Tin tức

Hệ thống phòng khám đa khoa Victoria Healthcare (VHC) áp dụng giải pháp quản lý bán lẻ Retail Pro Prism

27/08/2021 • admin

Hệ thống phòng khám đa khoa Victoria Healthcare (VHC) – thương hiệu chăm sóc sức khỏe y tế chất lượng cao và uy tín tại TP.HCM, sau 10 năm sử dụng giải pháp quản lý bán lẻ Retail Pro POS, đã vừa nâng cấp sử dụng giải pháp mới nhất - Retail Pro Prism. Chị Vũ Lâm Ngọc Hương – COO của hệ thống VHC – cho biết: “VHC luôn ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực quản lý và mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn bằng việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, chính xác và liền mạch. Chúng tôi chỉ hợp tác với các đội ngũ đối tác uy tín để triển khai các phần mềm nổi tiếng chất lượng cao và sử dụng Prism tích hợp chúng với nhau. Prism chính là chìa khóa giúp giảm thiểu các công việc thủ công, đảm bảo rằng các quy trình cốt lõi của VHC được tích hợp liền mạch từ phần mềm thanh toán đến các phần mềm chuyên dụng và quản trị. Xem thêm: ACFC: Thành công xây dựng nền tảng bán lẻ đa kênh với Retail Pro Prism trong bối cảnh Covid-19 Công nghệ tích hợp với Retail Pro Prism Bệnh án của bệnh nhân được ghi nhận và quản lý ở phần mềm Practice Partner (PP), là một trong những phần mềm quản lý y tế uy tín hàng đầu của Mỹ. Thông tin bệnh nhân, lịch sử thăm khám và toàn bộ thông tin hồ sơ bệnh án, các chỉ định y khoa, và đơn thuốc đều được các bác sĩ tại đây cập nhật trong khi thăm khám bệnh nhân. Các dữ liệu phục vụ cho việc thanh toán sẽ được cập nhật tức thời ở phần mềm Prism tại quầy thu ngân. Trạng thái thanh toán cũng tức thời được gửi lại cho PP và cả hệ thống Nhà thuốc để bác sĩ theo dõi và nhân viên nhà thuốc chuẩn bị sẵn thuốc cho bệnh nhân đến nhận một cách nhanh chóng. Các bệnh nhân thanh toán thông qua các công ty bảo hiểm hay qua đơn vị sử dụng lao động cũng được Prism xử lý một cách đơn giản, chính xác chỉ với vài cú click chuột. Prism còn tích hợp hệ thống phát hành hóa đơn điện tử để tự động xuất hóa đơn VAT theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tất nhiên, sự tích hợp giữa Prism và hệ thống kế toán là phần không thể thiếu. Prism được thiết kế để tạo bút toán tự động lên phần mềm kế toán SunSystems mỗi ngày. Kết quả dự án Chị Vũ Lâm Ngọc Hương cho biết, “Retail Pro Prism đã mang đến sự đơn giản và tiện lợi cho các nhân viên ở 4 phòng khám  VHC. Việc tự động hóa các quy trình như vậy cho phép VHC giảm thiểu thời gian của nhân viên dành cho việc quản lý quy trình và tập trung thời gian cho các công việc mang đến giá trị cao hơn để giúp doanh nghiệp chúng tôi đổi mới và phát triển.” “Prism sử dụng giao diện Web hiện đại, thân thiện và siêu nhanh” là đánh giá của các Giám Đốc Chi nhánh và đội ngũ người dùng tại phòng khám sau khi hệ thống Prism mới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, chị Vũ Lâm Ngọc Hương  người phụ trách quản lý dự án này đã đánh giá cao sự phối hợp làm việc với đội ngũ của LBC xuyên suốt dự án giúp cho dự án luôn được kiểm soát và đáp ứng các mong đợi của VHC. Chị Vũ Lâm Ngọc Hương đánh giá, “Dự án nâng cấp Prism đáp ứng tất cả các mục tiêu do VHC đề ra ngay từ đầu. Hệ thống mới được tự động hóa và làm cho việc tích hợp trên các hệ thống trở nên chính xác và mượt mà hơn trong khi vẫn duy trì sự ổn định của mọi hoạt động bằng cách giữ nguyên tất cả các quy trình chính” Về VHC Hệ thống Phòng khám Đa khoa Victoria Healthcare thành lập từ năm 2005, là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu thuộc ngành y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp cho khách hàng trong khu vực TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. Victoria Healthcare sau 15 năm hoạt động vẫn xác định tầm nhìn trở thành thương hiệu tiên phong trong chăm sóc sức khỏe chất lượng cao dành cho người Việt. Đó là lý do Victoria Healthcare áp dụng mô hình chăm sóc bệnh nhân theo tiêu chuẩn của Sanford Health (Hoa Kỳ), đối tác chiến lược phát triển y tế của Victoria Healthcare. Hệ thống phòng khám Đa khoa Victoria Healthcare có nhiều chi nhánh tại các vị trí giao thông thuận tiện trong thành phố, đầy đủ các chuyên khoa với trang thiết bị hiện đại tiêu chuẩn quốc tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và thăm khám, điều trị y tế ngoại trú. Tất cả các cơ sở phòng khám của Victoria Healthcare đều được đầu tư 100% trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản … Đội ngũ y bác sĩ năng động, tâm huyết, nhiều năm kinh nghiệm, được liên tục đào tạo tại Mỹ, Úc, Nhật… và cam kết thực hành y khoa trên nền tảng Y học chứng cứ. Về LBC LBC có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với Retail Pro và các dự án tích hợp hệ thống phức tạp hiện là đối tác được cấp phép của Retail Pro International tại thị trường Việt Nam, LBC không ngừng nỗ lực để giúp khách hàng tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách tối ưu hoá quy trình kinh doanh thông qua việc ứng dụng và tích hợp công nghệ. Chúng tôi không chỉ là đội ngũ tư vấn và hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy để giúp các khách hàng tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Với Retail Pro Prism – TMG cải thiện hiệu quả nền tảng quản lý bán hàng trong thời đại chuyển đổi số

