Thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi dần theo thời gian, khách hàng hiện đại ngày càng có thêm nhiều lựa chọn. Những trải nghiệm công nghệ mới làm phát sinh nhu cầu mới, khách hàng không chỉ đơn thuần mua một sản phẩm mà còn muốn mua chất lượng dịch vụ. Chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ là xu thế tất yếu trong thời đại 4.0. Muốn thành công và có được lợi thế cạnh tranh, nhà bán lẻ phải tiến hành số hóa ngay từ bây giờ.
Cùng LBC International tìm hiểu về quá trình chuyển đổi số trong ngành bán lẻ qua bài viết sau đây.
Bài viết liên quan:
Chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường
1. Bối cảnh thị trường ngành bán lẻ
Từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ sôi động và hấp dẫn nhà đầu tư. Thống kê năm 2022, ngành bán lẻ Việt Nam có quy mô thị trường lên đến 142 tỷ USD, dự đoán sẽ tăng lên mức 350 tỷ USD vào năm 2025. Với việc chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ, ngành hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Thị trường bán lẻ Việt Nam có bước tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua
Trong một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bán lẻ đạt 11,5%/ năm, ngoại trừ năm 2021. Tổng mức bán lẻ trong cơ cấu GDP tăng từ 8,5% (năm 2011) lên 78,88% (năm 2022), đóng góp lớn giá trị gia tăng vào GDP. Bên cạnh những con số ấn tượng kể trên, ngành dịch vụ bán lẻ còn đạt nhiều kết quả trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm Việt, tỷ lệ hàng hoá Việt Nam trong hệ thống phân phối bán lẻ luôn đạt trên 80%.
Các kênh mua sắm trực tuyến hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai
Về cơ cấu, thị trường bán lẻ Việt Nam có 3 kênh bán chính: truyền thống, hiện đại và trực tuyến. Trong đó, các kênh bán lẻ truyền thống như chợ hay cửa hàng tạp hoá vẫn là kênh bán phổ biến, có mức tăng trưởng ổn định. Kênh hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) dần chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là ở các thành phổ lớn. Kênh trực tuyến ứng dụng công nghệ số được nhận định là tương lai của ngành bán lẻ, thể hiện qua sự vươn mình mạnh mẽ của hình thức thương mại điện tử và mua sắm online.
2. Tại sao cần chuyển đổi công nghệ số trong ngành bán lẻ?
Chuyển đổi số ngành bán lẻ là quá trình chuyển dịch mô hình kinh doanh từ tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào trải nghiệm khách hàng, dựa trên những dữ liệu chuỗi kỹ thuật số. Số hoá đã trở thành xu hướng chung của ngành nhờ những lợi ích sau đây:
-
Tối ưu chất lượng trải nghiệm cho khách hàng
Hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, yêu cầu đối với nhà bán lẻ cũng ngày càng cao. Giờ đây, nâng cao trải nghiệm người dùng là yếu tố tiên quyết để tạo lợi thế cạnh tranh.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số
Với sự hỗ trợ của công nghệ số, nhà bán lẻ có thể mang đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng của mình, chẳng hạn như thanh toán nhanh chóng nhờ AI và công nghệ nhiệt hạch, thử nghiệm sản phẩm bằng thực tế ảo (VR)/ thực tế tăng cường (AR), kiểm tra sản phẩm bằng mã QR…
-
Định vị lại ngành và vị thế doanh nghiệp trên thị trường
Chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ góp phần tái định vị ranh giới giữa bán lẻ truyền thống và thị trường. Số hoá doanh nghiệp là cách để kết nối các nguồn lực, loại bỏ rào cản của kỹ thuật số và thế giới vật lý. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn giúp nhà bán lẻ xây dựng thành công hệ sinh thái gồm nhà cung cấp, nhà bán lẻ, chủ cửa hàng, khách hàng và đơn vị cung cấp công nghệ.
-
Góp phần quản lý hiệu quả
Ứng dụng thành tựu của công nghệ vào quản lý vào điều cần thiết để tối ưu và đồng bộ quy trình, nâng cao hiệu suất công việc. Tính hiệu quả của số hoá được phát huy rõ đối với những đơn vị bán lẻ có quy trình quản lý phức tạp như bán hàng, nhân sự, hàng tồn kho, kế toán, phân phối – vận chuyển…
Số hoá hệ thống quản trị để tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp
-
Xây dựng quy trình liền mạch
Với chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể chuẩn hóa quy trình làm việc của các bộ phận, phòng ban khác nhau, tạo thành một chuỗi liền mạch và thống nhất. Nói cách khác, nhờ chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ mà mọi công việc trong hệ thống sẽ được xử lý linh hoạt và nhanh chóng hơn, nhà quản trị cũng có thể giám sát hiệu suất làm việc của nhân sự từ xa.
-
Quản lý nhân sự – công việc tối ưu
Thông qua số hoá doanh nghiệp, nhà quản trị có thể triển khai hệ thống, phần mềm quản lý để quản trị nhân sự một cách tối ưu. Nhân viên ở các phòng ban sẽ dễ dàng hơn trong việc báo cáo công việc hàng ngày, cập nhật thông tin hàng hoá cho các cấp quản lý. Ở chiều ngược lại, nhà quản trị có thể chủ động theo dõi mọi thông số, dữ liệu và đối chiếu khi cần thiết.
3. Các doanh nghiệp bán lẻ đang thực hiện công nghệ số như thế nào?
Theo thông tin từ Straits Time, Inditex – công ty sở hữu thương hiệu thời trang Zara sẽ đóng cửa 1.200 cửa hàng trên phạm vi toàn thế giới để tập trung vào bán hàng trực tuyến. Tại Việt Nam, các siêu thị lớn như BigC hay VinID cũng dần phát triển ứng dụng mua sắm trực tuyến để phục vụ người tiêu dùng. Những ví dụ kể trên cho thấy, ứng dụng công nghệ số là bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp trụ vững trong ngành bán lẻ.
Các đơn vị bán lẻ dần chuyển đổi số để thích nghi với xu thế của thời đại số
Chuyển đổi số ngành bán lẻ sẽ bắt đầu từ việc chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống qua kênh bán hàng hiện đại, sử dụng dịch vụ số hoá trong thanh toán, giao hàng, quản trị và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn ứng dụng công nghệ vào quản trị và vận hành doanh nghiệp, cụ thể là trong quản lý hàng hoá, tài chính, nhân sự và hoạt động marketing.
Phần mềm bán lẻ Retail Pro Prism tương thích trên nhiều nền tảng thiết bị khác nhau
Retail Pro Prism là giải pháp phần mềm quản trị bán lẻ của LBC International, phù hợp cho các doanh nghiệp đang muốn chuyển đổi số. Phần mềm được trang bị các tính năng ưu việt, cho phép nhà bán lẻ quản trị chuỗi cửa hàng từ xa. Toàn bộ hệ thống quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, đơn hàng, hiệu suất làm việc của nhân viên, danh sách khách hàng… đều được tích hợp trên cùng một nền tảng, mang đến hiệu quả quản trị tối ưu.
Chuyển đổi công nghệ số ngành bán lẻ là xu hướng tất yếu của ngành, số hoá càng sớm thì doanh nghiệp càng có được lợi thế trên thị trường. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.