Giờ đây, người ta có thể mua bất kỳ thứ gì nhờ vào internet, vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần phải nâng cấp hoặc thay đổi các trải nghiệm bán hàng nhanh để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, loại hình trải nghiệm bán lẻ nào sẽ thật sự có hiệu quả?
Dưới đây là 10 loại trải nghiệm bán lẻ có thể giúp thu hút khách hàng quay trở lại vào lần mua sắm tiếp theo.
Bài viết liên quan:
- Unified commerce và 5 lý do nhà bán lẻ cần chuyển trọng tâm sang thương mại hợp nhất
- Từ bán lẻ đa kênh (Omnichannel) đến thương mại hợp nhất (Unified Commerce): Tại sao lại quan trọng?
Các trải nghiệm bán lẻ phù hợp giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng
1. “Săn kho báu”
Đa phần khách hàng đều cảm thấy phấn khích và có cảm giác muốn mua ngay khi thấy một sản phẩm có giới hạn nhưng được bày bán với giá ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất định. Tâm lý FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) khiến nhiều người nhanh chóng mua ngay món hàng đó, hệt như khi họ phát hiện ra kho báu và sợ bị người khác lấy mất.
Những hình thức bán hàng như vậy được gọi là bán hàng chớp nhoáng, bán hàng nhanh hay flash sale. Ngày nay, hình thức bán hàng này đang trở nên rất thịnh hành. Các doanh nghiệp bán lẻ hoàn toàn có thể áp dụng loại hình trải nghiệm này bằng việc đưa ra những sản phẩm với số lượng có hạn và bán với mức giá ưu đãi trong thời gian ngắn.
Chiến dịch flash sale hiệu quả sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu dài
Sau khi chiến dịch bán hàng nhanh kết thúc, những món hàng kia sẽ trở về trạng thái giá bình thường, nhưng với các nhà bán lẻ nhạy bén, họ sẽ lại tiếp tục mở ra một đợt flash sale mới dành cho sản phẩm khác.
Một yếu tố cần lưu ý khi thực hiện bán hàng nhanh chính là ước tính dự trữ tồn kho. Khi nhu cầu mua tăng cao, hãy chắc chắn bạn luôn có đủ hàng tồn kho và đừng quên sử dụng phần mềm quản lý để có thể kịp thời theo dõi các quá trình xảy ra, số lượng đã bán, số lượng dự trữ… trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch.
2. Tính an toàn và đảm bảo
Để đảm bảo khách hàng vẫn sẽ quay lại cửa hàng của bạn trong tất cả thời điểm. Bất kể là trong hay sau đại dịch, hãy tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn, cũng như thể hiện cách mà bạn chung tay với cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sắm tại đây và sẽ có thêm lòng tin để trở lại vào những lần tới.
Tuân thủ các quy định phòng dịch sẽ giúp khách hàng an tâm khi mua sắm tại cửa hàng của bạn
3. Dịch vụ khách hàng trực tiếp
Với những sản phẩm mà khách hàng chưa bao giờ mua hoặc dùng qua, họ sẽ có xu hướng tìm đến tận nơi để xem, chạm và dùng thử. Tại đây, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm sự tư vấn từ các nhân viên bán hàng, đó cũng là lúc mà dịch vụ khách hàng trực tiếp phát huy sức mạnh. Vì vậy, hãy cố gắng tạo niềm tin với khách hàng khi họ mua hàng trực tiếp, thông qua việc chăm sóc và tư vấn chi tiết, tận tình.
Thương mại điện tử đang rất phát triển nhưng vẫn có rất nhiều người ưa thích việc đến tận nơi mua hàng
4. Đổi mới liên tục
Một trong những hình thức trải nghiệm bán lẻ thú vị có thể giúp cửa hàng giữ chân khách chính là thay đổi liên tục. Nhà bán lẻ có thể thay đổi ở vài chi tiết nhỏ, bao gồm cách trình bày sản phẩm, trang trí hay liên tục cập nhật các mẫu mã mới… Việc này sẽ gây hứng thú cho những người ghé cửa hàng và khiến họ tò mò về phong cách cho lần đổi mới tiếp theo.
