Khi nền kinh tế đang dần đi vào quỹ đạo “bình thường mới”, ngành bán lẻ năm 2021 sẽ được mở ra với hai trạng thái ở nửa đầu và nửa cuối năm. Theo đó, những tháng đầu năm là câu chuyện duy trì viễn cảnh hiện tại trước tác động của dịch bệnh gây trì trệ hàng loạt các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, nửa cuối năm 2021 được dự đoán là sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có của ngành hàng này. Lúc này, doanh nghiệp cần trang bị phần mềm quản lý bán lẻ phù hợp nắm bắt cơ hội phát triển đồng thời đương đầu với những thách thức một cách thuận lợi hơn.
Xem thêm:
- Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả
- Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh
Nửa cuối năm 2021 dự đoán sự tăng trưởng vượt bậc ngành bán lẻ toàn cầu
1. Nửa đầu năm 2021
Nửa đầu năm 2021, ngành bán lẻ vẫn phải đối mặt với sức ép đến từ đại dịch như đóng cửa các cửa hàng, hành vi người tiêu dùng thay đổi, sự hoạt động mạnh mẽ của thương mại điện tử,… Đồng thời, một số cơ hội vẫn xuất hiện trong bối cảnh này bất chấp tình hình dịch bệnh.
1.1. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ
Theo số liệu từ McKinsey, ngành thương mại điện tử đã có sự phát triển vượt bậc trong năm 2020 khi mức tăng trưởng dự kiến của ngành trong 10 năm đã đạt được chỉ trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bán lẻ nào cũng “sống sót” qua thời kỳ cao điểm nhất của đại dịch. Bởi lẽ, nếu không tự tạo ra những thay đổi bắt kịp xu hướng ngành, việc phá sản là câu chuyện hoàn toàn khả thi.
Bên cạnh đó, sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các cửa hàng sang mô hình kinh doanh trực tuyến thực sự là điều trước nay chưa hề có. Trong thời điểm dịch kéo dài, các nhà bán lẻ đa kênh đã tận dụng tối đa sức mua của người tiêu dùng vào các dịp lễ tết. Thậm chí, họ còn áp dụng cả việc mua bán trực tuyến, dịch vụ nhận sản phẩm tại cửa hàng khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Các cửa hàng truyền thống “chật vật” trong nửa đầu năm 2021
Các nhà bán lẻ không chỉ nhìn thấy tương lai của thương mại điện tử, họ cũng dự đoán được kết cục của những cửa hàng truyền thống nếu như không thực hiện cải cách mang tính đột phá. Thêm một đơn hàng trực tuyến được khởi tạo đồng nghĩa với việc bớt đi một lượt khách đến mua sắm tại cửa hàng.
Vào thời điểm hiện tại, cái lợi của thương mại trực tuyến đó là không cần lo về lượng hàng dự trữ và sở thích riêng của người tiêu dùng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chuẩn bị phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả nhằm quản trị mối quan hệ khách hàng và quản lý kiểm soát được số lượng hàng hoá.
1.2. Nhà bán lẻ tấp trung thu hút người dùng kỹ thuật số
Điều dễ dàng nhận thấy là doanh thu của các cửa hàng bán lẻ mở cửa trở lại sau đại dịch sẽ không thể đạt được như giai đoạn trước. Chính vì thế, doanh nghiệp bán lẻ bắt buộc phải sáng tạo hơn trong việc thu hút người dùng kỹ thuật số. Trong đó, livestream trực tuyến hoặc sắp xếp các cuộc hẹn “ảo” với khách hàng bằng nhiều hình thức như gọi thoại, facetime… là hai trong số nhiều giải pháp tiếp cận người tiêu dùng hiện đại. Và trong thời buổi hiện nay, người dùng càng cần đến mô hình mua sắm kết hợp này hơn so với các hình thức mua bán truyền thống.
Song hành với nó, doanh nghiệp phải chịu thêm các khoản chi phí về băng thông, phần mềm quản lý bán hàng, đào tạo nhân lực… Tất cả điều này dùng để hỗ trợ sự tương tác kỹ thuật số giữa người tiêu dùng với thương hiệu. Tuy nhiên, đây không phải là cách dùng để tăng trưởng doanh thu hay mở rộng những hoạt động kinh doanh mới mà đây chỉ là một động thái cần thiết để duy trì doanh số bán hàng hiện có.
