5 cách tối ưu hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp hậu Covid-19

Đăng bởi lbc vào 22/10/2020

Trong bối cảnh Covid-19 lan rộng nửa đầu năm 2020, ngành bán lẻ phải đối mặt với nhiều thách thức khi mọi hoạt động đều “đóng băng”. Tổng doanh thu trong tháng 3 (2020) giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi những dấu hiệu khả quan trong doanh số bán lẻ và thương mại điện tử đang dần trở lại, đây chính là thời điểm thích hợp để các nhà bán lẻ tập trung vào việc tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất bán hàng và lợi nhuận.

Để giúp bạn hoàn thành những mục tiêu trên, bài viết ngay sau đây của chúng tôi sẽ điểm qua 5 phương pháp hiệu quả tối ưu hoạt động bán lẻ cho doanh nghiệp.

Các mục tiêu kinh doanh sẽ dễ dàng đạt được với 5 phương pháp tối ưu hoạt động bán lẻ

Các mục tiêu kinh doanh sẽ dễ dàng đạt được với 5 phương pháp tối ưu hoạt động bán lẻ

1. Xác định các chỉ số đo lường hiệu suất chính

Trước khi cải thiện hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ những gì đang đo lường. Các chỉ số hiệu suất chính (hay còn được gọi là KPIs) sẽ giúp bạn thiết lập các con số cơ bản cho doanh nghiệp, đồng thời, cung cấp cho bạn định hướng và mục tiêu chính xác để xây dựng và cải thiện.

Cách đơn giản nhất để xác lập KPIs chính là sử dụng các công cụ báo cáo và phân tích bởi chúng sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và giám sát hiệu suất công việc, từ đó ra quyết định về hàng tồn kho, bán hàng và tiếp thị. Dưới đây là một vài KPIs mẫu bạn nên tham khảo:

  • Tổng doanh số
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp trên vốn đầu tư các mặt hàng bán chạy nhất
  • Các mặt hàng bán chạy nhất
  • Doanh số trung bình trên mỗi nhân viên
  • Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Giá vốn hàng bán
  • Biên lợi nhuận

Các KPI giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

Các KPI giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

2. Cải thiện quản lý hàng tồn kho

Bằng cách giảm lượng hàng hóa dư thừa, doanh nghiệp có thể giảm tổng chi phí hàng tồn kho xuống khoảng 10%. Theo đó, cách tốt nhất để tối ưu hóa quy trình kiểm kê chính là ứng dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho. Điểm mấu chốt của phần mềm này là cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ số quan trọng nhất như tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho và hiệu suất bán hàng.

Các báo cáo toàn diện từ phần mềm này cũng giúp doanh nghiệp xác định mặt hàng nào bán được và không bán được, từ đó, dự báo xu hướng tiêu dùng và đưa ra quyết định nên nhập thêm hay cắt bỏ sản phẩm nào. Bên cạnh đó, quản lý hàng tồn kho đúng cách cũng góp phần giảm thiểu lượng hàng “chết” – các mặt hàng không nhất thiết phải có ngày hết hạn, nhưng sẽ nhanh chóng hết mùa hoặc không còn là xu hướng.

Ngoài ra, nếu bạn có quá nhiều món hàng cùng trữ lại một lần hoặc có một sản phẩm nào đó không bán được, chi phí lưu kho sẽ tăng cao. Vì vậy, quản lý hàng tồn kho là cách hiệu quả để giảm bớt khoản phí này và luân chuyển dòng tiền cho những hạng mục kinh doanh cần ưu tiên hơn.

Phần mềm quản lý hàng tồn kho giúp tối ưu hóa các tác vụ liên quan đến kho và hàng hóa

Phần mềm quản lý hàng tồn kho giúp tối ưu hóa các tác vụ liên quan đến kho và hàng hóa

3. Cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh

Với sự thông dụng của smartphone, người tiêu dùng hiện đại không chỉ mua hàng bằng cách truyền thống mà còn có tìm hiểu về mặt hàng từ kênh online trước khi đặt chân tới cửa hàng. Thậm chí, ngay khi trực tiếp trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng, người dùng có thể tìm kiếm mặt hàng tương tự trên mạng và làm phép so sánh rồi mới quyết định mua hàng.

