Xuất phát từ ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều biến động và thay đổi mới không thể lường trước được. Riêng trong lĩnh vực bán lẻ, năm 2021 đã mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp khi ngành công nghiệp này đạt tốc độ tăng trưởng dự kiến của 10 năm chỉ trong 3 tháng. Theo đó, khi thương mại điện tử có phát triển mạnh mẽ thì nhiều “ông lớn” trên thế giới sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất và đặc biệt là phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả tại chuỗi các cửa hàng.
Trong bài viết hôm nay, LBC International giới thiệu đến độc giả 5 dự đoán đầy hứa hẹn về ngành bán lẻ trong năm 2021. Đừng bỏ qua bài viết ngay dưới đây nhé!
Dự đoán nào về tương lai ngành bán lẻ sẽ trở thành hiện thực trong năm 2021?
1. Khả năng tăng tốc của thị trường bị tiết chế
Do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 2020 quả là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, hầu hết doanh nghiệp đều quan tâm đến việc làm thế nào để đẩy nhanh hoạt động của ngành bán lẻ, đặc biệt là chú trọng đến thương mại điện tử. Có nhiều ý kiến cho rằng hầu hết các nhà bán lẻ đã trải qua 10 năm tăng trưởng thương mại điện tử trong khoảng thời gian vài tuần ngắn ngủi. Tuy nhiên, đây là nhận định hoàn toàn sai lầm bởi con số này chỉ dừng ở mức 2-3 năm ở hầu hết các ngách.
Vào 4 tháng đầu năm ngoái, thị trường đã chứng kiến sự gia tăng đột biến trong nhu cầu mua sắm thông qua thương mại điện tử của người tiêu dùng. Song song đó, ảnh hưởng của Covid-19 và kỳ vọng giảm bớt sức ép đến từ đại dịch cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng khi xét đến khía cạnh tài chính.
Các tháng cuối năm 2020 là giai đoạn phát triển vượt bậc của ngành bán lẻ
2. Bán lẻ vật lý vẫn tồn tại
Dù thương mại điện tử đang tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thì ngành bán lẻ truyền thống cũng chưa thể bị khai tử. Bất chấp số lượng lớn các cửa hàng ngừng hoạt động và doanh nghiệp phá sản, hàng chục thương hiệu nổi tiếng trên thế giới vẫn mở cửa hơn 4000 địa điểm kinh doanh vào năm 2020. Trong đó, Walmart, Five Below FIVE +0.4%, Tractor Supply TSCO -0.9%, Ulta… là một số cái tên điển hình nhất. Do vậy sở hữu một phần mềm quản lý bán hàng tối ưu vẫn là nước đi khôn ngoan của các doanh nghiệp bán lẻ trong thời điểm này.
Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021
Các cửa hàng bán lẻ vẫn tồn tại và nhiều thương hiệu đầu tư mở rộng quy mô
3. Sự kết hợp trong bán lẻ chiếm ưu thế
Như đã nói ở trên, các cửa hàng truyền thống vẫn còn tồn tại và chúng sẽ hoạt động song song với hình thức mua sắm trực tuyến. Chính vì doanh thu vẫn được tạo ra từ cả hai kênh này nên khái niệm các cửa hàng bán lẻ kết hợp đã được ra đời. Đây là một thuật ngữ mới dùng để mô tả sự hợp tác giữa thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống. Việc xây dựng doanh nghiệp bán lẻ kết hợp mang lại nhiều lợi ích hơn là phân tách độc lập từng mảng.
Nếu nhà bán lẻ thiết lập được cầu nối liên kết giữa trực tuyến và ngoại tuyến, điều này sẽ mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm liền mạch. Hay nói cách khác, bán lẻ kết hợp muốn thành công thì phải cân bằng hài hoà được hai yếu tố trực tuyến và ngoại tuyến. Và để làm được điều này, lựa chọn một phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả sẽ là cánh tay trái đắc lực cho doanh nghiệp của bạn.
Kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người tiêu dùng
4. Làm việc từ xa tác động đến chiến lược bán lẻ
Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, làm việc tại nhà đã trở nên phổ biến rộng khắp toàn cầu và các khách hàng của ngành bán lẻ cũng dịch chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng bán lẻ khi ngân sách cho tất cả các sản phẩm (từ đồ dùng văn phòng, đồ nội thất gia đình cho đến thiết bị thể thao) đều bị cắt giảm.
Tuy rằng chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình hình kinh tế hậu Covid nhưng một điều có thể dự đoán được chính là làm việc từ xa sẽ định hình lại không gian sống và mô hình tiêu dùng tổng thể của mọi khách hàng. Trong bối cảnh đó, câu chuyện được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là mua ở đâu thay vì mua món gì như trước đây. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến vấn đề này, chuẩn bị phần mềm quản lý bán lẻ phù hợp đẻ quản trị tốt chi tiêu ngân sách của các chi nhánh.
Xem thêm: Hoạch định chiến lược quản lý bán lẻ trong tương lai: 5 xu hướng cần xem xét
Làm việc tại nhà cũng ảnh hưởng khá nhiều đến ngành bán lẻ trong tương lai
5. Thời trang cao cấp phụ thuộc nhiều niềm vui của người tiêu dùng
2020 được xem là một năm đầy biến động đối với ngành may mặc, đặc biệt là thời trang cao cấp. Các đạo luật giãn cách xã hội, cấm tiếp xúc gần được được áp dụng hàng ngày trên thế giới và điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu ngành thời trang. Người tiêu dùng không còn chi tiêu nhiều như trước đây khi họ không thể ra khỏi nhà thì không có lý do gì để mua sắm thêm quần áo mới.
Điều này cũng diễn biến tượng tự với ngành thời trang cao cấp khi những sự kiện hay lễ hội đều bị hạn chế. Dù thu nhập của những khách hàng xa xỉ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng sự biến động của bối cảnh xã hội khiến họ không mấy mặn mà với việc mua sắm áo quần cao cấp. Chính vì vậy, dù mọi chuyện có trở lại bình thường thì họ cũng không thể mua sắm một cách thoải mái và thú vị như trước kia.
Ngành thời trang xa xỉ bị ảnh ảnh hưởng do không có “dịp’ để sử dụng
Trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn gì về tình hình kinh tế hậu đại dịch. Thông qua bài viết trên, LBC International chia sẻ đến bạn đọc 5 dự đoán đáng chú ý nhất về ngành bán lẻ toàn cầu trong năm 2021. Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ tìm thấy hướng phát triển đúng đắn ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.