Top 4 xu hướng chuyển đổi nhằm quản trị và kích thích hành vi mua hàng cho ngành bán lẻ

Đăng bởi lbc vào 18/11/2022

Ngành bán lẻ Việt Nam và thế giới đang đứng trước những thay đổi lớn do ảnh hưởng từ công cuộc chuyển đổi số. Số hoá mang đến nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, tạo ra cú chuyển mình đầy ngoạn mục. Để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống quản lý bán lẻ, ứng dụng các công nghệ mới và nắm bắt xu hướng chuyển dịch của ngành.

Cùng LBC International điểm qua 4 xu hướng chuyển đổi số của ngành bán lẻ để tăng trưởng bền vững trong năm 2023.

Bài viết liên quan: 

Chuyển đổi số trong quản lý bán lẻ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi số trong quản lý bán lẻ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

1. Bối cảnh ngành bán lẻ hiện tại

Ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thói quen và sức mua của người tiêu dùng. Trong 2 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ biến đổi liên tục do sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Hậu đại dịch, lượng khách trực tiếp đến cửa hàng vẫn còn khá hạn chế. Vì vậy, từ năm 2022, Việt Nam chính thức triển khai chuyển đổi số đa ngành, trong đó có ngành bán lẻ.

Ngành bán lẻ có nhiều thay đổi do thói quen mua sắm của người tiêu dùng

Ngành bán lẻ có nhiều thay đổi do thói quen mua sắm của người tiêu dùng

Trong thời đại 4.0, khách hàng ngày càng có thêm nhiều lựa chọn trong việc mua sắm. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu phụ thuộc vào những trải nghiệm công nghệ. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý bán lẻ là làm thế nào để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Bởi giờ đây, khách hàng không chỉ mua một món hàng mà họ còn quan tâm đến trải nghiệm. Đơn vị nào tối ưu được trải nghiệm mua sắm và chi phí hoạt động sẽ có lợi thế hơn.

Trên thực tế, rất nhiều nhà bán lẻ đã phải nhận “trái đắng” do không thích nghi được với xu hướng số hoá. Ngược lại, nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến đã trở thành “ông lớn” trong ngành bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm tuyệt vời ngay tại nhà. Những cái tên nổi bật trong ngành bán lẻ trực tuyến có thể kể đến Amazon, Shopee, Alibaba,…

Nhiều nhà bán lẻ thành công nhờ bán hàng trực tuyến

Nhiều nhà bán lẻ thành công nhờ bán hàng trực tuyến

Tại Việt Nam, dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart đã tăng gấp 4 – 5 lần so với cùng kỳ các năm trước. Các sàn thương mại điện tử ở nước ta cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi số lượng đơn hàng cao gấp 2 – 4 lần trước dịch. Những điều này cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số và hệ thống quản trị ngành bán lẻ. Nói cách khác, số hoá và ứng dụng công nghệ chính là tương lai của ngành.

2. Top 4 xu hướng ứng dụng chuyển đổi số

Chuyển đổi số mang đến những lợi ích to lớn và thiết thực cho các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Số hoá giúp doanh nghiệp hoàn thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu khâu vận hàng và quản lý hệ thống. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ còn là cách để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay, thị trường bán lẻ là “cuộc chơi” của 4 xu hướng chuyển đổi số:

  • Chuyển dịch mô hình kinh doanh và tận dụng nguồn cơ sở dữ liệu lớn

Cách thức hoạt động của mô hình kinh doanh truyền thống là phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Đây là phương thức kinh doanh đã có từ lâu và hiện vẫn được nhiều nhà quản lý bán lẻ áp dụng. Tuy nhiên, mô hình này đang khiến doanh nghiệp bị hạn chế về lợi thế cạnh tranh bền vững, nhất là trong thời đại số.

Tận dụng nguồn data để chuyển dịch mô hình kinh doanh

Tận dụng nguồn data để chuyển dịch mô hình kinh doanh

Xu hướng mới nhất trong chuyển đổi số ngành bán lẻ là chuyển dịch sang mô hình kinh doanh dựa vào hệ thống dữ liệu. Mô hình được chia thành 3 giai đoạn chính, gồm: thu thập dữ liệu khách hàng, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh theo Big Data thu thập được và cải tiến dịch vụ nhằm tăng giá trị sản phẩm.

