Các nhà bán lẻ trang sức đang có những bước chuyển mình nào?

Đăng bởi lbc vào 24/12/2022

Nhờ xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn vào dịp cuối năm, 2 tháng sắp tới sẽ là thời điểm “vàng” để các doanh nghiệp bán lẻ đẩy doanh số. Cùng với các mặt hàng thời trang, trang sức được dự đoán sẽ là ngành hàng có sự tăng trưởng mạnh. Để chuẩn bị tốt cho cơn bão mua sắm cuối năm, các đơn vị kinh doanh cần xây dựng kế hoạch quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ ngay từ bây giờ.

Cùng LBC International điểm qua những biến động đáng chú ý của thị trường bán lẻ trang sức Việt Nam và giải pháp dành cho các đơn vị trực thuộc ngành.

Bài viết liên quan: 

Quản trị cửa hàng bán lẻ trang sức hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng cuối năm

Quản trị cửa hàng bán lẻ trang sức hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng cuối năm

1. Bối cảnh thị trường trang sức bán lẻ

Bán lẻ trang sức là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19. Giãn cách xã hội không chỉ làm giảm nhu cầu mua sắm mà còn gây gián đoạn hoạt động cưới hỏi, khiến doanh số tại điểm bán sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, sức mua của thị trường giảm sút thấy rõ trong thời điểm quý III và IV năm 2021.

Không chịu nổi áp lực, nhiều doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ đã phải rời bỏ thị trường. Một số khác phải trả mặt bằng hoặc chuyển hệ thống bán hàng sang hình thức bán trực tuyến (online) để giảm tải cho công tác quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ.

Ngành bán lẻ trang sức có nhiều biến động do ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19

Ngành bán lẻ trang sức có nhiều biến động do ảnh hưởng từ đại dịch Covid – 19

Sang năm 2022, thị trường trang sức bán lẻ bắt đầu có những bước chuyển mình tích cực. Khi nhịp sống bình thường trở lại thì nhu cầu về trang sức của người tiêu dùng Việt cũng dần tăng. Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các đơn vị bán lẻ trực thuộc ngành.

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổng nhu cầu về vàng ở Việt Nam trong năm 2021 là 43 tấn, tăng trưởng khoảng 8%. Đến quý I năm 2022, tổng cầu vàng đạt 19,6 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong quý I năm nay, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận mức tăng doanh số là 41 – 42%, cho thấy sức mua đã quay trở lại.

Nhu cầu mua sắm trang sức tăng mạnh mở ra cơ hội cho các nhà bán lẻ

Nhu cầu mua sắm trang sức tăng mạnh mở ra cơ hội cho các nhà bán lẻ

Nhận định tiềm năng của thị trường bán lẻ ngành trang sức trong 10 năm tới, ông Lê Trí Thông – Tổng giám đốc PNJ cho rằng xu hướng trang sức trung cao cấp vẫn còn dư địa lớn để tăng trưởng. Thị trường trang sức Việt là mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác hết. Các thương hiệu nội địa như PNJ, SJC, Doji hay Bảo Tín Minh Châu chỉ chiếm khoảng 30 – 40% thị phần, còn nhiều lợi thế để cạnh tranh.

Nói cách khác, tại thị trường Việt Nam hiện chưa có tên tuổi nào đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường. Cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt từ những thương hiệu mới, lần đầu lấn sân qua ngành bán lẻ trang sức. Tất cả góp phần tạo nên sức nóng cho thị trường, đặc biệt là trong những tháng cuối năm.

2. Chuẩn bị để tăng doanh số trong dịp cuối năm

Quý IV/ 2022 là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội quan trọng, là mùa mua sắm cao điểm nhất trong năm. Nhu cầu về các mặt hàng thuộc ngành làm đẹp, thời trang, đồ điện tử, nội thất, thực phẩm được dự đoán sẽ tăng mạnh. Ngành trang sức cũng không phải là ngoại lệ, đòi hỏi các đơn vị phải có kế hoạch quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ ngay từ bây giờ nhằm đẩy doanh số.

