Phát triển chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ cho thương hiệu mới

Đăng bởi lbc vào 17/03/2023

Để một sản phẩm mới ra mắt ghi được dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng là điều chưa bao giờ dễ dàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Muốn có được chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp cần lên chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ từ sớm, đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm và xây dựng hệ thống kênh phân phối.

Cùng bài viết sau đây của LBC International điểm qua những lưu ý quan trọng khi xây dựng kế hoạch truyền thông cho chuỗi bán lẻ của sản phẩm hoặc thương hiệu mới.

Bài viết liên quan: 

Sản phẩm mới cần có chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ bài bản

Sản phẩm mới cần có chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ bài bản

1. Ba hướng phát triển quan trọng cần quan tâm khi lên chiến lược truyền thông cho chuỗi bán lẻ của thương hiệu mới ra mắt

Đối với một thương hiệu hay sản phẩm mới ra mắt, trở thành người dẫn đầu thị trường không nên là chiến lược phát triển ưu tiên. Nhà bán lẻ nên tập trung khai thác lỗ hổng của thị trường để đánh chiếm vị trí số 2. Cùng với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ bài bản, tạo ra những lợi thế đặc biệt nhằm “dọn đường” cho sản phẩm sắp ra mắt.

Khi lên kế hoạch truyền thông, nhà quản trị cần lưu ý đến 3 xu hướng phát triển sau:

1.1 Tận dụng lợi thế giá thành

Thiết lập giá bán thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh để giành lấy thị phần là chiến lược được nghĩ đến đầu tiên khi ra mắt sản phẩm mới. Khi đối thủ chưa có được sự trung thành của khách hàng thì một sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn sẽ có cơ hội giành thị phần, đặc biệt là trong thời gian đầu.

Giá bán thấp hơn đối thủ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm mới ra mắt

Giá bán thấp hơn đối thủ sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm mới ra mắt

Tuy nhiên, nếu muốn cạnh tranh bằng giá thì nhà quản trị phải có kế hoạch đối phó khi đối thủ trả đũa. Thông thường, các doanh nghiệp đi trước sẽ áp dụng chiến lược giảm giá hoặc tăng cường khuyến mãi bởi đã có sẵn lợi thế về tệp khách hàng và vốn. Tóm lại, nếu doanh nghiệp bạn đủ mạnh để chiến thắng trong cuộc chiến giá cả thì bạn sẽ có cơ hội đứng vững trên thị trường và buộc người đi trước phải đi chia sẻ thị phần.

1.2  Khai thác giá trị của từng nhóm khách hàng ngách

Trong kinh doanh bán lẻ, sản phẩm mới sẽ thu hút sự chú ý của từng nhóm khách hàng theo từng thời điểm khác nhau. Có 2 nhóm khách hàng chính: người mua hàng tiên phong (sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm mới trước tiên) và người mua hàng theo số đông (chiếm đại đa số bộ phận khách hàng).

Phân nhóm khách hàng để có kế hoạch chăm sóc phù hợp

Phân nhóm khách hàng để có kế hoạch chăm sóc phù hợp

Nhóm người mua tiên phong có xu hướng tìm kiếm những lợi ích mang tính cá nhân, chẳng hạn như hình thức, mùi vị hay đơn giản chỉ là muốn trải nghiệm cái mới, trở thành người dẫn đầu xu hướng. Trong khi đó, khách hàng ở giai đoạn sau sẽ bị hấp dẫn bởi những tiện ích nổi bật của sản phẩm, sự khác biệt so với các sản phẩm đã có trên thị trường.

Nhóm khách ở giai đoạn sau là đối tượng khách hàng mục tiêu, cần chú ý khi xây dựng chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ. Nếu được chăm sóc tốt, họ có thể trở thành tệp khách hàng trung thành của doanh nghiệp sau này. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là sự đa nghi, vì thế doanh nghiệp không nên đưa ra nhiều thông tin quảng cáo xa vời, cần tập trung vào lợi ích và sự thuận tiện của sản phẩm.