20/07/2021 • admin

Thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh, do đó tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số trong giai đoạn này sẽ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng hiện nay ngày càng có nhiều sự lựa chọn, các trải nghiệm công nghệ mới khiến họ nảy sinh nhu cầu đa dạng hơn trong hành vi tiêu dùng. Không chỉ là một món đồ, cái họ hướng đến là một trải nghiệm mua sắm. Thấu hiểu xu thế này, TMG quyết định chuyển mình, tích cực xây dựng chiến lược công nghệ mới với Retail Pro Prism nhằm nâng cao hệ thống bán hàng - Quản lý hàng tồn kho tập trung - Tối ưu hóa các chương trình khuyến mãi. Chưa đầy 01 năm nâng cấp Retail Pro Prism, TMG đã tăng đáng kể doanh số bán lẻ đa kênh, TMG chính là công ty sở hữu 02 thương hiệu nổi tiếng Thế giới: JOHN HENRY và FREELANCERS. JOHN HENRY và FREELANCERS là 02 thương hiệu nổi tiếng từ TMG TMG chuyển mình với Retail Pro Prism TMG vốn là một khách hàng quen thuộc của LBC từ 2008. Sau khi trải nghiệm cho kết quả tốt cùng nhu cầu phát triển trong thời đại chuyển đổi số, TMG quyết định nâng cấp lên Retail Pro Prism, nền tảng quản lý bán lẻ tối ưu nhất hiện nay với kỳ vọng đáp ứng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Ông Lê Hoàng Việt, giám đốc CNTT của TMG đánh giá: “Retail Pro Prism giúp TMG nâng cao năng lực quản lý, Prism tương thích cao với các phần mềm khác thông qua API, dễ dàng nâng cấp và triển khai nhanh chóng.” Triển khai hiệu quả “LBC - Đối tác được ủy quyền của Retail Pro -  đã hỗ trợ chuyên môn về công nghệ Retail Pro cho chiến lược bán lẻ của TMG trong nhiều năm qua. Nhờ đội ngũ kiến ​​thức chuyên sâu về Retail Pro với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống bán lẻ cho các thương hiệu hàng đầu Việt Nam, LBC đã nâng cấp thành công toàn bộ hệ thống cửa hàng của TMG lên Retail Pro Prism chỉ trong 1.5 tháng”, ông Lê Hoàng Việt cho biết. Quản lý nhanh hàng tồn kho và đơn đặt hàng tập trung Ông Lê Hoàng Việt nhận xét: “Việc nâng cấp lên Retail Pro Prism là một bước đi thông minh khi TMG có thể quản lý hàng tồn kho một cách tập trung và tích hợp trơn tru với các kênh bán hàng đa dạng của chúng tôi như TMG website, Facebook và các nền tảng thương mại điện tử như SHOPEE, VNSHOP, SENDO,… Các đơn hàng từ tất cả kênh này đều được quản lý tập trung tại Retail Pro Prism, sau đó điều phối đến cửa hàng gần nhất để nhanh chóng hoàn tất đơn hàng.” Với Retail Pro Prism, TMG xử lý được vấn đề hàng tồn kho Xây dựng các chương trình khuyến mãi mạnh mẽ Chương trình khuyến mãi mạnh mẽ của Retail Pro Prism cũng là một điểm cộng to lớn từ công nghệ Retail Pro mới. Với Retail Pro Prism, những hoạt động khuyến mãi như ưu đãi bằng phiếu giảm giá, thẻ quà tặng,... được áp dụng rất nhanh chóng và dễ dàng. Ông Lê Hoàng Việt mô tả: “Retail Pro Prism rất dễ tùy chỉnh và thiết lập các chương trình khuyến mãi. Thông tin bán hàng hay hóa đơn đều được cập nhật theo đúng thời gian. Đồng thời các quy tắc xác nhận, kiểm soát đơn hàng khi áp dụng chương trình khuyến mãi của Retail Pro Prism đã hỗ trợ cửa hàng quản lý rất tốt, giảm thiểu sai sót người dùng.” Trải nghiệm khách hàng tốt hơn “Dữ liệu khách hàng của các kênh được tích hợp tập trung nhằm phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng. Với sự trợ giúp từ LBC, chúng tôi đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết với các bậc MEMBER, SILVER, GOLD và PLATINUM xứng đáng với sự trung thành của họ, đồng thời nâng cao trải nghiệm thương hiệu.” - Ông Lê Hoàng Việt nói về trải nghiệm khách hàng sau khi TMG áp dụng Retail Pro Prism. Trải nghiệm khách hàng tốt hơn kể từ khi nâng cấp Retail Pro Prism Ngoài ra, TMG còn tích hợp Retail Pro Prism với hệ thống chăm sóc khách hàng qua tin nhắn Zalo Official, Brand SMS, Minigame hay hệ thống khảo sát trải nghiệm mua hàng. Anh Lê Hoàng Việt nhận xét “Retail Pro Prism rất dễ sử dụng, dễ tùy chỉnh và dễ thiết lập các chương trình khuyến mãi. Các thông tin như bán hàng, hóa đơn và các vấn đề đều có thể cập nhật theo thời gian thực, vì vậy chúng tôi luôn có thông tin cần thiết. Chúng tôi có thể phục vụ khách hàng tốt hơn nhờ phân hệ khách hàng thân thiết trong Retail Pro Prism. Hơn nữa, chúng tôi cũng dễ dàng tích hợp Retail Pro với các hệ thống khác thông qua API mở” Vậy là chưa đầy 01 năm nâng cấp Retail Pro Prism, TMG đã gia tăng đáng kể doanh số bán hàng, đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu và sự quý mến từ người tiêu dùng. Cảm ơn TMG đã lựa chọn LBC là nhà cung cấp giải pháp Retail Pro tại Việt Nam.

