pro Prism được tin dùng bởi các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ uy tín trên thế giới, phù hợp cho nhiều quy mô hệ thống và ngành hàng khác nhau. Với những ưu điểm vượt trội, đây là sản phẩm mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi muốn xây dựng hệ thống bán lẻ đồng bộ và chuyên nghiệp. Muốn có được thành công khi kinh doanh chuỗi bán lẻ đồ thể thao, nhà quản trị phải luôn nắm bắt và cập nhật xu thế thị trường. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản trị bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Đồ thể thao là ngành hàng bán lẻ đầy tiềm năng với dư địa thị trường lớn và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong đó, tăng trưởng nhanh chóng và mức độ cạnh tranh cao những điểm đáng chú ý của ngành. Với sự thay đổi trong xu hướng thị trường, các đơn vị bán lẻ đồ thể thao cần thay đổi ngay từ hôm nay để thích nghi và vượt lên trên đối thủ. Cùng LBC International tìm hiểu về ngành hàng đồ thể thao và những xu hướng đang tác động lên thị trường qua bài viết sau đây. Bài viết liên quan: Quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả khi hiểu rõ xu hướng ngành Dự báo tăng trưởng ngành bán lẻ sau Tết Quý Mão Xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ thành công đón đầu năm 2023 Thị trường bán lẻ đồ thể thao chịu tác động bởi nhiều xu hướng 1. Bối cảnh bán lẻ đồ thể thao đang thay đổi Thị trường bán lẻ đồ thể thao được đánh giá là cực kỳ tiềm năng nhờ nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chi tiêu bình quân đầu người tăng và sự phát triển của các hoạt động tập luyện cũng góp phần thúc đẩy ngành hàng đồ thể thao tăng trưởng. Theo ước tính, thị trường đồ thể thao thế giới có thể đạt mốc 400 tỷ USD vào năm 2025. Ngành hàng đồ thể thao còn nhiều tiềm năng để phát triển Tại Việt Nam, kinh doanh các sản phẩm thể thao (quần áo, giày dép…) được ví von là “gà đẻ trứng vàng”. So với các mảng kinh doanh khác trong ngành bán lẻ, thị trường đồ thể thao có dư địa lớn, còn khả năng mở rộng trong tương lai. Các thương hiệu quốc tế nhận định Việt Nam là thị trường béo bở, từ chỗ chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất dần chuyển sang tập trung bán sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp nội bắt đầu nhen nhóm kế hoạch trở thành đơn vị phân phối độc quyền cho các thương hiệu lớn. Nói tóm lại, ngành bán lẻ đồ thể thao Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành miếng bánh thị phần đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, nhất là khi có sự tham gia của các “ông lớn” trong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Bán hàng trực tuyến là tương lai của ngành bán lẻ Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn về phương thức mua hàng. Ngoài việc đến trực tiếp cửa hàng, khách hàng có thể mua hàng trên các nền tảng bán hàng trực tuyến như: website, mạng xã hội, thương mại điện tử… Thực tế cho thấy, doanh thu của các nhà bán bán hàng đa kênh cao hơn đáng kể so với những đơn vị bán lẻ truyền thống. Từ sự chuyển dịch của thị trường và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng thể thao cần thay đổi ngay hôm nay để thích ứng và tạo lợi thế cạnh tranh. 2. 10 xu hướng quan trọng thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao (phần đầu) Ngành hàng bán lẻ đồ thể thao bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có 10 xu hướng ảnh hưởng sâu rộng và làm thay đổi thị trường. 2.1 Quá trình chuyển dịch từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến Theo dự đoán, mua sắm trực tuyến sẽ là xu hướng của ngành bán lẻ, chiếm tỷ trọng lớn hơn so với mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Trong lĩnh vực đồ thể thao, ước tính có khoảng 40% khách mua hàng thông qua các nền tảng trực tuyến vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Do đó, nhà bán lẻ cần quan tâm đến việc phát triển kênh bán hàng online và thương mại điện tử. Nhà bán lẻ nên đầu tư vào các kênh bán hàng trực tuyến để tăng doanh thu 2.2 Chuyển trọng tâm từ bán hàng sang giải trí và trải nghiệm Giờ đây, cửa hàng bán lẻ không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày và bán sản phẩm, nó sẽ trở thành địa điểm để khách hàng trải nghiệm. Nói cách khác, trọng tâm của bán lẻ sẽ chuyển dịch từ POS (điểm bán hàng) sang POE (điểm tham gia). Như vậy, trong tương lai, mục tiêu chính của cửa hàng bán lẻ đồ thể thao không phải là doanh số mà là nâng cao trải nghiệm khách hàng để tăng doanh số. Cửa hàng vừa là nơi mua sắm vừa là nơi để khách hàng trải nghiệm sản phẩm 2.3 Công nghệ làm chủ cuộc chơi Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống quản trị cửa hàng là những điểm sáng trong ngành bán lẻ. Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo, Robotics, VR, AR, chatbot, nhận diện khuôn mặt sẽ giúp khách hàng mua sắm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Về phía nhà bán lẻ, công nghệ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý cửa hàng, danh mục sản phẩm, đơn hàng… Với tầm quan trọng kể trên, đầu tư vào công nghệ là điều mà bất kỳ nhà bán lẻ nào cũng nên làm. Công nghệ hiện đại hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống bán lẻ 2.4 Lấy khách hàng làm tâm điểm Nâng cao dịch vụ và trải nghiệm khách hàng là điều mà các nhà bán lẻ luôn hướng tới. Bên cạnh việc hoàn thiện sản phẩm, nhà bán lẻ cần mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, tối ưu dịch vụ chăm sóc khách hàng, quan tâm đến các chính sách hậu mãi. Retail Pro Prism là giải pháp quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao được cung cấp bởi LBC International. Với các tính năng ưu việt về quản lý hàng hoá, hàng tồn kho, danh sách khách hàng và hiệu suất nhân viên, phần mềm sẽ giúp việc quản trị trở nên đơn giản hơn. Retail Pro Prism là công cụ toàn diện để quản trị chuỗi bán lẻ đồ thể thao Chất lượng của phần mềm đã được khẳng định bởi những đơn vị, doanh nghiệp và tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Với những gì đã làm được, Retail Pro Prism là lựa chọn không thể bỏ qua cho những doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống quản trị bán lẻ đồng bộ và chuyên nghiệp. Nắm rõ các xu hướng làm thay đổi thị trường bán lẻ đồ thể thao là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ hữu ích cho các đơn vị đang kinh doanh trong ngành. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản trị ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã biến bán lẻ đa kênh trở thành xu hướng. Bán lẻ nội thất là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của xu hướng này, các doanh nghiệp trực thuộc ngành đã và đang chuyển hướng kinh doanh để tăng trưởng doanh số, tạo lợi thế cạnh tranh. Với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thì khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Cùng LBC International tìm hiểu ưu nhược điểm của việc bán hàng đa kênh và cách để quản lý tối ưu hệ thống bán lẻ sau khi chuyển đổi. Bài viết liên quan: Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Doanh nghiệp đã biết cách kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn? Tích hợp công nghệ vào bán lẻ: doanh nghiệp cần cải thiện những vấn đề nào? Bán hàng đa kênh được dự đoán là xu hướng của ngành bán lẻ nội thất 1. Ưu nhược điểm khi kinh doanh bán lẻ nội thất kết hợp đa kênh Theo ước tính, GDP năm 2022 đã tăng 8,02% so với năm 2021. Ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng tổng giá trị của toàn nền kinh tế. Thị trường bán lẻ nội thất cũng chứng kiến mức tăng vượt bậc do nhu cầu trang trí, làm đẹp không gian sống ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh các phương thức kích thích sức mua và đẩy hàng tồn, các nhà bán lẻ có xu hướng mở rộng kênh bán hàng để khai thác tối đa lợi thế kinh doanh. Thực tế cho thấy, các nhà bán đa kênh có mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với các đơn vị chỉ bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay bán trực tuyến. Doanh nghiệp kết hợp bán hàng trực tiếp với trực tuyến để tăng doanh thu Trong năm 2023, các nhà bán lẻ đồ nội thất sẽ tiếp tục đẩy mạnh bán hàng đa kênh, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh và tận dụng sức mạnh của các kênh bán lẻ trực tuyến. Việc kết hợp nhiều kênh bán hàng khi kinh doanh bán lẻ nội thất sẽ mang đến những ưu nhược điểm sau đây: Ưu điểm Tăng khả năng tiếp cận và lượng khách hàng tiềm năng. Mở rộng điểm chạm với khách hàng. Tối ưu các kênh marketing và truyền thông, tăng độ phủ sóng của thương hiệu, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Thể hiện được nhiều mặt của sản phẩm, thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. Đo lường hiệu quả kinh doanh một cách dễ dàng, giúp nhà quản trị xây dựng các chiến lược phù hợp trong tương lai. Tối ưu ngân sách đầu tư, nhà bán lẻ có thể mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải mở thêm nhiều cửa hàng mới. Bán hàng đa kênh giúp nhà bán lẻ tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn Nhược điểm Mức độ cạnh tranh cao hơn so với việc chỉ vận hành một mô hình kinh doanh. Chi phí tăng do đầu tư vào truyền thông, marketing, ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ và thử nghiệm kênh bán hàng. “Vàng thau lẫn lộn”, tiềm ẩn những rủi ro về tài chính và nhân lực nếu không đảm bảo được hoạt động trên các kênh bán hàng. Khó kiểm soát và quản lý một cách đồng bộ, nguy cơ giảm hiệu suất bán hàng nếu mô hình vận hành không phù hợp. 2. Cách quản lý tối ưu khi quyết định phát triển bán lẻ nội thất đa kênh Khi quyết định chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang bán hàng đa kênh, nhà bán phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Muốn tối ưu hệ thống quản lý, nhà bán lẻ cần lưu ý đến các vấn đề sau: Hiểu rõ bài toán và mục tiêu của doanh nghiệp Mục tiêu mà các doanh nghiệp bán lẻ nội thất hướng đến khi chọn bán hàng đa kênh là mở rộng hệ thống bán lẻ, tăng lượng khách hàng, doanh thu và khả năng cạnh tranh. Nhà quản trị phải là người hiểu rõ nhất mục tiêu của doanh nghiệp mình, từ đó xây dựng chiến lược phát triển và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Đồng thời, các nguồn lực sẵn có (tài chính, nhân sự…) cũng ảnh hưởng đến kế hoạch đa dạng hóa kênh bán hàng. Đặt mục tiêu cụ thể trước khi triển khai đa kênh bán hàng Có sự đồng bộ và truyền thông bài bản Truyền thông và marketing có vai trò quan trọng trong việc phát triển mô hình bán hàng đa kênh. Muốn đạt hiệu quả tiếp thị như mong muốn, nhà bán phải đầu tư vào nghiên cứu khách hàng, tìm kiếm kênh bán hàng tiềm năng và có kế hoạch marketing bài bản. