Các tháng cuối năm là dịp diễn ra nhiều lễ hội quan trọng và chuẩn bị cho năm mới. Đây cũng là thời điểm mà nhu cầu mua sắm tăng cao, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các đơn vị bán lẻ. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp phải lên chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng, xây dựng hình ảnh nhãn hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Cùng LBC International điểm qua 11 ý tưởng bán hàng cuối năm độc đáo, dễ áp dụng trong bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan:
Lên ý tưởng bán hàng cuối năm độc đáo để tối ưu doanh số
1. Tạo ra thông điệp về sự trao tặng
Là mùa tặng quà chính trong năm, lượng sản phẩm tiêu thụ trước mỗi dịp lễ tết luôn tăng một cách đột biến. Lúc này, khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ là người tiêu dùng cuối mà còn là những người muốn mua sản phẩm để làm quà cho người thân, bạn bè. Vì vậy, khi xây dựng ý tưởng bán hàng cuối năm, nhà bán lẻ cần mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, tạo ra thông điệp về sự trao tặng để thu hút người mua.
Thông điệp về sự trao tặng trên quảng cáo của De Beers
Dễ dàng nhận thấy, các nhà bán lẻ đồ trang sức luôn tập trung tiếp thị cho nhóm khách hàng là nam giới. Điển hình là quảng cáo Giáng sinh của hãng trang sức kim cương De Beers trên nền tảng Instagram. Thông điệp của họ nhắm đến nhóm khách hàng nam muốn mua kim cương làm quà tặng – “Không cần phép màu Giáng sinh, hãy biến điều ước thành hiện thực với món quà hoàn hảo từ kim cương De Beers”.
2. Khuyến mãi, ưu đãi cho nhóm khách hàng đặt hàng sớm
Giảm giá là một trong những cách thức hiệu quả để giữ chân khách hàng và khiến họ chủ động tìm đến thương hiệu. Phương thức này phù hợp cho những dòng sản phẩm sắp ra mắt hoặc dành riêng cho mùa lễ hội. Một mức giá tốt hoặc quà tặng kèm theo khi đặt hàng trước có tác dụng tạo độ HOT cho sản phẩm và tăng doanh số bán ra.
Giảm giá, tặng khuyến mãi để tăng lượng đặt hàng sớm
Mới đây nhất, để hưởng ứng sự kiện ra mắt iPhone 14, Thế Giới Di Động đã triển khai ý tưởng bán lẻ “Ưu đãi mua kèm phụ kiện khi đặt trước iPhone 14”. Với chương trình này, khách hàng không chỉ mua được điện thoại giá tốt mà còn có cơ hội sắm phụ kiện với mức giá giảm lên đến 50%.
3. Tận dụng và truyền thông về số liệu mua hàng
Nhà bán lẻ nên thường xuyên theo dõi doanh số bán ra của các mặt hàng trong danh mục sản phẩm. Bên cạnh xác định được các sản phẩm bán chạy và sản phẩm có doanh số thấp, đây còn là nguồn tư liệu quý giá để doanh nghiệp tận dụng làm truyền thông, tiếp thị.
Luôn luôn theo dõi lượng bán ra của các sản phẩm trong danh mục
Đơn cử, trang chủ của Target – website thương mại bán lẻ lớn thứ 2 tại Hoa Kỳ, đã đưa ra danh sách “50 món quà được trẻ em mong chờ nhất” để phục vụ chiến dịch marketing vào các ngày lễ lớn.
4. Bày trí gian hàng hiệu quả với sản phẩm nổi bật
Âm nhạc và hình ảnh liên quan đến mùa lễ hội đều có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng. Cụ thể, khi khách hàng bước chân vào một không gian tràn ngập không khí lễ hội, họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Nếu chưa có ý tưởng bán hàng cuối năm nào thì doanh nghiệp có thể tham khảo cách này.
Các loại thức uống và thiết kế bao bì dành riêng cho Giáng sinh của Starbucks
Starbucks là cái tên luôn làm tốt chiêu thức tiếp thị nói trên. Từ đầu tháng 12, những hình ảnh quen thuộc liên quan Giáng sinh đã hiện lên đầy sống động qua không gian cửa hàng và bao bì sản phẩm. Ngoài ra, Starbucks còn tạo ra các loại thức uống đặc biệt dành riêng cho ngày lễ này.
