Điều hành một doanh nghiệp bán lẻ chưa bao giờ là công việc đơn giản. Bài toán trong quản lý bán lẻ luôn làm đau đầu nhiều doanh nghiệp, bởi số lượng đầu việc và mối quan tâm là rất lớn, từ khâu hàng hóa tới chăm sóc khách hàng.
Làm thế nào để quản lý bán lẻ một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và gia tăng năng suất? Chúng ta hãy cùng điểm qua 3 cách thức dưới đây để có bức tranh rõ nét hơn trong điều hành thành công các hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ.
Xem thêm:
- 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn
- 5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid-19
Quản lý bán lẻ hiệu quả là cách để gia tăng năng suất của doanh nghiệp
1. Tự động hóa công việc thủ công
Thực hiện các công việc một cách thủ công ảnh hưởng tới năng suất của doanh nghiệp. Việc đó không chỉ tốn thời gian, mà còn tiềm ẩn nguy cơ sai sót mang yếu tố con người, gây nên những hệ luỵ xấu. Vận hành thủ công vừa tốn kém, vừa ít hiệu quả.
Công nghệ là giải pháp tối ưu cho vấn đề này. Ứng dụng máy móc và công nghệ vào quản lý bán lẻ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả quản lý và kinh doanh. Nói cách khác, tự động hoá là câu trả lời đầu tiên cho bài toán năng suất.
Lấy ví dụ, thay vì thuê một lượng lớn nhân công để sắp xếp hàng hóa vào kho, doanh nghiệp có thể sử dụng một phần mềm bán lẻ giúp đưa ra phương án thiết kế không gian kho bãi tối ưu và các robot để thực hiện công việc bốc dỡ hàng hoá.
Máy móc có thể thay thế con người trong các công việc kho bãi tốn nhiều thời gian và sức lực
Nhà bán lẻ nên đánh giá toàn bộ quy trình vận hành và xem xét tự động hóa những quy trình mang tính lặp lại, tốn thời gian và nhân lực. Tuy vậy, tự động hóa quy trình nào, hay đưa công nghệ vào bước nào của hoạt động quản lý bán lẻ tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng doanh nghiệp và từng ngành hàng.
Lời khuyên của các chuyên gia là nên bắt đầu với những công việc tiêu tốn thời gian nhiều nhất (như quản lý dữ liệu hàng hoá, xuất nhập kho, lưu trữ sổ sách…). Kế đó, hãy đưa công nghệ vào các quy trình ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm khách hàng (như thanh toán, lưu trữ thông tin khách hàng, cập nhật tình trạng hàng,…)
Nếu đã sử dụng công nghệ và máy móc trong một số quy trình vận hành, doanh nghiệp nên thực hiện việc liên kết các hệ thống máy móc và công nghệ này với nhau. Tốt nhất là tạo nên một môi trường vận hành liên kết và thống nhất.
Phương án tối ưu là sử dụng một phần mềm bán lẻ tạo nên nền tảng quản lý thông minh, bao quát mọi hoạt động từ kiểm soát hàng hoá, quản trị quan hệ khách hàng, tới quản lý điểm bán hàng, quản lý nhân sự.
Retail Pro Prism là phần mềm bán lẻ thông minh do LBC International cung cấp – đem tới giải pháp quản lý bán lẻ toàn diện, gồm đầy đủ các hệ chức năng cho phép xử lý khối lượng công việc cho cả hệ thống.
Phần mềm bán lẻ hỗ trợ quản lý toàn diện đem tới phương án tự động hoá tối ưu
2. Ra quyết định dựa trên dữ liệu
Chọn lựa đầu tư và mức độ ưu tiên cho từng hạng mục kinh doanh cũng ảnh hưởng tới năng suất. Điều này chỉ được thực hiện tốt nhất bằng cách dựa vào dữ liệu. Doanh nghiệp cần lưu trữ và phân tích tốt các số liệu đo lường được, từ đó đưa ra các quyết định liên quan tới quản lý bán lẻ và kinh doanh hiệu quả.
Dưới đây là một số ví dụ của quản trị và phân tích dữ liệu giúp tối ưu hoá quyết định của doanh nghiệp:
- Nắm rõ doanh số bán hàng và số lượng hàng tồn kho để có được các quyết định kinh doanh tốt hơn.