Doanh nghiệp cần có kế hoạch ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm

Doanh nghiệp cần có kế hoạch ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm

  • Xây dựng kế hoạch quản lý cửa hàng, nhân viên và khách hàng hiệu quả

So với các mặt hàng thời trang, quần áo hay mỹ phẩm thì trang sức có mức giá đắt đỏ hơn rất nhiều. Muốn bán được hàng, nhà bán lẻ phải đào tạo một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có chuyên môn và nghiệp vụ tốt. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng, hiểu nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính của từng người.

Ngày nay, việc quản trị khách hàng và nhân sự của một cửa hàng bán lẻ trang sức trở nên dễ dàng hơn nhờ các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện cho công tác quản lý cửa hàng bán lẻ ngành trang sức. Phần mềm cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ: quản lý hoạt động cửa hàng, đơn đặt hàng, hàng tồn kho, hiệu suất làm việc của nhân viên, lịch sử giao dịch và giữ chân khách hàng trung thành.

Retail Pro Prism là lựa chọn tuyệt vời cho công tác quản trị cửa hàng bán lẻ
Front_AT15D1, 12/9/08, 2:13 PM, 8C, 3052×3446 (161+824), 62%, MotherBoard, 1/40 s, R112.6, G96.3, B128.1

Retail Pro Prism là lựa chọn tuyệt vời cho công tác quản trị cửa hàng bán lẻ

Retail Pro Prism đang được ứng dụng bởi nhiều đơn vị trong ngành bán lẻ, mang đến hiệu quả quản trị tối ưu. Quý doanh nghiệp cần trang bị phần mềm quản lý cửa hàng trang sức bán lẻ cuối năm có thể liên hệ với LBC International – đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam để được tư vấn thêm.

  • Thay đổi định hướng đầu tư và kinh doanh – bài học từ các ông lớn

Sau 2 năm dịch bệnh, thị phần của ngành trang sức bắt đầu xuất hiện những khoảng trống do các doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ lẻ để lại. Điều này đã tạo cơ hội cho những “ông lớn” có tiềm lực tài chính mạnh đánh chiếm thị phần.

Tận dụng thế mạnh sẵn có về hệ thống phân phối

Tận dụng thế mạnh sẵn có về hệ thống phân phối

Đơn cử là FJC và AVA Ji, họ tận dụng lợi thế có sẵn, tích hợp hệ thống phân phối vào các mảng kinh doanh hiện có thay vì đầu tư chuỗi mặt bằng riêng. Đặc biệt, AVA Ji còn tập trung vào nhóm khách hàng bình dân và trung cấp để tránh “đụng độ” trực tiếp với PNJ – một thương hiệu đã có vị thế vững chắc trong phân khúc cao cấp.

  • Tập trung cho chiến lược quảng cáo và chăm sóc khách hàng

Chiến lược quảng cáo và chăm sóc khách hàng có vai trò quan trọng trong quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ. Với những thương hiệu mới, doanh nghiệp nên chú trọng vào công tác xây dựng thương hiệu thông qua cả 2 hình thức marketing online và offline. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cuối năm là chiêu thức hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số.

Tối ưu trải nghiệm mua sắm là bí quyết để thu hút và giữ chân khách hàng

Tối ưu trải nghiệm mua sắm là bí quyết để thu hút và giữ chân khách hàng

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần mở rộng phương thức tiếp cận khách hàng, hoàn thiện hệ thống chăm sóc khách hàng để tối ưu trải nghiệm người tiêu dùng. Ngoài chiến dịch thu hút khách hàng mới, nhà bán lẻ nên thực hiện các chương trình marketing nhằm giữ chân nhóm khách hàng hiện tại, tăng lượng khách hàng trung thành. Trên thực tế, chi phí cho việc giữ chân khách hàng trung thành bao giờ cũng thấp hơn so với thu hút khách hàng mới.

Cuối năm là cơ hội “vàng” cho các đơn vị kinh doanh ngành trang sức thúc đẩy doanh số bán hàng. Muốn có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị sớm và chu đáo về tất cả mọi mặt. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản trị cửa hàng trang sức bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.