  • Chuyển đổi hình thức công nghệ để nâng cao trải nghiệm mua hàng cho người tiêu dùng

Nâng cao trải nghiệm khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng của chuyển đổi số ngành bán lẻ. Các công nghệ hiện đại như AR/ VR ngày càng được ứng dụng rộng rãi, làm thay đổi hoàn toàn phương thức mua hàng truyền thống. Giờ đây, khách hàng không cần đến các retail store vật lý, mọi hoạt động tìm kiếm, mua và bán sẽ được thực hiện trực tuyến.

Công nghệ mới giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Công nghệ mới giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng

Không chỉ giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng, công nghệ mới còn giúp doanh nghiệp nắm bắt thói quen tiêu dùng của từng khách hàng. Đây chính là tiền đề để doanh nghiệp xây dựng trải nghiệm cá nhân hoá và ý tưởng tiếp thị trong tương lai. Ngoài ra, AR/ VR còn hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành cửa hàng, giảm tải công việc và đào tạo nhân viên mới.

IKEA cho phép khách hàng “trải nghiệm" sản phẩm bằng công nghệ AR

IKEA cho phép khách hàng “trải nghiệm” sản phẩm bằng công nghệ AR

Thời trang, nội thất và tạp phẩm và những ngành bán lẻ đã ứng dụng thành công công nghệ mới vào hệ thống. Đi đầu là những cái tên quen thuộc trong ngành như Zara, IKEA, Walmart… Gần đây nhất là IKEA với Place – một ứng dụng dùng AR để mô phỏng không gian nội thất. Với Place, khách hàng có thể lựa chọn và “ướm” thử các sản phẩm nội thất IKEA vào ngôi nhà của mình trước khi ra quyết định mua hàng.

  • Tích hợp đa dạng hình thức thanh toán, tiêu dùng

Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh lớn, phù hợp để phát triển các hình thức thanh toán trực tuyến. Trong 2 năm trở lại đây, các nhà quản lý bán lẻ bắt đầu tích hợp thanh toán trực tuyến vào hệ thống, giảm thanh toán bằng tiền mặt. Để kích cầu tiêu dùng, các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, hoàn tiền khi thanh toán online.

Các phương thức thanh toán tiện ích được đưa vào ứng dụng

Các phương thức thanh toán tiện ích được đưa vào ứng dụng

Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki hay Lazada đều tích hợp với hình thức thanh toán này. Các cửa hàng offline và bán hàng qua website, mạng xã hội cũng dần phát triển những phương thức thanh toán tiện ích như: thẻ tín dụng, ví điện tử, quét mã, chuyển khoản,…

  • Quản trị khách hàng bằng nhiều công cụ hiện đại

Xu hướng cuối cùng trong chuyển đổi số ngành bán lẻ là ứng dụng các công cụ hiện đại vào khâu quản trị khách hàng. Bên cạnh các hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng truyền thống, doanh nghiệp cần thêm một giải pháp hỗ trợ để tiếp cận khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành. LBC International hân hạnh mang đến cho Quý doanh nghiệp phương pháp quản trị khách hàng hiệu quả nhất hiện nay – Retail Pro Prism.

Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho khâu quản trị khách hàng

Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho khâu quản trị khách hàng

Retail Pro Prism là công cụ quản trị khách hàng dành riêng cho ngành bán lẻ với những tính năng cực kỳ ưu việt. Phần mềm có khả năng quản lý một lượng data khách hàng lớn, bao gồm thông tin cá nhân và lịch sử giao dịch. Thông qua dữ liệu được lưu trên hệ thống, nhà bán lẻ có thể xây dựng chiến dịch quảng cáo, tiếp thị cho từng đối tượng khách hàng.

Chuyển đổi số mang đến những thay đổi tích cực cho ngành bán lẻ, giúp tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Để bắt kịp với thị trường, nhà bán lẻ cần cập nhật ngay những xu hướng chuyển đổi đã được đề cập trên đây. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các công cụ quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.