Hiểu rõ hiệu quả bán hàng, mức tiêu thụ hay tồn kho của từng mặt hàng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể nắm bắt được vấn đề này, và thực hiện các kế hoạch chi tiêu hợp lý trên cơ sở dữ liệu chính xác và đầy đủ.
Dữ liệu phải được lưu trữ và tổ chức một cách khoa học, thuận tiện cho tra cứu. Thêm vào đó, quy trình này cần phải được tự động hoá. Việc sử dụng các phần mềm bán lẻ cho phép doanh nghiệp lưu trữ tốt hơn và quản lý tốt hơn. Chúng cũng giúp đưa ra những phân tích chuyên sâu, các viễn cảnh và các giải pháp tối ưu.
- Chú ý đến các báo cáo thanh toán.
Ở phần 1, chúng ta có nói tới việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nếu doanh nghiệp muốn tích hợp thêm các tiện ích thanh toán, cải thiện hệ thống thanh toán để tạo thuận tiện nhất cho khách hàng thì sao?
Đó là khi doanh nghiệp cần chú ý tới các báo cáo thanh toán. Dữ liệu về báo cáo thanh toán cho doanh nghiệp biết khách hàng thường xuyên chi trả bằng phương thức gì, khách hàng nào ưa chuộng loại hình thanh toán nào,… để có thay đổi phù hợp.
Báo cáo thanh toán cho phép doanh nghiệp cải thiện hệ thống thanh toán và trải nghiệm của người dùng
Hệ thống POS nên được kết nối với một phần mềm quản lý bán lẻ để các báo cáo thanh toán được lưu trữ chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể dễ dàng chiết xuất thông tin khi cần.
- Nhận biết giờ cao điểm và tối ưu hóa lịch trình của nhân viên cho phù hợp.
Sắp xếp hợp lý lịch làm việc của nhân viên giúp giải quyết nhiều vấn đề tại các điểm bán hàng. Nhà bán lẻ cần phân tích dữ liệu trong hệ thống quản lý bán lẻ hoặc hệ thống POS để nắm được các khung giờ cao điểm, những khoảng thời gian cần điều động thêm hoặc bớt nhân viên trong các cửa hàng.
3. Tập trung vào kết quả
Nâng cao năng suất và cải thiện hiệu quả quản lý bán lẻ không chỉ là câu chuyện về tự động hóa quy trình và tối ưu hoá các quyết định. Nó còn phụ thuộc lớn vào việc thiết lập tư duy doanh nghiệp. Đó phải là tư duy tập trung vào mục tiêu và kết quả, chứ không phải hoàn thành một danh sách các đầu việc.
Muốn tăng năng suất, doanh nghiệp phải đưa ra các mục tiêu, từ đó điều hướng các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra. Nếu mục tiêu trong giai đoạn này của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận bán hàng, thì các đầu việc phải tập trung tối đa vào việc hoàn thành mục tiêu ấy.
Để xác định mục tiêu và điều tiết nhiệm vụ chính xác lại cần quay về với dữ liệu và thực hiện ra quyết định dựa trên dữ liệu. Muốn có dữ liệu tốt, cần phải ứng dụng công nghệ hay các phần mềm bán lẻ giúp quản lý tối ưu.
Tư duy tập trung vào kết quả là yếu tố cuối cùng làm nên thành công
Nói ngắn gọn, 3 cách thức giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất bao gồm: tự động hoá – đưa máy móc và công nghệ vào các quy trình hoạt động; quản lý và xây dựng tốt cơ sở dữ liệu để từ đó phân tích và đưa ra các quyết định tối ưu; cuối cùng, doanh nghiệp phải có tầm nhìn tập trung vào kết quả, thay vì từng hạng mục công việc riêng lẻ.
Xem thêm:
- 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 1)
- 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới (Phần 2)
Những nhiệm vụ này có được thực hiện thành công hay không phụ thuộc nhiều vào việc chọn ra một phần mềm bán lẻ thông minh, cho phép doanh nghiệp xử lý công việc một cách toàn diện. LBC International hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được những chiến lược giúp hoạt động kinh doanh của mình tăng trưởng và bứt phá.