Quản lý bán lẻ có lẽ là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Một nhà quản lý bán lẻ vừa phải có tầm nhìn vĩ mô để bao quát hoạt động của toàn bộ hệ thống các điểm bán lẻ, vừa phải sâu sát vào từng hoạt động và chia sẻ mối quan tâm của mình tới từng nhân sự.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của một quản lý bán lẻ và những cách thức giúp nhà quản lý bán lẻ điều phối và vận hành thành công hệ thống các cửa hàng.
Xem thêm:
- 9 chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng thu hút được khách hàng mới
- 5 cách thức xây dựng doanh nghiệp bán lẻ trở nên bền vững hơn
Quản lý bán lẻ có lẽ là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm
1. Vai trò của nhà quản lý bán lẻ
Công việc và nhiệm vụ cụ thể của một quản lý bán lẻ tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp, tính chất từng ngành hàng. Nhưng về cơ bản, nhà quản lý bán lẻ chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành hoạt động của hệ thống các cửa hàng, và liên kết với các bộ phận để đảm bảo cửa hàng vận hành trơn tru, đúng mục tiêu và quy trình.
Mối quan tâm lớn nhất của một nhà quản lý bán lẻ là tối đa hoá lợi nhuận. Nhà quản lý bán lẻ phải đảm bảo các cửa hàng trong hệ thống đạt được chỉ tiêu đề ra, trong khung ngân sách cho phép. Nhiệm vụ đó bao gồm cả việc giám sát bài trí, sắp xếp quầy kệ, trưng bày hàng hóa,… theo đúng quy chuẩn của doanh nghiệp.
Nhà quản lý bán lẻ còn thực hiện các công việc liên quan tới nhân sự như tuyển dụng, điều phối, xây dựng các kế hoạch đào tạo. Một quản lý bán lẻ không chỉ cần đầu óc kinh doanh mà còn cần các kỹ năng mềm đảm bảo liên kết và quản lý tốt tất cả các hoạt động.
Nhà quản lý bán lẻ cần cả đầu óc kinh doanh và các kỹ năng mềm để quản trị tốt các công việc
2. Cách trở thành nhà quản lý bán lẻ thành công
Với một lượng lớn các đầu việc phải thực hiện và sự đòi hỏi một tầm nhìn bao quát không chỉ về doanh số mà còn về con người, một quản lý bán lẻ sẽ cần trang bị cho mình các bí quyết và chiến lược để thành công. Hãy tham khảo một số cách thức dưới đây.
2.1. Đưa ra định hướng phát triển và phản hồi cho nhân viên
Nắm bắt và điều hành nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ then chốt của nhà quản lý bán lẻ. Một quản lý bán lẻ thành công là người thấu hiểu nhân sự của mình để điều hướng và thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu và công việc đặt ra.
Điều quan trọng nhất là tạo ra được hệ thống các mục tiêu và đảm bảo nhân viên hiểu rõ giá trị từng mục tiêu. Từ đó, nhà quản lý định hướng cho nhân viên và tạo điều kiện tốt nhất (phản hồi và đánh giá, các khoá học, cơ hội khen thưởng,…) để họ đạt được các mục tiêu này.
2.2. Tạo kết nối với nhân viên
Nhân viên ở đây không chỉ bao hàm các quản lý cửa hàng dưới quyền của quản lý bán lẻ. Nhà quản lý bán lẻ muốn thành công còn phải sâu sát tới tận những nhân viên ở cấp thấp nhất, như một nhân viên bán hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Mặc dù không thể có mặt ở mọi lúc mọi nơi và giải quyết mọi vấn đề nhỏ nhặt, nhưng nhà quản lý bán lẻ nên mở rộng giao tiếp và cho tất cả nhân viên thấy được sự quan tâm của mình tới cá nhân họ và công việc họ đang thực hiện.
Hãy thiết lập kênh giao tiếp mở như các nhóm trò chuyện hay một địa chỉ email để tạo ra cơ hội để trò chuyện và lắng nghe nhân viên dưới quyền, đồng thời giải quyết các khúc mắc của họ tốt nhất có thể. Kết nối tốt với nhân viên cũng giúp nhà quản lý bán lẻ nắm bắt và điều hành nguồn nhân lực hiệu quả hơn.
Lắng nghe và kết nối với nhân viên giúp quản lý và điều hành nhân sự hiệu quả hơn
2.3. Tự động hóa quy trình sắp xếp lịch làm việc
Một nhà quản lý bán lẻ phải kiểm soát được lịch làm việc của nhân viên ở tất cả các cửa hàng. Điều này liên quan mật thiết tới hiệu quả quản lý. Bởi chỉ khi nắm vững thời gian biểu của hệ thống nhân sự, nhà quản lý mới đưa ra được các kế hoạch điều động, đào tạo, hay thay thế hợp lý.
