Khi doanh nghiệp quan tâm đến phát triển bền vững là đang hướng đến sự thịnh vượng dài hạn trong tương lai đồng thời cố gắng hoàn thành tốt các trách nhiệm xã hội. Điều đó mang đến cho khách hàng lòng tin cũng như thiện cảm về doanh nghiệp. Cùng LBC International tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của một doanh nghiệp bền vững nhé!
Chú trọng xây dựng doanh nghiệp bền vững là hướng đến sự thịnh vượng trong dài hạn
1. Doanh nghiệp bền vững là gì?
Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp bền vững không còn quá xa lạ. Bền vững là cụm từ chỉ sự kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại của nhưng không để lại hậu quả trong tương lai. Doanh nghiệp bền vững là mang đến lợi ích kinh tế, đảm bảo trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng doanh nghiệp bền vững ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, thậm chí coi đó là một phần trách nhiệm mình cần phải làm trong quá trình kinh doanh.
Ba trụ cột lớn nhất để xây dựng một doanh nghiệp bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Khách hàng ngày nay quan tâm nhiều đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Xây dựng doanh nghiệp bền vững là xu hướng và trách nhiệm trong hiện tại và cả tương lai
>> Xem thêm: 5 cách giúp doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn
2. Ba trụ cột lớn của phát triển bền vững
2.1. Kinh tế
Doanh nghiệp bán lẻ bền vững không phải tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận. Mặc dù mọi sự kinh doanh đều hướng đến mục tiêu có lãi nhưng nó cần cân bằng với vấn đề đạo đức và môi trường. Nhà quản trị không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến khách hàng, xã hội và các đối tác. Trụ cột kinh tế được coi là yếu tố tác động trực tiếp đến cách thức quản trị doanh nghiệp mà cụ thể hơn là quản trị các rủi ro.
Mọi sự quyết định của doanh nghiệp đều hướng đến các lợi ích lâu dài về danh tiếng thay vì các mục tiêu kinh tế ngắn hạn trước mắt. Điều đó đòi hỏi nhà quản trị cần có tầm nhìn sâu rộng. Trụ cột này càng được “đào sâu”, càng được quan tâm và thực hiện tốt thì doanh nghiệp càng vững chắc trên thị trường và là nền móng chắc chắn để phát triển doanh nghiệp thịnh vượng.
Cân bằng giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội là ưu tiên cốt lõi của doanh nghiệp bền vững
2.2. Xã hội
Trụ cột thứ hai mà doanh nghiệp cần quan tâm phát triển là xã hội, chính là nhận được sự đồng thuận ủng hộ từ nhân viên, các bên liên quan và cộng đồng. Nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, họ không chỉ là hình ảnh, không chỉ đóng góp sức lực để tạo nên doanh nghiệp phát triển phồn thịnh mà cũng là một nguồn truyền thông của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bán lẻ bền vững quan tâm nhiều đến đối xử công bằng giữa các nhân viên, đãi ngộ nhân viên tốt, tạo điều kiện và khuyến khích họ thể hiện tối đa năng lực của mình. Trách nhiệm xã hội thể hiện ở chỗ: “Khi nâng cao đời sống của mỗi nhân viên, đời sống toàn xã hội sẽ được cải thiện”. Một doanh nghiệp phát triển tốt trụ cột này không những thu hút được nhân tài, phát triển bền vững trên cơ sở con người mà còn tạo dựng được hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng.
2.3. Môi trường
Những tác động xấu từ việc sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất khiến chúng ta phải chứng kiến sự nổi giận của mẹ thiên nhiên với tần suất thiên tai ngày càng nhiều. Toàn cầu đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường cần cải thiện: bảo vệ rừng, động vật hoang dã, giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không khí,… Đây được coi là trụ cột quan trọng nhất và là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp ở bối cảnh hiện tại.
Các doanh nghiệp bán lẻ bền vững tập trung vào môi trường luôn nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía cộng đồng và gây dựng được hình ảnh, danh tiếng rất tích cực. Họ luôn nỗ lực để sáng tạo các biện pháp, các công nghệ “xanh” hơn, thân thiện hơn với môi trường. Họ cũng nỗ lực giảm thiểu rác thải carbon và túi nilon, vật liệu nhựa,… hay sử dụng nhiên liệu thiên nhiên thay vì dầu mỏ, khí đốt,…
Doanh nghiệp bền vững cần quan tâm phát triển cả 3 trụ cột bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường
3. Tại sao tính bền vững của doanh nghiệp lại quan trọng?
Đúng như cái tên của nó, sự bền vững tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, mà trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Bởi chúng giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh tích cực và danh tiếng lâu dài mà không tốn quá nhiều chi phí cho quảng cáo, truyền thông.
Khách hàng ưa thích những doanh nghiệp bền vững không chỉ vì những đóng góp tích cực mà họ còn nhận thấy được sự quan tâm, trân trọng thật sự mà doanh nghiệp dành cho mình chứ không phải chỉ thông qua những lời quảng cáo nói suông. Sự ủng hộ của khách hàng là cơ sở tối quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Có thể nói, xây dựng doanh nghiệp bền vững hiện nay đang trở thành xu hướng toàn cầu. Không những có tác động tích cực ngay thời điểm hiện tại về hình ảnh, danh tiếng, đảm bảo sự phát triển thịnh vượng của doanh nghiệp mà còn là tác động đến sự phát triển của những thế hệ mai sau. Riêng đối với các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững.