5 lý thuyết cơ bản về Digital Merchandising giúp tăng doanh thu cuối năm

Đăng bởi lbc vào 17/01/2023

Xu hướng chung của ngành bán lẻ hiện nay là đẩy mạnh bán hàng đa kênh, phối hợp chặt chẽ giữa bán hàng trực tuyến và trực tiếp. Với lượng đơn hàng lớn trong mùa mua sắm cuối năm, nhà bán lẻ cần đến sự hỗ trợ của các công cụ chuyên nghiệp. 

Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ vào hệ thống bán hàng trực tuyến mang đến lợi ích to lớn cho cả người bán và người mua, vừa nâng cao trải nghiệm khách hàng, vừa giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Cùng LBC International tìm hiểu về Digital Merchandising và cách mà nó tác động đến doanh thu bán lẻ cuối năm.

Bài viết liên quan: 

Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ giúp tối ưu hiệu quả bán hàng và doanh thu

Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ giúp tối ưu hiệu quả bán hàng và doanh thu

1. 05 lý thuyết cơ bản về Digital Merchandising

Digital Merchandising – tiếp thị trực tuyến hay thương mại điện tử, bao gồm các hoạt động liên quan đến tiếp thị hàng hoá trực tuyến. Xét về mục tiêu, tiếp thị trực tuyến cũng tương tự như tiếp thị truyền thống, đều hướng đến trải nghiệm khách hàng và doanh thu. Về điểm khác biệt, tất cả các chiến lược và phương thức thực hiện của Digital Merchandising đều diễn ra trên môi trường trực tuyến.

Digital Merchandising có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bán lẻ

Digital Merchandising có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bán lẻ

Ngày nay, các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ cũng nhằm tối ưu hoá việc tiếp thị trực tuyến. Bởi khi tận dụng tốt Digital Merchandising, nhà bán lẻ có thể tác động đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Có 5 lý thuyết cơ bản liên quan đến Digital Merchandising:

  • Cá nhân hoá hướng tiếp cận

Cá nhân hoá là việc sử dụng các dữ liệu, thông tin mà doanh nghiệp đã thu thập được để đánh giá và phân tích khách hàng. Thông qua cá nhân hoá, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng như một cá nhân riêng biệt, cùng một thông điệp nhưng mỗi cá nhân sẽ được một nội dung và hình ảnh riêng.

Cá nhân hoá hướng tiếp cận để xây dựng quan hệ với khách hàng

Cá nhân hoá hướng tiếp cận để xây dựng quan hệ với khách hàng

Cá nhân hoá hướng cận mang đến lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Không chỉ gia tăng trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng, những chiến lược marketing theo hướng cá nhân hoá còn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận.

Theo thống kê, hơn 30% khách hàng muốn trải nghiệm mua sắm của mình được cá nhân hoá. Hơn 96% nhà tiếp thị nhận thấy mối quan hệ với khách hàng được cải thiện rõ rệt nhờ cá nhân hoá. Nói cách khác, cá nhân hoá giúp nhà quản trị quản lý cửa hàng hiệu quả hơn.

  • Nâng cấp dữ liệu và thông tin để phục vụ khách hàng tốt hơn

Muốn tối ưu hoá chiến lược bán hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp phải quản lý tốt lượng thông tin và dữ liệu đầu vào. Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, nhà bán lẻ có thể biết được khách hàng đang quan tâm đến điều gì. Nhờ vào lượt tương tác trên các nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp sẽ thống kê được danh mục sản phẩm nổi bật.

Khách hàng luôn nhìn thấy những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ

Khách hàng luôn nhìn thấy những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ

Đây là những dữ liệu quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiếp thị trực tuyến. Khách hàng luôn nhìn thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ, từ đó đưa ra các quyết định mua hàng. Ngoài đề xuất sản phẩm theo xu hướng tìm kiếm, doanh nghiệp còn phải dự đoán được những mặt hàng có khả năng thịnh hành trong tương lai.