Công việc này sẽ tiêu tốn thời gian và công sức nếu thực hiện một cách thủ công. Đây là lúc nhà quản lý cần tìm tới các giải pháp công nghệ để giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác hơn. Hãy sử dụng một phần mềm bán lẻ cho phép thống kê có hệ thống tình trạng ca làm, thông báo ngay lập tức các trường hợp vắng mặt hay nghỉ đột xuất, và đề xuất nhân sự thay thế thích hợp.
2.4. Luôn sẵn sàng cho mọi việc
Cách tốt nhất để kết nối và thúc đẩy nhân viên là cho họ thấy người quản lý cũng làm việc và không nề hà bất cứ công việc gì. Hãy là nguồn động lực và cảm hứng cho toàn bộ hệ thống nhân sự, từ quản lý cửa hàng tới nhân viên bán hàng.
Một nhà quản lý vượt trội là người sẵn sàng cho mọi việc, bất kể là lên kế hoạch tài chính hay làm yên lòng một khách hàng khó tính, tham gia trang trí cửa hàng hay đối thoại cùng một nhân viên đang không hài lòng với công việc.
Nhà quản lý phải luôn sẵn sàng với mọi nhiệm vụ dù là nhỏ nhặt nhất
2.5. Luôn cập nhật tình trạng hàng trong hệ thống kho
Quản lý hàng tồn kho là nhiệm vụ cốt lõi, ảnh hưởng tới mọi mặt của hoạt động bán lẻ như lên kế hoạch tài chính, hoàn thành mục tiêu doanh số, hay làm hài lòng khách hàng. Nhà quản lý bán lẻ phải đảm bảo kiểm soát được lượng hàng tồn kho, cập nhật và điều tiết kịp thời các mặt hàng, cân bằng giữa chi phí tồn kho và nhu cầu thị trường…
Cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ phức tạp này là sử dụng một phần mềm bán lẻ thông minh, đưa ra giải pháp hợp nhất giải quyết tất cả các đầu việc. Bao gồm: cập nhật lượng hàng, tra cứu thông tin hàng tồn kho, theo dõi vòng đời sản phẩm, tối ưu kế hoạch bổ sung hàng hóa, cùng nhiều công việc liên quan khác.
Retail Pro Prism là một trong những phần mềm linh hoạt nhất hiện nay, cung cấp hệ thống các chức năng quản trị hàng tồn kho ưu việt. Ngoài ra, nó còn tích hợp đầy đủ các tính năng cho phép nhà quản lý quản trị nhân sự, điểm bán hàng, quan hệ khách hàng,…
2.6. Luôn dựa vào dữ liệu và phân tích
Bất cứ quyết định nào của quản lý bán lẻ nói riêng, hay doanh nghiệp nói chung, đều phải dựa trên cơ sở dữ liệu và phân tích. Nắm rõ các số liệu liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh cho phép nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và đưa ra hướng đi đúng đắn.
Nhiệm vụ này cũng đòi hỏi một giải pháp công nghệ cho phép lưu trữ chính xác và kịp thời mọi số liệu đo lường được, vừa đảm bảo dễ dàng tra cứu vừa hỗ trợ đưa ra các phân tích về viễn cảnh và giải pháp tối ưu. Nhà quản lý phải cân nhắc lựa chọn một phần mềm bán lẻ thích hợp.
Sử dụng một phần mềm bán lẻ thông minh để lưu trữ và phân tích dữ liệu
2.7. Giám sát cửa hàng thông qua KPI
Là người giám sát toàn bộ hệ thống điểm bán lẻ, một quản lý bán lẻ không thể thường xuyên có mặt ở tất cả các cửa hàng, nhưng vẫn cần đảm bảo công việc vận hành trơn tru và chính xác.
Bí quyết là hãy xây dựng một bộ chỉ số KPI cụ thể, và truyền tải chúng tới từng quản lý cửa hàng và phối hợp chặt chẽ với họ để đảm bảo thực hiện tốt KPI đề ra. Bộ chỉ số này có thể bao gồm cả chỉ số về doanh thu hoặc các công việc liên quan tới trang trí và vệ sinh cửa hàng.
Tựu trung lại, bí quyết của một quản lý bán lẻ thành công không chỉ nằm ở việc thấu hiểu và kết nối nhân sự, từ quản lý cửa hàng tới nhân viên bán hàng, điều phối hoạt động của cửa hàng theo KPI, mà còn phải luôn sẵn sàng trước mọi nhiệm vụ, nắm bắt kịp thời thông tin về con người và hàng hoá, đồng thời đưa ra các quyết định chính xác dựa trên dữ liệu.
Có thể thấy, nhiệm vụ của nhà quản lý bán lẻ là không hề đơn giản. Nhưng nếu biết vận dụng tốt các bí quyết trên, LBC International tin rằng nhà quản lý bán lẻ sẽ hoàn thành tốt vai trò “nhạc trưởng” của mình và giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc.