Nhà bán lẻ cần quan tâm tới các điều sau khi quyết định mở rộng và vận hành đa cửa hàng

Đăng bởi lbc vào 17/11/2022

Trong ngành bán lẻ, mở rộng quy mô kinh doanh là điều mà các nhà quản trị thường nghĩ đến khi cửa hàng đầu tiên vận hành ổn định. Tuy nhiên, việc vận hành chuỗi chưa bao giờ là điều dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch chi tiết và nắm bắt thị trường.

Vậy điều gì tạo nên thành công cho một hệ thống đa cửa hàng? Công tác quản trị ngành bán lẻ có vai trò như thế nào trong sự thành công đó? Tất cả sẽ được LBC International giải đáp trong bài viết sau đây.

Bài viết liên quan: 

Ổn định hệ thống quản trị ngành bán lẻ là tiền đề để mở rộng quy mô

Ổn định hệ thống quản trị ngành bán lẻ là tiền đề để mở rộng quy mô

1. Nhu cầu mở rộng của các bên bán lẻ

Việt Nam là một trong những thị trường “màu mỡ” của ngành bán lẻ, thể hiện qua sự tăng trưởng liên tục của chuỗi cửa hàng và doanh thu. Kinh tế hồi phục và nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau đại dịch là những yếu tố tạo động lực cho doanh nghiệp tăng số lượng cửa hàng trong hệ thống.

Nửa cuối năm 2022 cũng là giai đoạn mà các đơn vị bán lẻ đẩy mạnh đầu tư, hợp tác để tăng số lượng cửa hàng và độ phủ thị trường. Điều này cho thấy, việc mở rộng quy mô kinh doanh là thật sự cần thiết đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ.

  • Phát triển thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ

Thêm sản phẩm và dịch vụ mới vào danh mục hiện có là phương thức quen thuộc để mở rộng kinh doanh và phát triển hệ thống. Nhà quản trị ngành bán lẻ không nhất thiết phải chạy theo các sản phẩm đang hot trên thị trường mà cần nhìn nhận lại sản phẩm đang bán. Từ phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các cải tiến, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

Thêm sản phẩm và dịch vụ mới vào danh mục hiện tại để phát triển hệ thống

Thêm sản phẩm và dịch vụ mới vào danh mục hiện tại để phát triển hệ thống

  • Cross sell và upsell để tăng doanh thu

Cross sell (bán hàng gia tăng) là kỹ thuật tăng giá trị sản phẩm bằng cách tăng thêm tính năng và công dụng cho sản phẩm. Upsell (bán chéo) là kỹ thuật bán kèm sản phẩm khác có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần mua. Đây là 2 kỹ thuật thường thấy ở những những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, giúp tăng giá trị đơn hàng và làm đòn bẩy thúc đẩy doanh thu.

  • Tăng tính cạnh tranh và độ phủ thị trường

Mở thêm cửa hàng là phương thức được doanh nghiệp sử dụng nhằm tăng độ phủ thị trường. Không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng, việc phát triển chi nhánh mới còn là cách để khẳng định thương hiệu. Ngoài retail store vật lý, doanh nghiệp có thể cân nhắc mở rộng kênh bán hàng trực tuyến.

Mở chi nhánh mới giúp khẳng định thương hiệu và tăng độ phủ thị trường

Mở chi nhánh mới giúp khẳng định thương hiệu và tăng độ phủ thị trường

2. Những lưu ý quan trọng khi bắt tay mở rộng chuỗi cửa hàng

Nếu tiềm lực vốn đủ mạnh và đang trên đà chiếm ưu thế thị trường thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng chuỗi. Đây được xem là cơ hội vàng để nhà bán lẻ tăng lượng khách hàng mới và doanh thu bán hàng. 

Tuy vậy, mở rộng hệ thống cũng đi kèm với không ít thách thức trong công tác quản trị. Muốn đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải xây dựng được mô hình quản lý rõ ràng và đồng nhất.

