Tái định hình ngành bán lẻ: Từ ‘bán lẻ’ đến ‘thương mại khách hàng’

Đăng bởi jlngrqbh vào 04/07/2021

Dưới ảnh hưởng của đại dịch, việc thay đổi chiến lược bán lẻ trở nên cấp thiết và có ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như mức độ thành công của doanh nghiệp. Bởi giờ đây, quản lý doanh thu bán hàng đã không chỉ dừng lại ở những gì thu được từ mô hình bán hàng truyền thống. Thay vào đó, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang dần tiến đến con đường thương mại khách hàng.

Bài viết liên quan:

Quản lý doanh thu bán hàng giờ đây bao gồm quản lý doanh thu từ nhiều kênh bán hàng khác nhau

Quản lý doanh thu bán hàng giờ đây bao gồm quản lý doanh thu từ nhiều kênh bán hàng khác nhau

1. Ngành bán lẻ đang trên đà thay đổi

1.1 Sự gián đoạn do dịch bệnh làm chuyển đổi hình thức và mô hình mua hàng

Mô hình thương mại điện tử đã xuất hiện từ khá lâu trước khi đại dịch diễn ra. Tuy nhiên, do các quy định về không tiếp xúc mà tỷ lệ mua hàng trực tuyến ngày một nhiều hơn, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Thống kê vào cuối năm 2020 của Euromonitor cho biết, vào thời điểm năm 2018 trước khi đại dịch diễn ra, doanh số bán lẻ thương mại điện tử chiếm gần 15%, trong khi năm 2020 con số này là gần 20%. Theo dự đoán, doanh số bán lẻ của ngành thương mại điện tử dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm và đạt mức gần 25% vào năm 2024.

Do đó, doanh nghiệp nào nhạy bén nắm bắt sự phát triển của thương mại điện tử và áp dụng vào mô hình kinh doanh và quản lý doanh thu bán hàng của mình chắc chắn sẽ có lợi thế hơn trong thị trường bán lẻ hiện tại.

 Thương mại điện tử có sức ảnh hưởng to lớn đến ngành bán lẻ

Thương mại điện tử có sức ảnh hưởng to lớn đến ngành bán lẻ

1.2 Thay đổi mô hình kinh doanh và quan hệ giữa các doanh nghiệp đối tác

Sự xuất hiện của công nghệ đã khiến cho ngành bán lẻ truyền thống trượt dần xuống khỏi thời kỳ đỉnh cao của nó. Dịch bệnh càng tạo thêm áp lực khiến rất nhiều cửa hàng kinh doanh tại chỗ bắt buộc phải thay đổi mô hình của họ, nếu không sẽ trở thành kẻ đứng ngoài lề trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường.

Ngày càng có nhiều người quen dần với các khái niệm như “bán hàng đa kênh”, “thương mại điện tử”,… Do đó, nếu doanh nghiệp muốn thật sự có chỗ đứng lâu dài trên thị trường, nhất thiết phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh của mình.

 Muốn đứng vững trong thị trường bán lẻ, doanh nghiệp phải đa dạng hình thức kinh doanh

Muốn đứng vững trong thị trường bán lẻ, doanh nghiệp phải đa dạng hình thức kinh doanh

Việc thay đổi này đòi hỏi rất nhiều về vốn, năng lực và cả tốc độ thích nghi, đổi mới của doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển đổi hoặc đa dạng hóa mô hình kinh doanh một cách dễ dàng. Chính vì vậy, họ phải tìm kiếm hoặc cân nhắc đến việc hợp tác với những đối tác khác.

Việc dựa vào các nền tảng kinh doanh của những công ty này sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa được phương thức bán hàng, quản lý doanh thu bán hàng. Đồng thời tạo thêm cơ hội đẩy mạnh doanh thu và thu hút thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

 Hợp tác với các công ty chuyên về kinh doanh nền tảng là một hướng đi nên được cân nhắc

Hợp tác với các công ty chuyên về kinh doanh nền tảng là một hướng đi nên được cân nhắc

1.3 Sự thay đổi trong kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng

Trong tương lai, sẽ có 6 yếu tố góp phần định hình quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các yếu tố này bao gồm: giá cả, sự tiện lợi, tính trải nghiệm, mức độ lựa chọn, mục tiêu, quyền riêng tư và bảo mật. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định những thông tin khách hàng cần thu thập và lưu trữ trên các phần mềm quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.

 Khách hàng ngày càng có nhu cầu và kỳ vọng cao vào các nhà bán lẻ

Khách hàng ngày càng có nhu cầu và kỳ vọng cao vào các nhà bán lẻ

1.4 Cạnh tranh về giá

Ngày nay, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm những nơi cung cấp được các trải nghiệm đa dạng, phù hợp và có chi phí thấp. Chính điều đó khiến cho không ít doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều áp lực trong cuộc đua giành thị phần. Một trong số những cách được nhiều nhà bán lẻ áp dụng chính là điều chỉnh giá cả về mức cạnh tranh và tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh.

