Thời đại kỹ thuật số đã thay đổi mọi khía cạnh của thị trường bán lẻ khi các doanh nghiệp giờ đây bắt đầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hay phân tích chuỗi cung ứng bằng Trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng cho dù cơ chế phân phối có thay đổi đi chăng nữa thì chìa khóa để kinh doanh bền vững trong ngành bán lẻ vẫn không đổi. Đó chính là tập trung bán những gì khách hàng cần và khách hàng thích!
Ngành bán lẻ độc quyền phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số
1. Xu hướng FOMO và lợi thế của ngành bán lẻ
FOMO (Fear of Missing Out) là hội chứng sợ hãi mình bị bỏ lỡ một điều gì đó, có thể là cơ hội để sở hữu một món đồ chẳng hạn. Sự gia tăng của hội chứng FOMO trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã mang đến cho các nhà bán lẻ một lợi thế đáng kinh ngạc. Những kênh kỹ thuật số chính là phương tiện để hội chứng FOMO của người tiêu dùng bùng nổ. Các kênh mạng xã hội, website bỗng dưng “rò rỉ” thông tin một sản phẩm phiên bản giới hạn được ra đời sẽ kích thích sự tò mò của người tiêu dùng, khiến họ có tâm lý muốn sở hữu sản phẩm đó.
Nhà bán lẻ tận dụng FOMO để tạo ra sự khác biệt
Từ cơn sốt Cabbage Patch Kid năm 1984 cho đến sự kiện những người yêu thích giày thể thao xếp hàng dài đến 5 ngày để mua Air Jordans mới, có thể thấy, nỗi sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó có thể trở thành “át chủ bài” cho các nhà tiếp thị để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Một sản phẩm trước khi được bày bán có thể được các nhà quảng cáo tiếp thị tung hô những cụm từ như “chỉ có …. sản phẩm“, “phiên bản giới hạn“, “độc quyền tại…”. Sử dụng tính độc quyền và sự khan hiếm có thể khiến một sản phẩm trở nên khác biệt trên thị trường và trở thành sản phẩm được người tiêu dùng “săn lùng” nhiều hơn.
Xem thêm: 10 bí quyết để bắt đầu một doanh nghiệp bán lẻ
FOMO tạo động lực cho người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn
Lợi thế được tạo ra cho nhà bán lẻ nhờ FOMO
Các phiên bản iPhone chính là ví dụ thực tế nhất của hội chứng FOMO. Các phiên bản mới ra mắt đều cháy hàng, người tiêu dùng có thể đứng xếp hàng từ sáng sớm để sở hữu những chiếc iPhone đầu tiên. Có người mua iPhone vì đây thật sự là một dòng điện thoại chất lượng, nhưng cũng có người mua chỉ vì Phản ứng chuỗi (hiệu ứng Domino) từ đám đông những người đã mua sản phẩm.
Thêm ví dụ ngành hàng bán lẻ
Người tiêu dùng sẵn sàng xếp hàng nhiều giờ để mua iPhone chỉ vì… thấy ai cũng mua!
Sự thay đổi hậu đại dịch
Khi các thương hiệu bước vào cuộc chiến kinh doanh hậu đại dịch và sân chơi thương mại điện tử, họ buộc phải điều chỉnh hình thức kinh doanh của mình. Lúc này, họ có thể thông qua các kênh thương mại điện tử, cung cấp một số sản phẩm với số lượng giới hạn thay vì bán một lượng lớn sản phẩm với giá rẻ như trước đây.
Phương thức kinh doanh này có thể giúp nhà cung cấp giảm rủi ro khi sản xuất sản phẩm mà còn đúng “điểm chạm” của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng cảm thấy họ thật may mắn vì mua những sản phẩm cuối cùng trước khi cháy hàng!
Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ
Hậu Covid-19, sản phẩm giới hạn vẫn có sức nặng với quyết định mua hàng của người tiêu dùng
2. Nhìn về tương lai của bán lẻ độc quyền thời đại kỹ thuật số
Với xu hướng tận dụng tính độc quyền, nỗi sợ bị bỏ lỡ của người tiêu dùng, liệu tương lai của ngành bán lẻ độc quyền thời đại kỹ thuật số sẽ đi về đâu là vấn đề được đặt ra hiện nay. Nhìn chung, các thương hiệu sẽ có cơ hội để khai thác tính độc quyền sản phẩm thông qua các kênh trực tuyến bằng cách tiếp cận nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như xem xét khả năng đáp ứng để cung cấp cho họ, tạo ra mối quan hệ 1-1, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng để họ cảm thấy sản phẩm thật đặc biệt. Và dĩ nhiên, không có đối tượng khách hàng nào tiềm năng cho những dịch vụ này hơn những người mua sắm trung thành nhất của thương hiệu.
Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021
Tương lai của ngành bán lẻ độc quyền kỹ thuật số sẽ có tiềm năng phát triển lớn mạnh
Các nhà bán lẻ sành sỏi nhất đã tận dụng lợi thế bằng cách tạo ra những dạng quảng cáo về nguồn cung cấp độc quyền của sản phẩm, nhận đơn đặt hàng trước và áp dụng các chiến thuật kỹ thuật số như phòng chờ ảo. Tuy nhiên, họ không lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề như thất vọng của người tiêu dùng khi không thể sở hữu sản phẩm hay việc phân phối hàng ở số lượng lớn. Khi thương mại điện tử trở thành tiêu chuẩn cho các sự kiện bán hàng trên toàn thế giới, các thương hiệu cần những đối tác công nghệ chuyên nghiệp, những người đã từng đáp ứng những thách thức phân phối này trước đây.
Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh
Các nhà bán lẻ có thể tận dụng FOMO lẫn công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Giống như hầu hết các ngành, bán lẻ sẽ thích nghi và tìm cách phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng. Dù kinh doanh thời trang, giày dép, điện thoại hay mặt hàng nào đi chăng nữa thì sự khan hiếm có kế hoạch, tính độc quyền sản phẩm dựa trên hội chứng FOMO của người tiêu dùng có thể trở thành “đặc quyền” để các thương hiệu làm hài lòng khách hàng của họ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.