Bán lẻ 2021: Thành công nhờ tự động hóa

Đăng bởi jlngrqbh vào 02/07/2021

Sự xuất hiện của internet và các ứng dụng công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh nói chung và các mô hình bán lẻ nói riêng.

Đứng trước những thay đổi mang tính ảnh hưởng lan rộng đó, trong khi có không ít nhà bán lẻ phải vật lộn để thích ứng với thời cuộc thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp kịp thời xoay chuyển, biết cách tận dụng công nghệ tự động hóa vào chiến lược, mô hình kinh doanh của họ.

Trong đó có thể kể đến việc sử dụng phần mềm, robot hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý hàng hóa, quản lý thu chi, sắp xếp kho bãi… Bài viết dưới đây sẽ cho thấy tầm ảnh hưởng của công nghệ tự động hóa trong ngành bán lẻ năm 2021.

Bài viết liên quan:

Công nghệ hóa nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng đang là chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp bán lẻ

Công nghệ hóa nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng đang là chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp bán lẻ

1. Ứng dụng công nghệ trong bán lẻ đã phát triển mạnh kể từ 2020

Trên thực tế, ngay trước khi dịch COVID-19 xuất hiện, các nhà bán lẻ đã sớm áp dụng công nghệ thông minh vào quản lý mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh tác động của đại dịch, nhu cầu về các giải pháp “không tiếp xúc” ngày càng tăng cao.

Vì vậy, đã có rất nhiều cửa hàng áp dụng công nghệ trong việc kiểm tra và đảm bảo an toàn cho khách khi đến mua hàng trong suốt thời kỳ diễn ra đại dịch COVID-19.

Thậm chí, để có thể đảm bảo doanh thu mà vẫn giữ được các yêu cầu về cách ly phòng dịch, rất nhiều nhà bán lẻ đã nhanh chóng triển khai công nghệ xử lý đơn hàng trực tuyến nhằm giữ chân khách đặt hàng từ xa.

Ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ đã sớm xuất hiện từ lâu

Ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ đã sớm xuất hiện từ lâu

2. Tự động hóa trong bán lẻ 2021

Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, các cửa hàng, trung tâm thương mại đều đã đóng cửa. Lượng đơn hàng trực tuyến được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia đã dự đoán rằng, số lượng đơn hàng trực tuyến vẫn sẽ không thuyên giảm ngay cả khi đại dịch kết thúc.

Một lý do khá dễ thấy để giải thích cho điều này chính là ngày càng có nhiều khách hàng nhận thức được tính tiện lợi của việc mua hàng trực tuyến. Việc mua hàng này đặc biệt trở nên tiện lợi hơn thông qua các ứng dụng công nghệ và internet.

Nắm được yếu tố mang tính then chốt này, các nhà bán lẻ nhanh nhạy với thời cuộc đã sớm áp dụng công nghệ vào hệ thống kinh doanh của mình. Mục đích chính là duy trì việc điều hành cửa hàng một cách liên tục, nhằm đảm bảo việc giao sản phẩm đến khách hàng theo đúng thời gian đã hẹn.

Mua sắm trực tuyến đã và đang là một xu thế toàn cầu

Mua sắm trực tuyến đã và đang là một xu thế toàn cầu

Năm 2021 còn chứng kiến các xu hướng kết hợp công nghệ tự động hóa như robot, camera, các ứng dụng thị giác máy tính (computer vision)… trong việc quản lý hàng hóa, kiểm soát kho bãi, giao nhận hàng hóa, hỗ trợ khách hàng… tại rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó, sự tiếp cận với công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) hay robot cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ. Từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm mua sắm của các khách hàng.

Không ngừng lại ở đó, việc thực hiện tự động hóa hay ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh, quản lý hàng hóa có thể giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ tối ưu được năng lực nhân sự, đặc biệt là trong điều kiện khan hiếm nhân công.

Robot, AI hay ML đang góp phần thay đổi chiến lược quản lý của nhiều doanh nghiệp

Robot, AI hay ML đang góp phần thay đổi chiến lược quản lý của nhiều doanh nghiệp

AI và robot có thể được sử dụng để làm các công việc yêu cầu nhiều sức mạnh thể chất. Thay vào đó, lao động là con người sẽ có thời gian thực hiện những nhiệm vụ tạo giá trị cao hơn, mang tính đặc thù nhiều hơn.

Không chỉ tiết kiệm nhân công, việc sử dụng con người để làm nhiệm vụ có giá trị cao cũng thể hiện sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với người lao động. Đây là một hình thức trao quyền giúp doanh nghiệp có được sự cống hiến hết mình của nhân viên. Từ đó làm tăng hiệu suất bán hàng và năng lực kinh doanh của cửa hàng nói chung.

3. Trao quyền cho khách hàng

Bất kỳ nhà bán lẻ nào có áp dụng công nghệ cũng đều nhắm đến mục tiêu là giúp khách hàng tự do mua sắm theo cách mà họ muốn và trao quyền để những khách hàng đó có thể tùy chọn trên bất kỳ kênh mua hàng sẵn có của doanh nghiệp.

Các nhà bán lẻ đều nhận ra rằng, hầu hết người tiêu dùng sẽ ưu ái những cửa hàng cung cấp đa dạng hình thức trải nghiệm mua sắm hơn. Đó cũng chính là yếu tố cạnh tranh mang tính quyết định của một doanh nghiệp bán lẻ so với các đối thủ.

Mua sắm đa kênh là một cách để thu hút khách hàng

Mua sắm đa kênh là một cách để thu hút khách hàng

Một cửa hàng chỉ thực hiện tốt việc “cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng” khi cung cấp các gợi ý, đề xuất mang tính cá nhân hóa. Tức là các gợi ý, đề xuất này phải ở mức độ nào đó tương đồng với suy nghĩ, hành vi và sở thích của họ. Khi đó, khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm và thấu hiểu, khả năng mua hàng của họ cũng tăng lên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng giữ chân khách hàng được dài lâu hơn.

Đặc biệt, để có thể tối ưu hóa chiến lược kinh doanh thì các doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng không chỉ tại cửa hàng trực tiếp mà còn khi mua sắm online thông qua các phần mềm bán lẻ đặc thù cho từng lĩnh vực.

“Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng” là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh ngày nay

“Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng” là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh ngày nay

Thấu hiểu được sự cần thiết và tầm ảnh hưởng của các giải pháp công nghệ trong các mô hình bán lẻ, LBC International hiện đang cung cấp giải pháp Retail Pro Prism. Đây là một phần mềm có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng hóa, kiểm soát kho bãi và cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua các dữ liệu và thông tin được lưu trữ. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một giải pháp phần mềm như vậy, hãy liên hệ với chúng tôi ngay!