Người tiêu dùng luôn mong muốn tìm được một sản phẩm chất lượng với chi phí thấp

Người tiêu dùng luôn mong muốn tìm được một sản phẩm chất lượng với chi phí thấp

1.5 Sự tìm kiếm và ưu tiên của người dùng đối với doanh nghiệp đưa ra được mục đích hoạt động

Trong thị trường bán lẻ ngày nay, khách hàng không chỉ đơn giản mua một sản phẩm, họ còn chú trọng vào mục tiêu hoạt động của một doanh nghiệp. Nói cách khác, họ muốn nhìn doanh nghiệp dưới một góc độ lớn hơn và vượt ra khỏi những sản phẩm mà doanh nghiệp đó bán.

 Doanh nghiệp không chỉ bán hàng, mà còn phải mang lại giá trị tinh thần cho khách hàng

Doanh nghiệp không chỉ bán hàng, mà còn phải mang lại giá trị tinh thần cho khách hàng

2. Dự đoán tương lai thị trường bán lẻ

2.1. Sự xuất hiện của mô hình kinh doanh thành công

Trong tương lai gần, khi bối cảnh ‘thương mại khách hàng’ trở nên quen thuộc hơn, sự cạnh tranh sẽ nảy sinh giữa những nhà bán lẻ truyền thống, có bề dày kinh nghiệm và những nhà bán lẻ mới, có năng lực mạnh về công nghệ, dữ liệu, chuỗi cung ứng.

Vì thế, việc nhận định lại nguồn lực, khả năng doanh nghiệp cũng như xác định rõ mô hình kinh doanh trong tương lai sẽ giúp các nhà bán lẻ tìm được cách thức để tồn tại và phát triển trong thị trường bán lẻ toàn cầu.

2.2. Các yếu tố của một mô hình kinh doanh thành công

Dựa trên các nghiên cứu, các mô hình kinh doanh được xem là thành công  trong bối cảnh “thương mại khách hàng” gồm có: kinh doanh nền tảng, mô hình D2C, mô hình bán lẻ đa quốc gia, mô hình cạnh tranh về giá, kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng, liên kết kinh doanh và mô hình dựa vào “tự hào địa phương”.

Các điểm chung của những mô hình trên chính là:

  • Sự sáng tạo về sản phẩm và dịch vụ
  • Lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm
  • Tương tác thương mại, giao dịch liền mạch
  • Bộ máy điều hành và chuỗi cung ứng linh hoạt
  • Nhân lực được gắn kết và trao quyền
  • Công nghệ số phát triển, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh thu bán hàng, quản lý kho,…
  • Hệ sinh thái hợp tác đa dạng

Một mô hình kinh doanh thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố

Một mô hình kinh doanh thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố

2.3. Các bước chuyển đổi mà doanh nghiệp cần có trong công cuộc “tái định hình”

Từ những quan điểm trên, có thể thấy một doanh nghiệp trước khi bước vào công cuộc “tái định hình” thì cần trải qua những bước sau:

  • Xác định – Cần xác định rõ mô hình và con đường mà doanh nghiệp bạn muốn theo đuổi.
  • Thiết kế – Khi đã xác định mô hình kinh doanh trong tương lai, hãy xem xét từng khả năng và chuẩn bị cho những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Thí điểm – Thực hiện thử nghiệm mô hình kinh doanh ở những khu vực đã được lựa chọn.
  • Thực hiện – Sau khi trải qua các bước chuẩn bị, điều quan trọng nhất khi đưa một mô hình kinh doanh vào áp dụng thực tế chính là đảm bảo được sự kết nối giữa các bộ phận và những giai đoạn trung gian.

Quá trình lựa chọn được mô hình thích hợp và áp dụng cho doanh nghiệp để đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng, trong đó, việc đạt được doanh thu lý tưởng chính là minh chứng cho sự thành công của doanh nghiệp.

Từ khi bắt đầu định hình doanh nghiệp cho đến thành công là cả một quá trình lâu dài

Từ khi bắt đầu định hình doanh nghiệp cho đến thành công là cả một quá trình lâu dài

Như vậy, hiện tại chính là thời điểm chuyển giao sâu sắc của lĩnh vực bán lẻ. Và tất nhiên, như thường lệ, những thách thức mới sẽ mang đến những cơ hội mới, tạo ra những mô hình kinh doanh mới cho thị trường.

Chúng sẽ đòi hỏi nhà bán lẻ phải có những góc nhìn mới về các xu hướng trong tương lai, tầm nhìn, cũng như khả năng dài hạn của doanh nghiệp. Mà sự chuyển đổi này, theo KPMG, chính là sự phát triển của ngành bán lẻ hướng đến “thương mại khách hàng”.

Để đảm bảo được sự rõ ràng và thuận tiện trong quản lý doanh thu bán hàng, có thể doanh nghiệp của bạn đang cần đến một giải pháp phần mềm toàn diện và tối ưu như Retail Pro Prism. Liên hệ ngay với LBC International để được tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp ngay bây giờ!