Những tháng cuối năm là giai đoạn mà nhu cầu tiêu dùng tăng cao, là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp bán lẻ đẩy mạnh doanh số. Để thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần lên kế hoạch marketing, tiếp thị sản phẩm ngay từ bây giờ. Retail marketing là giải pháp chuyên biệt dành cho ngành bán lẻ, giúp giải quyết triệt để mọi vấn đề và mang đến hiệu quả tối ưu.
Cùng LBC International điểm qua 8 ý tưởng marketing mới lạ và độc đáo nhất cho mùa mua sắm cuối năm 2022.
Bài viết liên quan:
Tìm kiếm ý tưởng cho chiến dịch retail marketing cuối năm
1. Hiểu về retail marketing
Các doanh nghiệp bán lẻ luôn phải chủ động để thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc thù của ngành là bán hàng với số lượng nhỏ, mô hình bán lẻ tiến hoá liên tục và nhu cầu khách hàng đa dạng.
Ngành bán lẻ có nhiều yếu tố đặc thù hơn các ngành khác
Trên thực tế, các hình thức marketing thông thường không thực sự hiệu quả, ngành bán lẻ cần đến một công thức riêng. Retail marketing là những công thức marketing được “may đo” riêng cho ngành bán lẻ nhằm giải quyết các vấn đề hiện hữu của ngành.
Ngành bán lẻ cũng tận dụng mô hình 4P (Marketing Mix) để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Marketing mix hay marketing hỗn hợp bao gồm 4 yếu tố: sản phẩm, giá, phân phối và khuyến mãi.
Ngành bán lẻ cần đến những phương thức marketing riêng để thu hút khách hàng
Đây được xem là những yếu tố cơ bản nhất của mọi hoạt động truyền thông – marketing, chúng tác động đến doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều cửa hàng bán lẻ đang áp dụng mô hình này vào hoạt động marketing.
2. Áp dụng ý tưởng marketing và promotion cho cửa hàng
Một chiến lược marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng mới, mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp có thể tham khảo 8 ý tưởng marketing cho ngành bán lẻ sau đây:
-
Tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội
Nhắc đến marketing bán lẻ thì không thể bỏ qua các phương tiện truyền thông xã hội. Đây là môi trường tuyệt vời để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, doanh nghiệp cần xác định kênh truyền thông nào là phù hợp nhất. Yếu tố quan trọng nhất khi xác định kênh là thói quen sử dụng social media của khách hàng.
Mạng xã hội và nền tảng tuyệt vời để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Hiện nay, có 4 nền tảng mạng xã hội mạnh nhất để tiếp cận khách hàng ngành bán lẻ là Facebook, Instagram, Pinterest và Tiktok. Điểm chung của những nền tảng này là lấy người dùng làm trung tâm, là “mảnh đất màu mỡ” cho nhà bán lẻ khai thác. Khi đã xác định được đúng kênh, doanh nghiệp cần nắm rõ tính năng của từng kênh. Bởi ngoài khả năng quảng bá thương hiệu, chúng còn cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng của doanh nghiệp.
-
Tối ưu chiến lược email marketing
Email marketing là kênh tiếp thị mang đến hiệu quả vượt trội trong retail marketing. Thống kê cho thấy, lượng khách hàng trực tuyến tương tác qua email cao hơn nhiều lần so với các nền tảng khác, bao gồm mở mail và nhấp chuột vào liên kết đính kèm.
Email marketing giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và lượt tương tác trực tuyến
Chiến dịch email marketing cần được thực hiện sau khi khách hàng mua sản phẩm đầu tiên khoảng một vài tháng. Nội dung email nên mang tính chất gợi ý, có thể là sản phẩm tương tự hoặc phụ kiện đi kèm với sản phẩm đã mua.
-
Sử dụng nguồn KOL và Influencer
Ngày nay, sự chứng thực từ một người có ảnh hưởng (Influencer/ KOL) thậm chí còn mang đến hiệu quả cao hơn so với quảng cáo truyền thống. Đây là lý sao vì sao nhiều doanh nghiệp bán lẻ lựa chọn KOL và Influencer để quảng bá thương hiệu.
KOL/ Influencer là lựa chọn tối ưu để tăng lòng tin của khách hàng với sản phẩm
Các tiêu chí quan trọng khi chọn Influencer gồm có: reach (độ phủ), relevance (độ phù hợp) và performance (độ hiệu quả). Đồng thời, kênh marketing này cũng phải kết nối tốt với các kênh truyền thông khác của nhãn hàng.
-
Bắt đầu chiến dịch referral
Referral (marketing truyền miệng) là khái niệm không còn quá xa lạ trong quảng cáo bán hàng. Ý tưởng cốt lõi của referral là mang đến những sản phẩm chất lượng, khiến khách hàng hài lòng. Từ sự hài lòng đó, khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đã sử dụng đến bạn bè của họ. Đây là hình thức marketing phù hợp cho những doanh nghiệp bán lẻ có sản phẩm tốt, có thể làm chiến lược dài hạn mà không tốn quá nhiều chi phí.
Kênh truyền miệng mang đến hiệu quả bất ngờ
-
Tối ưu các nguồn lực có sẵn tại cửa hàng
Trước khi bắt tay thực hiện một ý tưởng mới, doanh nghiệp nên tận dụng các nguồn lực có sẵn tại hệ thống cửa hàng. Cách đơn giản nhất để tăng doanh số là tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ cũng có thể thay đổi cách sắp xếp hàng hóa, mặt tiền cửa hàng, giao diện website hoặc tạo sự kiện để thu hút khách hàng.
Thay đổi cách sắp xếp hàng hóa góp phần nâng cao trải nghiệm mua hàng
-
Sử dụng SMS marketing
SMS marketing cũng là một lựa chọn đáng thử trong retail marketing. SMS có thể hướng chính xác đến tập khách hàng mục tiêu, cho phép doanh nghiệp phân loại khách hàng theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, địa lý… Đặc biệt, SMS có tính tương tác rất cao, doanh nghiệp có thể thu được phản hồi khách hàng và đánh giá thành công của chiến dịch ngay trong quá trình triển khai.
SMS marketing có thể hướng chính xác đến tập khách hàng mục tiêu
-
Sản xuất video
Trung bình một ngày, mỗi người có thể dành khoảng 100 phút để xem video trên các nền tảng mạng xã hội. Đa số các kênh social media lớn như Facebook, Instagram đều cho phép người dùng đăng tải video. Thậm chí, một số nền tảng còn được thiết kế chuyên biệt cho định dạng nội dung là video, chẳng hạn như Tiktok hay Youtube. Do đó, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến dịch marketing dưới định dạng nội dung này.
Tạo nội dung bằng định dạng video để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ
-
Chạy chiến dịch win – back marketing
Win – back marketing là chiến dịch giúp doanh nghiệp thu hút lại lượng khách hàng cũ, đã ngừng tương tác. Đây là chiêu thức được sử dụng nhiều trong quản trị cửa hàng bán lẻ và có thể áp dụng cho cả marketing online.
Các chiến dịch win – back marketing giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng trung thành
Chiến dịch win – back marketing thường được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn, bao gồm: nhắc nhớ về thương hiệu, khuyến khích mua hàng và giữ liên lạc. Nếu thực hiện thành công, doanh nghiệp có thể tăng lượng khách hàng trung thành lên đáng kể.
Hy vọng 8 ý tưởng retail marketing được gợi ý trên đây sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp trong mùa mua sắm cuối năm này. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các giải pháp công nghệ cho ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.