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông cũng cần có sự đồng bộ giữa các kênh bán hàng để tối ưu hiệu quả. Tập trung vào giá trị thực Dù là bán hàng trực tiếp, trực tuyến hay đa kênh thì doanh nghiệp bán lẻ đồ nội thất cũng cần quan tâm đến các giá trị thực. Sản phẩm tiếp thị đến khách hàng phải đảm bảo về chất lượng, chính sách bảo hành và hậu mãi. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng nên được đặt lên hàng đầu Ngoài ra, khi xây dựng kênh bán hàng, nhà bán nên đặt mục tiêu rõ ràng, để bán hàng, kéo tương tác, quảng bá thương hiệu hay cập nhật tin tức… Bán hàng đa kênh chỉ thực sự thành công khi nhà bán lẻ đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Tận dụng công cụ quản lý cho cả hệ thống Để vận hành nhiều kênh bán hàng cùng lúc, nhà bán lẻ cần đến các công cụ quản lý chuyên dụng. Ứng dụng công nghệ vào hệ thống bán hàng giúp việc kinh doanh hiệu quả và dễ dàng hơn, giảm thiểu khối lượng công việc cho nhà quản trị. 3. Giải pháp từ LBC International Retail Pro Prism là giải pháp mà LBC International mang đến cho các nhà bán lẻ nội thất. Phần mềm được tích hợp các tính năng chuyên dụng cho ngành bán lẻ, có thể ứng dụng cho nhiều quy mô hệ thống và ngành hàng khác nhau. Sản phẩm của LBC đã và đang được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ trên thế giới, trong đó có các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất. Retail Pro Prism là phần mềm chuyên dụng cho ngành bán lẻ đồ nội thất Ưu điểm lớn nhất của Retail Pro Prism là quản trị được một số lượng danh mục sản phẩm nội thất lớn, điều mà cách quản lý thủ công khó làm được. Phần mềm cũng hỗ trợ nhà quản trị trong việc kiểm soát hàng tồn kho, đơn hàng, lịch sử giao dịch và hiệu suất làm việc của nhân viên. Đặc biệt, Retail Pro Prism còn được trang bị tính năng quản lý và giữ chân khách hàng trung thành, gợi ý chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng trong các dịp đặc biệt. Bán hàng đa kênh được dự đoán là tương lai của ngành bán lẻ nội thất. Để bắt kịp với xu thế của thị trường, nhà bán lẻ cần có kế hoạch chuyển hướng ngay từ bây giờ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Thị trường bán lẻ đồ nội thất toàn cầu đã và đang có những bước tiến lớn, là cơ hội cho các đơn vị kinh doanh trực thuộc ngành. Cùng với kinh doanh truyền thống, bán lẻ đồ nội thất trực tuyến trở thành xu hướng của hiện tại và cả tương lai. Đây được xem là phương thức kinh doanh mới mẻ và đầy tính sáng tạo trong thời buổi công nghệ như hiện nay. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường đồ nội thất và những hệ quả khi chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống sang trực tuyến. Bài viết liên quan: Nhà bán lẻ cần quan tâm đến các điều sau khi quyết định mở rộng và vận hành đa cửa hàng Những biến động trong ngành bán lẻ có thể bạn đã bỏ qua Áp dụng các mẹo sau để tìm đối tác win - win cho doanh nghiệp bán lẻ Bán lẻ đồ nội thất trực tuyến được dự đoán là xu hướng của tương lai 1. Chuyển hướng kinh doanh trực tuyến cho cửa hàng bán lẻ nội thất Với sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, bán lẻ đồ nội thất trực tuyến đã trở thành xu hướng, giúp các cửa hàng nâng cao doanh số và khả năng cạnh tranh. Nhờ kinh doanh trực tuyến, showroom đồ nội thất có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không bị giới hạn về thời gian hoạt động hay vị trí địa lý của cửa hàng như trước đây. Người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn khi mua sắm đồ nội thất Muốn chuyển hướng sang kinh doanh đồ nội thất trực tuyến, nhà bán lẻ cần nắm rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nhà bán lẻ chỉ nên nhập và bán những dòng sản phẩm phù hợp với xu hướng, có khả năng thu hút người mua, quay vòng vốn nhanh. Để nắm bắt xu hướng mua hàng hiện nay, bạn có thể tham khảo từ các nguồn như: trang thương mại điện tử, website đối thủ… Bên cạnh đó, nhà bán phải chú trọng đầu tư cho cửa hàng trực tuyến của mình. Một cửa hàng trực tuyến với nội dung và hình ảnh bắt mắt là bước đầu tiên để chinh phục khách hàng. Đối với ngành hàng bán lẻ đồ nội thất, hình ảnh có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Những hình ảnh chuyên nghiệp, chỉn chu đi kèm với bản mô tả sản phẩm chi tiết có thể khiến khách hàng ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. Nhà bán cần đầu tư, chăm chút cho trang bán hàng của mình Khi đã có một trang bán hàng đủ tốt, nhà quản trị cần lựa chọn kênh và hình thức quảng cáo phù hợp với ngành hàng đồ nội thất. Website, Facebook, Instagram và thương mại điện tử là những nền tảng bán hàng mà nhà bán có thể cân nhắc. Ngoài các nội dung liên quan đến sản phẩm, nhà bán lẻ nên đăng tải các bài viết, video chia sẻ thông tin hữu ích cho người tiêu dùng để tăng độ tiếp cận. Dù là kinh doanh trực tuyến hay truyền thống thì nhà bán lẻ đều phải đối mặt với vấn đề nan giải mang tên “xử lý hàng tồn kho” và “quản trị hàng hoá”. Đầu tiên, nhà bán cần nắm được tình trạng hàng tồn kho và liệu sản phẩm đang bán có được khách hàng ưa chuộng hay không. Để đẩy hàng tồn hiệu quả khi bán lẻ đồ nội thất trực tuyến, nhà bán có thể triển khai các chương trình ưu đãi, giảm giá trên trang thương mại điện tử hoặc website của cửa hàng. Quản trị hàng hoá và xử lý hàng tồn kho là vấn đề được quan tâm hàng đầu Với xu hướng kinh doanh trực tuyến và bán hàng đa kênh, nhiều cửa hàng nội thất đã nhạy bén chuyển đổi từ chỉ bán hàng trực tiếp tại cửa hàng sang kinh doanh kết hợp. Thực tế cho thấy, việc kết hợp giữa bán hàng trực tuyến với trực tiếp đã giúp doanh số và tỷ lệ khách mua hàng tăng lên đáng kể. Đồng thời, khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua sắm. Tuy nhiên, muốn quản trị tốt nhiều kênh bán hàng cùng lúc, nhà bán lẻ phải đầu tư vào hệ thống quản lý. Quản lý đồng bộ và tận dụng các phần mềm CRM quản trị đã trở thành giải pháp “cứu cánh” trong giai đoạn doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến đồ nội thất. 2. Ứng dụng giải pháp của LBC International trong quản trị và mở rộng cửa hàng bán lẻ đồ nội thất trực tuyến Nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên nghiệp hoá hệ thống quản trị và quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, LBC International mang đến giải pháp phần mềm mang tên Retail Pro Prism. Đây được xem là bước tiến mới trong ngành bán lẻ, kết hợp các tính năng hiện đại vào phần mềm quản lý truyền thống để tạo nên một nền tảng quản trị toàn diện, phù hợp với môi trường kinh doanh ngày nay. Retail Pro Prism là giải pháp giúp nhà bán lẻ mở rộng và quản trị chuỗi cửa hàng Với Retail Pro Prism, nhà quản trị có thể quản lý cửa hàng bán lẻ nội thất một cách đồng bộ và hiệu quả. Không chỉ tối ưu việc quản lý danh mục sản phẩm, hàng tồn kho và đơn hàng, phần mềm còn giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng lượng khách hàng trung thành và quản trị hiệu suất làm việc của nhân viên. Giải pháp của LBC International được thiết kế cho từng ngành hàng đặc thù trong ngành bán lẻ, từ nội thất, thể thao, thú cưng, trang sức cho đến thiết bị điện tử. Đặc biệt, Retail Pro Prism thích hợp với nhiều mô hình và quy mô kinh doanh khác nhau, cho phép nhà quản trị quản lý cửa hàng vật lý - trực tuyến ở mọi nơi và trên mọi thiết bị. Ngoài ra, cấu trúc mở API sẽ giúp phần mềm tích hợp được với các hệ thống hiện có tại cửa hàng. Chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang bán lẻ trực tuyến đặt ra cho doanh nghiệp vô vàn những khó khăn và thách thức. Để tạo được lợi thế trên thị trường, nhà bán lẻ cần có sự chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp đang kinh doanh bán lẻ đồ nội thất trực tuyến. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Với việc luôn hướng đến lối sống tiện nghi và thoải mái, người tiêu dùng ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm nội thất. Thị trường bán lẻ đồ nội thất cũng vì thế mà trở nên sôi động hơn bao giờ hết, là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trực thuộc ngành. Để tạo lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản trị ngay từ bây giờ. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường và cách quản trị cửa hàng bán lẻ nội thất hiệu quả qua bài viết sau. Bài viết liên quan: Dự báo tăng trưởng ngành bán lẻ sau Tết Quý Mão Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Xu hướng ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ trong năm mới Tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành bán lẻ nội thất nhờ cải thiện hệ thống quản trị 1. Một số dẫn chứng số liệu về bán đồ nội thất – Sức hút và cạnh tranh của thị trường bán lẻ nội thất Trong những năm qua, thị trường đồ nội thất toàn cầu đã và đang có những bước tiến lớn. Thu nhập tăng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhu cầu về đồ nội thất tăng mạnh. Trong đó, nội thất phòng khách là phân khúc lớn nhất trong thị trường bán lẻ đồ nội thất với doanh thu lên đến 233 tỷ USD trên phạm vi toàn thế giới. Nội thất phòng khách là phân khúc lớn nhất trong thị trường Nhìn lại thị trường bán lẻ Việt Nam, kênh truyền thống vẫn là kênh bán hàng chính, chiếm hơn 80% thị phần sản lượng doanh thu, con số này cao hơn khá nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng trưởng chung, giá trị doanh thu từ kênh truyền thống Việt Nam giảm mạnh. Ngành bán lẻ Việt Nam năm 2023 nổi bật với 3 xu hướng chính: bán hàng trực tuyến, cá nhân hóa trải nghiệm và bán hàng đa kênh. Theo dự đoán, kênh bán lẻ trực tuyến trên các nền tảng truyền thông xã hội (social commerce) sẽ tiếp tục bùng nổ, doanh nghiệp tận dụng tối đa hình thức marketing thông qua KOLs và Influencer. KOLs và Influencer là xu hướng marketing ngành bán lẻ trong năm 2023 Tiếp đến là cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm tăng sự tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Xu hướng chung của các doanh nghiệp là tăng ngân sách cho marketing, tập trung vào quản trị trải nghiệm và quan hệ khách hàng. Bán hàng đa kênh vẫn tiếp tục được chú trọng nhờ làm tăng trải nghiệm mua sắm liền mạch. Cửa hàng bán lẻ vật lý, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ trở thành những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ dồn toàn lực để xây dựng một hành trình liền mạch, đơn đặt hàng trực tuyến được hoàn thiện, phân phối qua các cửa hàng vật lý. Doanh nghiệp cần thay đổi thói quen kinh doanh ngay từ bây giờ Với những thay đổi của thị trường bán lẻ nói chung, các doanh nghiệp bán lẻ đồ nội thất buộc phải có đối sách ngay từ bây giờ. Thay đổi thói quen kinh doanh đồ nội thất giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nhanh hơn, đồng thời đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng khả năng cạnh tranh. 2. Các hướng mở rộng quản trị doanh nghiệp giúp tăng trưởng trong ngành bán lẻ nội thất Trước đây, muốn mua đồ nội thất, người tiêu dùng chỉ có một cách duy nhất là ra cửa hàng để lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ như hiện nay, khách hàng sẽ có thêm nhiều chọn lựa khi mua hàng. Muốn có được lợi thế cạnh tranh, nhà bán lẻ phải có hướng phát triển hệ thống quản trị phù hợp. 2.1 Kết hợp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (online) và đến cửa hàng để trải nghiệm Kinh doanh đồ nội thất online có nhiều ưu điểm hơn so với kinh doanh tại cửa hàng hay showroom truyền thống. Với kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với một lượng lớn khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và có thể bán hàng 24/24. Bên cạnh đó, bán lẻ đồ nội thất trực tuyến còn giúp khách hàng dễ dàng nắm được thông tin sản phẩm trước khi đến cửa hàng để trải nghiệm trực tiếp. Kết hợp kinh doanh trực tuyến với trực tiếp để tối ưu hiệu quả bán hàng Hiện nay, các đơn vị kinh doanh trong ngành nội thất thường chọn sàn thương mại điện tử, website và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok…) để bán hàng vì hiệu quả mà chúng mang lại. Chỉ cần gõ từ khoá “đồ nội thất” trên thanh tìm kiếm của các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Tiki, Shopee hay Lazada là người tiêu dùng có thể nhận về hàng trăm nghìn kết quả. 2.2 Ứng dụng AR vào các mô tả sản phẩm và giới thiệu sản phẩm Các công nghệ tích hợp như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) hay trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động tích cực đến ngành bán lẻ nội thất. Công nghệ tham gia vào hầu hết các quy trình trong chuỗi giá trị của ngành, từ khâu thiết kế, sản xuất, tiếp thị cho đến bán hàng. IKEA ứng dụng thực tế tăng cường vào app IKEA Place Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường hữu ích cho cả nhà bán lẻ đồ nội thất lẫn người tiêu dùng. Nhà thiết kế có thể thử nghiệm tính tương thích của sản phẩm nội thất với không gian. Trong khi đó, người tiêu dùng dùng AR/ VR để lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngôi nhà của mình. IKEA Place là ứng dụng áp dụng công nghệ thực tế tăng cường của hãng nội thất IKEA, giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng và đúng đắn. 2.3 Tăng cường quảng cáo và kết nối DTC Quảng cáo kết hợp với DTC (marketing trực tiếp đến người tiêu dùng) sẽ là tương lai của ngành bán lẻ nội thất. Với hướng quản trị này, nhà bán lẻ có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá và thử nghiệm sản phẩm hiệu quả hơn. Nâng cao trải nghiệm khách hàng là mục tiêu hàng đầu trong ngành bán lẻ nội thất 2.4 Chính sách tốt và tạo sự trung thành Chính sách bán hàng tốt là nền tảng để xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Ngành hàng đồ nội thất cũng không phải là ngoại lệ, để giữ chân khách hàng thì doanh nghiệp cần chú trọng đến dịch vụ khách hàng, tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi mua sắm. Retail Pro Prism là giải pháp quản lý cửa hàng bán lẻ nội thất hiệu quả, giúp doanh nghiệp quản tệp khách hàng và xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng. 2.5 Quản trị đồng bộ và nhanh chóng Phát triển bán hàng đa kênh đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ nội thất phải có một hệ thống quản trị chuyên nghiệp và đồng bộ. Điều này sẽ giúp việc kinh doanh trực tuyến và cửa hàng vật lý được vận hành một cách trơn tru, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách mua hàng. Một hệ thống quản trị chuyên nghiệp và đồng bộ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp 3. Quản trị kênh bán lẻ tốt hơn với giải pháp của LBC International Retail Pro Prism là giải pháp mà LBC International mang đến cho các doanh nghiệp ngành bán lẻ, đặc biệt là ngành hàng đồ nội thất. Với các tính năng ưu việt của Retail Pro Prism, doanh nghiệp có thể quản trị cửa hàng bán lẻ đồ nội thất dễ dàng và hiệu quả hơn. Cụ thể, phần mềm sẽ quản trị toàn diện: danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, hiệu suất làm việc của nhân viên, danh sách khách hàng trung thành… Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện cho cửa hàng bán lẻ đồ nội thất Bên cạnh đó, Retail Pro Prism còn hỗ trợ hiệu quả khi doanh nghiệp muốn phát triển bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ và chuyên nghiệp. Với những điểm mạnh kể trên, sản phẩm LBC International phù hợp cho mọi quy mô và ngành hàng bán lẻ. Nắm bắt thị trường và nâng cao khả năng quản trị là cách hữu hiệu để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trong ngành bán lẻ đồ nội thất. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ thực sự hữu ích cho các nhà quản trị. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Năm 2023, thị trường bán lẻ bắt đầu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trực thuộc ngành. Đồ thể thao là một trong những ngành hàng bán lẻ có bước tiến lớn nhờ xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Nhu cầu tăng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải cải tổ hệ thống bán hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường tiêu dùng đồ thể thao và cách quản trị cửa hàng bán lẻ hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh. Bài viết liên quan: Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ cho ngành thời trang 2023 Xu hướng ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ trong năm mới Tăng doanh số với việc áp dụng thanh toán credit card cho cửa hàng bán lẻ Nắm vững xu hướng ngành để quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao hiệu quả hơn 1. Tình hình chung của thị trường bán lẻ trong năm 2022 – 2023 Tình hình kinh doanh của ngành bán lẻ trong năm 2022 đã có nhiều khởi sắc so với năm 2021, chính sự phục hồi chung của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho ngành bán lẻ tăng trưởng trở lại. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hoá cùng doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đã tăng 15% do với năm 2019 – thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid – 19. Thị trường bán lẻ bắt đầu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ Thị trường phục hồi kéo theo nhiều xu hướng trong quản trị cửa hàng bán lẻ. Để đạt được mức doanh thu như mong đợi, các nhà bán lẻ đã áp dụng nhiều phương thức nhằm tăng sức mua, đẩy hàng tồn kho và khai thác tối đa lợi thế kinh doanh. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá và tặng quà, nhà bán còn tích cực mở rộng kênh bán hàng. Thực tế cho thấy, bán hàng đa kênh mang về doanh thu cao hơn so với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay chỉ bán hàng online. Trong số các kênh bán hàng trực tuyến thì sàn thương mại điện tử vẫn được ưa chuộng hơn cả, tiếp đến là Facebook, website và Tiktok Shop. Ngành bán lẻ đồ thể thao hứa hẹn là thị trường đầy tiềm năng Phần lớn nhà bán lẻ có doanh thu tăng trưởng trong năm 2022 thuộc nhóm lĩnh vực thời trang – phụ kiện, tạp hoá – siêu thị mini, mỹ phẩm, thể thao và đồ chơi. Ngược lại, các nhóm ngành đồ sinh hoạt, gia dụng, thuốc, thực phẩm chức năng, đồ mẹ và bé ghi nhận mức doanh thu giảm sút. Có thể thấy, tiềm năng ngành bán lẻ đồ thể thao đang cực kỳ lớn và thị trường bán lẻ vẫn luôn là “mảnh đất màu mỡ” để các doanh nghiệp khai thác. 2. Xu hướng tiêu dùng đồ thể thao Ngày nay, mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, tập luyện trở thành ưu tiên hàng đầu. Mordor Intelligence dự đoán, thị trường sản phẩm thể thao toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm là 6,54 % trong giai đoạn 2022 – 2027. Trước đó, thị trường trang phục và dụng cụ fitness, gym, yoga đã tăng chóng mặt từ năm 2019. Riêng trang phục tập luyện có doanh số cực cao nhờ sự phổ biến của các môn thể thao và nhận thức về sức khoẻ của người tiêu dùng. Ngành hàng đồ thể thao được quan tâm nhiều hơn Với mong muốn nâng cao sức khoẻ, tạo lối sống năng động cùng vẻ ngoài cân đối, người tiêu dùng dần xem tập luyện thể dục – thể thao như một thói quen hàng ngày. Những môn thể thao mới như múa cột, yoga bay hay pilates xuất hiện và khuấy đảo giới trẻ. Điều này đã tạo động lực cho thị trường tăng trưởng, tăng nhu cầu về các sản phẩm thể thao cũng đồng nghĩa với việc cần cải tiến hệ thống quản trị cửa hàng bán lẻ. Thói quen tập luyện và lối sống năng động tạo điều kiện cho thị trường đồ thể thao phát triển Các tính năng nâng cao được tích hợp (kiểm soát nhiệt độ, điều hoà độ ẩm, ngăn chấn thương…) khiến nhiều người tiêu dùng lựa chọn đồ thể thao làm trang phục hàng ngày. Tính thời trang trong trang phục thể thao được chú trọng nhiều hơn, bằng chứng là sự kết hợp của các nhà mốt Adidas x Gucci, Adidas x Balenciaga… Từ đây, thị trường đồ thể thao xa xỉ dần gây sự chú ý, là sự giao thoa của thời trang, tính sang trọng và tinh thần thể thao. Ngoài ra, thị trường tiêu dùng đồ thể thao năm 2023 còn là cuộc chơi của xu hướng mua sắm trực tuyến và bán hàng đa kênh. Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, nhà bán lẻ tiếp tục cập nhật các công nghệ mới trong kinh doanh trực tuyến nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm, thu hút và giữ chân khách hàng. Mua sắm trực tuyến và bán hàng đa kênh tiếp tục “gây bão" trong năm nay Các đơn vị bán đồ thể thao có thể tăng cường các công cụ chuyển đổi số, phân tích dữ liệu để tối ưu trải nghiệm khách hàng trước khi tiến đến bán hàng đa kênh. Ngày nay, live shopping và livestreaming đã trở thành xu hướng, không chỉ để giải trí mà còn phục vụ việc mua sắm, bán hàng, quảng bá, KOLs giới thiệu sản phẩm… Tỷ lệ chuyển đổi trên các nền tảng này có thể cao gấp 3 – 5 lần so với thương mại điện tử. 3. Quản trị cửa hàng kinh doanh bán lẻ đồ thể thao một cách đồng bộ Retail Pro Prism là giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị cửa hàng bán lẻ đồ thể thao một cách đồng bộ và chuyên nghiệp. Với các tính năng tiêu biểu như: quản trị hoạt động chuỗi cửa hàng, quản lý danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, hiệu suất làm việc của nhân sự, lịch sử mua hàng, danh sách khách hàng trung thành… Retail Pro Prism là công cụ quản lý bán lẻ toàn diện nhất hiện nay. Retail Pro Prism giúp quản trị cửa hàng bán lẻ toàn diện và đồng bộ Sản phẩm của LBC International được tin dùng bởi các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ uy tín trên thế giới. Những tên tuổi lớn trong ngành như Typo, Piaget, N&M, Nike, Muji hay Mango đã và đang là đối tác chiến lược của chúng tôi. Những giá trị thật mà Retail Pro Prism mang lại hứa hẹn sẽ giúp thương hiệu kết nối tốt hơn với khách hàng của mình. Với những bước tiến lớn, thị trường bán lẻ đồ thể thao là “mảnh đất” đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về xu thế thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm 2023. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về các công cụ quản trị cửa hàng bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Quý Mão, thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ làn sóng mua sắm và xu hướng chi tiêu mạnh tay của người tiêu dùng. Thị trường trên đà phục hồi và phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng. Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các đơn vị trực thuộc ngành. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường ngành bán lẻ sau Tết Nguyên Đán và nhận định xu hướng phát triển của ngành trong năm 2023. Bài viết liên quan: Chuyện gì đang xảy ra trong chuyển đổi số ngành bán lẻ? Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Nhà bán lẻ cần quan tâm đến các điều sau khi quyết định mở rộng và vận hành đa cửa hàng Thị trường bán lẻ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch 1. Những dự báo về kinh tế năm 2023 Lạm phát đang có xu hướng lan rộng trên phạm vi toàn cầu, biểu hiện qua việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Dù được nhận định là còn nhiều khó khăn nhưng 2023 vẫn sẽ là năm phục hồi của ngành bán lẻ sau đại dịch Covid - 19. Theo khảo sát của Vietnam Report, số doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch tại Việt Nam đã đạt trên 53,8%. Người tiêu dùng bắt đầu nới rộng chi tiêu hơn khi lạm phát bước đầu được kiểm soát Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, mặc dù tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn. Tính đến hết năm 2022, hoạt động thương mại trong nước bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Cụ thể, trong ngành kinh doanh bán lẻ, các nhà bán lẻ đã rất nhanh nhạy chuyển hướng để có thể phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Các đơn vị bán lẻ ngày càng đầu tư vào công nghệ và nhân lực, tận dụng tốt các nền tảng website, mạng xã hội, thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ. Đây được xem là xu hướng của ngành bán lẻ trong thời gian tới, đặc biệt là với các mặt hàng như nông sản. Số hoá quản trị, hệ thống vận hành và phân phối của tương lai của ngành bán lẻ Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ còn chú trọng đến ứng dụng số vào quản trị, vận hành, logistics và phân phối, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sự mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường tiêu dùng Việt Nam cũng là một điểm đáng lưu ý trong năm 2023. Tóm lại, thị trường bán lẻ trong và ngoài nước vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách mạnh mẽ và ồ ạt trong năm 2023. Đây là thời điểm phục hồi thực sự của ngành sau đại dịch, là cuộc đua của tất cả các bên liên quan. 2. Yếu tố thúc đẩy sự hồi phục của ngành bán lẻ Nhiều tín hiệu cho thấy, sức mua của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong năm nay, nhiều hệ thống bán lẻ mở cửa trở lại và thậm chí là mở rộng quy mô. Sự hồi phục của ngành bán lẻ đến từ các yếu tố khác nhau, từ tăng trưởng thu nhập, nỗ lực kiềm chế lạm phát cho đến sự khôi phục các ngành liên quan như du lịch, lưu trú, vận tải. Quy mô thị trường tăng Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay có tổng quy mô thị trường là 142 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên mốc 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% vào tổng ngân sách quốc nội (GDP). Quy mô thị trường tăng cũng đồng nghĩa với việc tốc độ hồi phục của thị trường bán lẻ được đẩy nhanh. Quy mô thị trường tăng làm tăng tốc độ hồi phục của ngành bán lẻ Chương trình kích cầu được đẩy mạnh Các chương trình kích cầu tiêu dùng và tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt tại các địa phương, góp phần làm tăng nhu cầu mua sắm. Mặt khác, tâm lý tích cực của khách hàng cũng tạo điều kiện cho các ngành kinh doanh bán lẻ phục hồi, phát triển trong cả trung và dài hạn. Khuyến mại tập trung giúp kích cầu tiêu dùng hiệu quả Chính sách kết nối cung cầu và kiểm soát lạm phát Kết nối cung cầu được thực hiện tốt, giá cả hàng hoá ổn định phần nào giúp kiểm soát lạm phát, đồng thời tạo nguồn hàng ổn định giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối. Theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ năm 2022 đã tăng đến 21%, vượt xa mục tiêu tăng trưởng 8% của ngành. Nguồn cung hàng hoá và giá cả thị trường đang ở mức ổn định Sự phát triển của các ngành liên quan Một vấn đề còn tồn đọng trong ngành bán lẻ Việt Nam là hệ thống hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, kho chứa hàng hoá, trung tâm logistics…) chưa thể bắt kịp với nhu cầu phát triển. Điều này làm gia tăng chi phí thương mại, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ và gây ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng của thương mại trong nước. Hệ thống phân phối, logistic ngày càng được chú trọng hoàn thiện Tuy nhiên, trên đà phục hồi sau đại dịch Covid – 19, ngành bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng đáng kinh ngạc của các doanh nghiệp trong việc số hoá khâu quản trị, vận hành, logistics và phân phối. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ còn tích cực mở rộng kênh bán hàng, kết hợp bán hàng truyền thống với bán hàng qua website, mạng xã hội hay thương mại điện tử. 3. Ứng dụng Retail Pro Prism trong quản lý và vận hành doanh nghiệp bán lẻ Retail Pro Prism mà giải pháp công nghệ toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ. Với các tính năng ưu việt, phần mềm có thể ứng dụng cho điểm bán hàng, chuỗi cửa hàng hay toàn bộ hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp. Với Retail Pro Prism, nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý hoạt động của cửa hàng, hàng tồn kho, nhân sự, danh mục sản phẩm, danh sách khách hàng… Retail Pro Prism là giải pháp chuyên nghiệp và toàn diện cho hệ thống bán lẻ Retail Pro Prism được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia có thâm niên trong ngành. Tính chuyên môn và độ tin cậy của sản phẩm đã qua kiểm chứng, sẵn sàng làm hài lòng mọi khách hàng. Retail Pro Prism phù hợp cho các lĩnh vực như: công nghệ, đồ nội thất, mỹ phẩm, thời trang, trang sức, thú cưng… Thị trường bán lẻ sau Tết Nguyên Đán Quý Mão phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhiều yếu tố thúc đẩy. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ xu hướng thị trường, qua đó có thêm nhiều lợi thế khi cạnh tranh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Nhờ xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn vào dịp cuối năm, 2 tháng sắp tới sẽ là thời điểm “vàng” để các doanh nghiệp bán lẻ đẩy doanh số. Cùng với các mặt hàng thời trang, trang sức được dự đoán sẽ là ngành hàng có sự tăng trưởng mạnh. Để chuẩn bị tốt cho cơn bão mua sắm cuối năm, các đơn vị kinh doanh cần xây dựng kế hoạch quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ ngay từ bây giờ. Cùng LBC International điểm qua những biến động đáng chú ý của thị trường bán lẻ trang sức Việt Nam và giải pháp dành cho các đơn vị trực thuộc ngành. Bài viết liên quan: Ngành quản trị có đang sẵn sàng cho mùa cuối năm đầy sôi nổi Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ 8 ý tưởng marketing và promotion mà doanh nghiệp nhất định phải áp dụng cho mùa cuối năm Quản trị cửa hàng bán lẻ trang sức hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng cuối năm 1. Bối cảnh thị trường trang sức bán lẻ Bán lẻ trang sức là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19. Giãn cách xã hội không chỉ làm giảm nhu cầu mua sắm mà còn gây gián đoạn hoạt động cưới hỏi, khiến doanh số tại điểm bán sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, sức mua của thị trường giảm sút thấy rõ trong thời điểm quý III và IV năm 2021. Không chịu nổi áp lực, nhiều doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ đã phải rời bỏ thị trường. Một số khác phải trả mặt bằng hoặc chuyển hệ thống bán hàng sang hình thức bán trực tuyến (online) để giảm tải cho công tác quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ. Ngành bán lẻ trang sức có nhiều biến động do ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19 Sang năm 2022, thị trường trang sức bán lẻ bắt đầu có những bước chuyển mình tích cực. Khi nhịp sống bình thường trở lại thì nhu cầu về trang sức của người tiêu dùng Việt cũng dần tăng. Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các đơn vị bán lẻ trực thuộc ngành. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổng nhu cầu về vàng ở Việt Nam trong năm 2021 là 43 tấn, tăng trưởng khoảng 8%. Đến quý I năm 2022, tổng cầu vàng đạt 19,6 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong quý I năm nay, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận mức tăng doanh số là 41 – 42%, cho thấy sức mua đã quay trở lại. Nhu cầu mua sắm trang sức tăng mạnh mở ra cơ hội cho các nhà bán lẻ Nhận định tiềm năng của thị trường bán lẻ ngành trang sức trong 10 năm tới, ông Lê Trí Thông – Tổng giám đốc PNJ cho rằng xu hướng trang sức trung cao cấp vẫn còn dư địa lớn để tăng trưởng. Thị trường trang sức Việt là mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác hết. Các thương hiệu nội địa như PNJ, SJC, Doji hay Bảo Tín Minh Châu chỉ chiếm khoảng 30 – 40% thị phần, còn nhiều lợi thế để cạnh tranh. Nói cách khác, tại thị trường Việt Nam hiện chưa có tên tuổi nào đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường. Cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt từ những thương hiệu mới, lần đầu lấn sân qua ngành bán lẻ trang sức. Tất cả góp phần tạo nên sức nóng cho thị trường, đặc biệt là trong những tháng cuối năm. 2. Chuẩn bị để tăng doanh số trong dịp cuối năm Quý IV/ 2022 là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội quan trọng, là mùa mua sắm cao điểm nhất trong năm. Nhu cầu về các mặt hàng thuộc ngành làm đẹp, thời trang, đồ điện tử, nội thất, thực phẩm được dự đoán sẽ tăng mạnh. Ngành trang sức cũng không phải là ngoại lệ, đòi hỏi các đơn vị phải có kế hoạch quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ ngay từ bây giờ nhằm đẩy doanh số. Doanh nghiệp cần có kế hoạch ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm Xây dựng kế hoạch quản lý cửa hàng, nhân viên và khách hàng hiệu quả So với các mặt hàng thời trang, quần áo hay mỹ phẩm thì trang sức có mức giá đắt đỏ hơn rất nhiều. Muốn bán được hàng, nhà bán lẻ phải đào tạo một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có chuyên môn và nghiệp vụ tốt. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng, hiểu nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính của từng người. Ngày nay, việc quản trị khách hàng và nhân sự của một cửa hàng bán lẻ trang sức trở nên dễ dàng hơn nhờ các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện cho công tác quản lý cửa hàng bán lẻ ngành trang sức. Phần mềm cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ: quản lý hoạt động cửa hàng, đơn đặt hàng, hàng tồn kho, hiệu suất làm việc của nhân viên, lịch sử giao dịch và giữ chân khách hàng trung thành. [caption id="attachment_2214" align="aligncenter" width="1000"] Front_AT15D1, 12/9/08, 2:13 PM, 8C, 3052x3446 (161+824), 62%, MotherBoard, 1/40 s, R112.6, G96.3, B128.1[/caption] Retail Pro Prism là lựa chọn tuyệt vời cho công tác quản trị cửa hàng bán lẻ Retail Pro Prism đang được ứng dụng bởi nhiều đơn vị trong ngành bán lẻ, mang đến hiệu quả quản trị tối ưu. Quý doanh nghiệp cần trang bị phần mềm quản lý cửa hàng trang sức bán lẻ cuối năm có thể liên hệ với LBC International – đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam để được tư vấn thêm. Thay đổi định hướng đầu tư và kinh doanh – bài học từ các ông lớn Sau 2 năm dịch bệnh, thị phần của ngành trang sức bắt đầu xuất hiện những khoảng trống do các doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ lẻ để lại. Điều này đã tạo cơ hội cho những “ông lớn” có tiềm lực tài chính mạnh đánh chiếm thị phần. Tận dụng thế mạnh sẵn có về hệ thống phân phối Đơn cử là FJC và AVA Ji, họ tận dụng lợi thế có sẵn, tích hợp hệ thống phân phối vào các mảng kinh doanh hiện có thay vì đầu tư chuỗi mặt bằng riêng. Đặc biệt, AVA Ji còn tập trung vào nhóm khách hàng bình dân và trung cấp để tránh “đụng độ” trực tiếp với PNJ – một thương hiệu đã có vị thế vững chắc trong phân khúc cao cấp. Tập trung cho chiến lược quảng cáo và chăm sóc khách hàng Chiến lược quảng cáo và chăm sóc khách hàng có vai trò quan trọng trong quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ. Với những thương hiệu mới, doanh nghiệp nên chú trọng vào công tác xây dựng thương hiệu thông qua cả 2 hình thức marketing online và offline. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cuối năm là chiêu thức hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số. Tối ưu trải nghiệm mua sắm là bí quyết để thu hút và giữ chân khách hàng Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần mở rộng phương thức tiếp cận khách hàng, hoàn thiện hệ thống chăm sóc khách hàng để tối ưu trải nghiệm người tiêu dùng. Ngoài chiến dịch thu hút khách hàng mới, nhà bán lẻ nên thực hiện các chương trình marketing nhằm giữ chân nhóm khách hàng hiện tại, tăng lượng khách hàng trung thành. Trên thực tế, chi phí cho việc giữ chân khách hàng trung thành bao giờ cũng thấp hơn so với thu hút khách hàng mới. Cuối năm là cơ hội “vàng” cho các đơn vị kinh doanh ngành trang sức thúc đẩy doanh số bán hàng. Muốn có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị sớm và chu đáo về tất cả mọi mặt. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Cuối năm là dịp bùng nổ của những chương trình khuyến mãi, “siêu” sale lớn nhất trong năm. Đây là cơ hội để người tiêu dùng mua sắm thả ga, nhận ưu đãi khủng từ các thương hiệu nổi tiếng. Ở chiều ngược lại, chính sách giảm giá giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi ích liên quan đến doanh thu, độ nhận diện thương hiệu và lượng khách trung thành. Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường thời trang bán lẻ cuối năm và bí mật ẩn sau các chương trình giảm giá “khủng” trong bài viết sau đây. Bài viết liên quan: 7 gợi ý crosssell và upsell cho hệ thống cửa hàng bán lẻ mùa lễ hội Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ cho ngành thời trang 2023 Tìm hiểu ngay 7 làn sóng công nghệ mới ngành bán lẻ Thị trường thời trang bán lẻ sôi động với các dịp khuyến mãi cuối năm 1. Tình hình mua sắm và sức mua cuối năm của người tiêu dùng Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 và lạm phát, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu bật tăng trở lại. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm đã đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo các chuyên gia kinh tế, sự phục hồi của ngành bán lẻ có công lớn từ chính sách mở cửa, kích cầu, trợ lực doanh nghiệp và tâm lý tích cực của người tiêu dùng. Sức mua ngành thời trang tăng mạnh trở lại Sức mua tăng mạnh và có xu hướng trải đều, không chỉ tập trung vào một vài thời điểm như trước đây. Trong đó, các tháng cuối năm được dự đoán là cao điểm của mùa mua sắm với nhiều sự kiện, lễ hội và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu, thị trường thời trang bán lẻ đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ nhu cầu mặc đẹp và sắm sửa đón Tết của người tiêu dùng. Các chương trình khuyến mãi diễn ra thường xuyên hơn để chuẩn bị cho mùa lễ hội Việt Nam vẫn là thị trường mục tiêu mà các nhà bán lẻ đang khảo sát để mở rộng hoạt động kinh doanh. Không ít nhà bán lẻ nước ngoài đã và đang đến Việt Nam để đầu tư, phát triển thị trường. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Tuy vậy, lợi thế sân nhà và xu hướng sử dụng hàng nội địa của người tiêu dùng đã giúp doanh nghiệp Việt đứng vững trong cuộc “so găng” này. 2. Doanh nghiệp nhận được gì trong những đợt giảm giá mạnh cuối năm Từ nay đến cuối năm, hàng loạt chương trình giảm giá, khuyến mãi sẽ được triển khai liên tục theo xu thế chung của ngành bán lẻ. Các ngành hàng có mức giảm cao nhất gồm có thời trang, thực phẩm, hoá mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ công nghệ… Việc ngành thời trang giảm giá cuối năm cũng nằm trong chiến lược giá của doanh nghiệp, mục tiêu là tăng trưởng doanh thu, đẩy hàng tồn, định vị thương hiệu và marketing. Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều nhận được lợi ích từ các chương trình ưu đãi giảm giá Giảm lượng hàng tồn kho và tăng doanh số Trong ngành thời trang, vòng đời của sản phẩm cực kỳ ngắn do xu hướng thời trang của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Chỉ sau một vài tháng, nhiều mặt hàng đã không thể tiêu thụ vì “lỗi mốt”. Giảm giá là chiêu thức hiệu quả để tăng doanh số và đẩy hàng tồn Trong trường hợp này, các chương trình khuyến mãi là giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy hàng tồn kho nhanh chóng và hiệu quả nhất. Không chỉ có chỗ cho hàng mới, giải quyết hàng tồn kho còn cách để tăng tính thanh khoản và thu hút nhà đầu tư. Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và độ trung thành của khách hàng Thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao với nhiều thương hiệu nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước. Nếu không phải là tên tuổi lớn, khách hàng thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của thương hiệu. Lúc này, khuyến mãi là cách đơn giản nhất để doanh nghiệp tăng độ nhận diện. Ngược lại, với các nhãn hàng thời trang cao cấp, đây chính là cơ hội để thương hiệu đến gần hơn với người có mức thu nhập trung bình, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và tăng độ nhận diện thương hiệu Ngoài ra, khuyến mãi còn là công cụ để thu hút khách hàng và gia tăng mức độ trung thành. Một mức giá tốt giúp sản phẩm được nhiều người biết đến hơn, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Với khách hàng cũ, giảm giá là phương thức giữ chân khách hàng, ngăn chặn sự lôi kéo từ phía đối thủ. Tiền đề cho những chiến dịch marketing mới và hoạt động marketing 0đ Với sự cạnh tranh khốc liệt như thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam, các chiến dịch marketing có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Chiến lược giảm giá là tiền đề của marketing 0đ, tận dụng chính khách hàng làm kênh quảng cáo cho thương hiệu. Hiệu quả tích cực đến từ marketing truyền miệng Cụ thể, nếu khách hàng hài lòng về giá và chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng quay lại vào lần sau hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè. Trên thực tế, quảng cáo truyền miệng đã mang đến hiệu quả truyền thông tích cực cho ngành thời trang bán lẻ. 3. Ứng dụng giải pháp của LBC International để quản lý cửa hàng bán lẻ dịp cuối năm Với hàng loạt chương trình khuyến mãi cuối năm, doanh nghiệp cần một giải pháp quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Retail Pro Prism là phần mềm quản lý bán lẻ chuyên dụng, giúp việc quản trị cửa hàng quần áo trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Phần mềm được trang bị những tính năng ưu việt nhất hiện nay, từ quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, nhân sự cho đến thông tin khách hàng. Retail Pro Prism - giải pháp quản trị cửa hàng thời trang bán lẻ ưu việt nhất hiện nay Đặc biệt, Retail Pro Prism còn có chức năng quản lý và giữ chân khách hàng trung thành, không giới hạn lượng dữ liệu lưu trữ. Chương trình khách hàng thân thiết được tích hợp sẵn trong hệ thống, cho phép nhà quản trị lên chiến dịch quảng cáo, tiếp thị riêng cho từng nhóm khách hàng. Phần mềm phù hợp cho mọi quy mô hệ thống bán lẻ, tương thích với nhiều ngôn ngữ, hệ thống thuế và đơn vị tiền tệ khác nhau. Các chương trình giảm giá “khủng” cuối năm là yếu tố khiến thị trường thời trang bán lẻ thêm phần sôi động. Nếu tận dụng tốt những chương trình này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng trưởng doanh số, độ nhận diện và lợi thế cạnh tranh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được nhận định là còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, thể hiện qua sự phát triển không ngừng trong 3 quý đầu năm 2022. Tuy nhiên, để tăng trưởng doanh số và có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nhà bán lẻ cần có chiến lược rõ ràng, tích cực chuyển đổi số theo xu hướng chung của ngành. Cùng LBC International tìm hiểu cách mà các doanh nghiệp Việt đang ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ và hiệu quả của nó trong bài viết sau đây. Bài viết liên quan: Chuyển đổi số ngành bán lẻ đã có những thay đổi gì trong năm 2022? Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ Xu hướng ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ trong năm mới Ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ để tăng doanh số và lợi thế cạnh tranh 1. Hiểu về khái niệm chuyển đổi số ngành bán lẻ Chuyển đổi số ngành bán lẻ là việc chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo một chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên các dữ liệu. Nói cách khác, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là việc chuyển đổi từ bán lẻ truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số. Chuyển đổi số trở thành xu hướng của ngành bán lẻ Đại dịch Covid – 19 đã góp phần thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ, chuyển đổi số trở thành đường đua mới cho các đơn vị trực thuộc ngành. Nhằm thích ứng với sự chuyển dịch chung của nền kinh tế số, nhiều đơn vị bán lẻ đã bắt đầu đẩy mạnh số hoá doanh nghiệp. Mục tiêu của những đơn vị này là cắt giảm số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống để tập trung phát triển dạng cửa hàng số. Mua sắm trực tuyến lên ngôi, thay thế cho bán lẻ truyền thống Năm 2019, chỉ riêng số cửa hàng đóng cửa tại Mỹ đã lên đến 8.200 cửa hàng. Thay vào đó là sự phát triển bùng nổ của bán hàng trực tuyến với những ông lớn trong ngành như Alibaba hay Amazon. Ở Việt Nam, lượng khách hàng mua sắm tại các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada… ngày càng cao. 2. Những hoạt động và lợi ích mà chuyển đổi số đang mang lại cho ngành bán lẻ Chuyển đổi công nghệ là xu hướng và là tương lai của ngành bán lẻ thế giới. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nắm bắt trải nghiệm khách hàng trên môi trường công nghệ số, lấy đó làm cơ sở để cải thiện dịch vụ, tối ưu hệ thống vận hành và nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, số hoá còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho ngành bán lẻ, chẳng hạn như: Ứng dụng trong thanh toán Chuyển đổi số giúp quy trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ các hình thức thanh toán tự động. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) hay nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa việc thanh toán, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Thanh toán nhanh chóng và đơn giản nhờ công nghệ số Amazon Go là đơn vị bán lẻ đã ứng dụng thành công thanh toán tự động vào hệ thống cửa hàng của mình. Với trí tuệ nhân tạo, học sâu và công nghệ nhiệt hạch cảm biến, khách hàng chỉ cần vào cửa hàng, lựa chọn sản phẩm và rời đi mà không cần xếp hàng chờ thanh toán. Mọi hoạt động thanh toán đều được diễn ra một cách tự động qua ứng dụng Amazon Go. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể số hoá cửa hàng thông qua các ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ. Hệ thống thanh toán tự động của Amazon Go Retail Pro Prism là phần mềm dành riêng cho ngành bán lẻ với các tính năng quản trị ưu việt. Với công cụ này, nhà quản trị có thể giữ và truy xuất hoá đơn tại mọi điểm bán hàng, kiểm tra giá cả, lượng hàng tồn, nhập thông tin sản phẩm bằng mã vạch, tra cứu thông tin khách hàng… Đặc biệt, Retail Pro Prism còn phù hợp cho mọi quy mô hệ thống, tương thích với nhiều ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ và hệ thống thuế khác nhau. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR/ AR) Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) ngày càng cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành bán lẻ. Những công nghệ này thường được ứng dụng vào các ngành hàng như nội thất, ô tô… cho phép khách hàng khám phá sản phẩm một cách trực quan, sinh động ngay cả khi đang ngồi ở nhà. Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường tác động mạnh đến ngành Ứng dụng mã QR Ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm liền mạch và tiện lợi. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR có trên sản phẩm là có thể biết mọi thông tin liên quan. Đồng thời, mã QR còn giúp ích trong việc thanh toán, tiết kiệm thời gian chờ thanh toán hoá đơn cho khách hàng. Công nghệ QR giúp việc mua sắm trở nên tiện lợi và liền mạch 3. Kinh nghiệm và bài học ứng dụng tiếp theo Vận hành một hệ thống bán lẻ với nhiều cửa hàng chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài toán đặt ra cho nhà quản trị là làm thế nào để tối ưu hoá quy trình và quản lý năng suất làm việc của từng nhân sự. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp có thể tham khảo các gợi ý sau: Quy trình quản lý liền mạch Quy trình là yếu tố quan trọng nhất khi quản lý và vận hành một chuỗi bán lẻ. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì quy trình càng phức tạp và có sự tham gia của nhiều bộ phận. Ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ là cách để doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình và nâng cao hiệu suất công việc. Chuẩn hóa quy trình làm việc nhờ chuyển đổi số Chia sẻ thông tin kịp thời Đường dây liên lạc giữa các bộ phận trong hệ thống bán lẻ luôn phải đảm bảo tính xuyên suốt và kịp thời. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đến một hệ thống liên lạc chuyên dụng, các thông tin quan trọng luôn được cập nhật kịp thời và có thể truy xuất ngay khi cần. Quản lý phân luồng công việc Phân luồng công việc giúp nhà quản trị dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện và xử lý khi có sự cố phát sinh. Công việc nên được phân luồng cụ thể từ khâu tiếp nhận, phân công, hiện trạng cho đến kết quả. Phần mềm Retail Pro Prism hỗ trợ doanh nghiệp trong công cuộc số hoá Retail Pro Prism là giải pháp giúp quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia tin dùng. Với phần mềm này, nhà quản trị có thể nắm bắt mọi hoạt động đang diễn ra trong hệ thống, cho phép xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Các chức năng nổi bật của Retail Pro Prism có: kiểm soát số lượng hàng hoá, hàng tồn kho, thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, nhân sự, hỗ trợ lên kế hoạch tiếp thị… Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành bán lẻ, là nền tảng để doanh nghiệp thúc đẩy doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh. Để nắm được ưu thế, nhà quản trị cần có kế hoạch triển khai số hóa ngay từ bây giờ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu các ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Sự kết hợp giữa 2 hình thức mua sắm trực tuyến và trực tiếp được dự đoán sẽ là tương lai của ngành bán lẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng đang phần nào lép vế hơn so với mua hàng trực tuyến. Vậy các nhà bán lẻ phải làm gì để tăng số lượng khách đến cửa hàng? Làm thế nào để quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả trong mùa cao điểm cuối năm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của LBC International. Bài viết liên quan: Ngành quản trị có đang sẵn sàng cho mùa cuối năm đầy sôi nổi 8 ý tưởng marketing và promotion mà doanh nghiệp nhất định phải áp dụng cho mùa cuối năm Lên kế hoạch tăng số lượng thẻ quà tặng bán ra trong mùa cuối năm cho các cửa hàng bán lẻ Quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả để tăng lượng khách mua hàng trực tiếp 1. Nhu cầu mua sắm thời điểm cuối năm Cuối năm là thời điểm diễn ra các ngày lễ lớn, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn để chuẩn bị cho Giáng sinh và Tết Nguyên Đán. Từ sau đại dịch Covid–19 đã hình thành nên một trào lưu mua sắm mới – mua sắm trực tuyến, làm lượng khách đến cửa hàng giảm đi đáng kể. Trước tình trạng này, các nhà bán lẻ cần phải có đối sách để tăng lượt khách ghé thăm gian hàng. Bởi lượng khách mua hàng trực tiếp phần nào thể hiện việc quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả hay không. Lượng khách đến cửa hàng giảm do sự phát triển của mua sắm trực tuyến Muốn thay đổi thói quen của người tiêu dùng, nhà bán lẻ cần cho khách hàng thấy lợi ích của việc mua sắm trực tiếp. Khác với mua sắm trực tuyến, mua hàng trực tiếp cho phép người mua kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giao dịch ở sàn thương mại điện tử và phí vận chuyển. Bên cạnh đó, khi mua hàng tại cửa hàng, khách hàng còn nhận được sự tư vấn từ nhân viên bán hàng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho mùa lễ hội sắp tới Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ cũng cần thay đổi tư duy bán hàng, chú trọng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Thực tế cho thấy, những cửa hàng làm tốt khâu dịch vụ khách hàng luôn có lượt khách quay lại cao hơn. Nói cách khác, đổi mới tư duy là cách để doanh nghiệp tăng doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 2. Gợi ý cách thu hút lượng khách ghé thăm cửa hàng trực tiếp Theo dự đoán, mua sắm trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” trong thời gian sắp tới, ngay cả khi lệnh giãn cách xã hội đã kết thúc. Một điều đáng mừng là bán lẻ trực tiếp vẫn sẽ có một lượng khách hàng ổn định nếu doanh nghiệp biết cách thu hút khách hàng. Ngay từ bây giờ, hệ thống quản lý bán lẻ cần định hình lại cách làm, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và nắm bắt thị trường. Thay đổi cách vận hành cửa hàng để thu hút khách hàng Để tăng lượng khách đến cửa hàng trực tiếp trong mùa lễ hội sắp tới, doanh nghiệp có thể tham khảo các gợi ý sau đây: Trang trí cửa hàng theo chủ đề Tạo ra không khí lễ hội bằng đồ trang trí, âm nhạc và hình ảnh là những chiêu thức hiệu quả để lôi kéo sự chú ý của khách hàng, kích thích họ đến cửa hàng để mua sắm. Mặt khác, thiết kế cửa hàng lộng lẫy hơn ngày thường còn cho thấy sự chuyên nghiệp và sáng tạo của chủ nhân. Cân nhắc các sự kiện gần đây và văn hoá truyền thông đại chúng Diện mạo cửa hàng luôn phải bắt kịp với sự kiện đang diễn ra để tránh “lạc quẻ” với các cửa hiệu gần đó. Đồng thời, các ấn phẩm truyền thông như áp phích, tờ rơi hay nội dung trên social media cũng cần có sự đồng bộ. Tạo không khí lễ hội cho cửa hàng để thu hút sự chú ý Sử dụng biển báo bắt mắt Những tấm biển đầy màu sắc có tác dụng tạo sự nổi bật, giúp cửa hàng dễ nhận biết hơn. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, thiết kế và màu sắc biển hiệu phải phù hợp với thiết kế chung của cửa hàng và chủ đề lễ hội. Mời KOL và người nổi tiếng truyền thông Việc quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả khi nhà quản trị đưa ra các chiến dịch truyền thông hợp lý. Hiện nay, KOL marketing là lựa chọn của nhiều đơn vị bán lẻ nhờ những thành công mà nó đem lại. Để tạo sự uy tín cho sản phẩm và cửa hàng, doanh nghiệp có thể mời những người có tầm ảnh hưởng lớn thực hiện các video giới thiệu, viết bài review hoặc giao lưu trực tiếp với khách hàng. Mời KOL để quảng cáo cho sản phẩm và cửa hàng Tiếp cận nhóm khách hàng hiện tại của thương hiệu Khách hàng ngành bán lẻ được chia thành 3 nhóm chính: khách hàng mới, khách hàng cũ và khách hàng trung thành. Vì insight khác nhau nên mỗi nhóm khách hàng sẽ cần đến một cách tiếp cận riêng. Bên cạnh việc chăm sóc tốt lượng khách hàng hiện có, doanh nghiệp phải có kế hoạch điều hướng nhóm khách hàng trực tuyến sang mua hàng trực tiếp. Quan tâm đến các dịch vụ ngoài sản phẩm Mùa lễ hội là dịp mọi người thường tặng quà cho nhau. Do đó, bên cạnh sản phẩm chính, cửa hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm như gói quà hay giao quà tận nơi để tối ưu trải nghiệm khách hàng. Mặt khác, những dịch vụ kèm theo này còn giúp cửa hàng có thêm một khoản lợi nhuận. Cung cấp các dịch vụ kèm theo như gói quà hay giao quà tận nơi Biến cửa hàng thành một nơi trải nghiệm mua sắm độc đáo Nâng cao trải nghiệm mua sắm cũng là công việc cần làm để quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả. Chỉ khi tạo ra trải nghiệm khác biệt với các gian hàng trực tuyến thì cửa hàng truyền thống mới thu hút được khách hàng. Nhà bán lẻ có thể thiết kế một khu vực riêng để khách hàng selfie, tổ chức sự kiện, tặng quà, phiếu giảm giá… Đây là những cách thức đơn giản nhưng hiệu quả đem lại thì cực kỳ cao. Tận dụng kênh truyền thông và check – in địa điểm Ngày nay, khách hàng có rất nhiều cách để tiếp cận với thông tin, doanh nghiệp càng tận dụng được nhiều kênh truyền thông thì sức lan toả càng lớn. Để đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt cả 2 kênh truyền thông online và offline. Ngoài ra, nhà bán lẻ cũng nên khuyến khích khách hàng check – in địa chỉ cửa hàng để tăng khả năng tiếp cận. Khuyến khích khách hàng check - in tại cửa hàng Lựa chọn hệ thống quản trị cửa hàng bán lẻ phù hợp Các phần mềm bán lẻ chuyên dụng có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong việc quản trị hệ thống cửa hàng. Những phần mềm này thường được tích hợp các tính năng quan trọng như: quản lý hàng hoá, hàng tồn kho, hoạt động cửa hàng, lịch sử giao dịch, vận chuyển… Doanh nghiệp nên lựa chọn hệ thống quản lý bán lẻ phù hợp với quy mô và ngành hàng kinh doanh của mình. 3. Retail Pro Prism – giải pháp của LBC International cho ngành bán lẻ Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ, được phân phối bởi LBC International. Với sản phẩm này, doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động của cửa hàng, từ số lượng hàng hoá, nhân viên cho đến thông tin khách hàng. Quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả hơn nhờ Retail Pro Prism Đặc biệt, Retail Pro Prism còn là công cụ giúp quản lý và giữ chân khách hàng trung thành. Nhà quản trị có thể lên chiến dịch quảng cáo, tiếp thị cho từng nhóm khách hàng nhờ dữ liệu thu thập được. Phần mềm phù hợp cho mọi quy mô cửa hàng, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ và hệ thống thuế khác nhau. Tăng lượng khách mua sắm trực tiếp tại cửa hàng là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà bán lẻ trong mùa cao điểm cuối năm này. Mong rằng những gợi ý trên đây sẽ giúp nhà quản trị quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả hơn. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về các phần mềm bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Các tháng cuối năm là dịp diễn ra nhiều lễ hội quan trọng và chuẩn bị cho năm mới. Đây cũng là thời điểm mà nhu cầu mua sắm tăng cao, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các đơn vị bán lẻ. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp phải lên chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng, xây dựng hình ảnh nhãn hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Cùng LBC International điểm qua 11 ý tưởng bán hàng cuối năm độc đáo, dễ áp dụng trong bài viết dưới đây. Bài viết liên quan: 8 ý tưởng marketing và promotion mà doanh nghiệp nhất định phải áp dụng trong mùa cuối năm Gợi ý 5 ý tưởng xuất hiện trên social media cho doanh nghiệp bán lẻ mùa lễ hội 7 gợi ý crosssell và upsell cho hệ thống cửa hàng bán lẻ mùa lễ hội Lên ý tưởng bán hàng cuối năm độc đáo để tối ưu doanh số 1. Tạo ra thông điệp về sự trao tặng Là mùa tặng quà chính trong năm, lượng sản phẩm tiêu thụ trước mỗi dịp lễ tết luôn tăng một cách đột biến. Lúc này, khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ là người tiêu dùng cuối mà còn là những người muốn mua sản phẩm để làm quà cho người thân, bạn bè. Vì vậy, khi xây dựng ý tưởng bán hàng cuối năm, nhà bán lẻ cần mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, tạo ra thông điệp về sự trao tặng để thu hút người mua. Thông điệp về sự trao tặng trên quảng cáo của De Beers Dễ dàng nhận thấy, các nhà bán lẻ đồ trang sức luôn tập trung tiếp thị cho nhóm khách hàng là nam giới. Điển hình là quảng cáo Giáng sinh của hãng trang sức kim cương De Beers trên nền tảng Instagram. Thông điệp của họ nhắm đến nhóm khách hàng nam muốn mua kim cương làm quà tặng – “Không cần phép màu Giáng sinh, hãy biến điều ước thành hiện thực với món quà hoàn hảo từ kim cương De Beers”. 2. Khuyến mãi, ưu đãi cho nhóm khách hàng đặt hàng sớm Giảm giá là một trong những cách thức hiệu quả để giữ chân khách hàng và khiến họ chủ động tìm đến thương hiệu. Phương thức này phù hợp cho những dòng sản phẩm sắp ra mắt hoặc dành riêng cho mùa lễ hội. Một mức giá tốt hoặc quà tặng kèm theo khi đặt hàng trước có tác dụng tạo độ HOT cho sản phẩm và tăng doanh số bán ra. Giảm giá, tặng khuyến mãi để tăng lượng đặt hàng sớm Mới đây nhất, để hưởng ứng sự kiện ra mắt iPhone 14, Thế Giới Di Động đã triển khai ý tưởng bán lẻ “Ưu đãi mua kèm phụ kiện khi đặt trước iPhone 14”. Với chương trình này, khách hàng không chỉ mua được điện thoại giá tốt mà còn có cơ hội sắm phụ kiện với mức giá giảm lên đến 50%. 3. Tận dụng và truyền thông về số liệu mua hàng Nhà bán lẻ nên thường xuyên theo dõi doanh số bán ra của các mặt hàng trong danh mục sản phẩm. Bên cạnh xác định được các sản phẩm bán chạy và sản phẩm có doanh số thấp, đây còn là nguồn tư liệu quý giá để doanh nghiệp tận dụng làm truyền thông, tiếp thị. Luôn luôn theo dõi lượng bán ra của các sản phẩm trong danh mục Đơn cử, trang chủ của Target – website thương mại bán lẻ lớn thứ 2 tại Hoa Kỳ, đã đưa ra danh sách “50 món quà được trẻ em mong chờ nhất” để phục vụ chiến dịch marketing vào các ngày lễ lớn. 4. Bày trí gian hàng hiệu quả với sản phẩm nổi bật Âm nhạc và hình ảnh liên quan đến mùa lễ hội đều có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng. Cụ thể, khi khách hàng bước chân vào một không gian tràn ngập không khí lễ hội, họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Nếu chưa có ý tưởng bán hàng cuối năm nào thì doanh nghiệp có thể tham khảo cách này. Các loại thức uống và thiết kế bao bì dành riêng cho Giáng sinh của Starbucks Starbucks là cái tên luôn làm tốt chiêu thức tiếp thị nói trên. Từ đầu tháng 12, những hình ảnh quen thuộc liên quan Giáng sinh đã hiện lên đầy sống động qua không gian cửa hàng và bao bì sản phẩm. Ngoài ra, Starbucks còn tạo ra các loại thức uống đặc biệt dành riêng cho ngày lễ này. 5. Quan tâm đến vị trí các món hàng và cách truyền thông sản phẩm chính Các sản phẩm chính trong chiến dịch nên được đặt tại vị trí bắt mắt nhất trong cửa hàng. Không chỉ tăng hiệu ứng truyền thông và sự nổi bật, đây còn là cách tối ưu trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ, các sản phẩm phục vụ trang trí Giáng sinh nên được tách thành một khu riêng trong cửa hàng để khách hàng tiện mua sắm. Gian hàng đồ Giáng sinh được tách biệt thành một khu riêng 6. Tận dụng mini game trên kênh truyền thông trực tuyến Mini game là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng doanh số bán hàng cuối năm và độ nhận diện thương hiệu. Ngày nay, mini game dần được dịch chuyển lên các trang mạng xã hội để tạo sức hút và độ lan tỏa. Đồng thời, những nền tảng này còn giúp doanh nghiệp tận dụng được các công cụ thúc đẩy bán hàng. Cuộc thi “Chúc Tết khoẻ đẹp” của Star Kombucha năm 2021 là một minh chứng cho sự thành công của mini game trên kênh truyền thông trực tuyến. Mini game “Chúc Tết khoẻ đẹp” của Star Kombucha được khách hàng đón nhận nhiệt liệt 7. Tạo ra không khí lễ hội trong các sản phẩm truyền thông Sự nhất quán trong concept trang trí cửa hàng và các ấn phẩm truyền thông sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ cho mùa lễ hội cuối năm. Doanh nghiệp có thể thay đổi giao diện website, nội dung các bài viết trên social media, đếm ngược chờ sự kiện để kích thích sự háo hức của khách hàng. 8. Tặng kèm thẻ quà tặng, thẻ khuyến mãi hoặc giảm giá Khuyến mãi luôn là điều khách hàng yêu thích nhưng doanh nghiệp không nên tổ chức một cách tuỳ tiện, nên có lý do hợp lý để bắt đầu và kết thúc. Và mùa lễ hội sắp đến sẽ là thời điểm tuyệt vời để thực hiện ý tưởng bán hàng cuối năm này. Các hình thức ưu đãi mà doanh nghiệp có thể triển khai là: tặng thẻ quà tặng, thẻ khuyến mãi, giảm giá, miễn phí giao hàng… Tặng thẻ quà tặng để thu hút khách hàng, tăng doanh số 9. Tạo ra video giới thiệu ngắn về sản phẩm và thương hiệu So với các dạng truyền tải nội dung truyền thống như văn bản hay infographic thì video ngắn vẫn là định dạng được người dùng ưa chuộng hơn. Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok… thì video marketing càng dễ viral hơn. Neptune nổi tiếng với các video quảng cáo Tết mang thông điệp gia đình Neptune đã có một video quảng cáo được xếp vào hàng “kinh điển” trong mùa Tết 2013. Nội dung video khai thác insight về gia đình, đồng thời lồng ghép khéo léo hình ảnh và thông điệp của sản phẩm. 10. Tập trung cho nhóm mua sắm địa phương khi cần thiết Các cửa hàng bán lẻ tại địa phương có thể là nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp trong mùa lễ hội cuối năm. Do đó, nhà bán lẻ đừng quên các hình thức tiếp thị cho nhóm khách hàng này, chẳng hạn như: bản địa hoá trang trí cửa hàng, tài trợ cho sự kiện hoặc ấn phẩm truyền thông địa phương, chạy quảng cáo nhắm mục tiêu địa lý… 11. Quản trị khách hàng bằng hệ thống Phần mềm quản lý bán lẻ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho nhà bán lẻ trong mùa mua sắm sắp tới. Với những tính năng ưu việt, phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản trị mọi hoạt động trong hệ thống, bao gồm: số lượng hàng hoá, hàng tồn kho, nhân sự, thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch… Quản trị toàn diện hệ thống bán lẻ bằng Retail Pro Prism Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ, được phân phối bởi LBC International. Công cụ này được tích hợp nhiều tính năng chuyên dụng, phù hợp cho mọi quy mô hệ thống bán lẻ. Đặc biệt, Retail Pro Prism còn cho phép người dùng thiết lập các chương trình khuyến mãi, dữ liệu quản lý bán hàng, xuất nhập tồn theo thời gian thực. Những ý tưởng bán hàng cuối năm độc đáo sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong cuộc đua doanh số khốc liệt sắp tới. Mong rằng những gợi ý trên đây sẽ hữu ích cho nhà quản trị khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về các phần mềm bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.