Thấu hiểu hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng là tiền đề để các doanh nghiệp bán lẻ ngành thời trang xây dựng chiến lược bán hàng. Bằng cách nắm bắt hành trình khách hàng, nhà bán lẻ có thể cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng ngay tại mỗi điểm tiếp xúc trong hành trình, từ tương tác đầu tiên cho đến mối quan hệ dài hạn. Cùng LBC International tìm hiểu về định hướng phát triển của hành trình khách hàng ngành thời trang bán lẻ trong tương lai qua bài viết sau đây. Bài viết liên quan: Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ cho ngành thời trang 2023 Với Retail Pro Prism - TMG cải thiện hiệu quả nền tảng quản lý bán hàng trong thời đại chuyển đổi số 10 ví dụ về dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt trong bán lẻ và cách áp dụng Hành trình khách hàng ngành thời trang có nhiều thay đổi trong tương lai 1. Tổng quan về hành trình khách hàng trong bán lẻ thời trang Hành trình khách hàng (customer journey) mô phỏng quá trình khách hàng trải nghiệm thương hiệu theo thời gian hoặc hành trình kết nối khách hàng với thương hiệu. Việc mô tả hành trình của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác những điểm chạm (touch – point), những điều khách hàng đang suy nghĩ, tương tác với thương hiệu, đồng thời bảo đảm tính nhất quán ở mọi điểm chạm và trên mọi kênh (bao gồm online và offline). Hiểu một cách đơn giản, customer journey là toàn bộ những trải nghiệm mà khách hàng có khi giao tiếp với thương hiệu. Nó được xem xét dựa trên lộ trình tương tác hoàn chỉnh, từ lúc khám phá thương hiệu đến lúc mua hàng, sau đó nữa là trở thành khách hàng trung thành. Trọng tâm của hành trình không chỉ đơn thuần là giao dịch mà là cảm nhận của khách hàng khi tương tác cùng thương hiệu. Trọng tâm của hành trình là cảm nhận của khách hàng khi tương tác với thương hiệu Trong ngành bán lẻ thời trang, hành trình của một khách hàng có thể bắt đầu bằng việc lên Google gõ tìm kiếm một chiếc váy và được dẫn đến website của bạn. Dù chưa bao giờ biết đến thương hiệu nhưng khách hàng đó có thể bị thu hút bởi sự hấp dẫn của tiêu đề. Tiếp đó, vị khách lần lượt tham khảo các sản phẩm trên website, đặt hàng, thanh toán và đăng ký tài khoản vì hài lòng với trải nghiệm. Lúc này, thương hiệu sẽ thu thập thông tin khách hàng để phục vụ cho mục đích tiếp thị, gửi lời cảm ơn và cung cấp chính sách hậu mãi. Nhận được trải nghiệm tuyệt vời, vị khách đó chia sẻ cùng bạn bè thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Trong bài chia sẻ của mình, khách hàng đề cập đến thương hiệu và bày tỏ sự hài lòng về chất lượng dịch vụ. Tối ưu UX/ UI website giúp tăng trải nghiệm người dùng và khả năng “chốt đơn" Ví dụ trên là một hành trình khách hàng cơ bản trong ngành thời trang bán lẻ. Trải nghiệm hoàn hảo mà khách hàng nhận được đến từ nhiều yếu tố: tối ưu SEO tăng khả năng hiển thị trên Google, tối ưu UX/ UI giúp điều hướng và đơn giản hoá quy trình đặt hàng - thanh toán, chính sách hậu mãi chu đáo… Ngược lại, nếu nhận được trải nghiệm kém ngay từ ban đầu, thương hiệu bạn có nguy cơ mất khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ. 2. Hành trình khách hàng sẽ phát triển thế nào trong ngành thời trang bán lẻ Mỗi ngành hàng và kênh truyền thông sẽ có một hành trình khách hàng khác nhau. Trong ngành thời trang bán lẻ, hành trình này sẽ phát triển theo những định hướng sau đây: Mua sắm ở mọi lúc và mọi nơi Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng không cần trực tiếp đến cửa hàng, họ có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi thông qua chiếc điện thoại thông minh. Khách hàng sẽ thực hiện các chuyến tham quan “ảo”, xem hình ảnh sản phẩm từ xa và tương tác với nhà bán. Hành trình khách hàng nói trên được dự đoán là tương lai của ngành thời trang bán lẻ, nhất là khi Gen Z dần trở thành nhóm khách hàng chính. Mua sắm mọi lúc mọi nơi thông qua chiếc điện thoại thông minh Ưu tiên dữ liệu Dữ liệu khách hàng là nền tảng quan trọng của một chiến lược kinh doanh thành công. Thu thập thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng là việc cần làm để cải thiện trải nghiệm khách hàng, cá nhân hoá tương tác, tăng mức độ hài lòng và tinh chỉnh chiến lược kinh doanh. Dữ liệu khách hàng là căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh và bán hàng Thời đại của công nghệ AI Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo AI là bước đột phá trong mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Với