Dù trong trường hợp nào, điều tối quan trọng chính là tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm đa kênh của khách hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ xây dựng chiến lược đa kênh vững chắc có tỷ lệ giữ chân khách hàng qua từng năm cao hơn 91% so với các doanh nghiệp không thực hiện. Để làm được điều này, doanh nghiệp của bạn cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

  • Nâng cao chất lượng trải nghiệm trên nền tảng điện thoại: đảm bảo thời gian tải web nhanh, giao diện thân thiện, dễ điều hướng và địa chỉ dễ truy cập là những giải pháp giúp bạn ghi điểm.
  • Cải thiện thời gian phản hồi lại khách hàng trên mạng xã hội: hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn cung cấp các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả cho khách hàng. Phương pháp hiệu quả nhất chính là trả lời trực tuyến ngay tức thời. Vì nếu khách hàng có thể nhanh chóng nhận được sự giải đáp cho thắc mắc, họ sẽ giảm bớt sự cân nhắc, đồng thời, tăng khả năng thúc đẩy doanh số.
  • Đảm bảo rằng khách hàng đang có được trải nghiệm nhất quán, cho dù họ đang tương tác với bạn trực tiếp hay trực tuyến.

Nhân viên chăm sóc khách hàng cần phản hồi các thắc mắc của người dùng trực tuyến nhanh chóng nhất có thể

Nhân viên chăm sóc khách hàng cần phản hồi các thắc mắc của người dùng trực tuyến nhanh chóng nhất có thể

4. Tự động hóa quy trình

Những hạng mục công việc được chọn để đưa vào quy trình tự động hóa sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và đặc thù của mỗi công ty. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất chính là theo dõi những gì bạn làm trong một tuần để tính toán xem bạn cần bao nhiêu thời gian cho mỗi tác vụ. Điều này sẽ giúp bạn phân loại đâu là công việc nên đầu tư thời gian – công sức và đâu là việc nên được tự động hóa.

Ví dụ, thay vì tự giám sát thời gian làm việc của nhân viên theo cách thủ công, bạn có thể sử dụng hệ thống POS để theo dõi tiến trình. Trong trường hợp quản lý kho, ứng dụng những phần mềm quản lý hàng tồn kho có tính năng tự động lấp đầy hàng để giảm thiểu chi phí lưu kho và hàng luôn có sẵn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến nhân viên. Vì họ tiếp xúc với những công việc tương tự mỗi ngày, nên có thể sẽ nảy sinh ý tưởng đề xuất hiệu quả. Theo đó, để lựa chọn tự động hóa, những câu hỏi sau có thể giúp bạn:

  • Nhiệm vụ này có lặp lại không?
  • Quy trình có đơn giản và dễ tự động hóa không?
  • Tự động hóa có tiết kiệm thời gian và tiền bạc không?

Thay vì làm việc thủ công, bạn có thể chuyển đổi các tác vụ sang tự động hóa để tối ưu công việc

Thay vì làm việc thủ công, bạn có thể chuyển đổi các tác vụ sang tự động hóa để tối ưu công việc

5. Sử dụng hệ thống quản lý bán lẻ hiện đại

Ứng dụng hệ thống quản lý bán lẻ cũng là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu công việc. Trong đó, hệ thống POS của Retail Pro Prism là một lựa chọn phù hợp.

POS của Retail Pro Prism cung cấp cho các nhà bán lẻ những công cụ cần thiết để hợp lý hóa quy trình, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và hỗ trợ mọi việc từ báo cáo bán hàng đến quản lý nhân viên và khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống này còn có thể:

  • Quản lý số lượng hàng tồn kho
  • Cung cấp báo cáo tùy chỉnh để giúp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu
  • Cải thiện đào tạo nhân viên
  • Kiểm tra mức tồn kho ở nhiều địa điểm
  • Quản lý trả hàng
  • Nhận thông tin chi tiết về khách hàng và sản phẩm
  • Tích hợp với hệ thống thương mại điện tử
  • Đưa ra quyết định về nhân sự
  • Triển khai và quản lý các chương trình khách hàng thân thiết
Hệ thống POS hỗ trợ tối đa cho hoạt động bán lẻ của các doanh nghiệp
Happy couple shopping at a clothing store and paying at the cashier – lifestyle concepts

Hệ thống POS hỗ trợ tối đa cho hoạt động bán lẻ của các doanh nghiệp

Với 5 phương pháp được chia sẻ trong bài viết, LBC International hy vọng rằng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích và có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình để tận dụng thời gian và dòng tiền hiệu quả. Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, việc tối ưu hóa hoạt động bán lẻ thành công sẽ đem những cơ hội phát triển doanh nghiệp gần bạn hơn nữa.