Chuyển đổi số ngành bán lẻ đã có những thay đổi gì trong năm 2022?

Đăng bởi lbc vào 20/11/2022

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ. Các công nghệ mới ra đời giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, là tiền đề để doanh nghiệp phát triển bền vững. Năm 2022 là cột mốc đánh dấu những bước tiến rõ rệt trong công cuộc chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ, tạo ảnh hưởng sâu rộng đến ngành.

Cùng bài viết sau đây của LBC International tìm hiểu về tác động của số hoá đến các đơn vị bán lẻ tại Việt Nam trong năm 2022.

Bài viết liên quan: 

Chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng

Chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng

1. Thực trạng ứng dụng công nghệ số trước đây

Ngành bán lẻ Việt Nam đang có quy mô thị trường khoảng 142 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt mốc 350 tỷ USD vào năm 2025. Cả nước hiện có hơn 1 triệu điểm lẻ, trong đó chỉ có các cửa hàng tiện lợi và siêu thị là đã ứng dụng công nghệ thành công. Số cửa hàng tạp hoá còn lại, chiếm tầm 90% số lượng điểm bán lẻ, vẫn sử dụng các phương thức ghi chép thủ công để quản lý hàng hoá và hoạt động kinh doanh.

Ngành bán lẻ thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi trong năm 2022

Ngành bán lẻ thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi trong năm 2022

Nhìn chung, việc chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ ở Việt Nam chưa có nhiều kết quả khả quan. Nguyên nhân là bởi mô hình bán lẻ truyền thống vẫn đang phát triển rất tốt. Bên cạnh đó là sự thiếu liên kết giữa các lực lượng tham gia vào chuỗi cung ứng, bao gồm đơn vị sản xuất, phân phối và bán lẻ. Các bên chưa có nhiều kinh nghiệm, phối hợp thiếu chặt chẽ gây ảnh hưởng đến khâu chăm sóc khách hàng và làm giảm hiệu quả bán hàng kỹ thuật số.

Mặt khác, công nghệ quản trị giữa hệ thống các siêu thị và cửa hàng tiện lợi chưa được tận dụng tối đa. Phần đông các đơn vị bán lẻ vừa và nhỏ tin tưởng vào hình thức bán hàng truyền thống. Điều này mang đến những hậu quả khôn lường như: nguồn hàng hạn chế, giá cao, chất lượng hàng hoá thấp, mạng lưới nhỏ hẹp và chưa tương xứng với kỳ vọng của khách hàng.

Ứng dụng công nghệ số vào ngành bán lẻ mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ số vào ngành bán lẻ mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp

Nhận thức được vấn đề, công tác số hoá ngành bán lẻ Việt Nam bắt đầu có những bước tiến rõ rệt. Ngày 10/10 hàng năm được chọn làm ngày Chuyển đổi số Quốc gia, tạo động lực cho công cuộc số hoá. Thay đổi trên hứa hẹn sẽ là nền tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững và các thành tựu đột phá trong thời đại số.

2. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Về định nghĩa, chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ là quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hình thức truyền thống sang kỹ thuật số. Như vậy, thay vì dành sự ưu tiên cho chuỗi cung ứng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tập trung vào trải nghiệm khách hàng dựa trên dữ liệu số. Hoạt động số hoá ngành bán lẻ bao gồm:

  • Kết hợp đa kênh và hợp kênh

Mô hình bán hàng đa kênh (Multichannel) và hợp kênh (Omnichannel) là động lực thúc đẩy nhà bán lẻ phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhiều nền tảng khác nhau. Không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế, các mô hình trên còn có ý nghĩa thắt chặt mối liên hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

Đa dạng hoá nền tảng bán hàng là xu thế của thời đại 4.0

Đa dạng hoá nền tảng bán hàng là xu thế của thời đại 4.0

  • Chuyển kênh

Chuyển kênh (O2O) là xu hướng chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ phù hợp trong bối cảnh internet và mạng xã hội phát triển như hiện nay. Chuyển kênh đan xen online – offline đảm bảo cho thương hiệu xuất hiện ở mọi mặt trận, giúp mở rộng thị trường và tăng khả năng tiếp cận với tệp khách hàng mới.

Kết hợp 2 kênh bán hàng online và offline để tăng doanh số

Kết hợp 2 kênh bán hàng online và offline để tăng doanh số

  • Ứng dụng Digital marketing

Trong quy trình truyền thông – tiếp thị, số hoá là cách hiệu quả nhất để thấu hiểu khách hàng và cải thiện doanh số. Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp còn khá bỡ ngỡ trong việc thiết lập văn hoá marketing số. Do đó, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng thay đổi để công cuộc số hoá diễn ra suôn sẻ hơn.

Digital marketing là nền tảng của chuyển đổi số ngành bán lẻ

Digital marketing là nền tảng của chuyển đổi số ngành bán lẻ

  • Thu thập và khai thác hành vi khách hàng

Đối với ngành bán lẻ, dữ liệu khách hàng là tài nguyên quý giá để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường. Thông qua dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể phân tích hành vi và tâm lý của khách hàng, tạo nền tảng cho các chiến dịch về sau. Các kênh thu thập thông tin khách hàng cho nhà bán lẻ có: mạng xã hội, báo chí, truyền hình, quảng cáo, phỏng vấn…

Thấu hiểu tâm lý và hành vi khách hàng để xây dựng chiến dịch tiếp thị

Thấu hiểu tâm lý và hành vi khách hàng để xây dựng chiến dịch tiếp thị

  • Kết hợp CRM quản trị khách hàng

CRM là công cụ quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành. Công cụ số thông minh này ngày càng được ứng dụng rộng rãi, giúp tối ưu hệ thống chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. 

Retail Pro Prism là giải pháp hữu ích cho việc quản trị cửa hàng bán lẻ

Retail Pro Prism là giải pháp hữu ích cho việc quản trị cửa hàng bán lẻ

Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ thông tin dành riêng cho ngành bán lẻ, lựa chọn số 1 trong quản trị dữ liệu khách hàng. Phần mềm hiện đang được phân phối bởi LBC International.

3. Vì sao nên chọn Retail Pro Prism?

Retail Pro Prism là hệ thống quản lý bán lẻ toàn diện, sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm này là sự đa dạng trong ứng dụng, từ điểm bán hàng, bộ phận kinh doanh cho đến toàn bộ hoạt động của cửa hàng. Phần mềm cho phép tùy biến quy trình làm việc, giao diện và tích hợp với các ứng dụng khác của bên thứ 3.

Lịch sử giao dịch của khách hàng được lưu trữ tự động trong hệ thống

Lịch sử giao dịch của khách hàng được lưu trữ tự động trong hệ thống

Ngoài ra, Retail Pro Prism còn là giải pháp cho chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ, đặc biệt là trong công tác quản trị khách hàng. Phần mềm có khả năng quản lý một lượng dữ liệu khách hàng lớn, truy xuất thông tin và lịch sử giao dịch khi cần. Chương trình khách hàng thân thiết được tích hợp sẵn trong hệ thống, có chế độ thưởng theo cấp bậc và chiến dịch tiếp thị, quảng cáo riêng.

Công cuộc số hoá ngành bán lẻ năm 2022 đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho các đơn vị kinh doanh trong ngành và người tiêu dùng. Trước xu hướng chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các nguồn lực, sẵn sàng thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Giải pháp quản trị cửa hàng bán lẻ Retail Pro Prism của LBC International hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trên hành trình đó.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.