sự hỗ trợ của AI, nhà bán lẻ có thể mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm liền mạch, tăng khả năng kết nối khách hàng và nâng tầm ảnh hưởng cho thương hiệu. Tham vọng cách mạng hoá trải nghiệm mua sắm nhờ AI của Alibaba Năm 2018, “gã khổng lồ” Alibaba từng ứng dụng công nghệ AI với tham vọng cách mạng hoá trải nghiệm mua sắm toàn cầu. Cửa hàng FashionAI ra mắt với các tính năng đặc biệt: gương thông minh, tag mua sắm thông minh, chip Bluetooth tích hợp trong sản phẩm. Đây được xem là case study điển hình trong việc ứng dụng AI vào bán lẻ thời trang và khách hàng là người hưởng lợi trực tiếp. Tác động của công nghệ đột phá Như đã nói, công nghệ tác động đến tất cả các phần trong customer journey. Ngành thời trang bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ, công nghệ ảnh hưởng từ giai đoạn tạo nhận thức, mua hàng cho đến trở thành khách hàng trung thành. Hiện nay, các nhà bán lẻ đang tận dụng thành tựu công nghệ một cách tối đa, nhất là các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế mở rộng… Phòng thay đồ “ảo" của Hugo Boss cho phép khách hàng thử đồ từ xa Hãng thời trang Hugo Boss vừa công bố dịch vụ thử đồ thực tế ảo dựa trên công nghệ AR. Dự án này cho phép người mua thử đồ từ xa với số đo cơ thể tùy chỉnh. Khách hàng có thể tạo ra một mẫu ma – nơ – canh với số đo của mình, mặc thử và kết hợp nhiều kiểu trang phục khác nhau trong phòng thay đồ “ảo”. 3. Phần mềm Retail Pro Prism – phần mềm quản trị góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng Retail Pro Prism là phần mềm quản trị được cung cấp bởi LBC International, phù hợp cho nhiều ngành hàng bán lẻ khác nhau. Phần mềm hỗ trợ hiệu quả trong việc quản trị thông tin, lên kế hoạch chăm sóc khách hàng theo dữ liệu thu thập được. Ngoài ra, Retail Pro Prism còn tích hợp sẵn chương trình khách hàng thân thiết, chiến dịch quảng cáo, tiếp thị cho từng nhóm khách hàng. Retail Pro Prism được tích hợp các tính năng liên quan đến quản trị và chăm sóc khách hàng TMG – đơn vị sở hữu 2 hãng thời trang nổi tiếng JOHN HENRY và FREELANCERS, là đối tác của LBC từ năm 2008. Nhằm bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ, TMG quyết định ứng dụng Retail Pro Prism để phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng. Không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng, phần mềm còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai chương trình khách hàng thân thiết bậc MEMBER, SILVER, GOLD và PLATINUM. Nắm bắt hành trình khách hàng và cải thiện trải nghiệm ngay tại mỗi điểm tiếp xúc là bí quyết thành công của ngành thời trang bán lẻ. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần đầu tư vào xây dựng và phân tích bản đồ hành trình người tiêu dùng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ LBC International để biết thêm thông tin chi tiết. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.
Ngành bán lẻ nói chung và bán lẻ thời trang thế giới liên tục trải qua những cuộc cách mạng. Muốn đứng vững, các doanh nghiệp trực thuộc ngành phải luôn sẵn sàng để thích ứng với mọi thay đổi của thị trường và sở thích của người tiêu dùng. Dự đoán được những xu hướng sẽ lên ngôi trong năm 2023 là tiền đề để nhà bán lẻ tận dụng thời cơ, mang về kết quả kinh doanh ấn tượng. Cùng bài viết sau đây của LBC International định hình xu hướng của ngành thời trang bán lẻ tương lai. Bài viết liên quan: Ứng dụng phần mềm quản lý bán lẻ cho ngành thời trang 2023 Với Retail Pro Prism - TMG cải thiện hiệu quả nền tảng quản lý bán hàng trong thời đại chuyển đổi số Tăng lượng khách ghé thăm gian hàng trực tiếp với các mẹo đơn giản Nắm bắt xu hướng để thành công trong ngành bán lẻ thời trang 1. Xu hướng ngành thời trang trong tương lai Theo dự đoán, ngành bán lẻ thời trang trong tương lai sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng tính toàn diện và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm bằng công nghệ hiện đại, chiến lược kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường. Metaverse Sự chuyển dịch của môi trường kỹ thuật số từ 2D sang 3D khiến người trẻ dành nhiều thời gian hơn trong việc khám phá các không gian trực tuyến mới. Có khoảng 63% người tiêu dùng thuộc gen Z bày tỏ sự quan tâm đặc biệt cho Metaverse. Nắm bắt xu hướng, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong ngành thời trang đã kết hợp với các nhà phát triển công nghệ hàng đầu nhằm đưa sản phẩm may mặc đến gần hơn với khách hàng gen Z. Metaverse được người tiêu dùng thuộc thế hệ Z đặc biệt quan tâm Năm 2021, thương hiệu Dolce & Gabbana đã thu về hàng triệu USD từ những bộ sưu tập NFT độc quyền. Trong khi đó, những nhà mốt mới như DressX hay The Fabricant đang cho thấy tiềm năng phát triển của quần áo kỹ thuật số với công nghệ thực tế tăng cường (AR). Mua sắm trực tuyến qua nền tảng mạng xã hội Mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội sẽ là xu hướng bán lẻ thời trang năm nay. Theo Business of Fashion và McKinsey, nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng, nhất là các sản phẩm quần áo và phụ kiện thời trang. Các chuyên gia dự đoán rằng, doanh số bán hàng từ mạng xã hội sẽ tăng hơn 51% tại Hoa Kỳ trong 2 năm tới, đạt mốc 56 tỷ USD. Đến năm 2027, doanh số bán lẻ toàn cầu có thể đạt hơn 600 tỷ USD. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm Theo thống kê, khoảng 80% người tiêu dùng mong muốn các nhà kinh doanh thời trang đáp ứng sở thích riêng của họ. Điều này đã thúc đẩy các thương hiệu ứng dụng công nghệ để tái định hình trải nghiệm khách hàng. Các công nghệ tiên tiến như AI, trợ lý giọng nói hỗ trợ hiệu quả cho nhà bán lẻ trong việc thu thập dữ liệu khách hàng, tối ưu sản phẩm cho từng cá nhân, chuẩn hóa quy trình mua hàng, thanh toán. Cá nhân hoá và nâng cao trải nghiệm khách hàng là xu hướng của tương lai Ứng dụng công nghệ Sự ra đời của công nghệ quét cơ thể tự động đã tác động mạnh mẽ đến ngành bán lẻ thời trang. Với công nghệ này, nhà bán có thể thu thập số đo cơ thể khách hàng từ xa, từ đó tư vấn cho họ kích cỡ quần áo phù hợp. Công nghệ AR cũng mang đến những hiệu quả tương tự. AR cung cấp trải nghiệm “thử đồ” hấp dẫn và chân thực, khách hàng có thể hình dung trang phục trên cơ thể mình mà không cần trực tiếp mặc thử. Đa dạng hóa kênh bán Thương mại điện tử đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành xu hướng của ngành bán lẻ tương lai. Trong thời gian tới, các nhà bán lẻ sẽ mở rộng và đa dạng kênh bán để tối ưu hoá lợi nhuận. Song song với việc phát triển cửa hàng trực tuyến, nhà bán cũng sẽ đầu tư vào hệ thống cửa hàng truyền thống để tăng điểm tiếp xúc vật lý, tạo trải nghiệm mua sắm trực quan và sinh động nhất. Đồ 2-hand Người tiêu dùng và nhà bán lẻ ngày càng quan tâm đến tính bền vững, thân thiện trong ngành thời trang. Với lượng chất thải dệt may khổng lồ thải ra hàng năm, nhiều khách hàng trẻ cho biết họ sẽ hạn chế mua sắm các mặt hàng thời trang trong thời gian tới. Đây thực sự là thách thức lớn cho ngành bán lẻ thời trang thế giới. Đồ 2 hand và vật liệu bền vững là những xu hướng đáng chú ý trong thời gian tới Muốn tồn tại, doanh nghiệp phải bắt đầu nghiên cứu quy trình, vật liệu sản xuất bền vững và có khả năng tái chế. Các loại vật liệu từ sợi tự nhiên như sợi gai dầu, tre và ramie dần thay thế sợi bông, sử dụng xạ hương thay vì da để giảm thiểu hoá chất gây hại cho môi trường trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, đồ 2 hand cũng là xu hướng đáng chú ý trong thời gian sắp tới. 2. Ứng dụng phần mềm vào quản trị bán lẻ thời trang Với sự phát triển của công nghệ, giờ đây nhà quản trị có thể quản lý chuỗi cửa hàng một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Các phần mềm quản lý bán lẻ chuyên dụng cho ngành thời trang sẽ giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công, kiểm soát hàng hoá, hàng tồn kho, giảm thiểu nguy cơ thất thoát. Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp tăng độ chuyên nghiệp, uy tín cho cửa hàng bán lẻ. Retail Pro Prism giúp quản lý hệ thống bán lẻ thời trang hiệu quả và đồng bộ Retail Pro Prism là phần mềm quản trị bán lẻ thời trang được cung cấp bởi LBC International, phù hợp cho nhiều quy mô cửa hàng khác nhau. Với phần mềm này, nhà quản trị có thể quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống bán lẻ, từ danh mục sản phẩm, hàng tồn kho, chi tiết giao dịch, thông tin khách hàng cho đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Đặc biệt, phần mềm còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng thông qua lượng dữ liệu thu thập được. Đặc thù của thị trường thời trang bán lẻ là luôn luôn thay đổi, muốn có được lợi thế cạnh tranh thì nhà bán lẻ phải thường xuyên cập nhật xu hướng. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho nhà bán lẻ thời trang trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản trị ngành bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ. Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.