Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã biến bán lẻ đa kênh trở thành xu hướng. Bán lẻ nội thất là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của xu hướng này, các doanh nghiệp trực thuộc ngành đã và đang chuyển hướng kinh doanh để tăng trưởng doanh số, tạo lợi thế cạnh tranh. Với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thì khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Cùng LBC International tìm hiểu ưu nhược điểm của việc bán hàng đa kênh và cách để quản lý tối ưu hệ thống bán lẻ sau khi chuyển đổi.
Bài viết liên quan:
Bán hàng đa kênh được dự đoán là xu hướng của ngành bán lẻ nội thất
1. Ưu nhược điểm khi kinh doanh bán lẻ nội thất kết hợp đa kênh
Theo ước tính, GDP năm 2022 đã tăng 8,02% so với năm 2021. Ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng tổng giá trị của toàn nền kinh tế. Thị trường bán lẻ nội thất cũng chứng kiến mức tăng vượt bậc do nhu cầu trang trí, làm đẹp không gian sống ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bên cạnh các phương thức kích thích sức mua và đẩy hàng tồn, các nhà bán lẻ có xu hướng mở rộng kênh bán hàng để khai thác tối đa lợi thế kinh doanh. Thực tế cho thấy, các nhà bán đa kênh có mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với các đơn vị chỉ bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay bán trực tuyến.
Doanh nghiệp kết hợp bán hàng trực tiếp với trực tuyến để tăng doanh thu
Trong năm 2023, các nhà bán lẻ đồ nội thất sẽ tiếp tục đẩy mạnh bán hàng đa kênh, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh và tận dụng sức mạnh của các kênh bán lẻ trực tuyến. Việc kết hợp nhiều kênh bán hàng khi kinh doanh bán lẻ nội thất sẽ mang đến những ưu nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
- Tăng khả năng tiếp cận và lượng khách hàng tiềm năng.
- Mở rộng điểm chạm với khách hàng.
- Tối ưu các kênh marketing và truyền thông, tăng độ phủ sóng của thương hiệu, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Thể hiện được nhiều mặt của sản phẩm, thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng.
- Đo lường hiệu quả kinh doanh một cách dễ dàng, giúp nhà quản trị xây dựng các chiến lược phù hợp trong tương lai.
- Tối ưu ngân sách đầu tư, nhà bán lẻ có thể mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải mở thêm nhiều cửa hàng mới.
Bán hàng đa kênh giúp nhà bán lẻ tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn
Nhược điểm
- Mức độ cạnh tranh cao hơn so với việc chỉ vận hành một mô hình kinh doanh.
- Chi phí tăng do đầu tư vào truyền thông, marketing, ứng dụng công nghệ ngành bán lẻ và thử nghiệm kênh bán hàng.
- “Vàng thau lẫn lộn”, tiềm ẩn những rủi ro về tài chính và nhân lực nếu không đảm bảo được hoạt động trên các kênh bán hàng.
- Khó kiểm soát và quản lý một cách đồng bộ, nguy cơ giảm hiệu suất bán hàng nếu mô hình vận hành không phù hợp.
2. Cách quản lý tối ưu khi quyết định phát triển bán lẻ nội thất đa kênh
Khi quyết định chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang bán hàng đa kênh, nhà bán phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Muốn tối ưu hệ thống quản lý, nhà bán lẻ cần lưu ý đến các vấn đề sau:
-
Hiểu rõ bài toán và mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu mà các doanh nghiệp bán lẻ nội thất hướng đến khi chọn bán hàng đa kênh là mở rộng hệ thống bán lẻ, tăng lượng khách hàng, doanh thu và khả năng cạnh tranh. Nhà quản trị phải là người hiểu rõ nhất mục tiêu của doanh nghiệp mình, từ đó xây dựng chiến lược phát triển và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Đồng thời, các nguồn lực sẵn có (tài chính, nhân sự…) cũng ảnh hưởng đến kế hoạch đa dạng hóa kênh bán hàng.
Đặt mục tiêu cụ thể trước khi triển khai đa kênh bán hàng
-
Có sự đồng bộ và truyền thông bài bản
Truyền thông và marketing có vai trò quan trọng trong việc phát triển mô hình bán hàng đa kênh. Muốn đạt hiệu quả tiếp thị như mong muốn, nhà bán phải đầu tư vào nghiên cứu khách hàng, tìm kiếm kênh bán hàng tiềm năng và có kế hoạch marketing bài bản. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông cũng cần có sự đồng bộ giữa các kênh bán hàng để tối ưu hiệu quả.
-
Tập trung vào giá trị thực
Dù là bán hàng trực tiếp, trực tuyến hay đa kênh thì doanh nghiệp bán lẻ đồ nội thất cũng cần quan tâm đến các giá trị thực. Sản phẩm tiếp thị đến khách hàng phải đảm bảo về chất lượng, chính sách bảo hành và hậu mãi.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng nên được đặt lên hàng đầu
Ngoài ra, khi xây dựng kênh bán hàng, nhà bán nên đặt mục tiêu rõ ràng, để bán hàng, kéo tương tác, quảng bá thương hiệu hay cập nhật tin tức… Bán hàng đa kênh chỉ thực sự thành công khi nhà bán lẻ đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
-
Tận dụng công cụ quản lý cho cả hệ thống
Để vận hành nhiều kênh bán hàng cùng lúc, nhà bán lẻ cần đến các công cụ quản lý chuyên dụng. Ứng dụng công nghệ vào hệ thống bán hàng giúp việc kinh doanh hiệu quả và dễ dàng hơn, giảm thiểu khối lượng công việc cho nhà quản trị.
3. Giải pháp từ LBC International
Retail Pro Prism là giải pháp mà LBC International mang đến cho các nhà bán lẻ nội thất. Phần mềm được tích hợp các tính năng chuyên dụng cho ngành bán lẻ, có thể ứng dụng cho nhiều quy mô hệ thống và ngành hàng khác nhau. Sản phẩm của LBC đã và đang được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ trên thế giới, trong đó có các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất.
Retail Pro Prism là phần mềm chuyên dụng cho ngành bán lẻ đồ nội thất
Ưu điểm lớn nhất của Retail Pro Prism là quản trị được một số lượng danh mục sản phẩm nội thất lớn, điều mà cách quản lý thủ công khó làm được. Phần mềm cũng hỗ trợ nhà quản trị trong việc kiểm soát hàng tồn kho, đơn hàng, lịch sử giao dịch và hiệu suất làm việc của nhân viên. Đặc biệt, Retail Pro Prism còn được trang bị tính năng quản lý và giữ chân khách hàng trung thành, gợi ý chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng trong các dịp đặc biệt.
Bán hàng đa kênh được dự đoán là tương lai của ngành bán lẻ nội thất. Để bắt kịp với xu thế của thị trường, nhà bán lẻ cần có kế hoạch chuyển hướng ngay từ bây giờ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.