  • Thiết lập và xây dựng hồ sơ doanh nghiệp

Với một chuỗi cửa hàng bán lẻ, việc thiết lập hồ sơ doanh nghiệp phải được được tiến hành ngay từ lúc bắt đầu. Những vấn đề chung mà doanh nghiệp cần quan tâm gồm có: phương thức thanh toán, dịch vụ khách hàng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cách bố trí các gian hàng, loại sản phẩm và dịch vụ kinh doanh…

Hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp trước khi mở rộng tăng số lượng cửa hàng

Hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp trước khi mở rộng tăng số lượng cửa hàng

  • Chuẩn hóa quy trình vận hành

Quy trình vận hành có vai trò quan trọng trong quản trị ngành bán lẻ, nhất là đối với chuỗi hệ thống. Các cửa hàng sẽ không thể vận hành trơn tru nếu không có một quy trình chuẩn hoá. Nói cách khác, chuẩn hóa quy trình vận hành là cách duy nhất để đảm bảo sự đồng đều của chất lượng dịch vụ cho mọi cửa hàng trong hệ thống. 

Mọi cửa hàng trong chuỗi đều phải vận hành theo một quy trình chung

Mọi cửa hàng trong chuỗi đều phải vận hành theo một quy trình chung

Ngoài các yếu tố đã nêu trong hồ sơ doanh nghiệp, sự đồng nhất còn thể hiện ở quy trình phục vụ khách hàng, chính sách khuyến mãi và đổi trả hàng hoá.

  • Xây dựng hệ thống công cụ để vận hành chung

Tăng số lượng cửa hàng đồng nghĩa với việc tăng lượng công việc cần xử lý. Để hạn chế sai sót trong quá trình vận hành, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các công cụ tiên tiến. 

Công nghệ hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hàng chuỗi cửa hàng

Công nghệ hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hàng chuỗi cửa hàng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công cụ chuyên dụng giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến: quản lý hàng hoá, hàng tồn kho, tài chính, nhân sự… Doanh nghiệp có thể tận dụng những công cụ này để giảm tải cho công tác quản lý bán lẻ.

  • Quản trị được tình trạng ở từng chi nhánh

Chìa khóa thành công trong vận hành chuỗi là đảm bảo hoạt động ở từng cửa hàng. Muốn làm được điều này, nhà quản trị phải nắm rõ tình trạng kinh doanh và tạo ra sự kết nối giữa các cửa hàng trong hệ thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến khâu tuyển dụng và đào tạo nhân sự, đặc biệt là cấp quản lý.

Nhà quản trị phải nắm được tình hình kinh doanh thực tế ở từng cửa hàng

Nhà quản trị phải nắm được tình hình kinh doanh thực tế ở từng cửa hàng

3. Retail Pro Prism – giải pháp cho quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện cho việc quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ. Sở hữu các tính năng ưu việt và khả năng thích ứng cao, sản phẩm này phù hợp cho mọi quy mô kinh doanh. Sản phẩm đã được ứng dụng trong hệ thống quản trị ngành bán lẻ của nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, được khách hàng đánh giá cao về hiệu quả  vận hành.

Giao diện của Retail Pro Prism được thiết kế tối ưu cho người dùng

Giao diện của Retail Pro Prism được thiết kế tối ưu cho người dùng

Retail Pro Prism giúp doanh nghiệp tối ưu hoá các khâu quản lý hoạt động kinh doanh, sản phẩm, hàng tồn kho, dữ liệu khách hàng, nhân sự… Giao diện được thiết kế tùy biến, có thể linh hoạt điều chỉnh để dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, phần mềm còn tích hợp được với hệ thống kế toán doanh nghiệp và ứng dụng của bên thứ 3.

Tăng quy mô kinh doanh và số lượng cửa hàng là điều cần thiết đối với một hệ thống bán lẻ. Để hệ thống vận hành ổn định, doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. LBC International hân hạnh đồng hành cùng chặng đường phát triển của Quý doanh nghiệp với các phần mềm quản trị ngành bán lẻ chuyên dụng.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.