Cải thiện năng suất nhân viên và doanh thu thông qua đào tạo “toán học bán lẻ”

05/07/2021 • admin

Nếu xem qua các yêu cầu tuyển dụng cho các vị trí làm việc trong ngành bán lẻ, điển hình như quản lý shop hay thu ngân ở cửa hàng tiện lợi, thì “toán học bán lẻ” là một kỹ năng được khá nhiều doanh nghiệp yêu cầu ở ứng viên. Vậy “toán học bán lẻ” là gì và tại sao nó lại trở nên quan trọng trong việc đánh giá và kiểm soát chất lượng quản lý ở một cửa hàng? Bài viết liên quan: Lập kế hoạch phân loại trong bán lẻ: Cách tối đa khả năng sinh lời cho cửa hàng của bạn 9 cách tăng biên lợi nhuận trong bán lẻ “Toán học bán lẻ” có vai trò rất quan trọng trong quản lý shop 1. Toán học bán lẻ không hề phức tạp Trên thực tế, toán học được sử dụng ở mọi cấp độ của doanh nghiệp bán lẻ, từ nhân viên bán hàng bán thời gian cho đến những lãnh đạo cấp cao ở bộ phận điều hành. Ứng dụng dễ thấy nhất của toán học trong ngành bán lẻ chính là việc thực hiện thanh toán, tính toán chiết khấu, thuế hay kiểm đếm kho hàng, chi phí vận chuyển… ở bất kỳ điểm bán hàng nào trên khắp thế giới. Với các chức danh và vị trí cao hơn, doanh nghiệp  sẽ đòi hỏi nhân viên có trình độ chuyên môn cao hơn. Song song đó là sự phức tạp hơn của các công thức toán học được áp dụng. Toán học được ứng dụng khắp nơi, kể cả trong kinh doanh lẫn cuộc sống thường nhật 2. Hãy làm quen với những con số Các nhân viên làm việc trong ngành bán lẻ đều phải làm việc với các con số mỗi ngày. Từ việc lập báo cáo liên quan đến cách quản lý cửa hàng cho đến tính toán chi phí, doanh thu hàng ngày, hàng tháng đến hàng quý, hàng năm. Đặc biệt, làm việc ở cấp bậc càng cao thì yêu cầu về khả năng toán học càng đặc thù. Cấp bậc càng cao thì càng đòi hỏi khả năng hiểu và tính toán các chỉ số, phép tính phức tạp hơn, như tỉ lệ phần trăm hoa hồng, chiết khấu bán hàng, thuế, ngân sách, lương, chi trả phúc lợi xã hội,… Việc nắm vững và hiểu rõ các nguyên lý tính toán sẽ giúp nhà quản lý shop có cái nhìn bao quát hơn về tình hình kinh doanh chung của cửa hàng. Đồng thời, nó cũng giúp như đưa ra được các dự đoán và ứng phó với những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Đa phần các nhân viên làm việc trong ngành bán lẻ đều phải làm việc với các con số mỗi ngày Để hiểu rõ được sự ảnh hưởng thiết yếu và sâu rộng của toán học trong ngành bán lẻ, dưới đây là các lĩnh vực cụ thể có sự góp mặt của toán học nâng cao ở một mô hình quản lý shop điển hình: Tính toán lợi nhuận dựa trên chi phí hoặc giá bán Tính toán vòng quay hàng tồn kho Tính toán doanh thu bán lẻ, tỷ suất lợi nhuận gộp, điểm hòa vốn Lập kế hoạch và kiểm soát giá cả Xây dựng ngân sách định kỳ Xây dựng kế hoạch tồn kho Diễn giải báo cáo lãi, lỗ Thực hiện phân tích tỷ số Dự báo ngân sách dòng tiền Không phải nhà bán lẻ nào cũng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng như nhau với công thức tính toán giống nhau. Vì vậy để có thể thực hiện các báo cáo phức tạp và tránh tạo ra sai sót, người thực hiện phải có sự quen thuộc nhất định với cách quản lý cửa hàng tại đó. Các tính toán phức tạp nên được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp đó 3. Tại sao vẫn cần biết toán học bán lẻ khi đã có máy tính? 3.1 Máy tính vẫn cần có sự điều khiển của con người Không thể phủ nhận sự trợ giúp của công nghệ đối với quá trình tính toán tại doanh nghiệp. Nhờ có nó, các công việc tính toán cũng được đơn giản hóa, từ đó giảm bớt được áp lực và tránh được các sai sót chủ quan với người lao động. Tuy nhiên, toán học bán lẻ vẫn là một kỹ năng hết sức cần thiết. Bởi không chỉ tính toán, việc sở hữu kỹ năng này còn giúp nhân viên doanh nghiệp biết được mình cần chỉ số nào, kết quả tính toán ra sao để nhập dữ liệu, cũng như kiểm tra tính xác đáng của phép tính, cách sử dụng chúng để đưa ra dự đoán và giải pháp cho việc vận hành và quản lý doanh nghiệp,... Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian tính các công thức hoặc số liệu phức tạp, những công cụ này còn có thể cung cấp các biểu đồ phân tích hay các báo cáo đánh giá tổng quan về số liệu đó, giúp người quản lý có một cái nhìn bao quát về dữ liệu cũng như đề ra các chiến lược hoặc giải pháp thích hợp tương ứng với doanh nghiệp. Để quản lý tốt dòng tiền của doanh nghiệp, cần có sự kết hợp giữa con người và công nghệ 3.2 Làm thế nào để thành thạo toán học bán lẻ? Đa phần mọi người đều có các kỹ năng toán học cơ bản và cũng sẽ thường xuyên áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được trình độ cao hơn và có thể áp dụng để tính toán các số liệu phức tạp hơn khi làm việc thì nâng cao kỹ năng thông qua các khóa học, lớp học nghiệp vụ là điều cần thiết. Ngày nay, trong thời đại công nghệ phát triển thì việc học và đào tạo thông qua các thiết bị kết nối internet đang rất phổ biến. Đặc biệt, bên cạnh các khóa học có tính phí, rất nhiều nền tảng cung cấp khóa miễn phí cho tất cả mọi người. Tùy vào nhu cầu và khả năng của bản thân, nhà bán lẻ có thể tìm được khóa học thích hợp. Các khóa học có thể giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và tối ưu được năng suất làm việc Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp phần mềm  quản lý shop toàn diện tích hợp các công cụ kiểm kê, theo dõi hàng hóa, nhân lực cũng như hỗ trợ gia tăng trải nghiệm khách hàng, hãy liên hệ với LBC International để được tư vấn về Retail Pro Prism ngay từ bây giờ!