1.3 Tập trung vào mạng lưới phân phối đa dạng

Sản phẩm mới dù tốt đến đâu cũng không thể mang về lợi nhuận nếu không tiếp cận được thị trường. Muốn đưa sản phẩm ra thị trường và đến gần hơn với người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải có mạng lưới phân phối hiệu quả. Đây được xem là chiến lược quan trọng nhất trong quá trình marketing sản phẩm mới. Không có hệ thống phân phối, các chiến lược về giá, khuyến mãi hay trưng bày cũng trở nên vô nghĩa.

Thiết lập mạng lưới phân phối đa dạng và hiệu quả để sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất

Thiết lập mạng lưới phân phối đa dạng và hiệu quả để sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất

Chính vì vậy, sau khi xác định được thị trường mục tiêu, nhà bán lẻ cần thiết lập kênh phân phối hợp lý. Các kênh phân phối sản phẩm phổ biến cho doanh nghiệp tham khảo có:

  • Kênh truyền thống – GT: gian hàng trong chợ, cửa hàng tạp hoá, quầy bán hàng lưu động…
  • Kênh hiện đại – MT: cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại…
  • Kênh online: sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội…
  • Kênh Key Account: căn tin bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí…

Khi lên chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ, nhà quản trị nên nghiên cứu các kênh phân phối mà đối thủ chưa khai thác, chẳng hạn như phân phối trực tuyến hay đa kênh kết hợp. Đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể tham khảo 3 chiến lược sau đây.

  • Chiến lược phân phối đa kênh

Sự bùng nổ của internet và hệ thống sàn thương mại điện tử đã giúp mô hình phân phối Online to Offline (O2O) trở nên phổ biến hơn. Kênh online có nhiệm vụ tạo nhận thức cho khách hàng về sản phẩm, dẫn dắt khách hàng đến cửa hàng để mua sắm. Trong khi đó, kênh offline cung cấp trải nghiệm đầy đủ và chân thật nhất cho khách hàng. 2 kênh này hỗ trợ lẫn nhau và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

  • Chiến lược kết nối giữa nhà cung ứng và đại lý, điểm bán hàng

Ngành phân phối – bán lẻ tương lai sẽ chú trọng đến việc chuyển đổi vai trò của các cấp trung gian, đề cao vị thế của nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng. Nhờ đó mà các nhà kinh doanh bán lẻ có cơ hội tương tác trực tiếp với nhà cung ứng thông qua nền tảng công nghệ mới – New Retail platform, rút ngắn thời gian chinh phục thị trường cho sản phẩm mới.

Có sự kết nối chặt chẽ giữa nhà cung ứng với đại lý và điểm bán hàng

Có sự kết nối chặt chẽ giữa nhà cung ứng với đại lý và điểm bán hàng

  • Chiến lược ứng dụng công nghệ trong quản trị hệ thống phân phối

Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ đã giúp việc quản trị hệ thống phân phối sản phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Nói cách khác, công nghệ chính là cầu nối giữa nhà sản xuất – đơn vị phân phối – điểm bán, giảm tải áp lực công việc so với hình thức quản lý truyền thống.

2. Tận dụng Retail Pro Prism để quản trị và khai thác dữ liệu hiệu quả

Retail Pro Prism là giải pháp quản trị toàn diện dành riêng cho ngành bán lẻ, phù hợp cho nhiều quy mô và ngành hàng khác nhau. Với các tính năng ưu việt, phần mềm của LBC International hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khi quản trị chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Quản trị và khai thác dữ liệu hiệu quả nhờ Retail Pro Prism

Quản trị và khai thác dữ liệu hiệu quả nhờ Retail Pro Prism

Retail Pro Prism giúp nhà quản trị quản lý các hạng mục quan trọng trong chuỗi bán lẻ, từ danh mục sản phẩm, số lượng hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, hiệu suất nhân viên cho đến danh sách khách hàng. Với những ưu điểm vượt trội, phần mềm đã được ứng dụng vào hệ thống quản trị của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

Những bước chuẩn bị từ sớm và chu đáo sẽ giúp sản phẩm mới nhanh chóng chinh phục thị trường. Hy vọng rằng những gợi ý trên đây sẽ hữu ích cho nhà quản trị khi lên chiến lược truyền thông chuỗi bán lẻ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm phần mềm ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.