Cuối năm là dịp bùng nổ của những chương trình khuyến mãi, “siêu” sale lớn nhất trong năm. Đây là cơ hội để người tiêu dùng mua sắm thả ga, nhận ưu đãi khủng từ các thương hiệu nổi tiếng. Ở chiều ngược lại, chính sách giảm giá giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi ích liên quan đến doanh thu, độ nhận diện thương hiệu và lượng khách trung thành.
Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường thời trang bán lẻ cuối năm và bí mật ẩn sau các chương trình giảm giá “khủng” trong bài viết sau đây.
Bài viết liên quan:
Thị trường thời trang bán lẻ sôi động với các dịp khuyến mãi cuối năm
1. Tình hình mua sắm và sức mua cuối năm của người tiêu dùng
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 và lạm phát, thị trường bán lẻ Việt Nam bắt đầu bật tăng trở lại. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm đã đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo các chuyên gia kinh tế, sự phục hồi của ngành bán lẻ có công lớn từ chính sách mở cửa, kích cầu, trợ lực doanh nghiệp và tâm lý tích cực của người tiêu dùng.
Sức mua ngành thời trang tăng mạnh trở lại
Sức mua tăng mạnh và có xu hướng trải đều, không chỉ tập trung vào một vài thời điểm như trước đây. Trong đó, các tháng cuối năm được dự đoán là cao điểm của mùa mua sắm với nhiều sự kiện, lễ hội và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu, thị trường thời trang bán lẻ đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ nhu cầu mặc đẹp và sắm sửa đón Tết của người tiêu dùng.
Các chương trình khuyến mãi diễn ra thường xuyên hơn để chuẩn bị cho mùa lễ hội
Việt Nam vẫn là thị trường mục tiêu mà các nhà bán lẻ đang khảo sát để mở rộng hoạt động kinh doanh. Không ít nhà bán lẻ nước ngoài đã và đang đến Việt Nam để đầu tư, phát triển thị trường. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Tuy vậy, lợi thế sân nhà và xu hướng sử dụng hàng nội địa của người tiêu dùng đã giúp doanh nghiệp Việt đứng vững trong cuộc “so găng” này.
2. Doanh nghiệp nhận được gì trong những đợt giảm giá mạnh cuối năm
Từ nay đến cuối năm, hàng loạt chương trình giảm giá, khuyến mãi sẽ được triển khai liên tục theo xu thế chung của ngành bán lẻ. Các ngành hàng có mức giảm cao nhất gồm có thời trang, thực phẩm, hoá mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ công nghệ… Việc ngành thời trang giảm giá cuối năm cũng nằm trong chiến lược giá của doanh nghiệp, mục tiêu là tăng trưởng doanh thu, đẩy hàng tồn, định vị thương hiệu và marketing.
Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều nhận được lợi ích từ các chương trình ưu đãi giảm giá
-
Giảm lượng hàng tồn kho và tăng doanh số
Trong ngành thời trang, vòng đời của sản phẩm cực kỳ ngắn do xu hướng thời trang của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Chỉ sau một vài tháng, nhiều mặt hàng đã không thể tiêu thụ vì “lỗi mốt”.
Giảm giá là chiêu thức hiệu quả để tăng doanh số và đẩy hàng tồn
Trong trường hợp này, các chương trình khuyến mãi là giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy hàng tồn kho nhanh chóng và hiệu quả nhất. Không chỉ có chỗ cho hàng mới, giải quyết hàng tồn kho còn cách để tăng tính thanh khoản và thu hút nhà đầu tư.
-
Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và độ trung thành của khách hàng
Thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao với nhiều thương hiệu nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước. Nếu không phải là tên tuổi lớn, khách hàng thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của thương hiệu. Lúc này, khuyến mãi là cách đơn giản nhất để doanh nghiệp tăng độ nhận diện. Ngược lại, với các nhãn hàng thời trang cao cấp, đây chính là cơ hội để thương hiệu đến gần hơn với người có mức thu nhập trung bình, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và tăng độ nhận diện thương hiệu
Ngoài ra, khuyến mãi còn là công cụ để thu hút khách hàng và gia tăng mức độ trung thành. Một mức giá tốt giúp sản phẩm được nhiều người biết đến hơn, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Với khách hàng cũ, giảm giá là phương thức giữ chân khách hàng, ngăn chặn sự lôi kéo từ phía đối thủ.
-
Tiền đề cho những chiến dịch marketing mới và hoạt động marketing 0đ
Với sự cạnh tranh khốc liệt như thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam, các chiến dịch marketing có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Chiến lược giảm giá là tiền đề của marketing 0đ, tận dụng chính khách hàng làm kênh quảng cáo cho thương hiệu.
Hiệu quả tích cực đến từ marketing truyền miệng
Cụ thể, nếu khách hàng hài lòng về giá và chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng quay lại vào lần sau hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè. Trên thực tế, quảng cáo truyền miệng đã mang đến hiệu quả truyền thông tích cực cho ngành thời trang bán lẻ.
3. Ứng dụng giải pháp của LBC International để quản lý cửa hàng bán lẻ dịp cuối năm
Với hàng loạt chương trình khuyến mãi cuối năm, doanh nghiệp cần một giải pháp quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Retail Pro Prism là phần mềm quản lý bán lẻ chuyên dụng, giúp việc quản trị cửa hàng quần áo trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Phần mềm được trang bị những tính năng ưu việt nhất hiện nay, từ quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, nhân sự cho đến thông tin khách hàng.
Retail Pro Prism – giải pháp quản trị cửa hàng thời trang bán lẻ ưu việt nhất hiện nay
Đặc biệt, Retail Pro Prism còn có chức năng quản lý và giữ chân khách hàng trung thành, không giới hạn lượng dữ liệu lưu trữ. Chương trình khách hàng thân thiết được tích hợp sẵn trong hệ thống, cho phép nhà quản trị lên chiến dịch quảng cáo, tiếp thị riêng cho từng nhóm khách hàng. Phần mềm phù hợp cho mọi quy mô hệ thống bán lẻ, tương thích với nhiều ngôn ngữ, hệ thống thuế và đơn vị tiền tệ khác nhau.
Các chương trình giảm giá “khủng” cuối năm là yếu tố khiến thị trường thời trang bán lẻ thêm phần sôi động. Nếu tận dụng tốt những chương trình này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng trưởng doanh số, độ nhận diện và lợi thế cạnh tranh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.