Nguy cơ lạm phát và giá cả tăng cao làm giảm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng với một số mặt hàng nhất định. Ngành thời trang cũng không phải là ngoại lệ, các nhà bán lẻ gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh, doanh số sụt giảm, số lượng hàng tồn kho tăng. Phần mềm bán lẻ cho ngành thời trang là một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề nêu trên. Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả đem lại cao là những ưu điểm tuyệt vời mà công cụ này mang lại.
Cùng LBC International dự đoán xu hướng phát triển của các cửa hàng bán lẻ thời trang trong năm tới và cách ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin.
Bài viết liên quan:
- 12 bí quyết giúp trưng bày cửa hàng hiệu quả
- 10 ví dụ về dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt trong bán lẻ và cách áp dụng
- Tích hợp công nghệ vào bán lẻ, doanh nghiệp cần cải thiện vấn đề nào?
Ứng dụng phần mềm bán lẻ cho ngành thời trang vào công việc kinh doanh
1. Thực tế ngành thời trang bán lẻ giai đoạn hiện tại ở Việt Nam
Những tháng cuối năm là giai đoạn nhu cầu mua sắm tăng cao, thị trường bán lẻ cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, thị trường đang có dấu hiệu chững lại, sức mua giảm dần. Ngành thời trang cũng không nằm ngoài quy luật nói trên, doanh thu bán lẻ giảm mạnh so với cùng thời điểm trước đại dịch. Nguyên nhân của vấn đề này được lý giải là người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm và chi tiêu dè sẻn hơn.
Thói quen mua sắm của người tiêu dùng có nhiều thay đổi sau đại dịch
“Lạm phát” là từ khoá được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh vật giá leo thang và nguy cơ bùng nổ lạm phát, ngay cả giới nhà giàu cũng cho rằng đây không phải thời điểm phù hợp để chi tiêu phung phí. Theo thống kê từ phần mềm bán lẻ cho ngành thời trang, sức mua đang có chiều hướng giảm, người tiêu dùng ít mua sắm hơn. Thậm chí, nhiều người còn đặt ra mục tiêu cắt giảm chi tiêu trong vòng 3 – 6 tháng tới.
Để kích cầu, các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành thời trang buộc phải áp dụng các chính sách khuyến mãi, giảm giá và chuyển đổi số. Bởi trên thực tế, đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn là phương thức tiếp cận khách hàng. Các kênh bán hàng offline sụt giảm doanh số nghiêm trọng vì mọi người ngại đến nơi công cộng. Phát triển việc bán hàng qua các kênh thương mại điện tử hay mạng xã hội được xem là giải pháp “cứu cánh” hiệu quả.
Chuyển đổi số là giải pháp hữu hiệu cho các nhà bán lẻ ngành thời trang
Một vấn đề khác gây đau đầu trong quá trình quản trị cửa hàng thời trang bán lẻ là tình trạng hàng tồn kho. Dịch bệnh gây ảnh hưởng việc vận chuyển hàng hoá, hàng đến muộn so với dự kiến khiến khách hàng huỷ đơn. Để giảm thiểu “bong bóng” hàng tồn kho, một số nhà bán lẻ phải từ chối các đơn hàng đặt trước và tìm cách đẩy sản phẩm tồn.
2. Xu hướng phát triển cửa hàng bán lẻ năm 2023
Xu hướng tiêu dùng thay đổi kéo theo những biến động trong ngành bán lẻ. Theo dự đoán của các chuyên gia, năm 2023 sẽ là “cuộc chơi” của những xu hướng phát triển cửa hàng bán lẻ sau:
-
Kết hợp thương mại điện tử với cửa hàng vật lý
Đại dịch Covid – 19 kéo theo sự tăng trưởng đột biến của các hình thức thương mại điện tử. Sau dịch, dù cửa hàng vật lý đã mở cửa trở lại nhưng xu hướng mua sắm online vẫn tiếp tục phát triển do các tiện ích mà nó mang lại. Thậm chí, mua sắm trực tuyến còn hứa hẹn tiếp tục bùng nổ trong năm 2023.
Mua sắm trực tuyến được dự đoán là xu hướng của ngành bán lẻ năm 2023
Dưới sự hỗ trợ của phần mềm bán lẻ cho ngành thời trang và thương mại điện tử, việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, doanh số cũng được cải thiện. Sự kết hợp giữa cửa hàng vật lý và bán hàng trực tuyến giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, ngồi ở nhà vẫn có thể mua sắm. Ngoài ra, cách thức mua sắm này còn cho phép khách hàng để lại các bình luận, đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
-
Tập trung vào giá trị bền vững và phù hợp với nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng
Trước tình trạng thắt chặt chi tiêu do lạm phát của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ thời trang cần tập trung khai thác các giá trị bền vững và quan tâm nhiều của người tiêu dùng. Với tâm lý chỉ mua sắm các mặt hàng thiết yếu, mọi người có xu hướng cân nhắc kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Nếu cho khách hàng thấy mặt hàng đang bán là cần thiết, họ sẽ sẵn sàng “xuống tiền”.
Nhà bán lẻ cần nắm bắt nhu cầu và làm hài lòng người tiêu dùng
Tuy nhiên, lạm phát cũng sẽ tạo ra một lợi thế nhất định cho hình thức cửa hàng vật lý. Lúc này, khách hàng trở nhạy cảm hơn với những khoản phí phát sinh do mua hàng online, cụ thể là phí vận chuyển. Chính vì vậy, họ có thể đến cửa hàng nhiều hơn, lắng nghe tư vấn từ nhân viên và lựa chọn các sản phẩm.
-
Phát triển mua sắm online
Như đã phân tích ở trên, mua sắm online sẽ trở thành xu hướng của ngành bán lẻ thời trang năm 2023. Nếu được hỗ trợ bởi các retail tool – công cụ bán lẻ thì việc quản trị đồng thời giữa cửa hàng vật lý và thương mại điện tử sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ cũng cần đầu tư vào marketing sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, bởi đây là phương tiện tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh nhất.
Tiếp cận với khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến
Theo dự đoán, việc mua sắm thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay WeChat sẽ tăng trưởng nhanh gấp 3 lần so với các kênh truyền thống. Xu hướng này được thúc đẩy các đối tượng người dùng là Gen Y và Gen Z – những người dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, thích mua sắm online. Ngoài ra, các đơn vị bán lẻ ngành thời trang cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng KOL và các công cụ mới như Tiktok Shop, Instagram Live, Amazon Live…
3. Giải pháp Retail Pro Prism cho ngành thời trang quần áo
Phần mềm bán lẻ cho ngành thời trang là giải pháp công nghệ thông tin giúp các nhà bán lẻ quản trị dễ dàng và thu được doanh số cao hơn. LBC International là đối tác phân phối phần mềm quản lý bán lẻ Retail Pro Prism tại Việt Nam.
LBC International cung cấp phần mềm Retail Pro Prism – giải pháp công nghệ cho ngành bán lẻ
Phần mềm Retail Pro Prism sở hữu các ưu điểm vượt trội:
- Quản lý hiệu quả các thông số nhập, xuất, tồn của sản phẩm, hàng hoá.
- Quản lý thông tin khách hàng nhanh chóng và đầy đủ.
- Cập nhật hiệu quả bán hàng của từng nhân viên, cửa hàng trong hệ thống.
- Tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá hiệu quả vận hành.
Việc quản trị công việc kinh doanh và cửa hàng sẽ đơn giản hơn rất nhiều nhờ phần mềm bán lẻ cho ngành thời trang. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp công nghệ cho ngành bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.