Doanh nghiệp đã biết cách kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn?

Đăng bởi lbc vào 21/10/2022

Tạo kết nối và liên lạc thường xuyên là những điều cơ bản để doanh nghiệp giữ chân khách hàng. Đối với ngành bán lẻ, chăm sóc khách hàng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh. Do đó, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý bán lẻ là làm thế nào để luôn giữ được mối liên kết với khách hàng của mình.

Cùng LBC International tìm hiểu về phương pháp tạo lập, nâng cao kết nối và tăng lượng khách hàng trung thành qua bài viết sau đây.

Bài viết liên quan: 

Tạo lập và giữ kết nối với khách hàng là điều quan trọng trong quản lý bán lẻ

Tạo lập và giữ kết nối với khách hàng là điều quan trọng trong quản lý bán lẻ

1. Lợi ích của việc quản lý và kết nối với khách hàng

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thành công của doanh nghiệp không còn đơn thuần là vấn đề doanh số. Thay vào đó, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm của khách hàng. Nói một cách dễ hiểu, nâng cao trải nghiệm là yếu tố cốt lõi để giữ chân khách hàng, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

Trong quản lý bán lẻ, thông tin khách hàng có vai trò then chốt đối với doanh số. Do đó, doanh nghiệp phải quản lý tốt thông tin và luôn giữ kết nối với khách hàng của mình. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã phải nhận “trái đắng” do thông tin khách hàng lọt vào tay đối thủ. 

Quản lý và bảo mật tốt thông tin khách hàng là điều cần thiết trong công tác quản trị

Quản lý và bảo mật tốt thông tin khách hàng là điều cần thiết trong công tác quản trị

Như vậy, việc quản lý tốt thông tin khách hàng sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Có đủ dữ liệu về khách hàng phục vụ cho việc chăm sóc về sau

Doanh nghiệp cần nắm rõ mọi dữ liệu cần thiết liên quan đến khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch và thói quen mua hàng. Đây đều là những thông tin quan trọng, hữu ích cho việc chăm sóc khách hàng về sau. Bên cạnh đó, việc này còn tạo thiện cảm lớn đối với khách hàng, khiến họ cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu. 

  • Duy trì được độ tin cậy và nhắc nhở về thương hiệu

Mục tiêu lớn nhất trong công tác quản trị ngành bán lẻ là khiến khách hàng luôn nhớ về thương hiệu. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải biết đâu là khách hàng tiềm năng, trung thành và có khả năng quay trở lại. 

Nhớ về thương hiệu, khách hàng sẽ quay lại thêm nhiều lần nữa

Nhớ về thương hiệu, khách hàng sẽ quay lại thêm nhiều lần nữa

Quản lý thông tin chính là cách để doanh nghiệp phân loại khách hàng. Sau khi phân loại, doanh nghiệp cần có các đối sách cụ thể để chăm sóc khách hàng, tăng mức độ tin cậy và hài lòng về chất lượng dịch vụ.

  • Phát triển nhiều mối quan hệ và biến khách hàng bình thường thành khách trung thành

Có rất nhiều cách để biến một khách hàng bình thường trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tạo sự hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cần cho họ cảm giác được đối xử đặc biệt. Gửi thông tin sản phẩm mới hay có chính sách ưu đãi riêng cho khách mua hàng thường xuyên là những cách mà nhà quản lý bán lẻ có thể áp dụng.

Từ những khách hàng trung thành, doanh nghiệp có thể tạo ra một cộng đồng lớn hơn. Đây là kênh quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả, rất nhiều khách hàng mới, tiềm năng sẽ xuất phát từ cộng đồng này. Ở chiều ngược lại, cộng đồng lớn thì doanh nghiệp càng phải làm tốt khâu quản lý thông tin khách hàng.

2. Nâng cao kết nối với khách hàng là điều tối quan trọng

Tạo ra kết nối là điều tối quan trọng trong quy trình chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng cảm nhận được sự kết nối và tôn trọng từ phía doanh nghiệp, họ sẵn sàng trở thành khách hàng trung thành. Muốn hình thành và nâng cao sự kết nối với người mua hàng, doanh nghiệp phải có phương pháp quản trị khách hàng phù hợp, dựa trên các nền tảng sau:

  • Cá nhân hoá thông điệp

Như đã nói, khách hàng thích được đối xử một cách đặc biệt, thích nhận những thông điệp quảng cáo hay chăm sóc mang tính cá nhân. Doanh nghiệp có thể bắt đầu chiến dịch cá nhân hoá thông điệp chăm sóc khách hàng bằng những thay đổi nhỏ nhất. 

Tăng mức độ hài lòng của khách hàng

Cá nhân hoá thông điệp có thể làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng

Cụ thể, hãy sử dụng tên riêng của khách hàng trong các email thông báo hay thiệp cảm ơn và điều chỉnh nội dung thư cho phù hợp với từng người. Việc này khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm, rằng thông điệp mà họ nhận được là duy nhất.

  • Chia sẻ lý do và sứ mệnh

Chia sẻ là cách nhanh nhất để kéo gần khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng. Muốn tạo ra lòng tin cho khách hàng, doanh nghiệp phải đặt tiêu chí về lòng trung thực lên hàng đầu. Thông tin về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cần trực quan, chính xác, tránh gây hiểu lầm. 

Một điều cần lưu ý nữa trong quản lý bán lẻ là doanh nghiệp nên chia sẻ lý do khi áp dụng các chính sách mới, đặc biệt là chính sách về giá hay chế độ bảo hành. Điều này khiến khách hàng cảm nhận được sự tôn trọng và tính minh bạch.

  • Cung cấp niềm tin và sự đảm bảo

Khi chọn mua một sản phẩm bất kỳ, khách hàng luôn kỳ vọng được người bán đảm bảo về chất lượng và hỗ trợ khi có sự cố. Do đó, chế độ bảo hành càng tốt khi niềm tin vào thương hiệu càng cao. Trong nhiều trường hợp, chế bộ bảo hành và hậu mãi chính là chìa khoá cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên thường xuyên kết nối với khách hàng qua các kênh social

Doanh nghiệp nên thường xuyên kết nối với khách hàng qua các kênh social

  • Luôn nhắc nhở và gắn kết qua các kênh social

Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện tại, doanh nghiệp có rất nhiều phương thức để kết nối và giữ mối liên hệ với khách hàng. Bên cạnh các kênh liên lạc quen thuộc như điện thoại và email, doanh nghiệp cần cập nhật các hình thức liên hệ mới. Trong đó, các nền tảng mạng xã hội là kênh có lượt truy cập cao, kết nối dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

3. Ứng dụng Retail Pro Prism trong quản lý khách hàng

Retail store và phần mềm quản lý khách hàng là 2 công cụ không thể thiếu trong ngành bán lẻ. Với những ưu điểm vượt trội, Retail Pro Prism là giải pháp hữu hiệu mà LBC International mang đến cho các doanh nghiệp. Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt thông tin khách hàng, tình hình kinh doanh và hàng tồn kho, giảm thiểu gánh nặng trong công tác quản trị.

Phần mềm Retail Pro Prism

Phần mềm Retail Pro Prism hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý khách hàng

Thời trang, thể thao, thú cưng và thiết bị điện tử là những ngành hàng nên sử dụng phần mềm Retail Pro Prism. Bởi đặc thù của các ngành kể trên là số lượng khách hàng lớn, cần hỗ trợ sau khi mua hàng, có khả năng quay trở lại và giới thiệu thêm khách hàng mới. Ngoài ra, đây cũng là những ngành bán lẻ có lượng hàng hoá đa dạng, cần một công cụ để kiểm kê nhanh chóng và chính xác.

Niềm tin và sự liên kết với khách hàng là những yếu tố cốt lõi cho thành công của một doanh nghiệp. Hy vọng rằng những phương thức được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng trung thành. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán lẻ có thể liên hệ với LBC International để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi LBC International.

Close menu