Với việc luôn hướng đến lối sống tiện nghi và thoải mái, người tiêu dùng ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm nội thất. Thị trường bán lẻ đồ nội thất cũng vì thế mà trở nên sôi động hơn bao giờ hết, là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trực thuộc ngành. Để tạo lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản trị ngay từ bây giờ.
Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường và cách quản trị cửa hàng bán lẻ nội thất hiệu quả qua bài viết sau.
Bài viết liên quan:
Tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành bán lẻ nội thất nhờ cải thiện hệ thống quản trị
1. Một số dẫn chứng số liệu về bán đồ nội thất – Sức hút và cạnh tranh của thị trường bán lẻ nội thất
Trong những năm qua, thị trường đồ nội thất toàn cầu đã và đang có những bước tiến lớn. Thu nhập tăng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhu cầu về đồ nội thất tăng mạnh. Trong đó, nội thất phòng khách là phân khúc lớn nhất trong thị trường bán lẻ đồ nội thất với doanh thu lên đến 233 tỷ USD trên phạm vi toàn thế giới.
Nội thất phòng khách là phân khúc lớn nhất trong thị trường
Nhìn lại thị trường bán lẻ Việt Nam, kênh truyền thống vẫn là kênh bán hàng chính, chiếm hơn 80% thị phần sản lượng doanh thu, con số này cao hơn khá nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng trưởng chung, giá trị doanh thu từ kênh truyền thống Việt Nam giảm mạnh.
Ngành bán lẻ Việt Nam năm 2023 nổi bật với 3 xu hướng chính: bán hàng trực tuyến, cá nhân hóa trải nghiệm và bán hàng đa kênh. Theo dự đoán, kênh bán lẻ trực tuyến trên các nền tảng truyền thông xã hội (social commerce) sẽ tiếp tục bùng nổ, doanh nghiệp tận dụng tối đa hình thức marketing thông qua KOLs và Influencer.
KOLs và Influencer là xu hướng marketing ngành bán lẻ trong năm 2023
Tiếp đến là cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm tăng sự tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Xu hướng chung của các doanh nghiệp là tăng ngân sách cho marketing, tập trung vào quản trị trải nghiệm và quan hệ khách hàng.
Bán hàng đa kênh vẫn tiếp tục được chú trọng nhờ làm tăng trải nghiệm mua sắm liền mạch. Cửa hàng bán lẻ vật lý, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ trở thành những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển bán hàng đa kênh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ dồn toàn lực để xây dựng một hành trình liền mạch, đơn đặt hàng trực tuyến được hoàn thiện, phân phối qua các cửa hàng vật lý.
Doanh nghiệp cần thay đổi thói quen kinh doanh ngay từ bây giờ
Với những thay đổi của thị trường bán lẻ nói chung, các doanh nghiệp bán lẻ đồ nội thất buộc phải có đối sách ngay từ bây giờ. Thay đổi thói quen kinh doanh đồ nội thất giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nhanh hơn, đồng thời đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
2. Các hướng mở rộng quản trị doanh nghiệp giúp tăng trưởng trong ngành bán lẻ nội thất
Trước đây, muốn mua đồ nội thất, người tiêu dùng chỉ có một cách duy nhất là ra cửa hàng để lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ như hiện nay, khách hàng sẽ có thêm nhiều chọn lựa khi mua hàng. Muốn có được lợi thế cạnh tranh, nhà bán lẻ phải có hướng phát triển hệ thống quản trị phù hợp.
2.1 Kết hợp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (online) và đến cửa hàng để trải nghiệm
Kinh doanh đồ nội thất online có nhiều ưu điểm hơn so với kinh doanh tại cửa hàng hay showroom truyền thống. Với kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với một lượng lớn khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và có thể bán hàng 24/24. Bên cạnh đó, bán lẻ đồ nội thất trực tuyến còn giúp khách hàng dễ dàng nắm được thông tin sản phẩm trước khi đến cửa hàng để trải nghiệm trực tiếp.
