Theo vòng quay thị trường, 3 tháng cuối năm là thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng và mua sắm tăng đột biến. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải hoàn thiện hệ thống quản lý bán lẻ trước khi làn sóng mua sắm đổ bộ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải lên kế hoạch đẩy mạnh nguồn cung, kích cầu và tăng doanh thu.
Cùng bài viết sau đây của LBC International tìm hiểu về cách mà các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam “đón sóng” tiêu dùng cuối năm.
Bài viết liên quan:
Hoàn thiện hệ thống quản lý bán lẻ để đón đầu mùa mua sắm cuối năm
1. Kỳ vọng thị trường vào cuối năm nay
Khác với tình trạng ảm đạm do giãn cách xã hội cách đây một năm, thị trường bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu sôi động trở lại. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước. Không chỉ bắt kịp tốc độ tăng trước đại dịch, nhóm bán lẻ hàng hoá còn đạt mức tăng trưởng rất tốt.
Thị trường bán lẻ được dự đoán tăng trưởng tốt trong 3 tháng cuối năm
Cũng trên đà phục hồi này, triển vọng kinh doanh của ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 được dự đoán sẽ khả quan hơn cùng kỳ các năm trước đó. Theo báo cáo của McKinsey & Company, hầu hết hệ thống quản lý bán lẻ đều cho rằng cuối năm là dịp tốt để kích cầu tiêu dùng. Thậm chí, doanh số trong giai đoạn này có thể đóng góp từ 30 – 40% doanh số cả năm.
Thời gian dài bị kìm hãm bởi đại dịch và xu hướng chi tiêu mạnh tay của người tiêu dùng là những nguyên nhân tạo nên làn sóng mua sắm cuối năm. Tâm lý tích cực của khách hàng sẽ tạo điều kiện cho ngành bán lẻ phục hồi và phát triển trong trung và dài hạn. Nắm bắt tín hiệu tích cực từ thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ cần có sự tính toán để đón đầu mùa mua sắm sắp tới.
Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho mọi kịch bản của thị trường
Đầu tư phát triển chất lượng, mẫu mã sản phẩm là điều kiện tiên quyết để tạo khác biệt với đối thủ và tăng khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp nên chú trọng đến sản lượng hàng hoá, đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu của thị trường. Cuối cùng là kế hoạch quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống.
2. Những thay đổi tích cực để đón đầu làn sóng mua sắm cuối năm
Tuy thị trường bán lẻ đã có nhiều khởi sắc nhưng quy mô tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hiện chỉ đạt 84% so với trước dịch. Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ đã tăng tốc chuyển mình để đón đầu làn sóng mua sắm cuối năm.
-
Kích cầu mua sắm và đảm bảo nguồn hàng
Lượng cầu tăng mạnh là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần có nguồn cung nguyên vật liệu nội địa và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường cung ứng.
Đảm bảo lượng cung hàng hoá đủ đáp ứng nhu cầu thị trường
Kế đến là kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng trong thời gian ngắn. Ngoài các phương thức bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể cân nhắc hình thức khuyến mãi, giảm giá để kích cầu mua sắm.
-
Đảm bảo chất lượng và giá cả nguồn hàng ra thị trường
Theo dữ liệu từ hệ thống quản lý bán lẻ, việc hàng hoá tiêu dùng thiết yếu tăng giá đã tác động đến tốc độ tăng chung của tổng lượng bán lẻ hàng hoá. Hàng hoá, nguyên vật liệu nhập khẩu có mức tăng khá cao, nguồn cung chưa ổn định buộc nhiều doanh nghiệp phải tăng giá bán. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, giá tăng còn làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng hàng hoá đầu ra
Để khắc phục vấn đề về giá, doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung ứng, cân nhắc nguồn nguyên liệu và hàng hoá trong nước. Ngoài ra, lựa chọn phân phối các mặt hàng có chất lượng tốt và giá cả phù hợp với số đông cũng là giải pháp hiệu quả để tăng doanh số.
-
Kết hợp hình thức mua sắm và thanh toán online cùng với offline
Đại dịch đã góp phần hình thành xu hướng tiêu dùng mới, thị trường bán lẻ chứng kiến sự ra đời của tiêu dùng “hướng giá trị”. Bên cạnh việc mua sắm tại retail store vật lý, khách hàng ngày càng ưa chuộng các hình thức thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến. Do đó, kết hợp giữa mua sắm online và offline được dự đoán sẽ là tương lai của ngành bán lẻ.
Mua sắm và thanh toán trực tuyến trở thành xu hướng của ngành
-
Thay đổi bám sát vào hành vi của người tiêu dùng
Nhìn chung, xu hướng phát triển của ngành bán lẻ phải dựa trên sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Thay đổi trong hành vi mua hàng, kênh bán hàng, mô hình lao động và công nghệ đã tạo nên diện mạo mới cho ngành, gắn với những trải nghiệm mua sắm mới.
Trải nghiệm khách hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong ngành bán lẻ
Có 3 xu hướng mới nổi lên trong thời gian gần đây, bao gồm: bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh.
3. Áp dụng hệ thống Retail Pro Prism vào cửa hàng bán lẻ
Retail Pro Prism là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống quản lý bán lẻ, được phân phối bởi LBC International. Phần mềm có đầy đủ các tính năng liên quan đến quản lý hàng hoá, hàng tồn kho, thông tin khách hàng và nhân sự. Với công cụ này, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý một hệ thống bán lẻ lớn với nhiều cửa hàng và nhân viên.
Retail Pro Prism là giải pháp để hoàn thiện hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp
Nhờ thiết kế linh hoạt mà Retail Pro Prism có khả thay đổi không giới hạn. Hệ thống tương thích với mọi mô hình, quy mô bán lẻ, bao gồm cửa hàng độc lập và chuỗi hệ thống. Ngoài ra, sản phẩm này còn là giải pháp tối ưu cho việc chăm sóc và giữ chân khách hàng.
Nếu nắm bắt và chuẩn bị tốt thì các tháng cuối năm chính là cơ hội tuyệt vời để tăng doanh thu. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống quản lý bán lẻ, xây dựng kế hoạch kích cầu và tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hoá để đón sóng mùa tiêu dùng sắp tới.
Phần mềm quản trị ngành bán lẻ Retail Pro Prism và LBC International hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong hành trình chinh phục thị trường.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.