Tái định hình ngành bán lẻ: Từ ‘bán lẻ’ đến ‘thương mại khách hàng’

04/07/2021 • admin

Dưới ảnh hưởng của đại dịch, việc thay đổi chiến lược bán lẻ trở nên cấp thiết và có ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như mức độ thành công của doanh nghiệp. Bởi giờ đây, quản lý doanh thu bán hàng đã không chỉ dừng lại ở những gì thu được từ mô hình bán hàng truyền thống. Thay vào đó, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang dần tiến đến con đường thương mại khách hàng. Bài viết liên quan: Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng? 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất Quản lý doanh thu bán hàng giờ đây bao gồm quản lý doanh thu từ nhiều kênh bán hàng khác nhau 1. Ngành bán lẻ đang trên đà thay đổi 1.1 Sự gián đoạn do dịch bệnh làm chuyển đổi hình thức và mô hình mua hàng Mô hình thương mại điện tử đã xuất hiện từ khá lâu trước khi đại dịch diễn ra. Tuy nhiên, do các quy định về không tiếp xúc mà tỷ lệ mua hàng trực tuyến ngày một nhiều hơn, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Thống kê vào cuối năm 2020 của Euromonitor cho biết, vào thời điểm năm 2018 trước khi đại dịch diễn ra, doanh số bán lẻ thương mại điện tử chiếm gần 15%, trong khi năm 2020 con số này là gần 20%. Theo dự đoán, doanh số bán lẻ của ngành thương mại điện tử dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm và đạt mức gần 25% vào năm 2024. Do đó, doanh nghiệp nào nhạy bén nắm bắt sự phát triển của thương mại điện tử và áp dụng vào mô hình kinh doanh và quản lý doanh thu bán hàng của mình chắc chắn sẽ có lợi thế hơn trong thị trường bán lẻ hiện tại. Thương mại điện tử có sức ảnh hưởng to lớn đến ngành bán lẻ 1.2 Thay đổi mô hình kinh doanh và quan hệ giữa các doanh nghiệp đối tác Sự xuất hiện của công nghệ đã khiến cho ngành bán lẻ truyền thống trượt dần xuống khỏi thời kỳ đỉnh cao của nó. Dịch bệnh càng tạo thêm áp lực khiến rất nhiều cửa hàng kinh doanh tại chỗ bắt buộc phải thay đổi mô hình của họ, nếu không sẽ trở thành kẻ đứng ngoài lề trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Ngày càng có nhiều người quen dần với các khái niệm như “bán hàng đa kênh”, “thương mại điện tử”,... Do đó, nếu doanh nghiệp muốn thật sự có chỗ đứng lâu dài trên thị trường, nhất thiết phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh của mình. Muốn đứng vững trong thị trường bán lẻ, doanh nghiệp phải đa dạng hình thức kinh doanh Việc thay đổi này đòi hỏi rất nhiều về vốn, năng lực và cả tốc độ thích nghi, đổi mới của doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển đổi hoặc đa dạng hóa mô hình kinh doanh một cách dễ dàng. Chính vì vậy, họ phải tìm kiếm hoặc cân nhắc đến việc hợp tác với những đối tác khác. Việc dựa vào các nền tảng kinh doanh của những công ty này sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa được phương thức bán hàng, quản lý doanh thu bán hàng. Đồng thời tạo thêm cơ hội đẩy mạnh doanh thu và thu hút thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Hợp tác với các công ty chuyên về kinh doanh nền tảng là một hướng đi nên được cân nhắc 1.3 Sự thay đổi trong kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng Trong tương lai, sẽ có 6 yếu tố góp phần định hình quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các yếu tố này bao gồm: giá cả, sự tiện lợi, tính trải nghiệm, mức độ lựa chọn, mục tiêu, quyền riêng tư và bảo mật. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định những thông tin khách hàng cần thu thập và lưu trữ trên các phần mềm quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng có nhu cầu và kỳ vọng cao vào các nhà bán lẻ 1.4 Cạnh tranh về giá Ngày nay, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm những nơi cung cấp được các trải nghiệm đa dạng, phù hợp và có chi phí thấp. Chính điều đó khiến cho không ít doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều áp lực trong cuộc đua giành thị phần. Một trong số những cách được nhiều nhà bán lẻ áp dụng chính là điều chỉnh giá cả về mức cạnh tranh và tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh. Người tiêu dùng luôn mong muốn tìm được một sản phẩm chất lượng với chi phí thấp 1.5 Sự tìm kiếm và ưu tiên của người dùng đối với doanh nghiệp đưa ra được mục đích hoạt động Trong thị trường bán lẻ ngày nay, khách hàng không chỉ đơn giản mua một sản phẩm, họ còn chú trọng vào mục tiêu hoạt động của một doanh nghiệp. Nói cách khác, họ muốn nhìn doanh nghiệp dưới một góc độ lớn hơn và vượt ra khỏi những sản phẩm mà doanh nghiệp đó bán. Doanh nghiệp không chỉ bán hàng, mà còn phải mang lại giá trị tinh thần cho khách hàng 2. Dự đoán tương lai thị trường bán lẻ 2.1. Sự xuất hiện của mô hình kinh doanh thành công Trong tương lai gần, khi bối cảnh ‘thương mại khách hàng’ trở nên quen thuộc hơn, sự cạnh tranh sẽ nảy sinh giữa những nhà bán lẻ truyền thống, có bề dày kinh nghiệm và những nhà bán lẻ mới, có năng lực mạnh về công nghệ, dữ liệu, chuỗi cung ứng. Vì thế, việc nhận định lại nguồn lực, khả năng doanh nghiệp cũng như xác định rõ mô hình kinh doanh trong tương lai sẽ giúp các nhà bán lẻ tìm được cách thức để tồn tại và phát triển trong thị trường bán lẻ toàn cầu. 2.2. Các yếu tố của một mô hình kinh doanh thành công Dựa trên các nghiên cứu, các mô hình kinh doanh được xem là thành công  trong bối cảnh “thương mại khách hàng” gồm có: kinh doanh nền tảng, mô hình D2C, mô hình bán lẻ đa quốc gia, mô hình cạnh tranh về giá, kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng, liên kết kinh doanh và mô hình dựa vào “tự hào địa phương”. Các điểm chung của những mô hình trên chính là: Sự sáng tạo về sản phẩm và dịch vụ Lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm Tương tác thương mại, giao dịch liền mạch Bộ máy điều hành và chuỗi cung ứng linh hoạt Nhân lực được gắn kết và trao quyền Công nghệ số phát triển, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh thu bán hàng, quản lý kho,... Hệ sinh thái hợp tác đa dạng Một mô hình kinh doanh thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố 2.3. Các bước chuyển đổi mà doanh nghiệp cần có trong công cuộc "tái định hình" Từ những quan điểm trên, có thể thấy một doanh nghiệp trước khi bước vào công cuộc “tái định hình” thì cần trải qua những bước sau: Xác định - Cần xác định rõ mô hình và con đường mà doanh nghiệp bạn muốn theo đuổi. Thiết kế - Khi đã xác định mô hình kinh doanh trong tương lai, hãy xem xét từng khả năng và chuẩn bị cho những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Thí điểm - Thực hiện thử nghiệm mô hình kinh doanh ở những khu vực đã được lựa chọn. Thực hiện - Sau khi trải qua các bước chuẩn bị, điều quan trọng nhất khi đưa một mô hình kinh doanh vào áp dụng thực tế chính là đảm bảo được sự kết nối giữa các bộ phận và những giai đoạn trung gian. Quá trình lựa chọn được mô hình thích hợp và áp dụng cho doanh nghiệp để đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng, trong đó, việc đạt được doanh thu lý tưởng chính là minh chứng cho sự thành công của doanh nghiệp. Từ khi bắt đầu định hình doanh nghiệp cho đến thành công là cả một quá trình lâu dài Như vậy, hiện tại chính là thời điểm chuyển giao sâu sắc của lĩnh vực bán lẻ. Và tất nhiên, như thường lệ, những thách thức mới sẽ mang đến những cơ hội mới, tạo ra những mô hình kinh doanh mới cho thị trường. Chúng sẽ đòi hỏi nhà bán lẻ phải có những góc nhìn mới về các xu hướng trong tương lai, tầm nhìn, cũng như khả năng dài hạn của doanh nghiệp. Mà sự chuyển đổi này, theo KPMG, chính là sự phát triển của ngành bán lẻ hướng đến “thương mại khách hàng”. Để đảm bảo được sự rõ ràng và thuận tiện trong quản lý doanh thu bán hàng, có thể doanh nghiệp của bạn đang cần đến một giải pháp phần mềm toàn diện và tối ưu như Retail Pro Prism. Liên hệ ngay với LBC International để được tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp ngay bây giờ!

