Đón đầu mùa mua sắm cuối năm, các doanh nghiệp ngành bán lẻ đang phải chạy hết tốc lực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh doanh. Trong đó, Black Friday và Cyber Monday được xem là thời điểm “vàng” để tăng doanh số bán hàng. Sức mua tăng, kèm theo đó sự cạnh tranh dữ dội từ các đối thủ cùng ngành, doanh nghiệp phải làm gì để tạo lợi thế trên thị trường?
Cùng LBC International điểm qua 10+ cách tăng doanh số hiệu quả cho 2 ngày hội mua sắm lớn sắp tới.
Bài viết liên quan:
Black Friday và Cyber Monday là cơ hội tuyệt vời để tăng doanh số bán hàng
1. 2 dịp sale lớn nhất trong năm
Black Friday (ngày thứ 6 đen tối) và Cyber Monday (ngày thứ 2 điện tử) là 2 ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm. Đây là những ngày lễ nhằm khởi động cho mùa mua sắm cuối năm, diễn ra giữa Lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh. Cả 2 đều đại diện cho hình thức mua sắm mới của thời đại công nghệ, nổi bật với các chương trình giảm giá và ưu đãi hấp dẫn.
Nhu cầu mua sắm tăng cao đột biến vào dịp cuối năm
Black Friday chủ yếu dành cho các đơn vị bán lẻ lớn. Trong khi đó, Cyber Monday là ngày của các nhà bán lẻ nhỏ hơn. Đối với các đơn vị bán lẻ thì 2 ngày lễ nói trên là cơ hội tuyệt vời để tăng doanh số bán hàng. Ngày nay, Black Friday và Cyber Monday đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Mức giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng
Năm nay, Black Friday sẽ diễn ra vào ngày 25/11, kế đến là Cyber Monday 28/11. Trong thời gian này, người tiêu dùng có thể mua được các loại hàng hoá với mức giá cực tốt. Các mặt hàng công nghệ, thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng có thể giảm sâu từ 50 – 70%. Chương trình giảm giá sẽ được áp dụng cho cả 2 hình thức mua sắm online và offline.
2. Gợi ý 11 cách để tăng doanh số cuối năm
Để chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh và năm mới, người tiêu dùng thường có xu hướng chi tiêu mạnh tay vào dịp cuối năm. Nói cách khác, 3 tháng cuối năm chính là thời điểm “vàng” để các cửa hàng bán lẻ tăng doanh số. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng lớn luôn tiềm ẩn sự cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch ngay từ bây giờ để thu hút khách hàng, tăng lượng hàng hoá bán ra.
2.1 Thực hiện chiến dịch email marketing
Email được xem là thành phần thiết yếu trong marketing ngành bán lẻ. Theo thống kê của McKinsey & Company, email có tác dụng thúc đẩy hành vi mua hàng cao gấp 3 lần so với mạng xã hội, giá trị đơn hàng trung bình cao hơn 17%. Không chỉ nhắc nhớ về thương hiệu, email marketing còn là phương tiện để doanh nghiệp kết nối với khách hàng, giới thiệu sản phẩm và các chương trình khuyến mãi.
Email marketing là giải pháp hiệu quả cho ngành bán lẻ
2.2 Tiếp cận và biến khách hàng thông thường thành khách hàng trung thành
Tăng lượng khách hàng trung thành là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng doanh số bán hàng. Doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình tri ân dành cho khách hàng mua sắm thường xuyên để xây dựng lòng trung thành từ họ. Thẻ thành viên, voucher, coupon với nhiều ưu đãi hấp dẫn là những hình thức tăng số lượng khách hàng trung thành mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
2.3 Hiểu rõ các kênh truyền thông mà bạn đang sở hữu
Khách hàng có thể đến từ nhiều kênh truyền thông khác nhau. Tuỳ theo định hướng phát triển mà nhà bán lẻ có thể chọn marketing truyền thống (in tờ rơi, brochure, triển lãm…) hoặc marketing online.
Tập trung vào hình thức marketing hiệu quả nhất
Dù thực hiện cách nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng phải hiểu rõ thế mạnh của mình. Nếu nguồn ngân sách và nhân lực hạn chế thì doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một hình thức marketing hiệu quả nhất.
2.4 Khởi tạo chiến dịch Dynamic Ads trên Facebook
Dynamic Ads là hình thức Facebook Ads tốt nhất hiện nay, tạo trải nghiệm quảng cáo từ chính hành vi của người dùng. Hình thức này sẽ phù hợp với các hệ thống quản lý bán lẻ muốn quảng bá nhiều sản phẩm cùng lúc. Dynamic Ads không chỉ cá nhân hoá quảng cáo mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
2.5 Bắt đầu tận dụng Instagram Shopping
Instagram là nền tảng mạng xã hội lớn thứ 3 chỉ sau Facebook và Youtube. Với lượng người dùng cực lớn, đây chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà bán lẻ kinh doanh trực tuyến.
Instagram Shopping là “miền đất” đầy tiềm năng cho các nhà bán lẻ
Instagram Shopping là tính năng mới, cho phép người dùng xem và mua sắm trực tiếp từ Instagram Explore. Với tính năng này, người dùng có thể mua sắm một cách dễ dàng, doanh thu của nhà bán lẻ cũng tăng lên đáng kể nếu tận dụng tốt.
2.6 Tập trung tối ưu công cụ tìm kiếm
Website của nhà bán lẻ có thể tiếp cận với nhiều người dùng hơn nếu được tối ưu trên công cụ tìm kiếm. SEO giúp tối ưu hóa website, tăng khả năng hiển thị và đảm bảo cho website phát triển bền vững. Khi tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, việc tăng doanh số bán hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
2.7 Cải thiện tốc độ website
Tốc độ website có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Để nâng cao trải nghiệm khách hàng và hạn chế tình trạng thoát khỏi website do chờ đợi quá lâu, doanh nghiệp cần cải thiện tốc độ của website. Ngoài ra, website cũng nên được quản lý bởi một đơn vị vận hành chuyên nghiệp.
Cải thiện tốc độ website để nâng cao trải nghiệm người dùng
2.8 Tăng cường bảo mật website
Hầu hết các phần mềm bảo mật internet đều đưa ra cảnh báo khi mua hàng tại website có độ bảo mật thấp. Để đảm bảo an toàn cho website và thông tin cá nhân của khách hàng, doanh nghiệp nên lựa chọn các giao thức an toàn. Mặt khác, website bảo mật tốt cũng khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm.
2.9 Chọn lọc sản phẩm giảm giá
Trước khi đưa ra chương trình khuyến mãi, nhà bán lẻ cân nhắc các mã sản phẩm sẽ giảm giá. Từ dữ liệu của retail store, doanh nghiệp có thể quyết định nên chiết khấu cho sản phẩm nào. Các sản phẩm đang được chọn mua nhiều hoặc có khả năng hot trong tương lai nên được ưu tiên giảm giá.
Lựa chọn mã sản phẩm giảm giá dựa trên số liệu thống kê và dự đoán xu hướng
2.10 Thu hút bằng những chương trình khuyến mãi thú vị và cá nhân hoá
Khuyến mãi, giảm giá là những phương thức hiệu quả để kích cầu mua sắm. Với tâm lý chi tiêu thoải mái dịp cuối năm, mức giá tốt và những ưu đãi tặng kèm sẽ là động lực để khách hàng “xuống tiền”. Các hình thức khuyến mãi mà doanh nghiệp bán lẻ có thể tham khảo là: combo tiết kiệm, mua 1 tặng 1, giảm giá khi mua nhiều sản phẩm…
2.11 Củng cố, tối ưu công cụ quản lý cửa hàng và khách hàng
Số lượng đơn hàng tăng đột biến trong mùa lễ hội cuối năm có thể gây quá tải cho nhân sự. Để kiểm soát tốt hệ thống cửa hàng, hàng hoá và nhân sự, doanh nghiệp cần đầu tư một công cụ quản lý bán lẻ chuyên nghiệp. Với công cụ này, nhân viên có thể tập trung vào các công việc quan trọng hơn như tìm kiếm khách hàng tiềm năng để tăng doanh số bán hàng.
Retail Pro Prism là công cụ quản lý hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp
Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ thông tin dành riêng cho ngành bán lẻ, được phân phối bởi LBC International. Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý hàng hoá, nhân sự, lịch sử giao dịch và thông tin khách hàng, giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống bán lẻ. Bên cạnh đó, Retail Pro Prism còn có quy trình làm việc tùy biến, phù hợp cho mọi quy mô hệ thống kinh doanh bán lẻ.
Black Friday và Cyber Monday là cơ hội “vàng” cho những đơn vị bán lẻ biết nắm bắt thời cơ. Hy vọng 10+ cách tăng doanh số bán hàng được gợi ý trên đây sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lợi thế trong mùa mua sắm sắp tới. Quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý ngành bán lẻ Retail Pro Prism có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.