5. Quan tâm đến vị trí các món hàng và cách truyền thông sản phẩm chính
Các sản phẩm chính trong chiến dịch nên được đặt tại vị trí bắt mắt nhất trong cửa hàng. Không chỉ tăng hiệu ứng truyền thông và sự nổi bật, đây còn là cách tối ưu trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ, các sản phẩm phục vụ trang trí Giáng sinh nên được tách thành một khu riêng trong cửa hàng để khách hàng tiện mua sắm.
Gian hàng đồ Giáng sinh được tách biệt thành một khu riêng
6. Tận dụng mini game trên kênh truyền thông trực tuyến
Mini game là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tăng doanh số bán hàng cuối năm và độ nhận diện thương hiệu. Ngày nay, mini game dần được dịch chuyển lên các trang mạng xã hội để tạo sức hút và độ lan tỏa. Đồng thời, những nền tảng này còn giúp doanh nghiệp tận dụng được các công cụ thúc đẩy bán hàng. Cuộc thi “Chúc Tết khoẻ đẹp” của Star Kombucha năm 2021 là một minh chứng cho sự thành công của mini game trên kênh truyền thông trực tuyến.
Mini game “Chúc Tết khoẻ đẹp” của Star Kombucha được khách hàng đón nhận nhiệt liệt
7. Tạo ra không khí lễ hội trong các sản phẩm truyền thông
Sự nhất quán trong concept trang trí cửa hàng và các ấn phẩm truyền thông sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ cho mùa lễ hội cuối năm. Doanh nghiệp có thể thay đổi giao diện website, nội dung các bài viết trên social media, đếm ngược chờ sự kiện để kích thích sự háo hức của khách hàng.
8. Tặng kèm thẻ quà tặng, thẻ khuyến mãi hoặc giảm giá
Khuyến mãi luôn là điều khách hàng yêu thích nhưng doanh nghiệp không nên tổ chức một cách tuỳ tiện, nên có lý do hợp lý để bắt đầu và kết thúc. Và mùa lễ hội sắp đến sẽ là thời điểm tuyệt vời để thực hiện ý tưởng bán hàng cuối năm này. Các hình thức ưu đãi mà doanh nghiệp có thể triển khai là: tặng thẻ quà tặng, thẻ khuyến mãi, giảm giá, miễn phí giao hàng…
Tặng thẻ quà tặng để thu hút khách hàng, tăng doanh số
9. Tạo ra video giới thiệu ngắn về sản phẩm và thương hiệu
So với các dạng truyền tải nội dung truyền thống như văn bản hay infographic thì video ngắn vẫn là định dạng được người dùng ưa chuộng hơn. Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok… thì video marketing càng dễ viral hơn.
Neptune nổi tiếng với các video quảng cáo Tết mang thông điệp gia đình
Neptune đã có một video quảng cáo được xếp vào hàng “kinh điển” trong mùa Tết 2013. Nội dung video khai thác insight về gia đình, đồng thời lồng ghép khéo léo hình ảnh và thông điệp của sản phẩm.
10. Tập trung cho nhóm mua sắm địa phương khi cần thiết
Các cửa hàng bán lẻ tại địa phương có thể là nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp trong mùa lễ hội cuối năm. Do đó, nhà bán lẻ đừng quên các hình thức tiếp thị cho nhóm khách hàng này, chẳng hạn như: bản địa hoá trang trí cửa hàng, tài trợ cho sự kiện hoặc ấn phẩm truyền thông địa phương, chạy quảng cáo nhắm mục tiêu địa lý…
11. Quản trị khách hàng bằng hệ thống
Phần mềm quản lý bán lẻ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho nhà bán lẻ trong mùa mua sắm sắp tới. Với những tính năng ưu việt, phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản trị mọi hoạt động trong hệ thống, bao gồm: số lượng hàng hoá, hàng tồn kho, nhân sự, thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch…
Quản trị toàn diện hệ thống bán lẻ bằng Retail Pro Prism
Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ, được phân phối bởi LBC International. Công cụ này được tích hợp nhiều tính năng chuyên dụng, phù hợp cho mọi quy mô hệ thống bán lẻ. Đặc biệt, Retail Pro Prism còn cho phép người dùng thiết lập các chương trình khuyến mãi, dữ liệu quản lý bán hàng, xuất nhập tồn theo thời gian thực.
Những ý tưởng bán hàng cuối năm độc đáo sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong cuộc đua doanh số khốc liệt sắp tới. Mong rằng những gợi ý trên đây sẽ hữu ích cho nhà quản trị khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về các phần mềm bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.