Tìm hiểu ngay 7 làn sóng công nghệ mới ngành bán lẻ

03/07/2021 • admin

Trong bối cảnh Internet vạn vật (IoT) có rất nhiều mô hình giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý đơn hàng, quản lý kho, tích hợp,... liên tục được phát triển và ra đời. Việc làm thế nào để chọn được xu hướng công nghệ phù hợp với doanh nghiệp và không bị lỗi thời thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết dưới đây của LBC International cung cấp thông tin về 7 xu hướng công nghệ được ưa chuộng trong ngành bán lẻ năm 2021. Doanh nghiệp có thể tham khảo để có một góc nhìn tổng quát hơn về các xu hướng hiện đại. Bài viết liên quan: Quản lý tồn kho là gì và cách sử dụng báo cáo tồn kho trong doanh nghiệp bán lẻ? 5 dự đoán đầy thu hút về ngành bán lẻ trong năm 2021 Các phần mềm quản lý đơn hàng là một phần của xu hướng công nghệ trong ngành bán lẻ ngày nay 1. Giải pháp cho phép khách hàng nghiên cứu và tìm được thông tin trước khi đến cửa hàng Trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19, rất nhiều người mang tâm lý e ngại di chuyển nhiều và thường hạn chế phải ra ngoài để mua sắm. Do đó, khách hàng bắt đầu có thói quen và xu hướng tra cứu thông tin về hàng hóa trước khi ghé cửa hàng. Như vậy, họ sẽ không mất thời gian tốn công vô ích khi đến cửa hàng mà lại không mua được món đồ mình muốn. Vì thế, điều doanh nghiệp cần phải làm chính là cố gắng áp dụng các giải pháp công nghệ để có thể dễ dàng tiếp cận được với khách hàng trên internet. Khi họ có ý định tìm kiếm trên internet, đặc biệt là mạng xã hội, nếu thông tin về hàng hóa và doanh nghiệp của bạn dễ tìm thấy, bạn sẽ có ưu thế hơn rất nhiều. Rất nhiều người có thói quen tra cứu thông tin trước khi mua sắm 2. Hệ sinh thái bán lẻ Ngày nay, để điều hành một doanh nghiệp bán lẻ cần có những công cụ hỗ trợ nhất định. Đó có thể là các máy POS, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý đơn hàng, phần mềm lưu trữ thông tin khách hàng… Trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ khó mà tìm được một giải pháp phần mềm nào có thể bao quát tất cả những công cụ trên. Do vậy, họ thường sẽ phải sử dụng đồng thời rất nhiều công cụ và phần mềm kinh doanh khác nhau. Sự kết hợp và bổ trợ cho nhau giữa những công cụ phần mềm trên sẽ tạo nên một hệ sinh thái bán lẻ trong chính doanh nghiệp, giúp họ dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc kinh doanh cũng như tăng khả năng mở rộng khách hàng và doanh thu. Các công cụ và giải pháp phần mềm đang đóng vai trò rất lớn đến thành công của một nhà bán lẻ 3. Công nghệ thương mại tự động hóa Về cơ bản, thương mại tự động hóa có nghĩa là quá trình tự động hóa trong suốt hành trình mua hàng. Quá trình tự động hóa này có thể bao gồm: 3.1 Mua hàng tự động Có rất nhiều cửa hàng áp dụng hệ thống bán hàng tự động nhằm giúp khách hàng có thể mua sắm các loại đồ dùng hoặc thực phẩm mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thu ngân hoặc nhân viên bán hàng. Máy bán hàng tự động không hề xa lạ với nhiều người 3.2 Tự động hóa tiếp thị Việc tự động hóa trong tiếp thị (marketing) giúp các nhà bán lẻ kịp thời củng cố niềm tin của khách hàng cũng như duy trì mối liên kết giữa người mua hàng với doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với khách hàng thường xuyên mua hàng, hệ thống sẽ gửi đến họ mã giảm giá hoặc ưu đãi. Trong khi đó, nếu khách hàng đã hơn 3 tháng không mua hàng tại doanh nghiệp, hệ thống sẽ gửi email hoặc thông báo “nhắc nhở”, hoặc đề xuất những sản phẩm, chương trình giảm giá,... nhằm lôi kéo họ mua hàng. Tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp không bị “lãng quên” Dù vậy, việc có thể duy trì sự tương tác thường xuyên với