Thay đổi cách trình bày sản phẩm cũng là một cách để giữ chân khách hàng
5. Trải nghiệm mua sắm đa kênh
Trải nghiệm mua sắm đa kênh hay bán hàng đa kênh là một xu hướng cần thiết trong chiến lược thương mại hợp nhất, hay còn gọi là unified commerce.
Một nghiên cứu từ Google cho thấy có đến 98% người dùng chuyển đổi các thiết bị liên tục trong một ngày, và vấn đề của các doanh nghiệp chính là phải bắt kịp tốc độ đó. Vì vậy hãy cố gắng xuất hiện trên các kênh đa dạng nhất có thể để khách hàng dù đang sử dụng phương thức mua sắm nào, họ đều có thể nhìn thấy và mua sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn.
Bán hàng đa kênh có thể giúp doanh nghiệp mở rộng đối tượng khách hàng
6. Trải nghiệm không gian cộng đồng
Không gian cộng đồng có thể mang mọi người đến gần nhau, điều mà các trang web hoặc ứng dụng di động không thể. Hãy nghĩ về cách xây dựng một cộng đồng cho riêng doanh nghiệp của bạn. Nơi có thể khuyến khích mọi người tụ họp và gặp gỡ nhau.
7. Cá nhân hóa sản phẩm
Bất kì ai cũng thích những gì mang tính độc đáo và cá nhân hơn là sự đại trà. Do đó, hãy nghĩ đến việc cung cấp loại hình trải nghiệm giúp khách hàng của bạn có thể sở hữu sản phẩm do bạn kinh doanh nhưng vẫn mang tính cá nhân của riêng họ.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm là xu hướng bán lẻ phổ biến hiện nay
8. Kết hợp sản phẩm và dịch vụ liên quan
Việc kết hợp sản phẩm và các dịch vụ liên quan trong bán lẻ đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi của nó. Hãy nghĩ đến việc bạn mua một chiếc máy lạnh thì cửa hàng cũng sẽ đồng thời cung cấp dịch vụ lắp đặt và bạn không cần phải thuê một nơi khác làm.
Rất nhiều khách hàng thích những “dịch vụ trọn gói” như vậy. Và đó cũng là một trong những loại hình trải nghiệm bán lẻ mà doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc để áp dụng.
“Dịch vụ trọn gói” luôn được ưa thích vì sự tiện lợi
9. Marketing trên mạng xã hội
Trong thời đại kỹ thuật số, một khi doanh nghiệp của bạn không có bất kỳ sự liên kết nào với khách hàng thông qua mạng xã hội thì bạn đã đánh mất một lượng lớn doanh thu của mình. Tương tác trên mạng xã hội là một trong những thành tố quan trọng của unified commerce.
Sự phổ biến của các mạng xã hội ngày nay là điều không cần bàn cãi. Ngoài việc thu hút thêm những khách hàng tiềm năng thì việc tăng tương tác kết nối còn giúp cửa hàng gây dựng được lòng tin và sự ghi nhớ với những ai đã từng mua hàng.
Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ để thu hút và giữ chân khách hàng
10. “Giải trí bán lẻ”
Sự kết hợp giữa bán lẻ và giải trí là một loại hình trải nghiệm độc đáo và mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đây lại là một phương thức quen thuộc được các thương hiệu lớn thường xuyên áp dụng để đẩy mạnh doanh thu và tăng độ nhận diện với khách hàng.
“Giải trí bán lẻ” là một hình thức trải nghiệm bán lẻ độc đáo
Trong thời buổi mà người người đều muốn bán hàng nhanh, doanh thu nhiều, việc liên tục cập nhật các loại hình trải nghiệm là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp vươn lên và trụ vững trên thị trường bán lẻ đầy khắc nghiệt tại Việt Nam.