Theo “Khảo sát tương lai về công nghệ bán lẻ 2018” của Jabil thì 77% chủ doanh nghiệp bán lẻ quan tâm đến việc áp dụng công nghệ vào các mô hình kinh doanh mới. Tuy rằng người tiêu dùng sẽ không bỏ qua hình thức bán lẻ truyền thống, nhưng các nhà bán lẻ bắt buộc phải thay đổi để bắt kịp thị trường đang phát triển và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc 4 thành tố quan trọng để quản lý bán lẻ hiệu quả và xây dựng một mô hình bán lẻ vững mạnh.
Xem thêm: Tự động hoá bán lẻ và tương lai của thương mại: Chuẩn bị gì để đón đầu xu hướng?
Doanh nghiệp bán lẻ ngày càng quan tâm hơn đến việc áp dụng công nghệ vào quản lý
1. Xây dựng nền tảng vững mạnh với dữ liệu
Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả bán lẻ. Cùng với việc xu hướng cá nhân hóa ngày càng được chú trọng khiến dữ liệu đã trở thành yếu tố then chốt giúp quản lý bán lẻ thành công. Việc thu thập dữ liệu giúp nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa đến tay khách hàng bằng những quảng cáo và đề xuất mua hàng dựa trên lịch sử mua sắm trước đây.
Các nhà bán lẻ trực tuyến và doanh nghiệp thương mại điện tử cũng nhận ra được tầm quan trọng của việc phân tích hành vi khách hàng thông qua thói quen lướt web của họ. Từ đó đưa ra cách điều hướng thích hợp và tìm hiểu được nhu cầu khách hàng đối với nhà bán lẻ.
Dữ liệu đóng vai trò trụ cột trong hoạt động quản lý bán lẻ
Những dữ liệu này cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với các cửa hàng truyền thống. Dựa vào đó, các nhà bán lẻ có thể xác định được những trở ngại mà khách hàng gặp phải khi mua hàng. Ví dụ: khách hàng sẽ phải di chuyển khó khăn đến cửa hàng do vấn đề đường xá giao thông, từ thông tin này các nhà bán lẻ phải xác định vị trí chiến lược để đặt cửa hàng của mình.
Việc kết hợp dữ liệu trực tuyến với những thông tin tại cửa hàng ngoại tuyến giúp nhà bán lẻ có cái nhìn toàn diện nhất về khách hàng. Thông qua đó có thể nắm bắt toàn bộ thông tin như: sở thích, ngân sách, thương hiệu, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,…. Những thông tin này được sử dụng để phân khúc các nhóm người tiêu dùng. Từ đó giúp chuyển tỷ suất lợi nhuận cao hơn và gia tăng doanh thu và quản lý bán hàng hiệu quả.
2. Mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn
Các nhà bán lẻ đang cố gắng mang sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Họ không cần phải đi xa để mua đồ mà chỉ cần đặt qua điện thoại hoặc app là được giao hàng tận nhà. Điều này sẽ khiến các nhà bán lẻ truyền thống trở nên thuận tiện như thương mại trực tuyến.
Trong vài năm tới, dịch vụ auto-replenishment (bổ sung tự động) được dự đoán sẽ bùng nổ. Nếu sử dụng auto-replenishment trong quản lý bán lẻ sẽ hạn chế được tình trạng hết hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất bán hàng. Bởi khi bạn hết một sản phẩm, đây sẽ là nguy cơ khiến khách hàng có ý định chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ.
Auto-replenishment (bổ sung tự động) cũng làm giảm đáng kể chi phí tồn kho – vấn đề nan giải trong quản lý bán lẻ hiện nay. Hãng Giorgio Armani đã cho triển khai mô hình này bằng cách cung cấp tùy chọn bổ sung tự động với một số loại mỹ phẩm và nước hoa.
Các thiết bị sử dụng trợ lý giọng nói cũng được sử dụng để mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn. Khi sự phổ biến của Siri, Alexa, Bixby tăng lên giúp việc đặt hàng và phân phối hàng hoá thông qua các trợ lý giọng nói đơn giản hơn. Điển hình như việc Google đã hợp tác với Walmart để cho ra tính năng “Easy Re-order – Đặt hàng dễ dàng” thông qua Google Home.
>> Xem thêm: 7 loại khách hàng phổ biến trong bán lẻ và cách tiếp cận họ
3. Tăng cường sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại
Trong bối cảnh hiện tại, những cửa hàng trực tuyến có nhiều lợi thế hơn so với những cửa hàng truyền thống. Mua sắm trực tuyến cung cấp khả năng hiển thị tốt hơn cho cả nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Nhà bán lẻ có thể dễ dàng theo dõi hành vi của khách hàng thông qua thao tác trên trang web, đồng thời khách hàng cũng có thể lựa chọn sản phẩm bằng vài cú nhấp chuột.
Theo khảo sát của Jabil, gần 100% nhà bán lẻ đầu tư vào công nghệ trực tuyến và tại cửa hàng, 47% quyết định đầu tư tương đương cả hai yếu tố, 60% đầu tư cả hai như một giải pháp đa kênh tích hợp. Qua những con số trên, các nhà bán lẻ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì song hành cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Mấu chốt của vấn đề là phải đưa ra thông điệp để gắn kết hai nền tảng lại với nhau giúp chúng có mối liên kết chặt chẽ.
Duy trì song hành bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến giúp khai thác tối đa cơ hội bán hàng
Theo nghiên cứu của Bazaarvoice, 82% người dùng di động tham khảo sản phẩm thông qua chiếc điện thoại của họ trước khi mua hàng. Thêm một thách thức mà các nhà bán lẻ phải đối mặt là sự so sánh trải nghiệm mua sắm trên hai nền tảng của khách hàng. Những cửa hàng truyền thống không thể bắt kịp trải nghiệm của mua sắm trực tuyến. Do đó các nhà bán lẻ cần kết hợp công nghệ hiện đại để quản lý bán lẻ hiệu quả, tạo ra trải nghiệm khách hàng lý tưởng và tối ưu toàn bộ hoạt động của cửa hàng.
4. Tự động hóa quy trình
Tự động hóa quy trình bằng các ki-ốt tự phục vụ có thể là biện pháp “cứu cánh” giúp các nhà bán lẻ truyền thống bắt kịp sự tiện lợi của thương mại điện tử. Những ki-ốt này có hai mục đích: cung cấp thông tin cho khách hàng và giao dịch mua bán sản phẩm.
Những người đã quen với công nghệ thông tin thường có xu hướng lựa chọn các ki-ốt tự động hoá thay vì phải xếp hàng và tương tác với nhân viên. Nhất là trong bối cảnh đại dịch, cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc gần. Trong tương lai, khi mà mọi người càng phụ thuộc vào công nghệ thì xu hướng này dự đoán sẽ bùng nổ mãnh liệt.
Hiện nay, McDonalds đã cho triển khai mô hình này bằng cách trao quyền cho người tiêu dùng đặt hàng qua các ki-ốt tự động, nhân viên của McDonald’s sẽ tập trung vào giao hàng hoặc một số hoạt động khác.
Những ki-ốt tự phục vụ của McDonalds
Những ki-ốt này cũng có sự cải tiến đáng kể về hình thức, giao diện, thao tác dễ sử dụng. Đặc biệt, các ki-ốt tự phục vụ có thể linh hoạt địa điểm để mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Phương pháp này cũng giúp quản lý bán lẻ tốt hơn khi mà kiểm soát được lượng hàng tồn kho – trở ngại lớn nhất của các nhà bán lẻ chúng tôi đề cập ở trên. Thông qua những lợi ích trên, nhân viên của nhà bán lẻ có thể trở thành những nhà tư vấn chuyên môn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà còn mở ra cơ hội làm việc mới cho nhân viên.
Bài viết liên quan: Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công: Hướng dẫn vận hành cùng lúc nhiều cửa hàng
Theo guồng quay phát triển của khoa học công nghệ các nhà bán lẻ phải thay đổi dần mô hình kinh doanh để bắt kịp các xu thế. Cách tốt nhất là áp dụng công nghệ và kết hợp với bán lẻ truyền thống để đạt được hiệu quả cao. Để được tư vấn về quản lý bán lẻ hiệu quả, hãy liên hệ ngay với LBC International.