khách hàng đòi hỏi nhà bán lẻ phải có một nguồn thông tin, dữ liệu lưu trữ đủ lớn về khách hàng của họ, thông qua các phần mềm quản lý kinh doanh, quản lý đơn hàng hay giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng... 3.3 Tự động hóa quy trình Tự động hóa quy trình trong một doanh nghiệp có thể được thể hiện qua việc đánh số thứ tự tự động, xác minh ID của khách khi mua các mặt hàng đặc biệt như bia, rượu, thuốc lá, hay tự động cập nhật số lượng tồn kho đồng bộ cả mua hàng trực tuyến và mua hàng tại chỗ,... Tự động hóa quy trình giúp cửa hàng tạo được hình ảnh chuyên nghiệp 4. Nền tảng tập trung vào sự tương tác ảo với khách hàng Khi dịch COVID-19 xảy ra, do các quy định bắt buộc về “không tiếp xúc” mà nhu cầu tương tác giữa người với người thông qua các tiện ích công nghệ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nắm bắt được điều này, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng các giải pháp công nghệ, nhằm giúp gia tăng sự tương tác giữa họ với khách hàng trong thời buổi dịch bệnh. Thay vì tổ chức các buổi ra mắt sản phẩm trực tiếp, giờ đây công nghệ đã có thể giúp mọi người dễ dàng xem, học, giao lưu, họp hay thảo luận với nhau từ xa chỉ thông qua một thiết bị như điện thoại hay máy tính có kết nối internet. Tương tác ảo từ xa giúp doanh nghiệp duy trì được liên kết với khách hàng 5. Thanh toán không tiếp xúc Sự xuất hiện của dịch COVID-19 đã thúc đẩy loại hình công nghệ này phát triển một cách nhanh chóng. Các tên gọi như “thanh toán một chạm”, “thanh toán di động”, “thanh toán không dùng tiền mặt”... dần trở nên phổ biến tại các cửa hàng. Có hơn 82% người được hỏi tin rằng thanh toán không tiếp xúc là cách thanh toán sạch hơn nhiều so với các hình thức khác. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các máy POS, hệ thống thiết bị đầu cuối hoặc các phần mềm xử lý thanh toán khác đang cho thấy sự gia tăng không ngừng việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực bán lẻ trên khắp thế giới. Thanh toán không tiếp xúc đang là xu hướng trên thế giới 6. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có ứng dụng vô cùng to lớn trong lĩnh vực bán lẻ. Sử dụng trí tuệ nhân tạo đúng cách sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc dự báo xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định thông minh hơn nhằm thu hút và giữ chân các khách hàng. Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ rất lớn trong việc dự báo xu hướng thị trường 7. Nền tảng quản lý và thực hiện đơn hàng Khách hàng thường đánh giá chất lượng của một cửa hàng không chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác, bao gồm thái độ phục vụ, quy trình bán hàng, vận chuyển, chăm sóc khách hàng… Trong đó, yếu tố quản lý và xử lý đơn hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp bán lẻ đều nên có một giải pháp quản lý và xử lý đơn hàng Đó cũng chính là lý do mà Retail Pro Prism ra đời. Giải pháp toàn diện này đặc biệt hữu ích trong việc giúp doanh nghiệp quản lý tất cả hoạt động của nhà bán lẻ. Từ mua - bán hàng, vận chuyển, quản lý kho cho đến quản lý nhân viên, khách hàng. Khi sử dụng Retail Pro Prism, doanh nghiệp có được một giải pháp tích hợp nhiều nền tảng, góp phần tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, phần mềm này cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản trị mối quan hệ với khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể duy trì sự thấu hiểu và tương tác với khách hàng của mình thông qua nguồn dữ liệu được lưu trữ sẵn. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý toàn diện cho hệ thống bán lẻ của mình, hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ bây giờ!

Bán lẻ 2021: Thành công nhờ tự động hóa

02/07/2021 • admin

Sự xuất hiện của internet và các ứng dụng công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh nói chung và các mô hình bán lẻ nói riêng. Đứng trước những thay đổi mang tính ảnh hưởng lan rộng đó, trong khi có không ít nhà bán lẻ phải vật lộn để thích ứng với thời cuộc thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp kịp thời xoay chuyển, biết cách tận dụng công nghệ tự động hóa vào chiến lược, mô hình kinh doanh của họ. Trong đó có thể kể đến việc sử dụng phần mềm, robot hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý hàng hóa, quản lý thu chi, sắp xếp kho bãi… Bài viết dưới đây sẽ cho thấy tầm ảnh hưởng của công nghệ tự động hóa trong ngành bán lẻ năm 2021. Bài viết liên quan: Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng? 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất Công nghệ hóa nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng đang là chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp bán lẻ 1. Ứng dụng công nghệ trong bán lẻ đã phát triển mạnh kể từ 2020 Trên thực tế, ngay trước khi dịch COVID-19 xuất hiện, các nhà bán lẻ đã sớm áp dụng công nghệ thông minh vào quản lý mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh tác động của đại dịch, nhu cầu về các giải pháp "không tiếp xúc" ngày càng tăng cao. Vì vậy, đã có rất nhiều cửa hàng áp dụng công nghệ trong việc kiểm tra và đảm bảo an toàn cho khách khi đến mua hàng trong suốt thời kỳ diễn ra đại dịch COVID-19. Thậm chí, để có thể đảm bảo doanh thu mà vẫn giữ được các yêu cầu về cách ly phòng dịch, rất nhiều nhà bán lẻ đã nhanh chóng triển khai công nghệ xử lý đơn hàng trực tuyến nhằm giữ chân khách đặt hàng từ xa. Ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ đã sớm xuất hiện từ lâu 2. Tự động hóa trong bán lẻ 2021 Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, các cửa hàng, trung tâm thương mại đều đã đóng cửa. Lượng đơn hàng trực tuyến được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia đã dự đoán rằng, số lượng đơn hàng trực tuyến vẫn sẽ không thuyên giảm ngay cả khi đại dịch kết thúc. Một lý do khá dễ thấy để giải thích cho điều này chính là ngày càng có nhiều khách hàng nhận thức được tính tiện lợi của việc mua hàng trực tuyến. Việc mua hàng này đặc biệt trở nên tiện lợi hơn thông qua các ứng dụng công nghệ và internet. Nắm được yếu tố mang tính then chốt này, các nhà bán lẻ nhanh nhạy với thời cuộc đã sớm áp dụng công nghệ vào hệ thống kinh doanh của mình. Mục đích chính là duy trì việc điều hành cửa hàng một cách liên tục, nhằm đảm bảo việc giao sản phẩm đến khách hàng theo đúng thời gian đã hẹn. Mua sắm trực tuyến đã và đang là một xu thế toàn cầu Năm 2021 còn chứng kiến các xu hướng kết hợp công nghệ tự động hóa như robot, camera, các ứng dụng thị giác máy tính (computer vision)... trong việc quản lý hàng hóa, kiểm soát kho bãi, giao nhận hàng hóa, hỗ trợ khách hàng… tại rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, sự tiếp cận với công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) hay robot cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ. Từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm mua sắm của các khách hàng. Không ngừng lại ở đó, việc thực hiện tự động hóa hay ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh, quản lý hàng hóa có thể giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ tối ưu được năng lực nhân sự, đặc biệt là trong điều kiện khan hiếm nhân công. Robot, AI hay ML đang góp phần thay đổi chiến lược quản lý của nhiều doanh nghiệp AI và robot có thể được sử dụng để làm các công việc yêu cầu nhiều sức mạnh thể chất. Thay vào đó, lao động là con người sẽ có thời gian thực hiện những nhiệm vụ tạo giá trị cao hơn, mang tính đặc thù nhiều hơn. Không chỉ tiết kiệm nhân công, việc sử dụng con người để làm nhiệm vụ có giá trị cao cũng thể hiện sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với người lao động. Đây là một hình thức trao quyền giúp doanh nghiệp có được sự cống hiến hết mình của nhân viên. Từ đó làm tăng hiệu suất bán hàng và năng lực kinh doanh của cửa hàng nói chung. 3. Trao quyền cho khách hàng Bất kỳ nhà bán lẻ nào có áp dụng công nghệ cũng đều nhắm đến mục tiêu là giúp khách hàng tự do mua sắm theo cách mà họ muốn và trao quyền để những khách hàng đó có thể tùy chọn trên bất kỳ kênh mua hàng sẵn có của doanh nghiệp. Các nhà bán lẻ đều nhận ra rằng, hầu hết người tiêu dùng sẽ ưu ái những cửa hàng cung cấp đa dạng hình thức trải nghiệm mua sắm hơn. Đó cũng chính là yếu tố cạnh tranh mang tính quyết định của một doanh nghiệp bán lẻ so với các đối thủ. Mua sắm đa kênh là một cách để thu hút khách hàng Một cửa hàng chỉ thực hiện tốt việc “cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng” khi cung cấp các gợi ý, đề xuất mang tính cá nhân hóa. Tức là các gợi ý, đề xuất này phải ở mức độ nào đó tương đồng với suy nghĩ, hành vi và sở thích của họ. Khi đó, khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm và thấu hiểu, khả năng mua hàng của họ cũng tăng lên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng giữ chân khách hàng được dài lâu hơn. Đặc biệt, để có thể tối ưu hóa chiến lược kinh doanh thì các doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng không chỉ tại cửa hàng trực tiếp mà còn khi mua sắm online thông qua các phần mềm bán lẻ đặc thù cho từng lĩnh vực. “Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng” là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh ngày nay Thấu hiểu được sự cần thiết và tầm ảnh hưởng của các giải pháp công nghệ trong các mô hình bán lẻ, LBC International hiện đang cung cấp giải pháp Retail Pro Prism. Đây là một phần mềm có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng hóa, kiểm soát kho bãi và cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua các dữ liệu và thông tin được lưu trữ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một giải pháp phần mềm như vậy, hãy liên hệ với chúng tôi ngay!