  • Đưa ra giá trị bổ sung ngoài sản phẩm của bạn

Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ giúp tối ưu hoá việc bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Số lượng khách hàng từ các kênh trực tuyến ngày càng tăng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư, chăm chút cho trang bán hàng của mình.

Đa dạng nội dung và định dạng nội dung chia sẻ trên trang bán hàng

Đa dạng nội dung và định dạng nội dung chia sẻ trên trang bán hàng

Bên cạnh những thông tin liên quan đến đặc tính, công dụng sản phẩm, nhà bán lẻ nên bổ sung thêm các nội dung hữu ích cho người dùng. Ngoài nội dung bằng chữ viết và hình ảnh thông thường, doanh nghiệp có thể sử dụng các định dạng mới như video, infographic…

  • Tinh gọn các bước tìm kiếm và lọc sản phẩm

Công cụ tìm kiếm là “lối tắt” đưa khách hàng đến sản phẩm cần tìm. Trong khi đó, bộ lọc giúp khách hàng thu gọn số gợi ý được đưa ra bởi công cụ tìm kiếm, từ đó tìm ra sản phẩm phù hợp nhất. Khi mua sắm trực tuyến, người mua cần đến sự hỗ trợ của những công cụ này để tiếp cận với sản phẩm mình muốn mua. Càng tinh gọn các bước tìm kiếm và lọc sản phẩm thì trải nghiệm mua sắm càng được nâng cao.

Công cụ tìm kiếm càng tinh gọn thì trải nghiệm mua sắm càng cao

Công cụ tìm kiếm càng tinh gọn thì trải nghiệm mua sắm càng cao

  • Dẫn dắt người tiêu dùng với những chiến lược CTAs rõ ràng

Các phần mềm quản trị doanh nghiệp và quản lý bán lẻ đều hữu ích cho việc kinh doanh trực tuyến. Tuy vậy, để những công cụ này phát huy tối đa hiệu quả, nhà quản trị vẫn cần đến các chiến lược CTAs.

CTAs nằm ở vị trí bắt mắt, dễ tiếp cận

CTAs nằm ở vị trí bắt mắt, dễ tiếp cận

CTAs có một vai trò quan trọng trong Digital Merchandising, chúng có khả năng thôi thúc khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mua hàng. CTAs cần có sự thu hút, thể hiện thông điệp một cách trực tiếp và ngắn gọn. Câu CTAs nên được đặt ở những vị trí bắt mắt, thông thường là ngay trong trang đầu tiên.

2. Một vài giải pháp nhanh để cải thiện Digital Merchandising

Bán hàng trực tuyến và bán hàng đa kênh là xu hướng của ngành bán lẻ hiện nay. Để cải thiện Digital Merchandising và tối ưu hóa kênh bán hàng online, doanh nghiệp cần đến các công cụ hỗ trợ. Nhờ các phần mềm quản lý bán lẻ chuyên dụng mà nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình bán hàng, khâu quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng…

Retail Pro Prism là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho ngành bán lẻ

Retail Pro Prism là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho ngành bán lẻ

Retail Pro Prism là cái tên đầu tiên mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi muốn ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ vào hệ thống bán hàng của mình. Đây được xem là giải pháp toàn diện cho ngành bán lẻ với những tính năng ưu việt về: điểm bán hàng (POS), quản lý – kiểm soát hàng hoá, quản lý quá trình mua hàng – vận chuyển, quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, quản lý và giữ chân khách hàng trung thành… Khi triển khai vào thực tế, Retail Pro Prism đã được các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia có thâm niên trong ngành đánh giá rất cao.

Cải thiện Digital Merchandising và ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ vào hệ thống bán hàng là những cách hữu hiệu để tăng trưởng doanh thu cuối năm. Để có được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, nhà bán lẻ cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ. 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.