Trong tương lai, công nghệ không tiếp xúc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh và sớm trở thành một yếu tố bắt buộc trong mua sắm toàn cầu. Song song đó, các doanh nghiệp cũng phải tự nâng cấp chính mình thông qua việc cải thiện các giải pháp quản lý bán hàng, bao gồm việc áp dụng các mô hình thương mại hợp nhất, bán hàng và thanh toán không tiếp xúc,… Nếu không, doanh nghiệp rất có thể bị rơi lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ. Bài viết liên quan: Từ bán lẻ đa kênh (Omnichannel) đến thương mại hợp nhất (Unified Commerce): Tại sao lại quan trọng? Unified commerce và vai trò trong ngành hàng bán lẻ Các giải pháp quản lý bán hàng hiện đại đều hướng đến việc sử dụng công nghệ “không tiếp xúc” 1. Sự xuất hiện của xu hướng mua hàng không tiếp xúc Mặc dù công nghệ không tiếp xúc đã xuất hiện hơn một thập kỷ, nhưng đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng và thúc đẩy nó trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành bán lẻ. Các quy định về giãn cách an toàn khiến người tiêu dùng e ngại việc đến tận nơi mua hàng trực tiếp và có xu hướng đặt hàng cũng như thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, với những người trực tiếp mua sắm tại cửa hàng, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán cũng không còn phổ biến như trước đây. Lý giải cho những xu hướng này chính là sự ra đời của công nghệ không tiếp xúc. Có thể thấy, công nghệ không tiếp xúc đã và đang giúp thay đổi định hướng mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời phá vỡ rào cản giữa mua hàng trực tuyến và trực tiếp. Công nghệ không tiếp xúc phá vỡ rào cản giữa mua hàng trực tiếp và trực tuyến 2. Sự thay đổi trong kỳ vọng và hành vi mua hàng của khách hàng Những hình thức thanh toán truyền thống thường gây mất thời gian và kém hiệu quả cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Việc sử dụng tiền mặt dễ dẫn đến sự sai sót cũng như làm giảm sự an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ càng khiến người tiêu dùng kỳ vọng hơn vào việc thanh toán đơn giản, liền mạch chỉ thông qua một cú nhấp chuột, quét mã hoặc chạm trên màn hình. Theo Oracle Retail, có đến 71% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng tốc độ dịch vụ, trải nghiệm thanh toán và các hình thức giao hàng là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự trung thành, ưa thích của họ với các cửa hàng bán lẻ. Để đáp ứng điều đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đổi mới giải pháp quản lý bán hàng của họ thông qua các mô hình thương mại hợp nhất (Unified Commerce) và sử dụng các giải pháp công nghệ không tiếp xúc. Do đó, nếu một doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng này chắc chắn sẽ trở thành kẻ thua cuộc. Để đáp ứng kỳ vọng ngày một cao của khách hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cấp hệ thống công nghệ 3. Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch Dù mua hàng trực tiếp hay mua hàng online, người tiêu dùng đều ưa thích một quá trình liền mạch, không trải qua quá nhiều bước trung gian, cũng như đảm bảo được các yêu cầu về không tiếp xúc thời dịch bệnh. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ nên thực hiện các giải pháp quản lý bán hàng liền mạch để tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Bao gồm đồng bộ dữ liệu bán hàng đa kênh cả trực tiếp lẫn online theo mô hình thương mại hợp nhất (Unified Commerce), triển khai các mô hình mua sắm kết hợp theo hình thức “pick-up” (mua hàng online và nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng) và đảm bảo quá trình không tiếp xúc (từ giao nhận hàng cho đến thanh toán). Việc chuyển đổi sang một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện và liền mạch sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng luân chuyển, lựa chọn qua lại giữa các kênh bán hàng. Từ đó, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành doanh số thật sự cho cửa hàng. Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch giúp giữ chân khách hàng 4. Tái định hình lại tương lai của ngành bán lẻ Xã hội càng hiện đại, người tiêu dùng càng đặt kỳ vọng và đòi hỏi nhiều hơn đối với quá trình mua sắm của họ. Do đó, các nhà bán lẻ phải luôn theo sát và nắm rõ những gì khách hàng muốn, cho dù trong thời gian trước, trong hay sau đại dịch. Đặc biệt, khi công nghệ càng phát triển, nhà bán lẻ càng phải nâng cấp các giải pháp quản lý bán hàng của họ, trong đó nên bao gồm các ứng dụng liên quan đến “thanh toán không tiếp xúc” như đổi mới về ví điện tử, thanh toán qua đường dẫn liên kết, quét mã QR... Với hình thức mua sắm tại chỗ, nhà bán lẻ cũng cần tinh gọn, đơn giản hóa quy trình thanh toán thông qua các thiết bị thanh toán, máy POS… vừa đảm bảo nhanh chóng vừa an toàn. Tối ưu hóa giải pháp quản lý bán hàng đóng vai trò quan trọng trong ngành bán lẻ Trong tương lai, nhu cầu mua sắm và thanh toán trực tuyến được dự đoán sẽ ngày càng tăng, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cấp chính mình để không bị bỏ lại phía sau. Một trong các ưu tiên hàng đầu chính là cập nhật giải pháp quản lý bán hàng hiện đại và toàn diện nhất cho mô hình kinh doanh của mình. LBC International là đơn vị cung cấp phần mềm Retail Pro Prism, một giải pháp phần mềm sáng tạo giúp các doanh nghiệp quản lý hệ thống kinh doanh của mình một cách toàn diện và hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi từ bây giờ để nhận được tư vấn sớm nhất.
Công nghệ RFID đã và đang là xu hướng thiết yếu trên thị trường bán lẻ. Đặc biệt trong thời kỳ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhu cầu mua sắm thông qua giải pháp “không tiếp xúc” ngày càng tăng lên. Đó cũng là lý do dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của RFID và các phần mềm quản lý online trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bài viết liên quan: 2021 sẽ là năm phát triển vượt bậc của ngành bán lẻ toàn cầu Quản lý tồn kho là gì và cách sử dụng báo cáo tồn kho trong doanh nghiệp bán lẻ? RFID và các phần mềm quản lý online đóng vai trò thiết yếu trong bán lẻ toàn cầu 1. Tăng trưởng nhanh chóng của ứng dụng RFID ngành bán lẻ Sự xuất hiện của RFID đóng vai trò rất quan trọng trong ngành bán lẻ. Đặc biệt trong thời kỳ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, rất nhiều người mua hàng từ các trang thương mại điện tử và cảm thấy đắn đo về nguồn gốc của chúng. Trong bối cảnh đó, đã có rất nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ RFID trong việc quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nổi bật nhất là chính là sự ra đời của nhãn thông minh (smart label). Dựa vào nhãn thông minh được dán trên sản phẩm mà khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc lẫn thông tin chi tiết về sản phẩm đó. Trong khi đối với các doanh nghiệp, nhờ có nhãn thông minh và các phần mềm quản lý online mà họ sẽ không cần mất quá nhiều thời gian và công sức trong việc kiểm đếm kho hàng, quản lý sản xuất, phân phối hàng đi những nơi khác… RFID hầu như xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong chuỗi cung ứng bán lẻ Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp quản lý được toàn bộ chuỗi cung ứng thông qua các nhãn thông minh và hệ thống phần mềm giải pháp quản lý bán hàng thì RFID còn hỗ trợ tối ưu hóa năng suất và hiệu quả của người lao động. Giờ đây, các nhân viên sẽ không còn mất hàng tá thời gian chỉ để tìm kiếm thủ công một món hàng nào đó đã nằm rất lâu trong kho hay phải đi từng nơi để kiểm đếm số lượng hàng còn lại. Chỉ cần thực hiện tra cứu trên một phần mềm quản lý online, nhân viên cửa hàng có thể biết được sản phẩm còn hay đã hết, thậm chí đã đến hạn sử dụng hay chưa. Sự phổ biến và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của công nghệ RFID được thể hiện rất rõ qua các con số thống kê. Theo Research and Markets, chỉ tính riêng đến tháng 05/2021, thị trường RFID toàn cầu đã đạt khoảng 10,7 tỷ đô la và con số này dự kiến sẽ tăng lên 17,4 tỷ đô la trong năm 2026. Đặc biệt trong thời kỳ đại dịch, do các quy định về “không tiếp xúc” nhằm đảm bảo an toàn, việc ứng dụng công nghệ RFID vào các giải pháp quản lý bán hàng được dự đoán sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. RFID thúc đẩy hiệu quả lao động và cải thiện tính sẵn có của sản phẩm 2. Ứng dụng không thể thiếu của RFID trong ngành bán lẻ 2.1 RFID giải quyết những bài toán còn tồn đọng của ngành bán lẻ Bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thị trường bán lẻ đều hiểu được sự khó khăn trong việc liên kết, thống nhất chuỗi cung ứng sản