Đầu tư vào công nghệ để thu hút nguồn khách hàng kỹ thuật số
2. Nửa cuối năm 2021
Khi mối đe dọa của đại dịch giảm đi đáng kể, người tiêu dùng sẽ quay lại mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng. Đối với những doanh nghiệp tổn thất nặng nề trong thời gian dịch bệnh thì đây là cơ hội rất tốt để bù đắp lại khoản lỗ “khổng lồ” của năm ngoái. Tuy nhiên, việc thực hiện được hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian khá dài cũng khiến việc này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Tương tự nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều khoản chi phí để thúc đẩy hoạt động của các cửa hàng. Trong đó, 3 khoản đầu tư dưới đây sẽ tiếp tục được duy trì bất kể trong thời gian dịch bệnh hay bối cảnh “bình thường mới”: :
- Contactless Payments: Thanh toán không tiếp xúc.
- Alternative Payments: Thanh toán thay thế.
- BOPIS – buy online pickup in store: Mua sắm trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng.
Cả ba đều xuất phát từ những xu hướng tiêu dùng đã trở thành xu hướng phổ biến kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nhận thức được sự tiện lợi của các hình thức trên khi cả họ và các nhà bán lẻ đều được hưởng lợi từ nó.
Xem thêm: 5 xu hướng bán lẻ lớn nhất sẽ bùng nổ trong năm 2021
Cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ các hình thức thanh toán tiện lợi
3. Bí quyết phát triển trong năm 2021
Sau khi thời gian mua sắm bùng nổ hậu đại dịch qua đi, doanh nghiệp bán lẻ cần suy nghĩ nghiêm túc để đầu tư cho những chiến lược dài hạn hơn trong tương lai.
3.1. Đầu tư phát triển đa kênh
Nhiều doanh nghiệp không sẵn sàng đánh cược sẽ duy trì mức đầu tư cho omnichannel – bán hàng đa kênh. Bởi nếu kết thúc đại dịch, khách hàng trở lại với các cửa hàng trực tiếp, nhu cầu về đa kênh có thể giảm xuống một nửa.
Tuy nhiên, omnichannel không những mang về lợi nhuận trong thời gian đại dịch, nó còn giúp doanh nghiệp bán lẻ thu được nhiều hơn thế sau thời gian khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại mức độ dịch vụ thấp hơn cho người tiêu dùng.
Bán hàng đa kênh hứa hẹn vẫn đem lại nhiều lợi nhuận sau dịch cho các nhà bán lẻ
Vấn đề quan trọng hơn, các nhà bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thay đổi số lượng hàng tồn kho sao cho phù hợp. Một phần nguyên nhân là do sự thay đổi mắt xích trong một chuỗi cung ứng khá tốn kém và mất thời gian. Do đó, chuẩn bị phần mềm quản lý bán lẻ để kiểm soát được lượng hàng tồn kho là việc cấp thiết mà các doanh nghiệp bán lẻ nên làm.
3.2. Lập kế hoạch
Để phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2021 thì doanh nghiệp bán lẻ cần phải có kế hoạch cụ thể. Thế nhưng do sự ảnh hưởng của đại dịch, chúng ta không thể lấy số liệu của năm 2020 để làm căn cứ cho năm 2021. Và cũng không thể dựa vào năm 2021 để lên kế hoạch cho 2022.
Đây là một nan đề khá hóc búa dành cho các nhà bán lẻ vào thời điểm hiện tại. Để hỗ trợ, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình phần mềm quản lý bán lẻ có đầy đủ các tính năng như:
- Quản lý và kiểm soát lượng hàng hoá tồn kho.
- Quản lý dữ liệu thông minh.
- Quản trị các mối quan hệ với khách hàng.
- Quản lý nhân sự, theo dõi hiệu suất bán hàng.
- Quản lý chuỗi cửa hàng
Xem thêm: 5 chiến lược hiệu quả để phát triển doanh nghiệp bán lẻ
Sử dụng các phần mềm quản lý bán lẻ sẽ giúp bạn quản lý tốt lượng hàng tồn kho
Khi kiểm soát được đại dịch nhất, ngành bán lẻ toàn cầu nhất định sẽ bùng nổ. Lúc này, các doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển đa kênh và xác định chiến lược thích hợp cho cuộc chiến dài hơi trong tương lai. Và để hiệu quả hơn, hãy dùng đến sự trợ giúp của phần mềm quản lý bán lẻ. Để được tư vấn thêm về phần mềm, hãy liên hệ ngay với LBC International nhé!