Phát triển bền vững chuỗi bán lẻ trong thị trường đầy biến động

Đăng bởi lbc vào 15/03/2023

Năm 2022 là khoảng thời gian đầy biến động của thị trường bán lẻ Việt Nam và thế giới. Bước sang năm 2023, thị trường đã hồi phục và tăng trưởng trở lại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực thuộc ngành phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Muốn đứng vững trên thị trường và có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển bền vững chuỗi bán lẻ ngay từ bây giờ.

Cùng LBC International tìm hiểu về thị trường và những lưu ý để hệ thống bán lẻ phát triển bền vững.

Bài viết liên quan: 

Thị trường biến động, doanh nghiệp cần phát triển bền vững chuỗi bán lẻ

Thị trường biến động, doanh nghiệp cần phát triển bền vững chuỗi bán lẻ

1. Bức tranh toàn cảnh ngành bán lẻ Việt Nam trong năm 2022

Năm 2022, nền kinh tế và đời sống của người tiêu dùng Việt bắt đầu hồi phục trở lại sau đại dịch. Tuy nhiên, đại dịch cũng đã tác động không nhỏ đến tâm lý và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là trong ngành hàng bán lẻ. Muốn phát triển bền vững chuỗi bán lẻ, doanh nghiệp phải nắm bắt được những thay đổi trong xu hướng thị trường.

Cụ thể, người tiêu dùng có tâm lý chi tiêu dè dặt hơn do những khó khăn về mặt kinh tế. Xu hướng chung là tiết kiệm và chỉ chi dùng cho những mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc men… Có thể nói, các ngành hàng tiêu dùng đã có bước vươn mình mạnh mẽ trong năm 2022.

Hình thức mua hàng qua minimart dự kiến còn tăng trưởng trong tương lai

Hình thức mua hàng qua minimart dự kiến còn tăng trưởng trong tương lai

Hình thức mua sắm online, mua hàng qua minimart tăng trưởng đáng kể sau khi có sự chuyển dịch ngoạn mục từ kênh GT sang MT và thương mại điện tử. Kênh online và siêu thị nhỏ có lợi thế về khả năng phân phối và tiếp cận khách hàng, được dự đoán sẽ sớm “phủ sóng” ở cả khu vực nông thôn Việt Nam.

2. Những yếu tố quan trọng để bán lẻ phát triển bền vững

Ngành bán lẻ dần phục hồi và tăng trưởng trở lại là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các đơn vị trực thuộc ngành. Muốn chuỗi bán lẻ phát triển ổn định và bền vững, nhà quản trị cần lưu ý những vấn đề sau đây.

  • Chấp nhận thử thách và thích nghi với mọi biến động

Là một đơn vị bán lẻ, theo kịp thị trường là điều cần thiết nhưng chưa đủ, doanh nghiệp phải dự đoán được xu hướng tiêu dùng tương lai và luôn thích ứng với mọi biến động. Ngày nay, đại đa số người tiêu dùng yêu thích các sản phẩm, dịch vụ mang tính cá nhân. Nếu biết lắng nghe và làm hài lòng khách hàng, nhà bán lẻ sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Lắng nghe khách hàng, sẵn sàng thích nghi với mọi biến động thị trường là nhiệm vụ hàng đầu của bán bán lẻ

Lắng nghe khách hàng, sẵn sàng thích nghi với mọi biến động thị trường là nhiệm vụ hàng đầu của bán bán lẻ

  • Biến mục tiêu thành hành động

Mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp khi phát triển bền vững chuỗi bán lẻ là nhận được sự đồng thuận từ phía khách hàng. Giờ đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường, mong muốn sử dụng các sản phẩm thực sự thân thiện.

Do đó, doanh nghiệp cần biến câu khẩu hiệu “bảo vệ môi trường” của mình thành hành động thực tế: hạn chế rác thải nhựa, giảm thiểu lượng khí thải carbon, sử dụng túi sinh học dễ phân huỷ…

  • Xây dựng chiến lược cho tương lai

Tính bền vững đã trở thành một trong những yêu cầu cơ bản mà người tiêu dùng dành cho nhà bán lẻ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các đơn vị bán lẻ cần có kế hoạch để phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sống và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ thân thiện.

Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng thị trường giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh

Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng  thị trường giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh

  • Ứng dụng công nghệ

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng là tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững chuỗi bán lẻ. Trong chiến lược tối ưu trải nghiệm khách hàng của các doanh nghiệp bán lẻ, dữ liệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Muốn cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ cần thu thập một lượng dữ liệu lớn. Các công nghệ hiện đại như AR/ VR, AI, Big Data hỗ trợ tối đa trong việc xử lý dữ liệu, hạn chế tỷ lệ hoàn trả hàng, cải thiện doanh số bán hàng, thu hút và giữ chân khách hàng.

3. Ứng dụng Retail Pro Prism nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành trong ngành bán lẻ

Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ dành riêng cho ngành bán lẻ, được cung cấp bởi LBC International. Phần mềm phù hợp cho nhiều quy mô và ngành hàng khác nhau, được các đơn vị bán lẻ lớn trên thế giới tin dùng nhờ các tính năng ưu việt. Với Retail Pro Prism, nhà bán lẻ có thể quản trị hệ thống chuỗi cửa hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng, nâng cao trải nghiệm khách hàng, kiến tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh.

Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ ngành bán lẻ được cung cấp bởi LBC International

Retail Pro Prism là giải pháp công nghệ ngành bán lẻ được cung cấp bởi LBC International

Retail Pro Prism được tích hợp các tính năng quản trị cần thiết như: quản lý danh mục sản phẩm, số lượng hàng tồn kho, lịch sử giao dịch, đơn hàng đang giao, hiệu suất làm việc của nhân viên, danh sách khách hàng… Chỉ trên một nền tảng duy nhất, nhà quản trị có thể quản lý cửa hàng offline/ online ở bất kỳ đâu và trên mọi thiết bị.

Xây dựng hệ thống bán lẻ theo hướng bền vững là tiền đề để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích cho nhà quản trị khi xây dựng chiến lược phát triển bền vững chuỗi bán lẻ. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm phần mềm quản trị bán lẻ có thể liên hệ LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.