phẩm, bắt đầu từ khâu sản xuất cho đến khâu phân phối. Ngày nay, việc ứng dụng RFID cùng với các phần mềm quản lý online giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng của họ. RFID cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn thực hiện đơn hàng tại cửa hàng hay kho cho các dịch vụ hoàn tất đơn hàng. Một vấn đề khá phổ cập trong ngành bán lẻ chính là trả hàng và tái nhập kho. Nhờ có công nghệ nhận dạng kỹ thuật số ứng dụng RFID cho mỗi mặt hàng duy nhất, một sản phẩm có thể được theo dõi toàn bộ quá trình kể từ khi được sản xuất đến tay người tiêu dùng, thậm chí ngay cả trong trường hợp bị bán lại hoặc thu hồi. Nói cách khác, RFID giúp các doanh nghiệp theo dõi và xác định được vòng đời của một sản phẩm. Chỉ cần quét mã, khách hàng đã có thể nhận được mọi thông tin về sản phẩm 2.2 Ứng dụng ngày một tăng của RFID trong ngành bán lẻ Công nghệ RFID còn rất hữu ích trong việc kiểm tra chính xác mức độ tồn kho của hàng hóa, thậm chí bao gồm cả kích thước, chủng loại, màu sắc… Nhờ đó, những khách hàng sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến hoàn toàn có thể biết được mặt hàng mà họ muốn mua còn hay không. Đến khi nhận được hàng, họ cũng có thể tra cứu được tính xác thực và những thông tin chi tiết về mẫu mã, thương hiệu, hành trình... của loại mặt hàng đó thông qua việc quét mã cảm biến được tích hợp RFID trên sản phẩm. Theo thống kê, độ chính xác của thống kê hàng tồn kho do RFID mang lại dao động từ 93% đến 99%, một con số lý tưởng giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn. Ngoài ra, một lý do để RFID ngày càng được ứng dụng nhiều hơn chính là chi phí của nó. Ngày nay, chi phí sử dụng RFID đã thấp hơn rất nhiều so với quá khứ, ước tính tổng chi phí này đã giảm đến 60-70% trong vòng gần 5 năm qua. Hỗ trợ quản lý tồn kho là một trong những tiện ích của RFID Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi các doanh nghiệp phải chạy đua trong cuộc chiến về ứng dụng công nghệ. Vì vậy, công nghệ RFID và các phần mềm quản lý online khác đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong xu hướng bán lẻ trên toàn cầu. LBC International là đơn vị cung cấp giải pháp Retail Pro Prism hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lý và kiểm soát hàng hóa cùng với nhiều tính năng ưu việt. Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn sớm nhất!
Quản lý tồn kho được xem là một trong những giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả nhất dành cho nhà bán lẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều chủ cửa hàng chưa biết đến giải pháp này cũng như cách để tạo và sử dụng báo cáo tồn kho để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thông qua bài viết dưới đây, LBC International sẽ cùng bạn tìm hiểu về quản lý tồn kho cũng như cách tạo và sử dụng báo cáo tồn kho hiệu quả. Xem thêm: Những thành tố quan trọng của một mô hình bán lẻ vững mạnh Tầm quan trọng của doanh nghiệp bền vững Quản lý tồn kho là một trong những giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả nhất 1. Quản lý tồn kho Mỗi doanh nghiệp đều có nhà kho riêng để dự trữ hàng hóa và chúng sẽ được đưa ra sử dụng khi lượng hàng hiện đang bày bán tại cửa hàng bị vơi bớt. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho, hay quản lý tồn kho, thực ra rất quan trọng đối với doanh nghiệp và còn là một giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả. Doanh nghiệp nào cũng cần biết cách quản lý tồn kho 1.1 Quản lý tồn kho là gì? Quản lý hàng tồn kho đề cập đến việc lưu trữ các sản phẩm sẽ được sử dụng tại thời điểm khủng hoảng, hoặc tại thời điểm mà hàng hóa ở cửa hàng đã hoặc sắp hết. Quá trình quản lý tồn kho có thể được hiểu ngắn gọn là nhà bán lẻ sẽ theo dõi lượng hàng hóa tồn kho và đảm bảo cửa hàng sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng hết hàng. Cũng vì vậy, quản lý tồn kho được xem là một trong những cách quản lý bán hàng hiệu quả mà nhà bán lẻ nào cũng nên biết. Xem thêm: 3 cách giúp quản lý bán lẻ hiệu quả và tăng năng suất 1.2 Tại sao nên quản lý tồn kho Đã qua rồi cái thời mà khách hàng chỉ có một vài lựa chọn khi mua sắm. Ở thời đại hiện nay, khách hàng sẵn sàng là những người khó tính, và nếu họ không tìm thấy được sản phẩm ưng ý tại cửa hàng, họ sẵn sàng lựa chọn một gian hàng khác. Đó là tình trạng mà một nhà bán lẻ chuyên nghiệp không bao giờ cho phép xảy ra. Ngoài việc đảm bảo khách hàng rời khỏi cửa hàng của mình với nụ cười và sự hài lòng, nhà bán lẻ cần phải tránh tình trạng trống trải trên các kệ hàng của mình. Việc các kệ hàng đầy ắp hàng hóa sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn là những kệ hàng trống trơn với hàng hóa không có sẵn. Ngoài ra, quản lý tồn kho được xem như một giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả do nó có thể giúp nhà bán lẻ xoay sở được trong các tình huống ngoài tầm kiểm soát như đình công vận chuyển, lệnh giới nghiêm… khiến hàng hóa không thể vận chuyển đến kịp thời. Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán lẻ hiệu quả? Các kệ hàng đầy ắp hàng hóa lúc nào cũng thu hút khách hàng hơn 2. Sử dụng báo cáo tồn kho trong quản lý tồn kho Báo cáo tồn kho nói ngắn gọn là một bản tóm tắt về số lượng hàng hiện có của nhà bán lẻ. Trong báo cáo này bao gồm các thông tin như số lượng hàng đang có, sản phẩm bán chạy nhất, hiệu suất bán hàng theo từng danh mục hàng hóa cũng như các thông tin khác về trạng thái và hiệu suất của hàng tồn kho. Với những mục đích sử dụng khác nhau, các doanh nghiệp có thể sử dụng các loại báo cáo tồn kho khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng báo cáo tồn kho để quản lý hoạt động kinh doanh của mình 2.1. Tại sao nên tạo báo cáo tồn kho? Nếu quản lý tồn kho được xem là giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả, thì báo cáo tồn kho là thứ không thể thiếu giúp cho việc quản lý tồn kho trở nên dễ dàng hơn. Không đơn giản là để biết được số lượng hàng hóa còn nằm trong kho hàng, báo cáo tồn kho cho nhà bán lẻ cái nhìn tổng quát và chi tiết về hoạt động kinh doanh của họ. 2.2. Cách để tạo một báo cáo tồn kho Bước đầu tiên, nhà bán lẻ cần xây dựng cho mình một danh mục hàng hóa. Danh mục này có thể được xuất dữ liệu từ POS, phần mềm quản lý tồn kho hoặc bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác có chứa thông tin. Danh mục hàng hóa tạo ra yêu cầu phải có đầy đủ các thông tin cơ bản như: số lượng hàng hiện có, vị trí đặt hàng, số seri, SKU, giá cả,... Xem thêm: 3 cách giúp giữ sự kết nối liên tục với khách hàng Các dữ liệu trong báo cáo tồn kho phải bao gồm danh mục hàng hóa và các thông tin liên quan Tiếp theo, nhà bán lẻ có thể bắt đầu thiết lập khung thời gian. Báo cáo tồn kho sẽ là một giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả nếu như số liệu của nó chính xác. Do đó, tất cả các chỉ số và dữ liệu phải được lấy từ cùng một khung thời gian. Sau khi làm xong hai bước trên, bạn đã có thể bắt đầu chạy báo cáo. Trong số các loại báo cáo, báo cáo tự động được khuyên dùng cho những người mới bắt đầu và chưa quen với việc tạo báo cáo tồn kho. 2.3. Các mốc thời gian nên tạo báo cáo tồn kho Hàng tuần và hàng tháng Thông qua việc theo dõi báo cáo tồn kho thường xuyên, nhà bán lẻ có thể nhận ra sự khác biệt nhỏ nhất như cách đặt vị trí một sản phẩm mới ở đâu thì sẽ thu hút khách hàng được nhiều hơn. Đây cũng được cho là một cách quản lý bán hàng hiệu quả. Sau những mùa bán hàng bận rộn Tạo báo cáo tồn kho sau mỗi kỳ kinh doanh bận rộn thực sự rất quan trọng. Nó không chỉ thể hiện xu hướng bán hàng cho từng kỳ lễ hội hoặc mùa giảm giá, mà còn có thể được sử dụng như dữ liệu so sánh với doanh số cùng kỳ các năm hoặc quý khác. Dựa trên hoạt động kinh doanh của cửa hàng Ngoài ra, báo cáo tồn kho có thể được tạo với một chu kỳ cố định, có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,... Từ đó, nhà bán lẻ có thể xem xét được chi tiết hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình, quản lý sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận của công ty. Báo cáo hàng tồn kho cần được thực hiện liên tục Như vậy, quản lý tồn kho bằng cách sử dụng báo cáo tồn kho thực sự là một giải pháp quản lý bán hàng tốt dành cho các nhà bán lẻ. Hơn nữa, bên cạnh sử dụng báo cáo tồn kho, nhà bán lẻ cũng nên tham khảo thêm về các cách tích hợp dữ liệu của doanh nghiệp mình - từ kho đến cửa hàng, từ quy trình phục vụ khách hàng đến trải nghiệm của khách, từ hoạt động thường kỳ cho đến chương trình khuyến mãi,... để có thể tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng doanh số.