Kết hợp kinh doanh trực tuyến với trực tiếp để tối ưu hiệu quả bán hàng
Hiện nay, các đơn vị kinh doanh trong ngành nội thất thường chọn sàn thương mại điện tử, website và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok…) để bán hàng vì hiệu quả mà chúng mang lại. Chỉ cần gõ từ khoá “đồ nội thất” trên thanh tìm kiếm của các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Tiki, Shopee hay Lazada là người tiêu dùng có thể nhận về hàng trăm nghìn kết quả.
2.2 Ứng dụng AR vào các mô tả sản phẩm và giới thiệu sản phẩm
Các công nghệ tích hợp như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) hay trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động tích cực đến ngành bán lẻ nội thất. Công nghệ tham gia vào hầu hết các quy trình trong chuỗi giá trị của ngành, từ khâu thiết kế, sản xuất, tiếp thị cho đến bán hàng.
IKEA ứng dụng thực tế tăng cường vào app IKEA Place
Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường hữu ích cho cả nhà bán lẻ đồ nội thất lẫn người tiêu dùng. Nhà thiết kế có thể thử nghiệm tính tương thích của sản phẩm nội thất với không gian. Trong khi đó, người tiêu dùng dùng AR/ VR để lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngôi nhà của mình. IKEA Place là ứng dụng áp dụng công nghệ thực tế tăng cường của hãng nội thất IKEA, giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng và đúng đắn.
2.3 Tăng cường quảng cáo và kết nối DTC
Quảng cáo kết hợp với DTC (marketing trực tiếp đến người tiêu dùng) sẽ là tương lai của ngành bán lẻ nội thất. Với hướng quản trị này, nhà bán lẻ có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá và thử nghiệm sản phẩm hiệu quả hơn.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng là mục tiêu hàng đầu trong ngành bán lẻ nội thất
2.4 Chính sách tốt và tạo sự trung thành
Chính sách bán hàng tốt là nền tảng để xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Ngành hàng đồ nội thất cũng không phải là ngoại lệ, để giữ chân khách hàng thì doanh nghiệp cần chú trọng đến dịch vụ khách hàng, tạo ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi mua sắm. Retail Pro Prism là giải pháp quản lý cửa hàng bán lẻ nội thất hiệu quả, giúp doanh nghiệp quản tệp khách hàng và xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng.
2.5 Quản trị đồng bộ và nhanh chóng
Phát triển bán hàng đa kênh đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ nội thất phải có một hệ thống quản trị chuyên nghiệp và đồng bộ. Điều này sẽ giúp việc kinh doanh trực tuyến và cửa hàng vật lý được vận hành một cách trơn tru, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách mua hàng.
Một hệ thống quản trị chuyên nghiệp và đồng bộ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
3. Quản trị kênh bán lẻ tốt hơn với giải pháp của LBC International
Retail Pro Prism là giải pháp mà LBC International mang đến cho các doanh nghiệp ngành bán lẻ, đặc biệt là ngành hàng đồ nội thất. Với các tính năng ưu việt của Retail Pro Prism, doanh nghiệp có thể quản trị cửa hàng bán lẻ đồ nội thất dễ dàng và hiệu quả hơn. Cụ thể, phần mềm sẽ quản trị toàn diện: danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, hiệu suất làm việc của nhân viên, danh sách khách hàng trung thành…
Retail Pro Prism là giải pháp toàn diện cho cửa hàng bán lẻ đồ nội thất
Bên cạnh đó, Retail Pro Prism còn hỗ trợ hiệu quả khi doanh nghiệp muốn phát triển bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ và chuyên nghiệp. Với những điểm mạnh kể trên, sản phẩm LBC International phù hợp cho mọi quy mô và ngành hàng bán lẻ.
Nắm bắt thị trường và nâng cao khả năng quản trị là cách hữu hiệu để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trong ngành bán lẻ đồ nội thất. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ thực sự hữu ích cho các nhà quản trị. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.